intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc sản của Sóc Trăng

Chia sẻ: Missyou1 Missyou1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc sắc nhất phải kể đến là bánh pía, vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng, đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ.Bánh pía hình tròn, dẹt, có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân đậu xanh (hoặc khoai môn, mứt các loại) mỡ heo, lòng đỏ trứng vịt muối... Bánh pía Sóc Trăng không khô cứng như các loại bánh ở các vùng, miền khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc sản của Sóc Trăng

  1. Đặc sản Sóc Trăng Đặc sắc nhất phải kể đến là bánh pía, vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng, đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ.Bánh pía hình tròn, dẹt, có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân đậu xanh (hoặc khoai môn, mứt các loại) mỡ heo, lòng đỏ trứng vịt muối... Bánh pía Sóc Trăng không khô cứng như các loại bánh ở các vùng, miền khác. Trước tiên phải nói đến bánh pía (đặc sản Vũng Thơm) Mỗi một phong bánh pía gồm bốn cái, được gói theo hình trụ. Bánh pía mềm, ngọt đậm. Đặc biệt mùi sầu riêng quyện với đậu xanh, mỡ heo béo ngậy... dễ kích thích vị giác của người thưởng thức. Để có thể phục vụ cả những người ăn chay, bánh pía cũng được chia thành 2 loại chay, mặn. Để bánh pía có được mùi vị, màu sắc hấp dẫn, phải qua rất nhiều công đoạn như: trộn, cán mỏng, cuốn tròn... những khối bột dẻo dai, mịn màng để tạo ra những lớp vỏ tang ôm lấy nhân bánh thơm lựng phía trong. Đặc biệt nhất trong miếng bánh pía Sóc Trăng là phần nhân sầu riêng.
  2. Không sử dụng hương liệu, sầu riêng nguyên trái được chọn từ khắp các miệt vườn, chủ yếu ở miệt vườn Vĩnh Long, sau đó tách lấy thịt, trộn mỡ heo xắt sợi. Bánh hoàn tất được thoa thêm một lớp lòng đỏ trứng, sắp ngay ngắn lên xửng rồi đưa vào lò nướng ở nhiệt độ trung bình khoảng 270 độ C. 15 phút sau, bánh chín, màu ươm vàng, quyện mùi sầu riêng thơm ngọt rất tuyệt vời. Điều là bánh không thể một lúc ăn được nhiều nhưng nếm lai rai thì không biết chán. Vào mùa Trung thu, người Sóc Trăng, trong lễ cúng trăng, không bao giờ thiếu bánh pía, cái "hồn" của người dân vùng đất pha trộn bản sắc văn hoá Kinh, Hoa, Khmer thật thà chân chất. Lạp xưởng
  3. Lạp xưởng tuy là món không phải là hiếm nhưng khách phương xa thường lựa chọn mua về làm quà cho người thân, cho bạn bè vì hương vị riêng biệt, thơm ngon vào hạn nhất nhì của nó. Mè láo
  4. Bánh mè láo được làm bằng bột nếp, khoai môn, mạch nha, đường và mè. Các bạn sẽ cảm thấy hối tiếc khi đã đến Sóc Trăng mà không thưởng thức món bún nước lèo Mỹ Xuyên
  5. Tô bún nước lèo thực sự có hương vị rất riêng bởi cách chế biến thứ nước lèo. Nước lèo được chế biến từ nước dừa và nêm bằng mắm cá sặc. Nồi nước lèo mặc dù nêm bằng mắm nhưng phải trong veo, vị mặn và mùi của mắ m sặt thơm nhẹ, quyện với vị ngọt của nước dừa chứ không phải là đường như một số quán hiện nay thường làm. Đây cũng chính là bí quyết của một nồi nước lèo chan bún. Và không thể thiếu là những dề trứng cá lóc quyện sánh một lớp mỏng trên mặt tạo nên vị béo đặc trưng và một màu vàng lườm sóng sánh rất bắt mắt. Chính vậy mà vào những tháng mùa nắng, khi cá lóc không còn trứng thì tô bún nước lèo giảm bớt cái vị ngon hết một nửa. Theo các lão làng ở Sóc Trăng, ngày trước, bún nước lèo được nêm bằng mắm bò hốc (ko biết đúng ko chỉ nghe kêu là như thế) đặc thù của người Khmer nên hương vị có khác với bây giờ. Tuy nhiên, ngày nay loại mắm này hơi bị "
  6. hiếm" nên được thay bằng mắm cá sặc. Rau ăn kèm thì không thể thiếu rau chuối được thái từ bông chuối hột và những cọng hẹ xanh mướt. Ngày xưa, thịt đi kèm tô bún chỉ có thuần là cá lóc xé phay. Một tô đặc biệt kèm thêm đùm ruột cá và nửa cặp trứng. Theo dòng tiếp xúc văn hoá, kinh tế giữa 3 cộng đồng dân tộc ở xứ này, về sau tô bún có thêm thịt quay thái chỉ, nhưng phải còn tí da để "dòn dòn, dai dai, beo béo" thì mới đã... Cốm dẹp Nói về các món đặc sản ở Sóc Trăng thì khách phương xa sẽ nghĩ ngay đến bánh Pía, Lạp Xưởng, Bánh mè láo nhưng ít ai biết rằng Sóc Trăng còn có một món ăn đặc sản khác rất hấp dẫn là Cốm Giẹp. Đây vừa là một món ăn dân dã mà cũng là một món ăn gắn liền với nếp văn hoá tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộ.
  7. Thông thường, khi người miền Nam nói tới món Cốm này thì gọi là cốm "dẹp" vì đấy là lối phát âm của người miền Nam nhưng thật ra phải gọi là cốm "giẹp" mới đúng. Để có món cốm này thì vào khoảng tháng 10 âm lich, người nông dân Khmer phải ra đồng lựa lúa vừ mới trở mình sắp chín (dân gian gọi là dốt dốt) thì hạt cốm mới ngon vì nó còn giữ mùi thơm của nếp lại mềm. Người ta cắt lúa này về bỏ lên chảo rang sơ rồi cho vào cối đâm (giã) cho hạt lúa tróc vỏ trấu ra và vì hạt lúa chưa chín tới nên hạt nếp bên trong sẽ bị giẹp nên gọi là cốm giẹp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2