intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

141
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài phán hiến pháp tồn tại ở nhiều nước khác nhau, muôn màu muôn vẻ, nhưng đều có thể xếp vào hai nhóm mô hình: mô hình Hoa Kỳ và* mô hình Đức - áo. Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ được xem là cơ quan tài phán hiến pháp có quyền lực nhất trên thế giới. Tuy nhiên, mô hình tài phán hiến pháp phổ biến nhất trên thế giới lại thuộc về người Đức. Thông qua việc phân tích bảy đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức, bài viết góp phần lý...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức

  1. Đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức Tài phán hiến pháp tồn tại ở nhiều nước khác nhau, muôn màu muôn vẻ, nhưng đều có thể xếp vào hai nhóm mô hình: mô hình Hoa Kỳ và* mô hình Đức - áo. Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ được xem là cơ quan tài phán hiến pháp có quyền lực nhất trên thế giới. Tuy nhiên, mô hình tài phán hiến pháp phổ biến nhất trên thế giới lại thuộc về người Đức. Thông qua việc phân tích bảy đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức, bài viết góp phần lý giải sự thành công của mô hình Đức ở các môi trường chính trị, văn hóa khác nhau, điều mà mô hình Hoa Kỳ không có được. 1. Tài phán hiến pháp tập trung Trong mô hình Hoa Kỳ, mọi tòa án đều có nghĩa vụ từ chối áp dụng một đạo luật, nếu thấy đạo luật này vi hiến. Những vị cha lập hiến của Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 cho rằng không chỉ Tòa án tối cao liên bang, mà tất cả các tòa án các cấp của Liên bang đều có nghĩa vụ vô hiệu hóa các hành vi vi hiến. Nói cách khác, tài phán hiến pháp ở Hoa Kỳ thuộc về cành quyền lực tư pháp nói chung chứ không thuộc riêng về một tòa án nào. Người ta gọi đó là mô hình phi tập trung.
  2. Khi Hans Kelsen(1) lần đầu tiên vào năm 1920 giới thiệu mô hình tài phán hiến pháp áo - Đức, dĩ nhiên ông cũng đã nghiên cứu mô hình Hoa Kỳ. Nhưng nguyên tắc “Nghị viện tối cao” cộng với truyền thống luật thực định lúc đó ở châu Âu còn quá mạnh, nên mô hình phi tập trung không được chấp nhận ở áo năm 1920 cũng như ở Đức năm 1949. Vì nếu một tòa án cấp huyện cũng có thể tuyên bố một đạo luật của Nghị viện là vi hiến, thì “lòng tự trọng của Nghị viện” sẽ bị tổn hại ghê ghớm và điều này là không thể chấp nhận được đối với các nghị sĩ Đức đương thời. áo, Đức bấy giờ hệ thống án lệ không mạnh, cũng tương tự như Việt Nam hiện nay, nếu chấp nhận hệ thống tài phán hiến pháp phi tập trung sẽ dẫn đến sự tổn hại cho nguyên tắc hệ thống pháp luật thống nhất, vì cùng một điều khoản hiến pháp sẽ được các tòa án khác nhau giải thích khác nhau dù hai vụ án có nội dung, đặc điểm giống nhau. Hans Kelsen cũng phản đối việc áp dụng mô h ình Hoa Kỳ ở áo vì lý do chất lượng và quy trình đào tạo thẩm phán. Mô hình phi tập trung đòi hỏi trình độ của tất cả các thẩm phán phải rất cao, không riêng gì thẩm phán tòa án tối cao. Nhưng ở châu Âu đầu thế kỷ 20, cũng nh ư Việt Nam hiện nay, các thẩm phán th ường tốt nghiệp luật học, sau đó làm thư ký tòa án một thời gian trước khi được bổ nhiệm làm thẩm phán. Hans Kelsen tin rằng, các thẩm phán như vậy không có đủ kinh nghiệm và kiến thức để thực thi quyền t ài phán hiến pháp (2). Ngược lại, ở Hoa Kỳ, muốn đăng ký học chương trình cử nhân luật học, học viên phải tốt nghiệp cử nhân hoặc kỹ sư của một ngành khác. Thêm nữa, tập quán ở Hoa Kỳ th ường bổ
  3. nhiệm thẩm phán từ các luật sư kỳ cựu chứ không phải từ các nhân viên văn phòng như các thư ký tòa án. Thay cho lập luận dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập cứng rắn để đi đến tài phán hiến pháp như Alexander Halmilton (3) và John Marshall (4) ở Hoa Kỳ, các luật gia áo - Đức dựa trên quan niệm người bảo vệ hiến pháp (Verfasungshỹter). Người bảo vệ này có thể là một cơ quan chứ không nhất thiết phải là cả hệ thống tư pháp. Vì thẩm quyền tài phán hiến pháp chỉ thuộc về một cơ quan nên người ta gọi mô hình này là mô hình tập trung. Như vậy, mô hình áo - Đức không đòi hỏi những điều kiện ngặt nghèo như: nguyên tắc tam quyền phân lập cứng rắn, tập quán án lệ mạnh, trình độ thẩm phán rất cao như trong mô hình Hoa Kỳ. Đây là một phần căn nguyên giải thích khả năng xuất khẩu của từng mô hình. 2. Tài phán cụ thể và tài phán trừu tượng Các tòa án liên bang Hoa Kỳ chỉ có thẩm quyền tài phán hiến pháp đối với các vụ việc cụ thể đã xảy ra và quyền lợi của các chủ thể trên thực tế đã bị xâm hại bởi các hành vi vi hiến. Tòa án liên bang Hoa Kỳ không xem xét các hành vi vi hiến sẽ xảy ra hay có thể xảy ra trong t ương lai. Điều này một phần xuất phát từ triết lý “chân lý luôn mang tính cụ thể” của người Mỹ. Sự tự hạn chế thẩm quyền tài phán đồng thời cũng là một nguyên tắc chung trong hoạt động của tòa án Hoa Kỳ, bởi họ quan niệm nếu làm ngược lại, thì tòa án sẽ ngày càng có khuynh hướng can dự
  4. nhiều vào chính trị, ảnh hưởng đến thiên chức độc lập của tòa án. Vì nếu tòa án thụ lý cả những vụ án trừu tượng, trong đó nguyên đơn chỉ cần nại ra rằng một đạo luật của Nghị viện là vi hiến mà chưa có các sự kiện, hành vi xảy ra trên thực tế, chưa có chủ thể nào bị xâm hại quyền lợi, rất có thể dẫn đến hiện tượng phe thiểu số trong Nghị viện sau khi thất bại trong việc cản trở phe đa số thông qua một dự luật nào đó sẽ sử dụng tòa án như là “Viện lập pháp thứ ba” để tiếp tục cản trở một dự luật có hiệu lực. Trong giai đoạn tài phán hiến pháp mới hình thành, nhận thức của công chúng về vai trò của nó chưa được rõ ràng, việc trực tiếp tuyên bố một đạo luật là vi hiến sẽ đặt cơ quan tài phán đối chọi trực tiếp với lập pháp và hành pháp. Chánh án Tòa tối cao Liên bang Hoa Kỳ John Marshall trong vụ án Marburry v Madison (5) đã sáng suốt nhận ra bối cảnh chính trị Hoa Kỳ năm 1803 chưa cho phép điều này, nên đã giới hạn thẩm quyền tài phán hiến pháp đối với các vụ việc cụ thể. Hơn một trăm năm sau, tại thời điểm ra đời mô hình tài phán hiến pháp áo - Đức, bối cảnh chính trị, đặc biệt là nhận thức của công chúng có nhiều thuận lợi hơn cho tài phán hiến pháp. Việc mở rộng quyền tài phán trừu tượng dẫn đến Tòa án hiến pháp Đức - áo có quyền trực tiếp tuyên bố một đạo luật là vi hiến, không còn giá trị pháp lý. Trong mô hình này, thẩm quyền của cơ quan tài phán đã được mở rộng, bao gồm không chỉ tài phán cụ thể, mà cả tài phán trừu tượng, bởi nếu chỉ dừng lại ở tài phán cụ thể sẽ gặp hạn chế trong hai trường hợp:
  5. - Đối với những hành vi vi hiến thụ động như việc Nghị viện không ban hành một đạo luật áp dụng chế tài cần thiết, hoặc đã gián tiếp tạo khe hở cho những người như Chí Phèo của Việt Nam chửi cả làng, dẫn đến quyền được sống trong môi trường văn hóa lành mạnh của họ bị ảnh hưởng. Theo ngôn ngữ hàn lâm có nghĩa là trong một số hoàn cảnh nhất định làm xuất hiện những quyền khách quan. Việc xâm phạm quyền này là trái với hiến pháp, nhưng lại không xác định được người bị hại cụ thể nên không thể trở thành đối tượng của tài phán cụ thể. Thậm chí đối với quyền gắn liền chủ thể, khi có hành vi xâm phạm quyền này đã diễn ra trên thực tế, nhưng người bị hại không khởi kiện thì cũng không thể trở thành đối tượng xét xử của tài phán cụ thể. - Nếu chờ cho một điều ước quốc tế có hiệu lực và thực tế xâm hại quyền cơ bản của công dân rồi mới đưa ra tòa án hiến pháp có lẽ đã quá muộn, bởi nếu tòa án có tuyên bố điều ước đó là vi hiến, thì dường như chẳng thể nào làm thay đổi hiệu lực của điều ước đó, vấn đề đã vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia (6). Để hạn chế việc các nhóm lợi ích, phe thiểu số trong Nghị viện lạm dụng t ài phán trừu tượng, làm chính trị hóa vấn đề, biến tòa án thành cơ quan chính trị như một diễn đàn lập pháp thứ ba tiếp sau Hạ viện và Thượng viện, mô hình áo - Đức đã đặt ra một số điều kiện hạn chế đối với tài phán trừu tượng như chủ thể có quyền khiếu kiện, đối tượng xét xử, trình tự tố tụng. 3. Chỉ kiểm tra sau, không có chức năng phòng hiến
  6. Giống như các tòa án Liên bang Hoa Kỳ, Tòa án hiến pháp Đức không có chức năng phòng hiến như Hội đồng hiến pháp Cộng h òa Pháp. Sự khác nhau nằm ở thời điểm kiểm tra. Trong khi các nhà lập hiến Pháp chỉ trao cho Hội đồng hiến pháp quyền kiểm tra tính hợp hiến của một dự luật trước khi nó được công bố ra công chúng (7), thì Tòa án hiến pháp Đức về mặt nguyên tắc chỉ kiểm tra tính hợp hiến của một đạo luật sau khi nó có hiệu lực. Cùng chịu ảnh hưởng của nguyên tắc Nghị viện tối cao, nhưng hai quốc gia láng giềng lại có sự lựa chọn khác nhau. Có lẽ, vì những đạo luật chà đạp lên nhân quyền do Quốc hội Đức quốc xã trước năm 1945 đã gieo rắc nỗi kinh hoàng lên nhân dân Đức nên họ ý thức rằng Nghị viện đã từng làm điều xấu, Nghị viện cũng cần bị kiểm soát bởi một mô hình tài phán hiến pháp đầy đủ. Mặt khác, người Đức cũng nhận thức rõ hai hạn chế lớn của mô hình phòng hiến: - Mô hình phòng hiến kiểm tra các dự luật sau khi đã được Nghị viện thông qua nhưng chưa được Tổng thống công bố nên rất có thể các phe thiểu số trong Nghị viện sử dụng mô hình này để cản trở dự luật có hiệu lực hoặc chí ít là làm chậm lại việc có hiệu lực của dự luật thêm vài tháng. Sự lạm dụng này thực tế đã diễn ra ở Pháp. Khi đó, Hội đồng hiến pháp đã bị biến thành cơ quan chính trị, nên nhiều người gọi Hội đồng hiến pháp là “viện lập pháp thứ ba”. - Chỉ có quyền kiểm tra các dự luật ch ưa có hiệu lực đồng nghĩa với việc Hội đồng hiến pháp Cộng hòa Pháp chỉ có quyền kiểm tra trừu tượng. Nếu sau khi dự luật
  7. được Tổng thống Pháp công bố và có hiệu lực, trong quá trình áp dụng, trong một vụ việc cụ thể, sự vi hiến của đạo luật mới có thể được nhìn rõ, nhân dân phải tiếp tục gánh chịu điều sai lầm này, không thể mong chờ gì từ tòa án vì tòa án cũng không chạm tay vào đạo luật đó được. Lúc này, nhân dân chỉ có thể mong chờ vào lòng tốt và sự tích cực của Nghị viện - cơ quan vốn dĩ phải chạy theo các khuynh hướng chính trị chứ không phải lấy công lý làm đầu. 4. Không có quyền lựa chọn thụ lý vụ án hiến pháp Trong khi Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ có quyền lựa chọn kiểm tra tính hợp hiến đối với một số vụ án và từ chối kiểm tra đối với một số vụ án khác mà không cần nêu lý do, thì Tòa hiến pháp Đức có nghĩa vụ thụ lý các vụ án hiến pháp đ ã được khởi kiện đúng thủ tục tố tụng. Sự khác nhau này không xuất phát từ luật tố tụng hay luật tổ chức tòa án mà là sự khác nhau giữa quyền cơ bản của công dân Hoa Kỳ và công dân Đức. Trong Bill of rights, tu chính thứ tư và tu chính thứ năm của Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 chỉ đề cập quyền đ ược xét xử bởi tòa án có bồi thẩm đoàn đối với các vụ án hình sự và không đề cập gì đến các vụ án mà các cơ quan nhà nước là bị đơn. Trong khi đó, khoản 4, Điều 19 Ch ương các quyền cơ bản của công dân của Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949 quy định: “Nếu một người bị công quyền xâm phạm đến lợi ích, thì con đường khiếu kiện sẽ rộng mở với người đó. Nếu không có quy định khác thì con đường khiếu kiện này sẽ thông qua tòa án”. Sau đó, Điều 93 quy định về thẩm quyền của Tòa án hiến pháp tại khoản 4a đã trực tiếp nhấn mạnh: “Tòa hiến pháp quyết định: … về các
  8. khiếu kiện hiến pháp trong đó nguyên đơn nại ra rằng quyền cơ bản của anh ta… đã bị xâm hại bởi các cơ quan công quyền”. Kết hợp hai quy định này với nhau dẫn đến công dân Đức được hưởng quyền bảo vệ bởi tòa án, bao gồm Tòa hiến pháp trước các hành động sai trái của cơ quan công quyền. 5. Có thủ tục tố tụng riêng Không giống như ở Hoa Kỳ, nơi tố tụng hiến pháp diễn ra tại các tòa án thường theo các luật tố tụng khác nhau (8), các vụ án hiến pháp ở Đức chỉ được xem xét bởi Tòa án hiến pháp và theo một thủ tục tố tụng riêng được quy định ở Đạo luật Tòa án hiến pháp. Thủ tục tố tụng hiến pháp Đức không chỉ khác với mô hình Hoa Kỳ mà cũng khác ngay cả với mô hình áo. Thủ tục tố tụng hiến pháp của áo dựa trên thủ tục tố tụng dân sự (9). Mối quan hệ với thủ tục tố tụng dân sự ở chỗ, thủ tục tố tụng tại T òa án hiến pháp áo dựa trên nguyên tắc tranh tụng giữa hai bên, thẩm phán không giữ vai trò tích cực như thẩm phán Đức. Mặt khác, Tòa án hiến pháp áo cũng chỉ chú trọng giải quyết lợi ích giữa hai bên tranh chấp trong vụ án, dừng lại ở sự vụ cụ thể mà không chú trọng khái quát nên những nguyên tắc pháp luật, không làm giàu nội dung của hiến pháp. Ngược lại, Tòa hiến pháp Đức không đắm mình vào vấn đề cụ thể trong từng tranh chấp cá biệt, mà nhằm đi đến những quyết định mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa lớn cho đời sống pháp luật (10).
  9. Việc có một thủ tục tố tụng độc lập không phụ thuộc vào thủ tục tố tụng dân sự có những lợi thế nhất định. Thứ nhất, một vụ án hiến pháp thường có ý nghĩa chính trị to lớn chứ không dừng lại ở lợi ích của hai bên tranh tụng, dẫn đến tòa án chịu áp lực chính trị rất lớn. Một thủ tục tố tụng riêng có thể giảm bớt sự tác động trực tiếp của các áp lực chính trị này, bảo vệ tốt hơn sự độc lập của tòa án. Thứ hai, nếu không có thủ tục tố tụng riêng, thì Nghị viện chỉ cần thay đổi một trong số các luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự… là đã có thể tác động đến tố tụng hiến pháp và sự tác động ở đây là giấu mặt, công chúng không dễ gì nhìn thấy. Vì vậy, việc có một thủ tục tố tụng riêng sẽ bảo đảm cho Tòa hiến pháp có một vị trí tốt hơn trong tương quan quyền lực với Nghị viện. Đây cũng là đặc điểm góp phần quan trọng trong khả năng xuất khẩu của mô hình Đức. Khi một quốc gia muốn xây dựng mô hình tài phán hiến pháp của mình dựa trên mô hình Đức, họ nhập đồng thời cả mô hình tổ chức tòa án và thủ tục tố tụng, bảo đảm sự đồng bộ. Một quốc gia lựa chọn mô hình Hoa Kỳ hay mô hình áo, họ sẽ rất mất nhiều thời gian rà soát lại nhiều thủ tục tố tụng khác nhau, và xác suất vênh nhau giữa một bên là tổ chức tòa án mang tính chất ngoại lai và một bên là các thủ tục tố tụng bản địa là khá lớn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. 6. Tòa sinh đôi Điểm độc nhất vô nhị trong mô hình tài phán hiến pháp Đức là hệ thống hai Senat (tòa con) song song tồn tại nên nó được gọi là tòa sinh đôi (Zwillingsgericht)(11).
  10. Mỗi tòa con có cơ cấu tổ chức và nhân sự độc lập, có thẩm quyền tài phán riêng biệt gần giống như là hai tòa án hiến pháp. Mỗi tòa con có tám thẩm phán, trong đó Hạ viện (12) bổ nhiệm bốn thẩm phán, Thượng viện bổ nhiệm bốn thẩm phán. Các thẩm phán ở các tòa con được lựa chọn từ bốn nguồn khác nhau: thẩm phán từ các tòa án khác, giáo sư luật học, luật sư, chuyên viên từ các cơ quan nhà nước khác. Hệ thống tòa sinh đôi có hai ưu điểm: Thứ nhất, mỗi tòa con phụ trách một nhóm các khiếu kiện hiến pháp độc lập, dẫn đến vừa đẩy nhanh tiến độ xét xử, vừa bảo đảm tính chuyên môn. Con số tám thẩm phán ở mỗi tòa con so với con số chín thẩm phán của Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ được xem là vừa đủ. Thứ hai, trong một chính thể chính trị đa nguyên thì một đảng phái chính trị khó lòng kiểm soát đồng thời được cả hai tòa con. Điều này tạo ra sự độc lập cao hơn của Tòa hiến pháp đối với Nghị viện và Chính phủ. Tòa con là cơ quan xét xử chủ yếu của Tòa hiến pháp nhưng không phải là duy nhất. Bên cạnh hai tòa con, hoạt động tài phán hiến pháp còn được thực hiện bởi Hội đồng thẩm phán và hệ thống các ban. Hội đồng thẩm phán bao gồm tất cả các thẩm phán của cả hai tòa con, tức gồm mười sáu thành viên. Nhưng Hội đồng thẩm phán không phải là cơ quan xét xử cao hơn của tòa con. Chức năng chính của Hội đồng thẩm phán cũng không phải là xét xử theo logic chuyện nội bộ nhà mình không quyết được thì đưa ra cho cả
  11. làng quyết hộ, mà chức năng chính là bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Hội đồng thẩm phán đ ược sử dụng nhằm khắc phục hiện tượng tòa con 1 và tòa con 2 có quan điểm ngược với nhau ở hai vụ án khác nhau nhưng ít nhiều liên quan cùng một vấn đề. Khi tòa con 2, trong quá trình thụ lý một vụ án thấy rằng phán quyết của mình nếu đưa ra có thể phải dựa trên những lập luận trái ngược với lập luận đã được tòa con 1 sử dụng trong vụ án trước đó, thì tòa con 2 sẽ chuyển vụ án này ra xét xử tại Hội đồng thẩm phán. Quá trình tương tự xảy ra khi tòa con 1 nhận thấy điều này. 7. Phần luận án dài, khuôn mẫu Mặc dầu là một quốc gia tiêu biểu cho hệ thống luật thực định, nhưng Tòa hiến pháp Đức đã đoạn tuyệt được với tập quán luận án cụt lủn của các nước châu Âu lục địa. Đối với một vụ án hình sự, thì cấu trúc tam khúc ngắn ngủi của một bản án của các nước theo hệ thống luật thực định (phần một: nhắc lại nội dung cáo trạng; phần hai: luận án dăm bảy dòng; phần ba: tuyên án) là có thể chấp nhận được, vì quan trọng nhất là kết quả phần tuyên án có đúng luật và công bằng hay không. Nhưng một bản án hiến pháp không dừng lại ở tiêu chí công bằng, đúng hiến pháp, mà đóng vai trò là nguồn của luật có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các cơ quan nhà nước khác, là cơ sở cho các tòa án các cấp noi theo. Việc nguyên đơn thắng hay thua trong vụ án hiến pháp không quan trọng bằng việc các nội dung của hiến
  12. pháp được làm rõ, được khẳng định. Một vụ án trong đó nguyên đơn thua kiện có giá trị không kém gì một vụ án trong đó nguy ên đơn thắng kiện các cơ quan công quyền miễn là chứa đựng các giá trị, các nguyên tắc pháp luật quan trọng. Bởi vậy, bản án hiến pháp cần phải có phần luận án đầy đủ, chi tiết, logic, viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu đến mức không chỉ thẩm phán mà người thông thường cũng có thể hiểu được; và quan trọng, nó phải cụ thể đến mức ở vụ án t ương tự tiếp sau người ta khó lòng làm trái những nguyên tắc đã được xác lập ở vụ án trước đó. Cũng giống với bản án hiến pháp Đức ở điểm: phần luận án đầy đủ, chi tiết, logic, dễ hiểu, nhưng bản án hiến pháp Hoa Kỳ d ường như không theo một khuôn mẫu rõ ràng, bởi vì các vụ án này được xem xét theo nhiều thủ tục tố tụng khác nhau. Ngược lại, do có thủ tục tố tụng hiến pháp riêng, nên phần luận án của các bản án hiến pháp Đức đi theo khuôn mẫu chặt chẽ. Phần luận án của bản án hiến pháp Đức có hai phần chính: phần chứng minh việc thụ lý vụ án là đúng luật, và phần chứng minh cho quyết định của vụ án. Phần thứ nhất có các phần chính nh ư tư cách của đương sự đệ đơn, thời hạn đệ đơn, tiêu chí cạn nguồn (Rechtswegschoepfung), đối tượng xét xử, tiêu chí tính hiến pháp của vụ án, tiêu chí không phải vụ việc vụn vặt, đối chiếu thẩm quyền xét xử của Tòa án hiến pháp, của tòa con. Phần thứ hai gồm có các phần chính nh ư: hành vi bị khiếu kiện có phù hợp với hiến pháp không. Nếu đối tượng xét xử là một đạo luật thì có phần đối chiếu với
  13. các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, phần cân nhắc giữa các lợi ích công cộng khác và lợi ích mà đương sự đang yêu cầu bảo vệ. Nếu đối tượng xét xử là một hành vi áp dụng luật, thì sau phần kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật phải có phần kiểm tra cách áp dụng, biện pháp áp dụng pháp luật trong vụ án có hợp hiến hay không. Qua việc phân tích bảy đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức cho thấy, ngoại trừ đặc trưng thứ tư có thể dẫn đến hiện tượng quá tải của tòa án hiến pháp, các đặc trưng, đặc biệt là đặc trưng thứ nhất và đặc trưng thứ năm, đều cho thấy mô hình tài phán hiến pháp Đức đều có những ưu điểm tương đối so với mô hình Hoa Kỳ nếu cả hai được đặt trong một môi trường chính trị văn hóa ngoài Hoa Kỳ, ngoài Đức. Điều này lý giải tại sao mô hình Đức đơm hoa kết quả không chỉ ở phương tây mà cả phương đông như Hàn Quốc, Thái Lan (13), không chỉ ở các nước tư bản như Đức, áo, Nhật Bản… mà cả ở thành trì cách mạng Đông Âu sau 1990 như Nga, Ba lan, Tiệp. Ở*nước ta hiện nay, nhu cầu bảo hiến đang được đặt ra rất cấp thiết. Việc lựa chọn và học tập mô hình bảo hiến nào cần được nghiên cứu thấu đáo phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bảo hiến theo mô hình tài phán, thì mô hình tài phán hi ến pháp Đức là một kinh nghiệm rất đáng tham khảo cho Việt Nam.
  14. (1)***** Hans Kelsen là giáo sư luật học tại Trường đại học tổng hợp Viên, người được xem là tác giả mô hình tài phán hiến pháp áo - Đức. Khi chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền thì ông rời bỏ nước áo sang làm giáo sư luật học lần lượt tại Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Với tác phẩm Reine Rechtslehre (Theory of pure law), th ì ông trở thành người đại diện cho trường phái luật học Viên. (2)***** Cappelleti (1989:140) according to Georg Vanberg, The politics of constitutional review in Germany, Cambridge University Press, 2005, p 79. (3)***** Alexander Hamilton, Artikel 78 - Ferderalist paper http://www.constitution.org/fed/federa78.htm. (4). (5)***** Võ Trí Hảo, Vụ án Marburry chống Madison, Tạp chí nghề luật số 7, tháng 4 năm 2004. (6)***** Trong trường hợp này thì nghị quyết phê chuẩn điều ước quốc tế của Quốc hội Đức có thể bị mang ra Tòa hiến pháp xem xét tính hợp hiến trước khi Tổng thống Đức gửi văn bản bày tỏ sự tự nguyện ràng buộc của nước Đức đối với một điều ước đến các cơ quan quốc tế hữu quan. Đây có thể xem như một ngoại lệ duy nhất, trong đó Tòa hiến pháp đóng vai trò phòng hiến. (7)***** Philipp Mels, Bundesverfassungsgerichtsbarkeit und Conseil de Constitution: ein Vergleich der Verfassungsgerichtsbarkeit in Deutschland ung
  15. Frankreich im Spannungsfeld zwischen der Europhie f ỹr die Krửnung des Rechtsstaats und der Furch vor einem "gouvernement de judges", Verlag Franz Vahlen Mỹchen, 2003, S306. (8)***** Nếu câu hỏi về tính hợp hiến của đạo luật phát sinh trong một vụ án dân sự thì nó sẽ được xem xét theo thủ tục tố tụng dân sự; nếu phát sinh trong một vụ án hành chính thì sẽ được xem xét theo thủ tục tố tụng hành chính v.v... (9)***** Karl Korinek, Die Verfassungsgerichtsbarkeit im Gefỹge der Verửffentlichungen der Vereinigung der Deutschen Staatsfunktionen: Staatsrechtslehrer Heft 39, Walter de Gruyter 1981, Seit 34 und Art. 93a. Abs2 Nr.a BverfGG. (10)* Philipp Mels, Bundesverfassungsgerichtsbarkeit und Consei l de Constitution: ein Vergleich der Verfassungsgerichtsbarkeit in Deutschland ung Frankreich im Spannungsfeld zwischen der Europhie f ỹr die Krửnung des Rechtsstaats und der Furch vor einem "gouvernement de judges", Verlag Franz Vahlen Mỹchen, 2003, S96. (11)* Tạm dịch từ hai từ Bundestag và Bundesrat, nhưng th ực ra hai cơ quan này không hoàn toàn tương đương với Thượng viện và Hạ viện của Liên bang Hoa Kỳ. (12)* Hai nước này đã từng áp dụng Mô hình tài phán Hoa Kỳ nhưng mô hình này đã chết yểu trên đất của họ sau chưa đầy một năm. Mô hình Hoa Kỳ ở Thái Lan
  16. đã sụp đổ ngay từ vụ án đầu tiên năm 1946 và sụp đổ ở Hàn Quốc dưới thời độc tài của tướng Bắc Chung Hi năm 1968. Gef ỹge der (13)* Karl Korinek, Die Verfassungsgerichtsbarkeit im Verửffentlichungen Staatsfunktionen: der Vereinigung der Deutschen Staatsrechtslehrer Heft 39, Walter de Gruyter 1981, Seit 36. (Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 145-thang-4-2009 ngày 20/04/2009) ThS Võ Trí Hảo - Đại học Quốc gia Hà Nội; GS. Philips Kunig - Freie Universitọt G - Berlin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2