intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian việt nam: phần 1

Chia sẻ: Hấp Hấp | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

278
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 cuốn sách "Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian việt nam" do trần thị an biên soạn cung cấp cho người đọc các kiến thức: truyền thuyết với tư cách là một thể loại văn học dân gian, văn bản hóa truyền thuyết dân gian trong sử và thần tích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian việt nam: phần 1

  1. C K.0000067155 TRẦN THỊ A N ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI V Ấ VIỆC VĂN BẢN H Ó A TRUYỀN* THUYẾT D Â N GIAN VIỆT N A M N H À XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
  2. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VỆC VĂN BẢN HÓA • • • TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM
  3. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Trần Thị An Đặc trưng thể loại và văn bản hoá truyền thuyết dân gian Việt Nam / Trần Thị An. - H. : Khoa học xã hội, 2014. - 360tr. : bảng ; 24cm Phụ lục: tr. 275-339. - Thư mục: tr. 340-359 1. Văn học dân gian 2. Truyền thuyết 3. Đặc trưng thể loại 4. Văn bản hoá 5. Việt Nam 398.209597 - dc23 KXF0053p-CIP
  4. TRẦN THỊ AN ĐẶC • TRƯNG THỂ LOẠI • VÀ VIỆC • VĂN BẢN HÓA TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2014
  5. MỤCLỤC Trang Lời nói đầu 9 Chương I TRUYỀN THUYÉT VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT THẺ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN 11 l ẳTruyền thuyết trong hệ thống thể loại văn học dân gian 11 1.1. Nghiên cứu truyền thuyết - một cái nhìn toàn cảnh 11 1.1.1. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết trên thế giới 12 1.1.2. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết ở Việt Nam 21 1.2. Định vị thể loại truyền thuyết trong bộ phận tự sự dân gian 32 1.2.1. Nhóm, thể loại và tiểu loại trong nghiên cứu tự sự dân gian thế giới 32 1.2.2. Phân chia thể loại trong nghiên cứu truyền thuyết ở Việt Nam 38 1.3. Nhận diện bản chất thể loại truyền thuyết - những vấn đề đặt ra 40 1.3.1. Tiêu chí "nội dung lịch sử" và sự vay mượn hình thức nghệ thuật của thần thoại và truyện cổ tích 40 1.3.2. Mối quan hệ giữa đơn vị truyện và thể loại 44 1.3.3. Các bộ sưu tập truyền thuyết 46 2. Cảm hứng nội dung thể loại 48 2.1. Khung phân tích và các vấn đề hữu qưan 48 5
  6. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA ề, 2.1.1. Khung phân tích: Loại hình nội dung, phạm trù ngữ nghĩa và nhu câu tâm lý - tinh thần của người kể/người nghe truyền thuyết 48 2.1.2. Mối quan hệ giữa đề tài và thông điệp của người kể truyền thuyết 51 2.1.3. Thời đại nảy sinh truyền thuyết: những điểm khởi đầu 55 2.2. Cảm hứng tôn vinh lịch sừ 59 2.2.1. Sử liệu truyền miệng và truyền thuyết 59 2.2.2. Lịch sử qua lăng kính cảm xúc và phong cách ngôn ngữ thể loại 65 2.3. Cảm hứng trải nghiệm thế giới siêu hình 68 2.3.1. Một số dẫn liệu từ truyền thuyết dân gian thế giới 68 2.3.2. Nhóm truỵền thuyết về "sự hiện hữu của phép lạ" (hay "bí ẩn của thế giói tâm linh") trong truyền thuyết dân gian Việt Nam 73 2.3.3. "Truyền thuyết - tin đồn": sự tương đồng trong việc kể/nghe và lan truyền truyền thuyết của thế giới và Việt Nam 75 3. Một số đặc trưng thi pháp 77 3.1. Thời gian lịch sử - cảm giác trong truyền thuyết 77 3.1.1. Thời gian - lịch sử trong cảm giác 79 3.1.2. Tính phi thời gian trong miêu tả 88 3.2. Không gian thiêng trong truyền thuyết 91 3.2.1. Núi - nơi trú ngụ của thần linh 93 3.2.2. Đá - sự sống trong trạng thái tĩnh 97 3.2.3. Cây - sự sống trong trạng thái động 101 3.2.4. Sông và sóng nước - sức mạnh của cả khối 107 3.2.5. Mây mù - công cụ của sự hiển thánh, linh cảm về điềm báo 109 3.3. Nhân vật truyền thuyết 110 3.3.1. Motif "Ra đời kỳ lạ" 112
  7. Mục lục 3.3.2. Motif "Chiến công phi thường" 114 3.3.3. Motif "Hóa thân" (hay "cái chết thần kỳ") 118 Chương 2 VÃN BẢN HÓA TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN TRONG SỬ VÀ THẦN TÍCH 123 1. Truyền thuyết trong sử - niềm tin vào sự huyền diệu có thật 123 1.1. Sử hóa truyền thuỵết - tinh thần dân tộc và phương châm - dĩ nghi truyên nghi 124 1.2. Truyền thuyết trong bình sử - hai bờ hư thực của truyền thuyết 141 1.2.1. Hai bờ hư thực của truyền thuyết 142 1.2.2. Người kể chuyện và sử gia - chủ thể kép của truyền thuyết dân gian trong các bộ sử 147 2. Truyền thuyết trong thần tích - niềm tin vào sự thiêng liêng 152 2.1. Những nhận thức bước đầu 152 2.1.1. Thành hoàng và thành hoàng làng 152 2.1.2. Thần làng và thần tích 155 2.2. Một số dạng cấu tạo thần tích 165 2.3. Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và thần tích: nghiên cứu trường hợp các ngôi đền thờ thần núi ở Hưng Nguyên, Nghệ An 173 2.3.1. Thừ tìm hiểu sự ảnh hưởng qua lại giữa thần tích và truyền dàn gian qua nguồn tài liệu của một địa phương 174 2.3.2. Một vài miêu tả thực địa 174 Chưong 3 VIỆC VĂN BẢN HÓA TRUYÈN THUYÉT DÂN GIAN TRONG VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI 201 1. Vài nét về tình hình ghi chép truyền thuyết trong văn xuôi trung đai Viêt Nam o • • 201 1.1. Ghi chép văn học dân gian - bước đi đầu tiên của văn học viết 201
  8. DẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VÃN BẢN HÓA. 1.2. Văn bản hóa và văn học hóa 203 1.3. Chất dân gian của những truyền thuyết được văn bản hóa 208 1.3.1. Đặc trưng thể loại và việc giới hạn tài liệu khảo sát 208 1.3.2. Truyền thuyết được văn bản hóa, một dạng đậc thù của truyền thuyết dân gian 209 2ỀViệc ghi chép truyền thuyết dân gian trong văn xuôi tự sự thế kỉ X - XIV 213 2.1. Truyền thuyết dân gian trong "Việt điện u linh" 215 2.1.1. Hệ thống nhân vật trong "Việt điện u linh" 216 2.1.2. Motif truyền thuyết trong "Việt điện u linh" 218 2.1.3. Những yếu tố của nghệ thuật trần thuật trong "Việt điện u linh" 220 2.2. Truyền thuyết dân gian trong "Lĩnh Nam chích quái" 222 2Ễ2.1. Đề tài của truyền thuyết trong "Lĩnh Nam chích quái" 224 2.2.2. Motif truyền thuyết trong "Lĩnh Nam chích quái" 228 2.2.3. Nghệ thuật trần thuật trong "Lĩnh Nam chích quái" 231 3. Việc ghi chép truyền thuyết dân gian trong văn xuôi thế kỉ XVIII - XIX 243 3.1. Xu hướng tôn vinh lịch sử trong một số truyền thuyết được ghi chép 245 3.2. Xu hướng thế sự hóa truyền thuyết 260 Kết luận Phụ lục: Mục lục Type truyện truyền thuyết 275 Tài liệu tham khảo 340 8
  9. LỜI NÓI ĐẨU Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là một thể loại được công nhận muộn hơn các thể loại tự sự dân gian khác. Có nhiều lý do gây nên hiện tượng này: thứ nhất, do tính chất đặc biệt của nội dung, thể loại này gắn với lịch sử hoặc dã sử nên tính hư cấu được cho là giảm thiểu tối đa; thứ hai, do cảm hứng đặc biệt của người kể chuyện nên những câu chuyện được kể trong truyền thuyết thường gắn với tín ngưỡng và do vậy, gắn với diễn xướng nhiều hơn là đọc hoặc kể; thứ ba, do tính tự sự của các câu chuyện được kể không thật đa dạng, thể loại truyền thuyết nằm trong sự giao thoa khó tách bạch với thần thoại và truyện cổ tích; thứ tư, truyền thuyết dân gian sớm được biên soạn theo các "công thức" của thần tích hay được ghi chép và trở thành một bộ phận của văn xuôi và các thư tịch khác thời trung đại. Phải đến cuối thế kỉ XX, khi có nhiều tài liệu sưu tầm truyền thuyết được công bố, giới nghiên cứu văn học dân gian mới công nhận sự tồn tại độc lập của thể loại truyền thuyết. Tuy nhiên, từ các truyền thuyết được sưu tầm trong dân gian, người đọc đã chứng kiến sự rời rạc của kết cấu, sự trùng lặp của cốt truyện, sự khô khan của cách kể các câu chuyện truyền thuyết, vì vậy, việc xác định đặc trưng thể loại truyền thuyết với tư cách là một thể loại văn học dân gian lại gặp không ít trở ngại. Nhưng cũng có một đặc điểm quan trọng là, hơn bất cứ một thể loại văn học dân gian nào khác, truyền thuyết có sự gắn bó chặt chẽ với văn hóa dân gian; và như vậy, nghiên cứu truyền thuyết không thể không nghiên cứu văn hóa dân gian, hay nói cách khác, nghiên cứu tín ngưỡng, lễ hội dân gian, không thể không đề cập tới phương diện ngôn từ của niềm tin, đó là truyền thuyết. 9
  10. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA . Cuốn sách này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cửu truyền thuyết từ góc độ văn học dân gian (với việc nghiên cứu truyên thuyết trên văn bản) từ trước đến năm 2000 và từ góc độ văn hóa học, nhân học (với việc nghiên cứu truyền thuyết, thực hành tín ngưỡng qua tư liệu điền dã) của những năm tiếp theo. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu truyền thuyết từ góc độ ngôn từ (khảo sát ở phương diện thể loại) và từ góc độ văn hóa dân gian, nhân học văn hóa nhưng cuốn sách này chắc chắn cần phải hoàn thiện thêm trong quá trình hiểu sâu hơn về thể loại truyền thuyết với tư cách là một thể loại văn học dân gian và với tư cách là phần lời của tín ngưỡng, lễ hội dân gian đang bùng phát ở nước ta vài thập niên gần đây. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc gần xa. Hà Nội, tháng 11 năm 2014 rw i r _ • Tác giả 10
  11. CHƯƠNG 1 TRƯYỂN THUYẾT VỚI T ư CÁCH LÀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN • • • 1. Truyền thuyết trong hệ thống thể loại văn học dân gian 1.1. Nghiên cửu truyền thuyết - một cái nhìn toàn cảnh Theo lối duy danh tên gọi của thuật ngừ truyền thuyết trong văn học dân gian các nước đều mang nghĩa rất rộng. Thuật ngữ legend được dùng để chỉ truyền thuyết trong các nước Anh, Hoa Kỳ, Nga, Pháp... đều xuất phát từ chữ Latinh có nghĩa là "những cái dùng để đọc"1. Ở Nhật Bản, truyền thuyết có nghĩa gốc là "những điều khó quên"; còn ở Trung Quốc, từ thòi cổ đại, truyền thuyết có những nét nghĩa gần với "truyền văn" và "truyền ngoa". Gọi là "truyền văn", tức là chỉ những sự việc không phải chính tai mình nghe thấy, chính mắt mình trông thấy. Gọi là "truyền ngoa" tức là chỉ vào những sự việc, những mẩu chuyện hoang đường kì quái lưu truyền trong dân gian"2ễ Ở Việt Nam, một số định nghĩa về truyền thuyết như: "truyền thuyết vốn là những điều được truyền lại từ đời trước qua cửa miệng các thể hệ"3, hay "truyền thuyết là tất cả những câu chuyện lưu hành trong dân gian có thật xảy ra không thì không có gì bảo đảm"4 gần với lối định nghĩa giải thích từ của Từ điển Hán Việt: 1. William - Legend, Microsoft (R) Encarta (R) 97 Encyclopedia (C) 1993-1996. M icrosoft Corporation 2. Kiều Thu Hoạch, "Thể loại truyền thuyết dưới mắt các nhà nghiên cứu folklore N hật Bản và Trung Quốc", Tạp chí Văn học, số 1/2000. 3. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam , Nxb. Giáo dục, Tái bản lần thứ 2, H. 1997, tr.8. 4. Trương Chính. Lirợc thào Ìịchsừvăìĩ học Việt Nam, Nxb. Xây dựng, H. 1957. 11
  12. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VẢ VIỆC VĂN BẢN HÓA. truyền thuyết là "lời nói được kể lại từ đời này qua đời khác"1 đã làm cho việc nhận diện đặc điểm nội dung và nghệ thuật tự sự của thể loại truyền thuyết gặp không ít khó khăn. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, cần đặt nó trong việc nghiên cứu thể loại văn học dân gian trên thế giới. 1.1.1. Tinh hình sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết trẽn thế giới Trong folklore học thế giới, truyền thuyết là một thuật ngừ chỉ một bộ phận ngôn từ đặc biệt của folklore, sớm được chú ý với tư cách là một thể loại. Lịch sử nghiên cứu folklore đã chứng kiến nhiều cách tiếp cận của các trường phái khác nhau, trong đó, tiếp cận từ thể loại là một cách tiếp cận xuất hiện gần như đồng thời với sự hình thành chuyên ngành nghiên cứu văn học dân gian. Việc lấy thể loại làm tiêu chí để phân loại folklore là một ý tưởng xuất phát từ các học giả châu Âu mà người có công đầu là Jacob Ludwig Karl Grimm (1785-1863) và Wilhelm Karl Grimm (1786-1859). Sự phân biệt bước đầu ba thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích được coi là ba thể loại chính của tự sự dân gian trong bộ sưu tập của anh em Grimm trong Thần thoại Đức (1835) đã được các nhà nghiên cứu ngữ văn dân gian coi như có tính chất hướng đạo trong một thời gian dài. Trong cuốn sách này, Grimm đã phân biệt thần thoại và cổ tích như sau: "Thông thường, tất cả những truyện cổ tích đều là những vết tích của một tín ngưỡng thời tối cổ và được thể hiện trong những khái niệm tu từ về những gì siêu cảm giác. Những yếu tố thần thoại là những mảnh vụn của một chuỗi ngọc bị vờ ra nàm trên đất, bị phủ kín bởi hoa cỏ và chỉ có những đôi mắt tinh tường mới nhận ra được. Ý nghĩa của yếu tố huyền thoại này đã bị tản mát, tuy nhiên, có thể tìm thấy chúng trong truyện cổ tích, đồng thời làm thỏa mãn tình cảm tự nhiên trong những điều huyền diệu. Chúng chắc chắn không phải là vật trang trí cho những trí tưởng tượng lười biếng"2. Và đây là sự phân biệt giữa cổ tích và truyền thuyết: "Có nhiều lý do thích đáng để phân biệt truyện cổ tích với 1. Nguyễn Tôn Nhan, Từ điển Hán - Việt, Nxb. Từ điển Bách khoa, H. 2003, tr.767. 2. Jacob Grimm, Thần thoại Đức {Germanic Mythology), Scott-T ounsend xuất bản, W ashington, D.C., 1997, tr.3.
  13. ______________________Chương 1 Truyền thuyết vói tư cách là một thể loạịỆ.. truyền thuyết dân gian mặc dù chúng luân phiên kết nối với nhau. Lỏng lẻo hơn và ít bị giới hạn hơn truyền thuyết, truyện cổ tích thiếu đi tính địa phương vốn đóng khung truyền thuyết và làm chc truyền thuyết chất phác hơn. Truyện cổ tích thì bay, truyền thuyết thì đi và gõ vào cửa từng nhà. Một bên thì có thể nối thẳng với sự phong phú của thi ca, còn bên kia thì lại gần như có uy quyền với lịch sử" [Jacob Grimm: 1835/3]. Sự phân biệt này có ý nghĩa hình thành những khái niệm cơ bản, để từ đó, các nhà nghiên cứu đi sau triển khai cụ thể hơn. Cuối thế kỉ XIX, các nhà nghiên cứu thuộc trường phái địa lý - lịch sử Phần Lan (Historic-geographic Method) là Julius Leopold Fredrik Krohn (1835-1888), Kaarle Krohn (1863-1933), Antti Amatus Aame (1867-1925) đã đi sâu nghiên cứu truyện cổ tích bằng việc tập hợp nhiều dị bản truyện cổ tích của châu Âu và sắp xếp chúng theo các đơn vị type và motif. Phương pháp này được áp dụng và phát triển bởi nhà cổ tích học Hoa Kỳ Stith Thompson (1885-1976); ông đã sưu tầm, tập hợp, lập bảng tra type và motif truyện cổ tích trên toàn thế giới1. Các công trình của ông lần lượt từ việc dịch và mở rộng bảng tra type truyện cổ tích do A.Aarne xác lập đến Bảng tra motif văn học dân gian2 và Truyện cồ tích3 là sự kiên trì ứng dụng phương pháp địa lý - lịch sử Phần Lan vào việc nghiên cứu truyện 1. Stith Thompson, The Type o f the Folkltale - A Classification and Bibliography, Antti A arne’s Verzeichnis der Màrchentypen (FF CommuỉúcatioììSS no. 3). Translated and Enlarged by Stith Thompson (Kiểu truyện cổ tích. Bàng phân loại và thư mục. Danh mục truyện cô tích của Antti Aarne công bố trên Thông báo của các nhà folklore số 3 được Stith Thompson dịch và mở rộng). Xuất bản các năm 1928, 1946, 1964, 1981 tại Helsinki và Hoa Kỳ. 2. Stith Thompson, Motif-index o f Folk-Literatiire, A Classification o f narrative elements in folk-tale, ballads, myths, fables, medieval romances, local legends (Bàng tra m otif văn học dân gian. Bàng phân loại các yếu tổ tự sự trong truyện cô tích, ballad, huyên thoại, truyện ngụ ngôn, văn học trung đại, tiểu thuyết lãng mạn, tiếu thuyết e.xempìa, truyện thơ tiếu lâm, truyện cười và truyền thuyết địa phương), Bloomington, Indiana, USA. (Xuất bản từ 1932 đến 1936) 3. Stith Thom pson, The Folktale (Truyện cổ tích , xuất bàn ờ Hoa Kỳ vào các năm 1946, 1951, 1977). 13
  14. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA. cô tích nói chung, văn học dân gian nói riêng. Phương pháp này ban đầu chỉ tập trung vào truyện cổ tích nhưng về sau, s. Thompson đã mở rộng ra nhiều thể loại khác và kết quả nghiên cứu chung của Aame và Thompson (được gọi là từ điên A-T) đã được áp dụng đê sẳp xếp nhiều thể loại truyện cổ dân gian vào các ô type và motif, trong đó có truyền thuyết1. Việc sưu tầm truyền thuyết ở châu Âu được bắt đầu vào đầu thế kỉ XIX nhưng việc nghiên cứu nó như một đối tượng độc lập chỉ mới bắt đầu vào nửa sau thế kỉ XX. Trong công trình tổng thuật lịch sử nghiên cứu truyền thuyết của châu Âu và châu Mỹ, nhà truyền thuyết học người Hoa Kỳ Wayland D. Hand2 cho biết, việc sưu tầm và nghiên cứu chuyên sâu về truyền thuyết trên thế giới được bắt đầu từ thể kỉ XIX bởi các học giả người Đức (bộ sưu tập truyền thuyết được sưu tầm và biên soạn bởi hai anh em Grimm Truyền thuyết Đức (.Deutsche Sagen, 1816-1818) và đầu thế kỉ XX ở cuốn Những truyền thuyết (Die sage, 1908) của Karl W ehrhan (1871-1939). Công trình Những truyền thuyết của Karl Wehrhan được coi là đã truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu đi sau, trong đó, nổi bật nhất là Friedrich Ranke (1882-1950). Tuy nhiên, ờ châu Âu, bộ phận folklore ngôn từ này không được nghiên cứu trong một thời gian khá dài và chỉ thực sự được quan tâm khi có một số bộ sưu tập truyền thuyết được công bổ3. Nó trở thành chủ đề của nhiều cuộc hội thảo quốc tế của của Hội nghiên círu tự sự dãn gian quốc tế (The International Society for Folk - Narrative Research - ISFNR)4, và theo Wayland D.Hand thì hội thảo này là "một mối 1. Reidar Th.Christiansen (1958), The Migratory Legends, FF Communication, N o 175, Helsinki: Academ ia Scientiarum Fenica; Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (1992), Trung Quốc truyền thuyết co sự đại từ điển, Bắc Kinh. 2. W ayland D. Hand (1965), Status o f European & American Legend Study, In "Current Anthropology", Volume 6, No 4, Oct. 1965, page 439-466. 3. Reidar Th. Christiansen (1958), The Migratory Legends, sđd. 4. Hội Nghiên cứu tự sự dân gian quốc tế (The International Society for Folk N arrative Research) là một tổ chức quốc tế gồm các học giả nghiên cứu lĩnh vực tự sự dân gian, folklore và những lĩnh vực liên quan. Hội được hình thành từ năm 1959 tại Hội thảo quốc tế các nhà nghiên cứu tự sự dân 14
  15. Chương 1. Truyền thuyết với tư cách là một thể loại. quan tâm mới thức tỉnh", "gõ vào sự thờ ơ đối với truyền thuyết dân gian hơn một thế ki rưỡi qua" (tính từ khi bộ Truyền thuyết Đức được công bố từ đầu thế kỉ XIX). Ở Hoa Kỳ, việc nghiên cứu chuyên sâu thể loại truyền thuyết được bắt đầu muộn hơn so với thần thoại và truyện cổ tích; đồng thời, thể loại này cũng ít được chú ý hơn. Richard Merce Dorson đã viết: "Không giống như balad, tục ngừ hoặc các thể loại folkore khác, truyền thuyết nhận được rất ít sự khảo sát tường tận từ những nhà folklore Hoa Kỳ, mặc dầu mọi người khi nói chuyện đều nói về truyền thuyết"1. Theo ông, tập tài liệu sưu tầm truyền thuyết đầu tiên của Hoa Kỳ được công bố năm 1884 của Drake (.A Book o f New England Folklore) tập họp các mẩu chuyện ngẩn được lấy từ sách báo trong thư viện và lời kể của người địa phương về phù thủy, bóng ma, cướp biển...; và cách thức này được tiếp tục bởi một số nhà sưu tập khác trong suốt thế kỉ XX. Do xuất xứ của các truyền thuyết này vừa từ nguồn các sách báo, vừa từ các câu chuyện truyền miệng, lại được phổ biến rộng rãi nên R.M.Dorson đã gọi chúng bằng các khái niệm truyền thuyết dân gian ựolkl legend), truyền thuyết đại chúng {popular legend) hay truyền thuyết thành văn (literary legend). Vào đầu thế kỉ XX, một hướng quan tâm khác về thể loại truyện dân gian được thực hiện bởi nhà nhân học nổi tiếng Hoa Kỳ Franz Boas (1858-1942). Điểm khác biệt của nhà nhân học F.Boas so với nhà cổ tích học s.Thompson (hay Drake với bộ sưu tập truyền thuyết được cắt ra từ các văn bản trong thư viện nói trên) là: trong khi s.Thompson chỉ tập hợp các văn bản truyện cổ đã được công bố thì F.Boas và các học trò của ông vừa tiến hành sưu tầm các thể loại folklore ngôn từ của người da đỏ; F.Boas chủ trương vừa sưu gian ờ Kiel và Copenhagen, chính thức thành lập năm 1962 trong cuộc họp ờ Antw erp (Bi), có mục đích phát triển mạng lưới và khuyến khích sự trao đổi kết quả nghiên cứu cùa các nhà khoa học nghiên cứu tự sự dân gian. Trona 55 năm hoạt động cùa mình (1959-2014), Hội đã tiến hành 16 Hội thảo quốc tế ờ các châu lục khác nhau. 1. Richard M erce Dorson (1971), American Folklore and the Historian, University o f Chicago Press, tr.14.
  16. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA. tập truyện kể vừa chú ý đến việc thực hành chúng trong các môi trường cụ thể. Từ thực tế việc lưu truyền và diễn xướng truyện kể, ông đã phân biệt hai loại truyện dân gian như sau: "Luôn luôn tồn tại sự phân biệt rõ ràng hai loại truyện cổ. Một nhóm liên quan đến những sự kiện xảy ra vào thời gian mà thế giới chưa có hình dạng như bây giờ và loài người chưa sở hữu những phong tục hay nghệ thuật như chúng ta ngày nay. Nhóm kia thì bao gồm những truyện kể của thời đại chúng ta. Nói cách khác, truyện kể của nhóm thứ nhất được gọi là thần thoại, còn truyện kể của nhóm thứ hai thì được gọi là lịch sử"1. Tuy xác định một nhóm là "truyện lịch sử" nhưng trong công trình của mình, ông cũng chưa gọi tên thể loại là truyền thuyết mà chỉ đặt vấn đề nghiên cứu thần thoại và truyện cổ tích [Franz Boas: 1940]. Một lý thuyết gia lừng danh khác chuyên nghiên cứu thần thoại là Bronislav Malinowski (1884-1942). Ông không lý giải các "tàn dư" quá khứ như cách làm của các nhà tiến hóa luận mà tập trung nghiên cứu sự sống sót của các nhóm xã hội một cách tổng thể. Mỗi thành tố văn hóa, thể loại là một ví dụ, đều là một nhân tố có chức năng duy trì và tiếp tục sự tồn tại của nhóm xã hội đó. Chẳng hạn, "thần thoại thể hiện, củng cổ, mã hóa những tín ngưỡng; nó bảo vệ và cưỡng chế đạo đức; nó bảo đảm tính hiệu lực của nghi lễ và chứa đựng những quy định thực hành có tính hướng đạo cho con người. Thần thoại, vì vậy, là một thành tổ của văn minh nhân loại; nó không phải là những câu chuyện vu vơ, thiếu căn cứ mà là một lực lượng hoạt động tích cực; nó không phải là một sự giải thích thông thái hay một tưởng tượng mang tính nghệ thuật, mà là một nghị định thực tế của niềm tin sơ khởi và một sự trải nghiệm có ý nghĩa đạo đức"2. Vì vậy, trong quan niệm của B.Malinowski, thể loại có mục đích thỏa mãn những nhu cầu tinh thần và xã hội của ]. Franz Boas (1940), Mythology and Folk - tales o f the North American Indians (Than thoại và truyện cổ tích của người da đỏ Bắc Mỹ), N ew York: M acmillan. 2. Bronilav M alinowski (1948), Magic, Science and Religion and Other Essays (Ma thuật, khoa học, tôn giáo và một số tiếu luận khác), Illinois: The Free Press, tr.79. 16
  17. Chương 1. Truyền thuyết với tư cách là một thể loại.. con người, chúng có chức năng duy trì xã hội theo từng loại chuẩn mực mà mỗi thể loại định ra, vì vậy, nghiên cứu thể loại folklore là nghiên cứu chức năng của chúng. Hơn nữa, chức năng có tính toàn cầu, vì vậy, theo B.Malinowski, nghiên cứu hệ thổng thể loại cần nghiên cứu chức năng mang tính toàn cầu của chúng và sơ đồ thể loại cần phải có tầm bao quát tư liệu văn học truyền miệng trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, sự khảo sát bổi cảnh của từng nền văn học dân gian cụ thể cho thấy, chức tìăng thể loại là rất đa dạng, chúng không giống nhau trong những cộng đồng khác nhau, thậm chí, chủng không giống nhau trong quan niệm của các thành viên trong cùng một cộng đồng. Chịu ảnh hưởng sâu sắc lý thuyết chức năng của B.Malinowski, William Bascom (1912-1981) đã chủ trương nghiên cứu thể loại folklore dựa trên chức năng của chúng, về các thể loại ngôn từ tự sự dân gian, ông đề nghị như sau: "Thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích không được xếp vào những bảng phân loại mang tính chất toàn cầu nhưng những khái niệm mang tính phân tích của chúng lại được ứng dụng rộng rãi xuyên văn hóa ngay cả đối với những bảng phân loại địa phương mang tính vùng đậm đặc. Chúng được các nhà nghiên cứu folklore châu Âu phân chia thành ba thể loại, phản ánh những bảng phân loại bản địa của folklore châu Ầu; nhưng chúng cũng dễ dàng rút gọn lại thành bảng phân chia hai thể loại trong những xã hội ấy, như chúng ta sẽ thấy, nhóm thần thoại và truyền thuyết được xếp vào cùng một bảng thần thoại - truyền thuyết và chúng được phân biệt với cổ tích là những truyện hư cấu"1. Tuy nhiên, việc coi truyền thuyết như một đổi tượng của nghiên cứu chuyên ngành, hay nói cách khác, bộ môn truyền thuyết học Hoa Kỳ chỉ thực sự được bắt đầu vào thập niên 60 của thế kỉ XX, gắn với tên tuổi của Linda Dégh (1920-2014), người chỉ mới từ Hungary đến Mỹ vào khoảng những năm 1960. Như vậy là, việc triển khai nghiên cứu chuyên sâu truyền thuyết dân gian ở Hoa Kỳ gần như đồng thời với châu Âu (mà chúng tôi nói ở trên) nhưng 1. William Bascom (1965): Folklore Form: Oral Narrath’e (Hình thirc folklore: Tự sự truyền miệng), Journal of American Folklore, No 78, p. 3-20. 17
  18. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VAN bản h ó a . ngay từ đầu, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã chọn một lối đi khác hẳn. Với những kinh nghiệm từ chuyên môn dân tộc học và từ việc nghiên cứu truyền thuyết Hungary, Linda Dégh đã nhanh chóng băt nhịp với những yêu cầu đặt ra từ thực tế tư liệu folklore Hoa Kỳ và tạo nên một trường phái mới trong nghiên cứu truyền thuyêt thê giới (còn được gọi là trường phái Indiana) về một bộ phận truyên thuyết không phải của nông dân mà của dân thành thị, không phải của người già mà hầu hết là của lớp trẻ, không phải là truyền thống mà hoàn toàn mới mẻ, thậm chí đang trong giai đoạn thành hình. Bộ phận truyền thuyết này được gọi là truyền thuyết đương đại - contemporary legend, hoặc truyền thuyết đô thị - urban legend. Nói một cách ngắn gọn, truyền thuyết đương đại là mẩu kê rời rạc có mục đích chia sẻ của một người với cộng đồng về sự hiện hữu của phép lạ mà người kể chuyện được can dự hay biết chắc đã xảy ra; những câu chuyện này có màu sắc nửa hư nửa thực. Nhóm truyền thuyết này chưa tồn tại dưới dạng những truyện độc lập xét từ góc độ trần thuật, mà chỉ tồn tại dưới dạng các tin đồn. Và điều đặc biệt của dạng truyền thuyết này là sự ám ảnh, lan tỏa và thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng, là việc tạo nên một loại "diễn đàn" cho sự chia sẻ của các thành viên trong cộng đồng. Trong khi các truyền thuyết về lịch sử trong quá khứ dường như đã hoàn tất và người đương thời ứng xử với nó theo những mô thức đã được cộng đồng chấp nhận thì truyền thuyết đương đại là một hệ thống mở, mời gọi mọi người cùng suy ngẫm về những vấn đề đang xảy ra bàng cách chia sẻ trải nghiệm của mình. Có một điểm chung ở nhiều quốc gia là, có những khoảng thời gian khá dài, xã hội ở trong tình trạng biến chuyển chậm, một số giá trị được định hình, vì thế, con người sổng trong các giai đoạn đó tuân theo các công thức ứng xử chung của cộng đồng. Tuy nhiên, ở những giai đoạn xã hội thay đổi với tốc độ nhanh, các hệ giá trị thay đổi, con người bị rơi vào một trạng thái ít nhiều chơi vơi thiếu điểm tựa; vì vậy, có nhu câu mãnh liệt về sự chia sẻ những trải nghiệm của bản thân với cộng đông cũne như nhận sự sẻ chia của người khác. Tình trạng này đặc biệt điên hình cho bối cảnh đương đại, không riêng bất cứ quôc gia nào. C ác nhà nghiên cứu truyền thuyết H o a K ỳ đ ã mau chóng năm b a t n h u cầu của con người trong những giai đoạn xã hội nhiêu đôi th a y và 18
  19. ________ Chương 1 Truyền thuyết với tư cách là một thể loại... từ đó, họ nhận ra và thu thập được những câu chuyện lan truyền trong các cộng đồng dân cư. Với hướng đi này, có thể nói, những tìm tòi của các nhà nghiên cứu truyền thuyết Hoa Kỳ là sự cố gắng bứt phá, thoát ra khỏi ảnh hưởng của truyền thống nghiên cứu truyền thuyết châu Ầu, từ bóng trùm rợp của hai anh em Grimm để bắt nhịp được với những chuyển biến nhanh của đời sống. Với các bộ sưu tập công phu về vô số các bản kể truyền thuyết đương đại, với các công trình nghiên cứu kỹ lưỡng, với hội thảo đột phá vào năm 1969, các tên tuổi Linda Dégh, Jan Harold Brunvand, Wayland D. Hand đã được thế giới biết đến như phát hiện của nước Mỹ về những khám phá mới mè, những sáng tạo không ngừng trong việc tìm kiếm sự bí ẩn không cùng của đời sống tâm linh con người. Có thể kể tên một số công trình tiêu biểu như: Wayland D.Hand, 1971: Truyền thuyết dân gian Mỹ: Kỷ yếu Hội thảo; Jan H.Brunvand, 1981: Ngiĩời khách quá giang; Linda Degh, 2001: Truyền thuyết và niềm tin - Phép biện chứng của một thể loại folklore; Jan Harold Brunvand, 2001: Bách khoa thư về trưyền thuyết đô th ị... Sự tìm tòi của các nhà nghiên cứu truyền thuyết Hoa Kỷ đã gây một hiệu ứng mạnh mẽ tới các nhà nghiên cứu truyền thuyết châu Âu. Năm 1982, tại Trường Đại học Sheffield của nước Anh, một hội nghị quốc tế về truyền thuyết đương đại được tổ chức. Tại hội nghị này, các nhà khoa học châu Âu và Hoa Kỳ đã cùng bàn bạc sâu về truyền thuyết đương đại. Kỷ yếu hội nghị được xuất bản sau đó hai năm, năm 1984. Từ sau hội nghị này, truyền thuyết đương đại nhận được sự quqn tâm rộng rãi và đó là tiền đề cho sự ra đời của Hội Nghiên cứu truyền thuyết đương đại quốc tế (International Society for Contemporary Legend Research)1 vào cuối thập niên 80 thế ki XX và cơ quan ngôn luận của nó, tờ Truyền thuyết đương đại (Contemporary Legend) (mà số lượng các nhà khoa học Hoa Kỳ 1. Hội Nghiên cứu Truyền thuyết đương đại quốc tế (International Society for Contemporary Legend Research - ISCLR) được thành lập năm 1988 với mục đích không chi nghiên cứu truyền thuyết đương đại hay truyền thuyết đô thị mà mở rộng phạm vi nghiên cứu các truyền thuyết đang được kể lại, được lưu truyền trong cộng đồng (any legend that circulates actively). 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0