intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian việt nam: phần 2

Chia sẻ: Hấp Hấp | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:160

126
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 cuốn sách "Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian việt nam" giới thiệu các nội dung chương 3 - việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian trong văn xuôi trung đại. mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian việt nam: phần 2

  1. CHƯƠNG 3 VIỆC VĂN BẢN HÓA TRƯYỂN THUYẾT DÂN GIAN TRONG VĂN XUÔI TRƯNG ĐẠI 1. Vài nét về tình hình ghi chép truyền thuyết trong văn xuôi trung đại Việt Nam 7 ./ẻ ơ/i/ễchép văn học dân gian - bước đi đầu tiên của văn học viết Mặc dù được hình thành tương đối muộn nhưng nền văn học trung đại Việt Nam vẫn mang những đặc điểm giống với văn học viết các nước trên thế giới là bắt đầu bằng việc ghi chép văn học dân gian. Đây chính là hình thức sớm nhất của văn học trung đại, hay nói như B.L.Riftin, là giai đoạn "hậu cổ đại" hoặc "trung cổ sơ kỳ"1. Tác giả người Nga là N.P.Podơnhepca cũng nói rằng, "văn học dân gian được ghi chép là hình thức quá độ giữa văn học dân gian và văn học thành văn... Sáng tác của tác giả dân gian được ghi lại và dần dần sau này, việc sử dụng bản ghi ấy bước vào hệ thống và thế là đã có điều kiện để bẳt đầu thời kì quá độ từ truyền thống truyền miệng sang truyền thống văn tự. Nhận xét trên cũng giải thích luôn cả những hiện tượng được phát hiện trong các di tích của văn học cổ đại phương Đông mang những đặc điểm của sáng tác truyền miệng nhưng ngày nay lại đến với chúng ta trong hình thức của sáng tác có văn tự. Hiện tượng này chứng tỏ ràng, những lớp mới liên quan đán những thời kỳ khác nhau cứ dần dần được bổ sung 1. B.L.Riítin, Sứ thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc, Phan Ngọc dịch từ nguyên bản tiếng Nga, Nxb. Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đôns Tây, 2002. 201
  2. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VẢN BẢN HÓA. vào cái hạt nhân cơ bản đã thấm trong mình di sản của vãn học truyền miệng dân gian"1. Nghiên cứu thực tế văn học trung đại Việt Nam, tác giả Kiều Thu Hoạch cũng có nhận xét ràng, "quy luật chung cùa nhiều nền văn học viết đều khởi đầu bằng việc ghi chép folklore. Các loại hình văn học tự sự trong văn học viết Việt Nam thời trung cận đại cũng không nằm ngoài quy luật đó"2. Tuy nhiên, bước qua thời trung cổ sơ kỳ, vào thời trung cổ phát triển, văn học viết vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với văn học dân gian với tính chất, mức độ và biểu hiện khác nhau. Mười thế ki văn học trung đại Việt Nam (X-XIX) cũng đã trải qua những bước phát triển mang tính quy luật như vậy. Căn cứ vào đời sổng tác phẩm, văn học trung đại được chia làm 3 thời kỳ: X-XIV, XV-XVIII, XVIII-XIX. Từng thời kì đó, văn học trung đại Việt Nam đã có mối quan hệ đặc biệt với văn học dân gian. Thế kỉ X-XIV được các nhà nghiên cứu thống nhất là giai đoạn văn xuôi tự sự lấy việc ghi chép truyện dân gian làm nền tảng, với các tác gia tiêu biểu là Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp và sau đó là Vũ Quỳnh, Kiều Phú. Ở thế ki XV, XVI, xu hướng ghi chép văn học dân gian đã được thay thế bàng xu thế văn học hóa truyện dân gian mà các tác gia tiêu biểu là Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ. Thế kỷ XVII có sự vắng bóng của văn xuôi tự sự. Thế kỷ XVIII, XIX là giai đoạn văn xuôi phát triển rực rỡ, bên cạnh những sáng tạo nghệ thuật đích thực vẫn tồn tại những truyện dân gian được ghi chép lại theo quan điểm và phương pháp mới. Vì thế, trong phạm vi cuốn sách này, chúng tôi dừng lại khảo sát hai giai đoạn trong tiến trình văn xuôi tự sự trung đại có ghi chép truyền thuyết dân gian, đó là giai đoạn thế ki X-XIV và giai đoạn XVIII, XIX. Văn xuôi tự sự trung đại bao gồm hai bộ phận là văn học chức năng và văn xuôi nghệ thuật, về bộ phận văn học chức năng, ờ 1. N.P.Podơnhepca, "Vấn đề phân chia thời kì những nền văn học cổ đại phương Đông", Tạp chí Các dãn tộc châu Á cháu Phì, M.1962, Bản dịch chép tay, Thư viện Viện Văn học, kí hiệu DL.552, 1962, tr.13. 2. Kiều Thu Hoạch, "Vai trò cùa truyện kể dân gian đối với sự hinh thành các thể loại tự sự trong văn học Việt Nam", in trong sách Văn hóa dân gian, những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb. Khoa học xã hội, H. 1989, tr.93. 202
  3. Chuang 3. Việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian.. Chương 2, chúng tôi đã khảo sát 2 thể loại tiêu biểu có mối quan hệ chặt chẽ với truyền thuyết dân gian là sử và thần tích. Ở chương này, chúng tôi sẽ khảo sát bộ phận văn xuôi nghệ thuật để tiếp tục tìm hiểu diện mạo của truyền thuyết trong quá trình văn bản hóa với dấu ấn của tác giả cũng như sự tác động trở lại của những đặc trưng truyền thuyết với việc coi nó là đổi tượng để ghi chép. 1.2. Văn bản hóa và văn học hóa Việc tiếp nhận văn học dân gian của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam diễn ra theo hai hướng: văn bản hóa và văn học hóa. Văn bản hóa là việc ghi chép lại truyện lưu hành trong dân gian theo cách của từng tác giả chứ không hư cấu thêm. Ở hựớng này, tác giả văn xuôi trung đại thường lấy cả cốt truyện lẫn các motif để tổ chức, sắp xếp thành truyện. Đóng góp của họ đổi với văn học viết ở đây là việc xâu chuỗi, lắp ghép tổ chức những mẩu kể có tính chất tự sự trong dân gian thành truyện kể tương đối hoàn chỉnh. B.L.Riftin cho biết, ở các nước phương Đông, "những thủ pháp kể chuyện truyền miệng ở các dân tộc cũng như những cách ghi các tác phẩm truyền miệng ở giai đoạn đầu rất gần gũi nhau"1. Do đó, không có gì là lạ khi bộ phận văn học này vừa là đổi tượng của văn học viết, vừa là đối tượng của văn học dân gian. Tương ứng với giai đoạn đầu của văn học trung đại Việt Nam, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, là hai tác phẩm nổi bật mà chúng tôi sẽ chọn để khảo sát là Việt điện u lỉnh (1329, Lý Tế Xuyên) và Lĩnh Nam chích quái (thế kỉ XIV, Trần The Pháp). Văn học hóa là việc lẩy một yếu tố của văn học dân gian (cốt truyện hoặc motif, đề tài, nhân vật) để sáng tạo nên một truyện kể hoàn toàn mới. Hiện tượng này thường được gọi là "sự vay mượn" văn học dân gian (B.L.Riữin). ở Việt Nam, xu hướng này tương ứng với 2 giai đoạn văn học trung đại: XV-XVIII, XVIII-XIX mà nổi bật là hai thể loại truyện ký và truyện truyền kỳ. l ề B.L.Riftin, Sừ thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc, Phan Ngọc dịch từ nguyên bản tiếng Nga, Nxb.Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2002. 203
  4. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA Khi tìm hiểu những thủ pháp phân tích loại hình để xác định vị trí của một hiện tượng văn học trong quá trình văn học thế giới, B.L.Riữin cho rằng, cần phải làm sáng tỏ 3 tiết diện (3 lớp): lớp tư tưởng, lớp miêu tả và lớp tự sự. Trong 3 lớp này, lớp tự sự (cách tổ chức cốt truyện, phong cách riêng của người kể chuyện) được ông coi là "gắn liền với với những hình thức văn học dân gian nguyên thuỷ, chẳng hạn, gắn liền với sự xuất hiện truyện truyền miệng băng văn xuôi ở giai đoạn đầu (đối với Trung Quốc và Cận Đông), và vượt lên trước sự tiến triển của tư tưởng và sự miêu tả"1. Như vậy, nhìn từ góc độ loại hình, ta có thể thấy lớp tự sự (tức là cách tổ chức cốt truyện và phong cách kể chuyện dân gian) mà B.L.Riíìtin nói ở đây tương ứng với truyện văn xuôi trung đại Việt Nam ở giai đoạn đầu, khi xu hướng văn bản hóa là xu hướng chủ đạo để xây dựng nền móng cho văn xuôi tự sự trung đại. Còn lớp miêu tả và tư tưởng (khi các thủ pháp miêu tả hiện thực và những ý tưởng chủ quan của nhà văn về hiện thực được chú trọng) thì tương ứng với giai đoạn sau của văn học trung đại, khi xu hướng văn học hóa phát triển mạnh và văn xuôi trung đại "bứt khỏi lối tự sự dân gian và văn học chức năng"2 để xây dựng cho mình một truyền thống nghệ thuật riêng. Tuy nhiên, sự phân biệt "văn bản hóa" và "văn học hóa" ở đây chỉ là tương đối. Bởi vì, như đã nói ở trên, xu hướng văn bản hóa mà chúng tôi nói đến ở đây khác căn bản với việc sưu tầm, ghi chép truyện dân gian, khi mà người sưu tầm luôn cổ gắng ghi lại ờ mức trung thành nhất lời người kể trong dân gian. Còn trong các tác phẩm văn xuôi trung đại ở giai đoạn đầu (thế kỉ X - thế kỉ XIV), các tác giả đã sử dụng truyện dân gian theo sự quy định của thể loại hoặc theo ý đồ của riêng mình. Như vậy, việc "văn bản hóa" trong bản thân nó đã là một thao tác mang tính "văn học hóa" rồi. Vì thế, 1. B.L.Riftin, Sử thi lịch sừ và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc , Phan Ngọc dịch từ nguyên bàn tiếng Nga, Nxb.Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2002, tr. 117. 2. Nguyễn Đăng Na, "Tự sự lịch sử trong văn học trung đại Việt Nam - những đặc điểm cùa bước đi ban đầu", Tạp chí Văn học, sô 12, H. 1999, tr.21. 204
  5. Chương 3. Việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian... có thể nói, "văn bản hóa" là một cấp độ, một giai đoạn của "văn học hóa". Chính vì vậy, văn xuôi trung đại Việt Nam, có một điều đặc biệt là, ở giai đoạn sau của văn xuôi trung đại (giai đoạn trung đại phát triển) thì xu hướng thứ nhất, xu hướng văn bản hóa truyện kể dân gian vẫn còn tồn tại. Nghĩa là trong các tập truyện ký vẫn còn có rất nhiều truyện kể dân gian được ghi chép lại mà không có sự hư cấu sáng tạo để trở thành một tác phẩm văn học viết thực sự. Xu hướng này chẳng những không mâu thuẫn với xu hướng văn học hóa văn học dân gian, xu hướng phát triển văn xuôi nghệ thuật đích thực mà là những đường nét, những sắc màu làm sinh động bức tranh văn học trung đại. Đây cũng chính là một biểu hiện của "sự không thuần chủng về thể loại"1 trong văn học trung đại mà các nhà nghiên cứu thường nói đến. Sự khác nhau của 2 khái niệm này trong chuyên khảo mà chúng tôi muốn nói đến là ở chỗ: khái niệm "văn bản hóa" dùng để chỉ những tác phẩm sử dụng chất liệu văn học dân gian - cụ thể ở đây là truyền thuyết dân gian, khá trung thành với sự tồn tại của nó trong môi trường dân gian; còn khái niệm "văn học hóa" dùng để chỉ những những tác phẩm mượn chất liệu văn học dân gian (cụ thể là truyền thuyết dân gian) để thể hiện những vấn đề của đời sống đương đại với một khuynh hướng cảm hứng khác hẳn. Ở những tác phẩm "văn bản hóa", có sự tồn tại rõ rệt những hạt nhân đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian (cảm hứng tôn vinh lịch sử, thời gian lịch sử - cảm giác, không gian lịch sử mang tính thiêng, ám ảnh về phép lạ hiện hữu, những tác động của thế giới siêu hình đến đời sống thường nhật...); còn ở tác phẩm "văn học hóa" các hạt nhân đặc trưng của thể loại truyền thuyết đã mờ nhạt, có khi thay đổi hẳn tính chất (thời gian đời thường, nhân vật đời thường, không gian sinh hoạt đời thường, thần thiêng đã bị hạ bệ...). Nội dung khảo sát cùa Chương 3 là tìm hiểu nhừng mức độ đậm nhạt khác nhau của sự lưu giữ những hạt nhân đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian trong văn xuôi trung đại, từ đó, tìm hiểu 1. Nguyễn Đăng Na, Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 1, Nxb. Giáo dục, H. 1999, tr.18. 205
  6. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VẢ VIỆC VÁN BẢN HÓA ệ vai trò của truyền thuyết dân gian trong sự hình thành và phát triên của các giai đoạn văn xuôi trung đại Việt Nam. Dựa trên cơ sờ những đặc trưng truyền thuyết, cộng với những yếu tổ có trong văn bản như lời của chính tác giả về xuất xứ của truyện, về cách ghi chép, mục đích ghi chép... để chọn lọc những truyện dân gian được ghi chép trong những tập ký này làm đối tượng khảo sát. Cụ thể, ờ giai đoạn văn xuôi XIV-XV là Việt điện u lỉnh và Lĩnh Nam chích quái; ở giai đoạn XVTII-XIX là các tập: Công dư tiệp ký (1755, Vũ Phương Đề), Lan Trì kiến văn lục (cuối thế kỉ XVIII, Vũ Trinh), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án), Hát Đông thư dị (cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Thượng Hiền), Vân nang tiểu sử (cuối thế kỉ XIX, Phạm Đình Dục). Như vậy, khảo sát kho tàng văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam, chúng tôi chỉ tìm hiểu những tác phẩm văn bản hóa truyền thuyết dân gian mà không tìm hiểu những tác phẩm văn học hóa truyền thuyết dân gian. Bởi lẽ, căn cứ vào những đặc điểm loại hình của văn học trung đại cũng như tình hình văn xuôi trung đại Việt Nam, truyền thuyết dân gian được giừ lại ở mức cao nhất là những tác phẩm ghi chép văn học dân gian, ở đó, nó tồn tại ở cấp độ truyện dân gian với một sinh mệnh khá trọn vẹn. Còn trong những tác phẩm văn học viết lấy văn học dân gian làm chất liệu (mà chúng tôi gọi là xu hướng văn học hóa truyện dân gian), thì truyền thuyết dân gian chỉ còn lại ở cấp độ yếu tố hoặc thủ pháp nghệ thuật mà thôi. Những đơn vị nghệ thuật này hoàn toàn phụ thuộc vào cảm hứng sáng tạo và chiều hướng hư cấu của nhà văn. Ví dụ trong truyền thuyết dân gian, motif người kết hợp với thần thường biểu hiện ý chỉ của thánh thần, khát khao của cộng đồng về sự xuất hiện của người anh hùng để giải quyết nhiệm vụ cấp bách của lịch sử. Ý nghĩa thiêng này còn giữ lại được trong sử, thần tích, và những tập văn xuôi tự sự trung đại giai đoạn đầu như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái', song đến truyện ký thế kỉ XVIII-XIX thì motif này đã được sử dụng để biểu thị một ý đồ khác hẳn. Đơn cử truyện Truyện người giao hợp vói rồng trong tập Truyện ký trích lục (không rõ tên tác giả). Truyện kể rằng: "Bấn Bạch Hạc là nơi hợp lưu của ba nhánh sông Nhĩ Hà, có một nhà thuyên chài thường 2 06
  7. Chương 3. Việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian.. cắm thuyền ở giữa dòng. Hai vợ chồng chưa có con cái, cất vó được ít cá đem bán sống qua ngày. Hàng năm, cứ đến mùa hạ, gió mưa sấm sét nổi lên, thường chịu cảnh sống bên cạnh sóng gió. Người chồng nói: - Tôi nghe nói, loài rồng có tính rất dâm, giao hợp với người thì sinh ra ngựa câu, giao hợp với ngựa thì sinh ra phượng hoàng, giao hợp với lợn thì sinh ra bà long, giao hợp với vượn thì sinh ra voi. Mùa hè năm nay thường thấy rồng xuất hiện. Nàng nên giao hợp với nó một lần, hoặc sẽ sinh một chú rồng con, ắt là đại quý. Người vợ thuyền chài cười lớn, nói: - Phú quý tự có số, chàng chỉ nghĩ xằng, xưa nay chưa nghe thấy chuyện ấy bao giờ. Vợ chồng cùng cười phá lên rồi thôi. Nhưng rồi một hôm, một dải mây đen xuất hiện, sóng gió ầm ầm xô tới, bồng trong đám mây đen ấy, rủ xuống một dải khí trắng, hình dáng giống đuôi rồng. Người chồng bảo vợ mau nằm ngửa bên bến sông. Người vợ bất đắc dĩ, thân không một mảnh vải, nằm ngửa ra, không thấy rồng giao hợp chỉ cảm thấy mình như bị một vật gì đè xuống. Xong, trở về thuật lại đầu đuôi cho chồng nghe. Người chồng nói: - May làm sao, sau nhất định sinh ra rồng con rồi! Chẳng bao lâu, người vợ bồng thấy mình có thai, mọi người rất lấy làm lạ. Đúng một năm thì đẻ ra một cái bọc, rạch ra được một bé trai biết nói ngay, nhưng chỉ biết có mẹ, ngoài ra không còn biết có ai nữa. Năm sáu tuổi, đứa bé đã thích bơi trong nước, coi mặt nước như đất bàng. Cậu bé thường lấy những báu vật dưới sông về cho mẹ, gia tư vì thế ngày một giàu có. Đến khi mẹ chết, đứa bé cũng lặn xuống nước không thấy trở lại nữa"1. Rõ ràng ở đây, m otif mang tính thiêng đặc trưng của truyền thuyết đã bị thế sự hóa cao độ. Sự hòa hợp với thần nhân để tạo ra 1. Trần Nghĩa (chủ biên), Tổng tập tiếu thuyết chữ Hán Việt Nam, Tập 1, Nxb. Thế giới, H. 1997, tr.277. Từ đây, các tài liệu vãn xuôi trung đại được ghi nguồn trích dẫn là Tổng tập. 207
  8. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VÂN BẢN HÓA. motif "ra đời kỳ lạ" không còn là biểu hiện thiêng liêng trọng đại của dân tộc mà chỉ là sự vụ lợi của một cá nhân. Đẳng cấp tôn ti trong truyền thuyết đã bị hạ xuống đời thường. Biêu tượng truyên thuyết đã bị giải thiêng, để lắp ghép vào một cơ thể mới, mang những nét nghĩa mới, mất hẳn khuôn dạng ban đầu. Cân lưu ý ở đây điểm nhìn "cộng đồng" và điểm nhìn "thế sự" trong hệ quy chiếu nội dung thể loại đã nêu ở Chương 1. Chuyển điểm nhìn, các nguyên tắc thể loại đã bị phá vỡ, yếu tố của hệ thống này chuyển sang hệ thống khác, phục vụ một ý đồ nghệ thuật khác. Đó là lý do khiến chúng tôi không chọn những tác phẩm văn học hóa truyện dân gian làm cứ liệu để khảo sát. 1.3. Chất dân gian của những truyền thuyết được văn bản hóa 1.3. ỉ. Đặc trưng thể loại và việc giới hạn tài liệu khảo sát Khi khảo sát văn học dân gian qua văn bản, một số nhà nghiên cứu thường có xu hướng chọn các "văn bản chuẩn". Đối với tác giả Phong Châu, Vũ Ngọc Phan đó là văn bản có "tính dân gian nhất" [Phong Châu: 1972/24-34], [Vũ Ngọc Phan: 1975/64-74]'. Vậy văn bản có tính dân gian nhất là gì? Các tác giả đều nhất trí đó là những văn bản giữ được nhiều nét đặc trưng thể loại nhất. Điều này có nghĩa là, khi sáng tác một tác phẩm văn học dân gian, thể loại, hiểu theo nghĩa là một thái độ đối với thực tế, một cách thể hiện đời sống và tự biểu hiện mình, có một quy định lớn đối với sự phản ánh. Mặc dù, trong từng tác phẩm văn học dân gian có thể có sự đan xen thể loại, tuy nhiên, dấu ấn nổi trội (mà một sổ tác già gọi là các lóp thể loại) như là những tín hiệu chính để nhận diện tác phẩm vẫn có thể nhận ra được. Đồng ý với quan điểm này, chúng tôi coi những đặc trưng của thể loại truyền thuyết đã được xác định ở Chương 1 là những dấu hiệu đế nhận diện truyền thuyết được ghi chép trong các tác phâm 1. Phong Châu, "Bàn về vấn đề văn bản truyện cổ dân gian", Tạp chí Văn học. số 6, H. 1972, tr.34. Vũ Ngọc Phan, "Vấn đề viết hay kể truyện cổ dân gian", Tạp chí Văn học. số 2, H. 1975, tr.74 2 08
  9. Chương 3. Việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian.ể văn học viết. Với những tác phẩm văn xuôi sử dụng truyền thuyết như một chất liệu mà không tôn trọng đặc trưng thể loại sẽ không được chọn để khảo sát. Ờ phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày những căn cứ khảo sát của mình. 1.3.2. Truyền thuyết được văn bản hóa, một dạng đặc thù của truyền thuyết dân gian * Nhìn từ ngôn ngữ truyện kể Chúng ta biết rằng, truyện kể dân gian tồn tại trong môi trường diễn xướng, mà đơn giản nhất là môi trường kể miệng. Ngoài tính chất khẩu ngữ khi kể, ngôn ngữ truyện dân gian được trợ giúp những yếu tố ngoài lời như cách lên giọng, ngắt giọng, động tác, cử chỉ, nét mặt của người kể... nên ngôn ngừ kể không cần phải trau chuốt như ngôn ngữ viết mà vẫn có khả năng biểu đạt cao. Khi nghe, người nghe được đặt vào một tâm trạng háo hức để nhập thân vào thế giới mà truyện kể tạo nên thông qua sự nhập thân của người kể. Ở đây, ngôn từ không phải là yếu tố quan trọng nhất. Tiong môi trường diễn xướng khác như lễ hội, thờ cúng, thì truyện kể dân gian được truyền vào người nghe/xem bằng tính chất thiêng thông qua con đường niềm tin. Kênh đặc biệt này có thể thẩm thấu được tất cả sự huyền diệu, phi thường của truyện dân gian, những yếu tố chắc chắn không diễn ra trong đời thực. Như vậy, ở môi trường diễn xướng nào người nghe/xem cũng đều được đặt vào một tâm thế đặc biệt, tâm thế đón chờ một thế giới kỳ diệu. Đó là một điều kiện rất thuận lợi cho việc tiếp nhận truyện dân gian. Nhưng khi truyện dân gian được cố định bàng văn bản hóa, do mất đi sự trợ giúp của các yếu tố ngoài ngôn ngữ, và chỉ còn là phương tiện biểu hiện duy nhất là ngôn ngữ thì ngôn ngữ truyện ở đây thường phải trau chuốt hơn, các thủ pháp của văn học (miêu tả, biểu hiện) phải sử dụng nhiều hơn để vừa có tính biểu đạt cao, vừa giữ được cách kể trong dân gian. Đó là điều khác nhau rất lớn của truyện kể trong môi trường truyền miệng và truyện được văn bản hóa. Truyền thuyết được văn bản hóa có thể nói là một hình ảnh đã bị khúc xạ của truyền thuyết dân gian, mà độ khúc xạ dễ nhận thấy nhất là ngôn ngữ kể chuyện. Tuy nhiên có thể thấy, 2 09
  10. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA ế trong một thời gian rất dài, hình ảnh bị khúc xạ đó là hình anh hiêm hoi mà ta có thể biết được về truyền thuyết dân gian, thậm chí nhiều khi là duy nhất. Vì vậy, các thư tịch nhiều khi là con đường duy nhất để khám phá hành trình tinh thần của cha ông được phản ánh trong vãn học dân gian. Đó là lý do đê nghiên cứu truyên thuyêt dân gian qua thư tịch. Tuy nhiên, trong nhiều điều kiện không có môi trường diễn xướng, nhất là tình trạng hiện nay, truyện kể dân gian được đông đảo tiếp nhận qua khâu đọc. Để người đọc tiếp nhận, lĩnh hội được vẻ đẹp đích thực của truyện dân gian, các bản kể cần tiếp tục truyền thống nào, truyền thống dân gian hay truyền thống của loại truyện được văn bản hóa. Một vấn đề có liên quan đến việc văn bàn hóa truyền thuyết dân gian được thảo luận gần đây là việc viết hay kể truyện dân gian? * Cách kế chuyện, hay là vấn đề viết hay kể truyện dán gian Khi bàn về vấn đề này, một số tác giả cho rằng cần phải viết lại truyện dân gian. Tác giả Vũ Ngọc Phan cho rằng: "Ke có nghĩa là viết truyện cho người ta đọc", và "vấn đề rút ra là chúng ta phải viết truyện dân gian thế nào cho hay để cả người lớn và trẻ em đêu nhận thấy là truyện hấp dẫn mà vẫn dân gian" [Vũ Ngọc Phan: 1975/64- 74], Tác giả Lã Duy Lan cho rằng, cách biên soạn truyền thuvết theo kiểu văn nói sẽ làm cho truyền thuyết có cốt truyện đơn giản, ít chi tiết, nhân vật thì không được khắc họa tâm lý. Do đó, Lã Duy Lan chủ trương như sau: "Cách biên soạn truyền thuyết theo hình thức văn nói quả đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần được khắc phục. Và cách khắc phục đó chẳng có gì khác hom là biên soạn theo hình thức văn viết... Có thể đi sâu vào đời sổng tâm lý của nhân vật, bởi vì chỉ có đi sâu vào đời sống tâm lý nhân vật mới khăc phục được tình trạng sơ sài và mâu thuẫn trong hành vi nhân vật, mà ờ cách biên soạn theo hình thức văn nói ít nhiều đều đã vấp phái và không sửa chừa nổi"1. Với quan niệm này, những truyên thuyêt mà 1. Lã Duy Lan (1997), Truyền thuyết Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin. H. 1997, tr. 16-17. 210
  11. ______ Chương 3. Việc vãn bản hóa trnỵển thuyết dân gian... Lã Duy Lan biên soạn lại đã xa rời đặc trưng thể loại và đánh mất hoàn toàn chất dân gian của chúng. Một số tác giả khác thì lại cho rằng, cần phải kể truyện dân gian (kể ở đây hiểu theo nghĩa là chép truyện dân gian theo cách kể trong dân chúng). Tác giả Phong Châu cho rằng, truyện dân gian là để kể, vì vậy, cần phải kể sao cho có chất dân gian nhất. Ý kiến này đã chú trọng đên tính chất truyền miệng của truyện kể dân gian. Tuy nhiên, tác giả lại không chủ trương sưu tầm truyện dân gian trong đời sống để ghi lại mà chủ trương chỉnh lý truyện dân gian theo một bản gốc. Ỏng cho rằng, truyện dân gian như những viên ngọc cần phải mài mới sáng. Như vậy, từ việc đặt truyện kể dân gian trong môi trường diễn xướng, ông lại quay sang tìm những văn bản tĩnh. Chính vì vậy, trong khi tìm kiếm một văn bản lý tưởng, ông đã trừu tượng hóa quá trình vận động của truyện dân gian trong lịch sử mà cho rằng, tất cả các văn bản truyện dân gian đều chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với người chỉnh lý. Thực ra, những văn bàn truyền thuyết có trong các thư tịch không nằm trong vị trí chính phụ mà là những bản kể ở nhiều thời điểm, từ nhiều góc độ mà qua đó, ta có thể hiểu được sự vận động của truyền thuyết trong thời gian. Việc chỉnh lý truyện dân gian lại là một cách văn bản hóa truyền thuyết trong thời đại mới; chúng sẽ bị khúc xạ thêm một lần nữa khi được chỉnh lý, nhào nặn, cắt gọn theo quan điểm của người chỉnh lý. * Văn bản trong mỗi quan hệ với việc nghiên círu văn học dân gian trong tong thể Tất cả những điều vừa nói ở trên đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian trong các văn bản. Điều đó có phải đồng nghĩa với việc thuần tuý chú trọng ngôn từ trong truyền thuyết dân gian hay không? Thực tế nghiên cứu cho thấy, các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã có ý thức đặt yếu tố ngôn từ trong tính tổng thể folklore. Tác giả nổi bật phải kể đến là Nguyễn Văn Huyên mà những công trình dân tộc học, xã hội học của ông đã đạt tới những mẫu mực về việc nghiên cứu folklore ngôn từ. Đó là các công trình: Hát đổi đáp 211
  12. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA. của nam nữ thanh niên ở Việt Nam, Góp phần điều tra một vị thành hoàng Việt Nam: Lý Phục Man, Hội Phù Đổng, một trận đánh thán kỳ trong truyền thuyết Việt Nam, ... Các tác giả sau ông cũng có những đóng góp cho hướng nghiên cứu văn học dân gian trong tông thể folklore. Thống kê 7 loại tài liệu cần tiến hành sưu tầm khi tìm hiểu văn học dân gian ở nông thôn, các nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đổng Chi và Đặng Nghiêm Vạn đã chú ý tới vai trò của chính bản thân tác phẩm văn học dân gian cùng với nguồn thư tịch trong mối quan hệ với không gian, di tích, tổ chức sinh hoạt, nghệ nhân, phong tục, nghi lễ1. Từ việc khảo sát một tác phẩm cụ thể, một số tác giả đã mô tả các diễn xướng văn nghệ dân gian kèm theo lời mà họ sưu tầm được như Cao Huy Đỉnh với Ngirời anh hùng làng Dỏng [Cao Huy Đỉnh: 1969], Đặng Văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Nợi với cuốn Mo Mường2. Theo tác giả Nguyễn Thị Hiền, đây cũng là vấn đề thường xuyên được thảo luận trong giới nghiên cứu folklore thế giới [64/79-98]. Tác giả cho biết, trong các nhà folklore trên thế giới, một số thì quan niệm folklore là di sản quá khứ nên đã ghi chép lại nhiều văn bản mà bỏ qua các thông tin về văn cảnh, còn sổ khác thì coi folklore là một quá trình, nó không mất đi, do đó, cần miêu tả nó như nó đang tồn tại trong thực tế. Các quan niệm này đã được thể hiện trong những công trình nổi tiếng về việc nghiên cứu qua văn bàn cũng như qua diễn xướng. Alan Dundes, nhà nghiên cứu folklore Hoa Kỳ, quan niệm rằng, folklore cần được xác định bằng ba cấp độ là kết cấu ngôn từ, văn bản và ngữ cảnh. Quan niệm này ít nhiều có sự gặp gỡ với quan niệm của các nhà nghiên cứu Cao Huy Đinh, Nguyễn Đổng Chi và Đặng Nghiêm Vạn đã nêu ở trên. Trone ba cấp độ này, văn bản là một cấp độ không thể thiếu và rất cần nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể với môi trường diễn xướng. 1. Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đổng Chi và Đặng Nghiêm Vạn, Phương pháp siru tâm văn học dân gian ở nông thôn, Vụ Văn hóa quân chúng xuât bản. H. 1969, tr.42. 2. Đặng Văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Nợi, Mo Mưòmg, Nxb. Văn hóa dân tộc, H. 1996. 212
  13. Chương 3. Việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian.. Ờ Việt Nam, cần phải thừa nhận là việc nghiên cứu văn học dân gian ở thế kỉ XX tập trung nhiều vào phân tích văn bản mà chưa chú ý nhiều đến bối cảnh diễn xướng (không gian diễn xướng, thời gian diễn xướng, đặc điểm người diễn, người nghe.ễ.). Việc sưu tầm văn học dân gian Việt Nam trong thế ki XX cũng tập trung nhiều vào yếu tổ ngôn từ mà chưa có sự chú ý thích đáng tới việc ghi âm và quay băng chụp ảnh. Chính vì thế, với những giai đoạn mà ta không còn có cách nào phục chế lại môi trường diễn xướng thì việc nghiên cứu qua văn bản là một hướng cần thiết và không có sự lựa chọn khác. Các tác giả Trần Nghĩa [Trần Nghĩa: 1962], Đặng Văn Lung đã thu được kết quả từ hướng nghiên cứu này [Đặng Văn Lung: 1990]. Nểu nhìn từ lý thuyết tiếp nhận, lịch sử văn học viết có thể coi là lịch sử của những cách đọc thì lịch sử văn học dân gian có thể coi là lịch sử của những cách diễn. Với truyền thuyết dân gian, do tính đa dạng của đối tượng và mục đích diễn xướng nên trong nhiều trường hợp, có thể tìm hiểu qua lịch sử của những cách kể. Bên cạnh đó, nếu sự vận động của văn học dân gian được coi là sự vận động của các thể loại thì sự vận động của các thể loại có thể được coi là sự vận động của các tác phẩm. Văn xuôi trung đại Việt Nam qua nhiều giai đoạn phát triển, bằng việc ghi chép truyền thuyết dân gian, đã phản ánh sự vận động của các tác phẩm truyền thuyết dân gian. 2. Việc ghi chép truyền thuyết dân gian trong văn xuôi tự sự thế kỉ X-XIV Trong phần này, chúng tôi sẽ khảo sát sự vận động của các bản kể truyền thuyết dân gian trong một số tác phẩm văn xuôi trung đại để từ lịch sử của những cách kể mà hiểu thêm về một thể loại của văn học dân gian cũng như một bộ phận của văn học viết thời trung đại. Ở đây, hai tác phẩm Việt điện u linh, và Lĩnh Nam chích quái được chọn để khảo sát. Là một tập hợp thần tích nhưng Việt điện u linh không được xếp vào phần thần tích ở Chương 2. Bởi vì, về mặt nehệ thuật tự sự. dù mang nhiều yếu tố của thần tích nhưng tính chất trần thuật của thể loại truyện rất đậm trong Việt điện u linh đã 213
  14. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VẢ VIỆC VẦN bản h ó a . khiến tác phẩm có vai trò quan trọng trong sự phát triển văn xuôi tự sự trung đại. v ề mặt đề tài, Việt điện u linh đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của thể loại truyện lịch sử, một trong những thể loại của hệ thống văn xuôi trung đại. Nhận xét về đề tài của 2 tác phẩm này, tác giả Kiều Thu Hoạch viết: "Có thể nói, do nội dung như vậy, Việt điện u lỉnh và Lĩnh Nam chích quái là hai tác phâm đã đặt nền móng đầu tiên cho thể loại truyện ký lịch sử ờ các thời đại sau" [Kiều Thu Hoạch: 1989/77]. Nhà thư tịch học Trần Văn Giáp còn cho biết một loạt tác giả thời kỳ sau đã trùng bô, tục biên, hiệu đính Việt điện u linh như Nguyễn Văn Chất, Lê Tự Chi, Kim Miện Muội, Lê Hữu Hỉ, Cao Huy Diệu, Ngô Giáp Đậu, Gia Cát Thị1, v ề mặt nghệ thuật, những motif truyện dân gian mà tác giả Việt điện u linh sử dụng được Nguyễn Đăng Na cho là đã góp phần đặt nền móng để hình thành hai dòng truyện về nhân vật lịch sử và truyền kỳ của giai đoạn sau [Nguyễn Đăng Na: 1999/23]. Khảo về văn học giai đoạn này, Nguyễn Đổng Chi mặc dù nhấn mạnh tính chất thần tích và sử trong Việt điện u linh nhưng vẫn xếp Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái vào mục truyện cổ2, Dương Quảng Hàm thì xếp vào phần truyện ký3, Đinh Gia Khánh xếp vào mục truyện ký có tính chất sử học và văn học4, Nguyễn Đăng Na xếp Việt điện u linh vào loại truyện lịch sử tôn giáo còn Lĩnh Nam chích quái vào loại truyện dân gian [Nguyễn Đăng Na: 1999/22]. Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều xếp Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái vào phần "truyện văn xuôi trung đại". Vậy, khi nghiên cứu hai tác phẩm này, khái niệm truyện ở đây cần được hiểu như thế nào? Nguyễn Đăng Na cho rằng, "hai hạt nhân tạo nên 1. Trần Văn Giáp, Tim hiểu kho sách Hán Nôm, Tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, H. 1990, tr. 182. 2. Nguyễn Đổng Chi, Sơ thào lịch sừ văn học Việt Nam, Quyến I (Phần ngữ ngôn văn tự và văn học truyền miệng), Nxb. Vãn Sử Địa, H. ] 957, tr.50. 3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yêu, Nxb. Tòng họp Đỏng Tháp. 1993, tr.25. 4. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương: Văn học Việt Nam thế ki X - nửa đầu thế ki XVIII, Nxb. Giáo dục, H. 1998, tr. 129. 214
  15. Chương 3. Việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian.Ể truyện là nhân vật và cốt truyện" [Nguyễn Đăng Na: 1999/21]; Nguyễn Huệ Chi thì cho rằng, trong giai đoạn văn học Lý Trần, truyện là một thể loại trong truyện kể. Truyện kể có đặc trưng là "bắt đầu hình thành một cốt truyện, tình tiết hoặc phong phú, hoặc đơn giản. Và xoay quanh cốt truyện là những nhân vật được khắc họa nhiều khi rất sinh sắc"1. Như vậy, đặc trưng của thể loại truyện là cốt truyện, tình tiết, nhân vật. Các yếu tố hạt nhân này sẽ được dùng đê khảo sát đặc trưng của truyện kê dân gian trong Việt điện u lỉnh, Lĩnh Nam chích quái cũng như truyện dân gian được ghi chép trong truyện ký thể ki XVIII-XIX. 2.1. Truyền thuyết dân gian trong "Việt điện u linh " Trước khi đi vào tìm hiểu diện mạo của truyền thuyết dân gian trong Việt điện u linh, thiết tưởng cần nói qua về văn bản. Mặc dù không làm công tác văn bàn học, song việc chọn văn bản nào của Việt điện u linh lại nảy sinh vấn đề. Bản tài liệu chúng tôi sử dụng là bản dịch của Trịnh Đình Rư (do Đinh Gia Khánh bổ sung trong lần tái bản) từ bản A.7512. Thế nhưng theo Nguyễn Đăng Na thì trong 8 bản Việt điện u linh có ở Thư viện Viện Hán Nôm, bản A.751 không phải là bản cổ nhất3. Do đó, các phân tích về nghệ thuật trần thuật của Việt điện u linh trong chuyên khảo này sẽ giới hạn ờ việc phân tích tác phẩm này tại văn bản A .751. (Sự phân tích việc sử dụng truyền thuyết trong các văn bản Việt điện u linh khác có thể sẽ có những điểm khác so với kết quả phân tích ở đây). Phải nói ngay là Việt điện u linh đã ghi chép nhiều truyện kể về tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, biểu hiện của quan niệm thần thoại về thế giới của nhân dân ta. Trong 27 truyện được thống kê trong Việt điện u linh thì có tới 13 truyện (gần 50%) ghi chép về tục thờ 1. N g u y ễ n H uệ C h i, Thơ văn Lý Trần, Tập 1, N xb. K h o a học xã hội, H. 1977, tr. 183. 2. Lý Te Xuyên, Việt điện u linh, Trịnh Đình Rư dịch, Nxb. Văn học, H. 1972. 3. N guyễn Đ ăng Na, "Tim hiểu quan điểm biên soạn và phương pháp biên soạn Việt điện u linh tập cùa Lý Tế Xuvên", Tạp chí Văn học , sô 1, H. 1986, tri 130-143. 215
  16. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA. nhiên thần: thần sông, thần núi, thần đất, thần cây... Chính trong lời tựa, Lý Tế Xuyên cũng đã ý thức rõ rằng, "các vị thần vốn có phâm loại không ngang nhau, có vị là tinh tuý của núi sông, có vị là nhân vật kiệt linh, khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh tòa rộng đến đời sau" [ Việt điện u linh: tr.31]. Tinh tuý của núi sông, đó chính là thần thoại. Tuy nhiên, trong các thần thoại này đều có bóng dáng của các nhân thần truyền thuyết. Điều này cho thấy, vào thời điểm này, tục thờ nhiên thần có từ xa xưa vẫn rất phổ biến trong dân dã, đồng thời đã có sự đan xen chồng chất những lớp truyền thuyết vào những thần thoại đó. Ở đây sẽ không bàn đến những truyện chép về các quan niệm thần thoại của nhân dân mà chỉ bàn về các truyền thuyết và các lớp truyền thuyết trong đó. Tìm hiểu diện mạo truyền thuyết trong Việt điện u linh, chúng tôi sẽ triển khai trên ba phương diện: nhân vật, motif và nghệ thuật trần thuật. 2.1.1. Hệ thống nhân vật trong "Việt điện u linh" Việc phân kỳ lịch sử văn học dân gian Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu như Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, Cao Huy Đỉnh, Đỗ Bình Trị, Nguyễn Xuân Kính, Hoàng Tiến Tựu... Dù có một số điểm chưa thống nhất nhưng các nhà nghiên cứu đều cho rằng có một mảng truyền thuyết về thời Bắc thuộc (trong Chương 1 chúng tôi tạm gọi là "thời khuyết sử"). Mảng truyền thuyết này vẫn còn nơi bia miệng, còn trong sự thờ cúng, tưởng vọng của người dân ở các đền thờ, lễ hội. Xét về mặt văn bản thì cho đên nay, Việt điện u linh là tài liệu sớm nhất ghi chép sự tích của các vị anh hùng thời Bắc thuộc. Đó là truyền thuyết về Cao Lỗ, về Trưng Trắc và Trưng Nhị, về Lý Nam Đế và Triệu Việt Vương, Lý Phục Man, Trương Hống, Trương Hát, về Phùng Hưng... Truyền thuyết về những nhân vật này chiếm 8 trong 13 truyện về các nhân vật trong Việt điện u linh. Căn cứ vào 3 nguồn tài liệu (thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc, tự điển về các thần, truyền thuyết dân gian), Lý Tế Xuyên đã xâu chuỗi các chi tiết để xây dựng nên các côt truyện vê nhữn 2 vị vua, những trung thần nghĩa sĩ có thật hoặc được tin là có thật đã làm nên những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc tron 2 216
  17. Chương 3. Việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian... nghìn năm Bắc thuộc. Một thời đại tưởng chìm vào bóng đêm đã được làm sáng lên nhờ những tia sáng được rọi tò các câu chuyện trong các trang viết súc tích của tập sách nói trên của Lý Tế Xuyên qua những mốc sự kiện và các nhân vật đại diện. Đây quả là một tài sản quý trong kho tàng tự sự về đề tài lịch sử của văn xuôi trung đại Việt Nam, và cũng chính là những tài liệu quan trọng để Ngô Sĩ Liên viết phần Ngoại kỷ trong bộ sử chính thức đầu tiên của dân tộc ta mà tác giả của nó (Lý Tế Xuyên) được Lê Quý Đôn đánh giá là một "tay viết sử có tài". Trở lại với vấn đề đời sống văn học dân gian, một quan điểm về tiến trình văn học dân gian khá thuyết phục của tác giả Đồ Bình Trị là coi sự phát triển của văn học dân gian là sự hình thành và phát triển của các thể loại. Tác giả còn chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa thể loại, tác phẩm và coi tác phẩm là đơn vị để làm nên các quá trình. Ông viết: "Trong việc dựng tiến trình văn học dân gian, có được cái khung phân kì lịch sử chưa phải là đã có tất cảệ v ấn đề đặt ra tiếp theo là làm sao "lấp đầy" cái khung ấy bằng các thể loại và các tác phẩm cụ thể để biến nó thành một tiến trình lịch sử có da thịt, có linh hồn"1. Chính vì vậy, khi chúng ta nói về truyền thuyết thời Bắc thuộc, Việt điện u linh quả là những tài liệu quý để có thể từ tác phẩm mà hình dung ra thể loại, từ thể loại mà hình dung ra một giai đoạn văn học dân gian. Ngoài những truyền thuyết về các nhân vật thời Bắc thuộc ra, Việt điện u linh còn có thêm truyền thuyết về các nhân vật đời Lê như Phạm Cự Lưỡng, đời Lý như Lê Phụng Hiểu, Mục Thận, Lý Hoảng, Lý Thường Kiệt và các ông vua như Lê Ngọa Triều, Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Trần Thái Tông với rất nhiều chi tiết kì ảo trong cuộc đời các nhân vật lịch sử. Từ góc độ sử liệu học, giá trị của Việt điện u linh đã được khẳng định ở việc các bộ sử chính thức đã sử dụng các truyền thuyết của bộ sách này. Từ góc độ các yếu tố cấu thành truyện, Việt điện u linh đã có một bước tiến trong việc 1. Đỗ Bình Trị (1978), Nghiên círu tiến trình cùa văn học dân gicm Việt Nam, T rườ ng Đại học Sư phạm xuất bản, H. 1978, tr.41. 217
  18. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VÁN BẢN HÓA ẳ xây dựng truyện ở việc đặc biệt chú ý tới nhân vật1. Đó chính là giá trị sử học, văn học, văn học dân gian của một tác phẩm trong tình trạng văn sử bất phân thời trung đại. 2.1.2. M otif truyền thuyết trong "Việt điện u linh" Phải nói là, với việc sử dụng lối văn sử bút và với quan niệm của nho gia, Lý Tế Xuyên đã hạn chế tối đa các yếu tổ huyền ào trong truyền thuyết dân gianỗTrong các câu chuyện của mình, Lý Tế Xuyên chỉ 8 lần sử dụng yếu tố thế truyền thế nhưng chất kỳ diệu của đôi cánh tưởng tượng của tác giả dân gian vẫn bay vào trang sách của ông. Thống kê các truyện trong Việt điện u linh, có 42 lần yếu tố thần kỳ xuất hiện xen lẫn trong mạch kể sự kiện của các truyện. Các yếu tố thần kỳ có thể quy về các motif sau: nằm mộng (15 lần), hiển linh (10 lần), âm phù (9 lần), vật thần (1 lần), chết thần kì (1 lần), phép lạ (3 lần), điềm báo (1 lần), sức khoẻ phi thường (2 lần). Dù chỉ 8 lần sử dụng yếu tố thế truyền nhưng nhìn vào bảng thống kê, chúng ta có thể thấy, Lý Te Xuyên đã sử dụng nhiều motif truyện để đưa vào truyện của mình. So với những motif quen thuộc của truyền thuyết đã nói ở Chương 1, ở đây, motif "hiển linh âm phù" và motif "giấc mơ điềm báo" chiếm số lượng nhiều nhất. Đây là những motif đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian. Ý nghĩa của chúng là để chỉ tầm quan trọng của việc xuất hiện người anh hùng cũng như sự bất tử của người anh hùng. Điều này đã được Lý Tế Xuyên nói rõ trong lời Tựa (người anh hùng "khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau"). Trong Việt điện u linh, nội dung "khí thế rừng rực lúc đương thời" được Lý Tế Xuyên mô tả bằng "sử bút" cho nên 2 motif đặc trưng của truyền thuyết thể hiện nội dung này là "ra đời kỳ lạ" và "chiến công phi thường" bị giảm tối đa. Trong khi đó, nội dung "anh linh tỏa rộng đến đời sau" lại được tác giả đã phải mượn đến đôi cánh tưởng tượng của truyền thuyết dân gian với m otif "hiền linh âm phù". 1. N guyễn Phạm Hùng, " v ề cách tiếp cận truỵện thời Lý Trần", Tạp chí Văn học , sô 1 0 , H Ế 1994, tr. 15-19. 2 18
  19. _____ _______________ Chương 3ểViệc văn bản hóa truyền thuyết dân gian... Trong Việt điện u linh, motif "hiển linh âm phù" được sử dụng rât dày đặc (19 lần). Như đã nói ở Chương 1, sự hiển linh âm phù của các vị thần được quan niệm là linh hồn bất diệt, một đời sống mới sau khi chết, đó còn là sức mạnh tiếp nối của truyền thống với quan niệm "sau lưng có nhiều thế hệ" (chữ dùng của M. Gurevich). Như vậy, lẽ ra, m otif "hiển linh âm phù" phải đi kèm với motif "cái chết thần kỳ" nhưng tại sao, trong Việt điện u linh, Lý Tế Xuyên lại hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng motif này ("cái chết thần kỳ") mà lại mở rộng việc sử dụng kia ("hiển linh âm phù"). Giải thích điều này có lẽ phải căn cứ vào lối văn sử bút của Lý Tế Xuyên. Một mặt, ông đã hạn chế tối đa yếu tố kỳ ảo trong khi kể, mặt khác, ông cố gắng ghi chép trung thực đời sống tín ngưỡng của người dân, nơi đó, người dân tin sự hiện diện của người anh hùng trong đời sống của họ. Hơn nữa, một nguyên tắc của việc soạn tự điển là tác giả phải chú ý đến việc đề cao quyền uy của các triều đại bàng việc dùng thần quyền đê phục vụ vương quyền nên người anh hùng của các đời phải quy tụ về phò giúp các triều vua đương thời. Đó là tất cả sự phức tạp khó tách bạch của sắc màu kỳ ảo trong Việt điện u linh. Ngoài ra, cũng cần nói thêm về một số nhân vật vắng bóng trong các bộ sử nhưng lại xuất hiện ở đây qua làn sương khói mộng ảo của việc âm phù. Qua sự hiển linh, Trương Hống, Trương Hát, Lý Phục Man có một cuộc đời được nhìn thấy sau khi chết. Trước hết, đó là một cách linh thiêng hóa quá khứ mang đậm xúc cảm tôn vinh. Sau nữa, cần nhìn thấy ở đây khuynh hướng "truyền thuyết hóa thần thoại" thường thấy trong truyện kể dân gian. Theo lời kể của những nơi có đền thờ Trương Hống, Trương Hát, hai nhân vật này được đồng nhất với thần thoại về tín ngưỡng thuỷ thần và được hình dung bàng hai anh em rắn mà người dân tôn kính gọi là ông Dài, ông Cộc. Sự tích Trương Hống, Trương Hát trong Khước địch thiện him trợ thuận đại vương Uy địch dũng cảm hiên thắng đại vươỉig được Lý Tế Xuyên chú thích là tham khảo từ nguồn tài liệu Đ ỗ Thiện sử kỷ. Như vậy, có thể là khi viết những câu chuyện dã sử này, Đô Thiện đã thu thập những truyện kê dân gian lưu truyền trone môi trường truyền miệng và tín ngưỡng được người dân 219
  20. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA. thực hành trong đời sống. Trước khi được ghi chép vào văn bản, truyện kể Trương Hống, Trương Hát đã có một độ phổ biến khá rộng (với nhiều nơi thờ ở Bắc Ninh, Bấc Giang) và nhờ vậy mà đã hội tụ được nhiều yếu tố dân gian do quá trình lưu truyền chat lọc và cải biến. Vì thế, xét tính chất dân gian của Việt điện u linh, không thể chỉ căn cứ vào chữ thế truyền, tục truyền trong văn bản mà phải tìm hiểu chất dân gian ở cả những thư tịch có sẵn mà Lý Tế Xuyên đã dày công tìm tòi để sử dụng. Yếu tố dân gian của những tài liệu đó là những tín hiệu thẩm mỹ bề sâu đã được sự sấp xếp của Lý Tế Xuyên như là cách tổ chức câu chuyện ở bề nổi tạo nên những câu chuyện mới mang giá trị của sức mạnh truyền thống và hơi thở thời đại. Bởi vậy, cũng có thể coi Việt điện u linh là một cái mốc của sự vận động và phát triển truyền thuyết dân gian. 2.1.3. Những yếu tố của nghệ thuật trần thuật trong "Việt điện u linh" Ngoài ra, xin nói thêm một chút về cách kể chuyện trong Việt điện u linh, xét về mặt bố cục, Việt điện u lỉnh được triển khai theo công thức của thần tích (kể sự tích, sắc phong, mỹ tự, hiển linh, gia phong). Tuy nhiên, đi sâu vào nội dung, việc kể sự tích lại khá linh hoạt. (Song như đã nói ở trên, việc khảo sát của chúng tôi dựa vào bản dịch từ bản A.715 mà theo tác giả Nguyễn Đăng Na thì đây là bản có tương đối muộn nên cách kể có nhiều xáo trộn, bởi vậy, những ý kiến của chúng tôi cũng chỉ có ý nghĩa trong phạm vi bàn dịch của bản A.715 mà thôi)ỗ Nếu như các bản thần tích của Nguyễn Bính viết ra có sự giổng nhau lạ lùng tới từng chi tiết thì ở Việt điện u linh, ngược lại, cuộc đời của nhân vật được kể theo nhiều hướng khác nhau. Đó chính là sự sinh động của cách kể truyền thuyết trong dân gian mà tác giả chịu ảnh hưởng. Đúng như có tác giả nhận xét rằng, đây là bộ phận phi chức năng lễ nghi có chứa đựng nhiều yếu tố tự sự [Nguyễn Đăng Na: 1986], Đó là lý do chính khiến chúng tôi nghĩ ràng, Việt điện u linh bên trong cái vỏ thần tích là những văn bản chứa đựng nhiều yếu tố truyện, mà chất truyện của nó ít nhiều mang bóng dáng của chất truyện được kể trong đời sổng dân gian. 220
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1