dạy học truyền thuyết và cổ tích theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 6: phần 1
lượt xem 39
download
phần 1 cuốn sách giới thiệu tới người đọc cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học phần văn học dân gian theo thi pháp thể loại, phương pháp dạy học truyền thuyết và cổ tích ở lớp 6 theo đặc trưng thể loại. mời các bạn tham khảo
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: dạy học truyền thuyết và cổ tích theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 6: phần 1
- DAY HOC Yâ cỗ ÍĨCK Đéc TRƯNG THỂ LOAI CHO HỘC SINH LỚP 6
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO T S . N G U Y Ễ N THỊ BÍC H H Ư Ờ N G DẠY HỌC TRUYẼN THUYẾT VÀ c ố TÍCH ■ ■ THEO ĐẶC ■ TRƯNG THỂ LOẠI ■ CHO HỌC SINH LỚP 6 (Chuyên khảo) NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2015
- DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BP: Biện pháp BPDH: Biện pháp dạy học GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo GV: Giáo viên HS: Học sinh NXBGD: Nhà xuất bản Giáo dục PP: Phương pháp PPDH: Phương pháp dạy học QTDH: Quy trình dạy học SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TP: Tác phẩm TPVC: Tác phẩm văn chương TPVH: Tác phẩm văn học TPVHDG: Tác phẩm văn học dân gian VHDG: Văn học dân gian
- MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐÀU 6 MỞ ĐÀU.................................................................................................................. 8 Chương 1 Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẢM VĂN HỌC DÂN GIAN THEO THI PHÁP THẺ LOẠI 21 11. Cơ sơ li luận........................................................................................................ 21 1.1.1. Cơ sơ lí luận văn học: Thi pháp thê loại văn học dân gian 21 1.1.2. Cơ sơ tâm lí học: Kha năng tiếp nhận tác phâm tự sự dân gian theo đặc trưng thê loại cua học sinh lóp 6..................................................................51 1.2. Cơ sơ thực tiễn.................................................................................................. 58 1.2.1. Chương trinh văn học dân gian lóp 6 ........................................................... 58 1.2.2. Thực trạng dạy học tác phâm tự sự dân gian ơ lớp 6............................... 68 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THUYÉT VÀ CÓ TÍCH Ở LỚP 6 THEO ĐẶC TRƯNG THẺ LOẠI 77 2.1 Khái niệm phương phap dạy h ọ c......................................................................77 2.2. Các phươns pháp dạy h ọ c ................................................................................78 2.3. Vận dụng phương pháp dạy học mới đẻ dạy truyền thuyết, cô tích ơ lơp 6 theo đặc trưng thô loại.........................................................................................81 2.3.1. Vận dụng cac phươnơ pháp dạy học tác phâm văn chươns (PPDH xét theo quan hệ giữa GV và HS VỚI đối tưọna dạy học) 81 2.3.2. Vận dụng phương pháp tô chưc hoạt động (PPDH xét theo quan hệ giữa GV VỚI HS) 94 2.3.3. Quy tnnh dạy học truyền thuyết, cô tích theo thi phap thê loại 108 Chu ong 3 BÀI SOẠN DẠY HỌC TRƯYÈN THƯYÉT VÀ CỎ TÍCH CHO HỌC SINH LỚP 6 THEO ĐẶC TRƯNG THẺ LOẠI 117 3 .1. Giáo an truyền thuyết "Con Rông chau Tiên" Ị Ị7 4
- 3.2. Giáo án truyền thuyết “Thánh Gióng”....................................................125 3.3 Giáo án truyện cổ tích “Thạch Sanh”...................................................... 137 3.4. Giáo án truyện cổ tích "Cây bút thần".......................................................146 KÉT LUẬN......................................................................................................... 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 5
- LỜI GIỚI THIỆU Phương pháp giảng dạy môn Văn trong trường phổ thông các cấp đã và đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm của các nhà giáo, học sinh và các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có sự say mê, dày công và đầy trách nhiệm của các nhà khoa học thuộc chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học môn Văn. Nhìn lại hơn nửa thế kỉ qua ở Việt Nam, sự thay đổi phương pháp giảng dạy môn Văn trong trường phổ thông vừa có những thành tựu đáng ghi nhận, vừa có nhiều bất cập gây trăn trở lo âu trong giới khoa học, và ít nhiều có cả bức xúc trong dư luận xã hội. Từ sau khởi điểm “Đổi mới” năm 1986 trở lại đây ở Việt Nam, bên cạnh nhiều phương pháp giảng dạy môn Văn được giới thiệu, thử nghiệm, vận dụng, phương pháp giảng dạy môn Văn theo hướng tiếp cận thi pháp học (và đặc biệt trong đó tiếp cận tác phẩm văn chương theo thi pháp thể loại) đã thu được nhiều thành công trong một thời gian dài, đến hôm nay, nếu được sử dụng hợp lí thì vẫn đạt được những kết quả đáng trân trọng. Chuyên khảo “Dạy học truyền thuyết và cỗ tích theo đặc trưng thể loại cho học sinh lóp ố” của TS Nguyễn Thị Bích Hường là một công trình nghiên cứu triển khai theo hướng tiếp cận Thi pháp thể loại - một thành tố nằm trong chỉnh thể của nó là Thi pháp học. Sự vận dụng các hệ thống lí thuyết khác nhau vào một đối tượng cụ thể ở Việt Nam là con đường quen thuộc với các nhà khoa học nước ta. Và con đường chung ấy cũng đã đem lại những kết quả to lớn, bên cạnh sự vận dụng lí thuyết của các phương pháp nghiên cứu khác như: xã hội học, xã hội học Mác xít, Tự sự học Liên văn bản,... thì Thi pháp học cũng có một vận mệnh tương tự như thế. Có thể ví von rằng: Các phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học như những con dao làm bếp. Món ăn ngon được tạo ra không phải nhờ việc dùng con dao nao mà 6
- quyết định bởi tài năng của người nấu bếp (Dù con dao tốt, phù hợp cũng góp phần vào sự thành công của việc chế biến món ăn). Với quan niệm ấy, chúng tôi có thể khẳng định công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Hường đã thành công bởi sự công phu và tâm huyết của chị. Không chỉ nắm chăc lí thuyết về thi pháp thể loại của văn học dân gian (mà cụ thể hơn là của truyên thuyết, cổ tích trong chương trình Ngữ văn lớp 6), TS. Nguyễn Thị Bích Hường đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo lí thuyết kể trên để “soi sáng” trong từng tác phẩm cụ thể, chỉ ra hệ thống thi pháp của truyền thuyết, cổ tích trong chương trình lớp 6, từ đó đề xuất hệ thống thao tác phù hợp, cần thiết nhằm giúp giáo viên giảng dạy thành công, tránh được “căn bệnh” bình tán quen thuộc cho từng bài giảng của mình. Trên cơ sở khoa học là các nguyên tắc nghệ thuật được lặp lại nhiều lần tạo nên các “hình thức mang tính nội dung tức thi pháp thể loại của tất cả các tác phẩm thuộc nhóm “truyền thuyết” và nhóm “cổ tích”, cả giáo viên và học sinh trong giờ học đều sẽ có những “cột mốc” khoa học, đánh dấu trên hành trình khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Bên cạnh đó, tác giả của chuyên khảo này còn công phu xây dựng các “bài soạn” mà thực chất đây là những giáo án, mẫu và tiến hành thực nghiệm dạy học Truyền thuyết và c ổ tích cho học sinh lớp 6 theo đặc trưng thể loại. Như vậy, đây chính ỉà những minh chứng sinh động cho lí thuyết ở các phần trước, tăng thêm sức thuyết phục cho các kết luận khoa học của công trình. Mặc dù, đã có một độ lùi thời gian nhất định, tính từ thời điểm công trình được biên soạn, giá trị lí luận và thực tiễn của nó vẫn rất đáng trân trọng và khẳng định - Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên xin trân trọng giới thiệu chuyên khảo này với bạn đọc gần xa. NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 7
- MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 1.1. Văn học là môn học thuộc về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có nhiệm vụ cung cấp cho HS những kiến thức về văn học, hình thành và phát triển ở HS năng lực tiếp nhận TPVH. Văn học còn đem lại những tri thức phong phú, bổ ích về văn hoá, xã hội, lịch sử, đời sống nội tâm, bồi dường tư tưởng tình cảm, giáo dục thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách người học. Nâng cao chất lượng giảng dạy văn học, nâng cao khả năng tiếp nhận, cảm thụ TPVH cho HS, đổi mới PPDH để tạo hiệu quả giảng dạy cao là công việc luôn được những người làm công tác giảng dạy Văn quan tâm. Theo tinh thần đổi mới PPDH, hoạt động dạy học Văn không đơn thuần nhằm truyền thụ tri thức cho HS mà quan trọng hơn là giúp các em biết cách “giải mã” tác phẩm. Việc dạy TPVH theo thề loại là một vấn đề đã va đang được chú trọng. Bởi vì, mỗi thể loại, mỗi tác phẩm thuộc thể loại được dạy trong nhà trường đều có cách nói riêng, nham biểu đạt nội dung riêng. Nhà nghiên cứu VHGD Đỗ Bình Trị quan niệm “Thể loại là đơn vị cơ sờ của VHDG và là điểm xuất phát tất yếu của công việc nghiên cứu VHDG” “có nắm được thi pháp thể loại mới có khả năng “giải mã”được các tác phâm thuộc thể loại” [178, tr.5-6]. Nắm vững thi pháp thể loại, người dạy không chỉ hiểu đúne, hiêu sâu hơn TPVH mà còn có khả năng thiêt kê có hiệu quả hệ thống hoạt độno. thao tác để hướng dẫn HS cách thức đọc - hiểu tác phẩm, giúp người hoc co khả năng “giải mã” những tác phâm cùng thê loai. 1.2. Thực tế nhà trường cho thấy HS học Văn nhưng nhiều em vẫn chưa thực sự có năng lực đọc văn, hiêu văn. Mặc dù đã được học những tac phâm 8
- tiêu biểu cho các thể loại, các giai đoạn, các trào lưu sáng tác, nhưng khi đọc những tác phẩm cùng thể loại, cùng giai đoạn, cùng trào lưu chưa được học trong chương trình, các em vẫn không hiểu giá trị cơ bản, những cái hay, cái dở trong từng tác phẩm. Không ít HS cảm nhận lệch lạc nội dung của cả những tác phẩm đã học. Có thể nêu ví dụ đáng buồn về sự suy diễn một cách tuỳ tiện của 100 HS thi vào một trường chuyên nghiệp tỉnh T về ý nghĩa và giá trị của một bài thơ thời trung đại mà HS đã biết qua bài giới thiệu Thời và thơ Tú Xương của Nguyễn Tuân [176, tr. 181]. Đề bài yêu cầu những HS đã tốt nghiệp THPT phân tích bài thơ Sông Lấp, nhưng không ít HS tham dự id thi đã hiểu và cảm thụ bài thơ rất lệch lạc, phi lý. Có em cho rằng: “Câu 1, 2 trong bài thơ (Sông kia rày đã nên đồng - Nơi làm nhà cửa, nơi ừ ồng ngô khoai) nói cảnh lao động cực khổ trong xã hội cũ. Câu 3, 4 (Vẳng nghe tiếng ếch bên tai - Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đố) với hình ảnh ếch, ám chỉ người nông dân bị vùi dập dưới bùn nhơ của chế độ thực dân phong kiến địa chủ”. Có em bình luận : “Tác giả ngụ ý tiếng ếch là tiếng của bọn địa chủ cường hào phong kiến. Chúng thường nói lè nhè, Ồm Ồm như tiếng ếch... Trong đêm khuya nhân dân đang ngủ, chúng đến nhà xô đẩy nhà cửa, chúng gọi ầm ầm như tiếng ai gọi đò”. Có em phân tích: “Câu 3, 4 của bài thơ nói về thời kì chiến tranh, những anh bộ đội thường gọi đò ban đêm để đi gấp ra chiến trường chiến đấu”. Kì quặc hơn là ý kiến suy diễn: “Đò là triều đình nhà Nguyễn, người cầm chèo lái con đò Tổ quốc. Nhưng tuy là những người đại diện cho nhân dân, lãnh đạo nhân dân nhưng lại đầu hàng thực dân một cách nhục nhã. Văng nghe tiếng ếch - Đó là tiếng gọi của triều đình kêu gọi nhân dân chống Pháp” [147, tr.85-86]. Không chỉ với TPVH trung đại mà với một thể loại gần gũi, không gặp khó khăn về rào cản ngôn ngữ như những TPVHDG, HS cũng có thể có những nhận thức, suy nghĩ lệch lạc hoặc những thắc mắc rất ngây thơ. Ví dụ: Đọc Con Rồng cháu Tiên, không nắm được đặc trưng của truyền thuyết là tính hoang đường, kì ảo trong cách giải thích của người xưa về nguồn gốc của dân tộc Việt, có HS thắc mắc: “Vì sao mở đầu truyền thuyết đã giới thiệu Lạc Long Quân dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, nghĩa là lúc đó đã có dân; thế mà sau Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh bọc trứng, nở 100 con, từ những người con ấy mới sinh sôi nảy nở thành giống nòi Việt Nam?” Tương tự, vì không hiểu được 9
- cách giải thích của người xưa về sự ra đời khác thường của người anh hùng Thánh Gióng, phản ánh thời kì xã hội mâu hệ - những đứa con ra đòi chi biêt mẹ, HS không chấp nhận chi tiết hoang đường: “Mẹ Gióng ra đồng thây một vết chân to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử... Không ngờ vê nhà bà thụ thai”. Như vậy, hiểu sai bản chất thể loại của một tác phẩm sẽ dẫn đên việc hiểu sai ý nghĩa đích thực của nó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập như trên, trong đó có cách dạy của GV, cách học và nhận thức lệch lạc của HS. Nhiều GV dạy tác phẩm nào chỉ biết tác phẩm ấy, HS học tác phẩm nào biết tác phẩm ấy, chưa đi từ những hiểu biết về đặc trưng thể loại để đọc và cắt nghĩa tác phẩm một cách đúng đắn. Một nguyên nhân nữa là do chương trình và SGK Văn học cũ ở THCS chưa chú ý dạy TPVH nói chung, TPVHDG nói riêng gắn với đặc trưng thể loại, vẫn còn tình trạng HS đọc - hiểu TPVHDG như đọc tác phẩm văn học viết. Muốn thay đổi tình trạng này, phải đổi mới chương trình, SGK, đổi mới cách dạy theo hướng dạy người học cách đọc - hiểu tác phẩm, dạy người học trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo thực sự trong quá trình dạy học, dạy giải mã và chiếm lĩnh tác phẩm dựa trên những hiểu biết về đặc trưng thể loại của chính tác phẩm đó. 1.3. SGK Ngữ văn Trung học cơ sở (hiện hành) được biên soạn theo Chương trình Trung học cơ sở, ban hành theo Quyết định số 03/2002/QĐ-BỘ GD&ĐT, ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002). Ngoài hướng cải tiến chương trình như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống,... thì nét nổi bật của Chương trình, SGK mới là sự thay đổi tên môn học và hướng tích hợp giữa ba phân môn Văn học Tiếng Việt và Tập làm văn, trong đó, văn bản văn học được lấy làm trục chính. “Đây không phải là sự lắp ghép cơ học ba phân môn Văn học, Tiếne Việt và Tập làm văn mà là một sự tích hợp (integration) khá cao về nội dung cũne như PPDH” [152, tr.35]. Nghiên cứu chương trình và SGK Ngữ văn THCS mới, có thê thấy: so với Chương trinh và SGK Văn học THCS giai đoạn trước cấu trúc theo lịch sừ văn học thì Chương trình và SGK THCS mới đã cấu trúc phần Văn hoc theo thê loại và phần nào theo tiến trình lịch sử, trên cơ sở dạy HS tiếp nhận va tao
- lập 6 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh, điêu hành. Khẳng định dạy tác phẩm là chủ yếu, chương trình Ngữ văn mới dạy HS cách thức tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại văn học. Theo các tác giả SGK Ngữ văn THCS thì “con đường tốt nhất để phối hợp với việc giảng dạy các kiểu văn bản là sắp xếp tác phẩm theo hệ thống thể loại ” [136, tr.8]. Các TPVH được lựa chọn phải vừa tiêu biểu cho các thể loại văn học ở các thời kì, vừa đáp ứng yêu cầu tích hợp khi dạy các kiểu bài trong phân môn Tiêng Việt và Tập làm văn. Chẳng hạn, SGK Ngữ văn 6 lấy văn bản tự sự và miêu tả làm trung tâm nên đã lựa chọn các văn bản theo phương thức tự sự và miêu tả là chủ yếu. Tóm lại, ý tưởng cấu trúc SGK Ngữ văn 6 theo thể loại khá rõ ràng, đặc biệt là ở phần VHDG, đặc trưng thể loại được trình bày rõ hơn so với các phần văn học khác. Đây là một trong những định hướng đổi mới đúng đắn của các tác giả biên soạn Chương trình và SGK mới, vì phải nắm được những đặc trưng thể loại của TPVHDG thì mới phân tích đúng, cảm thụ đúng tác phẩm. Định hướng đổi mới này bám sát yêu cầu mà Chương trình Ngữ văn THCS đặt ra: “làm cho HS nắm được một số khái niệm và thao tác phân tích TPVH, có được những tri thức sơ gián về thi pháp” (Tlđd, tr. 14). Đẻ phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp 6, trong các định nghĩa về truyền thuyết và cổ tích, SGK Ngữ vãn 6 chỉ nêu lên những đặc điểm chính về thi pháp thể loại và gọi đây là đặc trưng của thế loại (Ngữ văn 6, tr. 4). Thuật ngữ đặc trưng thể loại được sử dụng trong cuốn sách là theo nghĩa này. Tuy vậy, khi triển khai SGK Ngữ văn 6 ở THCS hiện nay, bên cạnh những thành công cần khẳng định, có thể thấy việc hiện thực hoá tư tưởng dạy TPVH nói chung và VHDG nói riêng theo đặc trưng thể loại vẫn còn một số bất cập. Đề tài Dạy ữnyền thuyết và cổ tích cho học sinh ỉớp 6 theo đặc trưng thể loại được chọn như một thể nghiệm đổi mới, làm rõ hơn ý tưởng đúng đắn của các tác giả SGK, SGV Ngữ văn 6; làm rõ hơn cách thức tổ chức dạy học TPVHDG ở lớp 6 (giới hạn ở hai thể loại truyền thuyết và cổ tích) nhằm giúp 11
- HS nắm vững đặc trưng các thể loại truyền thuyết và cổ tích qua hoạt động phân tích các văn bản mẫu, vận dụng vào các bài cụ thể cùng thể loại đê từ đó HS có khả năng cảm thụ và phân tích đúng giá trị của những tác phẩm cùng thê loại được đọc ngoài nhà trường. 1.4. Chúng tôi chọn đối tượng HS lớp 6 và thể loại tự sự dân gian để nghiên cứu vì những lý do sau: - HS lớp 6 là HS lớp đầu cấp THCS, lần đầu học văn như một phân môn độc lập, kiến thức văn học và khả năng đọc - hiểu văn bản chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi những yếu tố ngoài nhà trường. - Tâm sinh lý, nhận thức của HS lớp 6 đã có những thay đổi so với HS Tiểu học, các em đã đủ lớn để tiếp nhận một số vấn đề về thi pháp thể loại (ở mức độ đơn giản) trên cơ sở vốn liếng khá phong phú (gần 60 truyện dân gian được học trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học và những kiến thức nhất định về văn kể chuyện: nhân vật, cốt truyện, hành động, tính cách nhân vật,...). - So với các thể loại văn học khác, VHDG đơn giản hơn, đặc trưng thi pháp từng thể loại tương đối rõ ràng. Trong SGK Ngừ văn 6, những định nghĩa về một thể loại truyện dân gian nhìn chung đã thâu tóm đủ những đặc trưng cơ bản nhất của một thể loại. Đó là căn cứ đảm bảo hiệu quả của việc dạy TPVHDG cho HS lớp 6 theo đặc trưng thi pháp thể loại. 2. Vài nét về tình hình nghiên cứu 2.1. Trên cơ sở những thành tựu về loại thể văn học và thi pháp học nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo đã đề xuất những cách thức, con đường dạy HS cảm thụ, tiếp nhận TPVC nói chung, TPVHDG nói riêng theo thê loại. Tiêu biểu là công trình của các tác gia: Trần Thanh Đạm - vấn đề giang dạy tác phẩm văn học theo loại thê, tập 1, 1969; tập 2, 1970); Phan Trọng Luận - Phân tích tác phâm văn học trong nhà trirờng (1977), Cam thụ văn học - giang dạy văn học (1983), Phươtìgpháp dạy học văn học (1993), Xã hội - Văn học - Nhà trường (1996); Nguyễn Thanh Hùng - Văn học - tầm nhìn biến đôi (1996) Hiểu văn, dạv văn (2000), Đọc và tiếp nhận văn chicơtìg (2002).
- Một số công trình viết sâu về phương pháp tiếp cận, tiếp nhận TPVC, TPVHDG trong nhà trường từ đặc điểm thể loại, như: công trình của Hoàng Tiến Tựu {Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian, 1983; Bình giảng ca dao Việt Nam, 2001); của Đỗ Bình Trị (Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, 1990; Phán tích tác phẩm văn học dán gian, 1995); của Chu Xuân Diên ( Truyện cỗ tích dưới mắt các nhà khoa học, 1987; Văn hoá dân gian - Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, 2006); của Vũ Ngọc Khánh (Sơ bộ tìm hiểu những vắn đề cùa truyện cổ tích qua truyện Tâm Câm, 1968; Bình giảng Thơ ca - Truyện dân gian, 2001); của Trần Đức Ngôn (Một so van đề lí luận xung quanh việc nghiên cứu văn bản văn hoá dân gian, 1990; Lí thuyết hình thái học của V.Ia.Prôp và truyện cổ tích thần kì của người Việt, 1991); của Lê Trường Phát Thi pháp VHDG, 2000); của Nguyễn Bích Hà (Mô tip “người câm trong truyện Thạch Sanh ”, 1996 và Mô tip “Sự ra đời thần k ì” trong truyện Thạch Sanh, 1997); của Nguyễn Thị Huế (Những cốt truyện tương đồng ở Đông Nam Á và thế giới nhân vật người mang lốt xấu xí, 1998); của Nguyễn Viết Chữ (Phươtìg pháp dạy học tác phẩm văn chươtìg - Theo loại thể, 2003); của Nguyễn Thị Thanh Hương (Phương pháp tiếp nhận tác phâm văn chương, 1998); của Hoàng Ngọc Hiến - Năm bài giàng về thê loại, 1999); của Tăng Kim Ngân (Co tích thần kì người Việt - Đặc điêm cấu tạo cốt truyện, 1997); Nguyễn Trọng Hoàn - Rèn luyện tư duy trong dạy học tác phâm văn chươìig và Tiếp cận văn học, 2002), bài báo của Phạm Thu Yến (Một số ý kiến về phieơtìg pháp bình giảng ca dao theo đặc trimg thê loại, Tạp chí Văn học, số 4 năm 1987); bài báo của Nguyễn Xuân Lạc (Dạv học truyện dân gian ơ lớp 6 như thế nào? Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 2004),. .. 2.2. Dưới đây, chúng tôi điểm qua nội dung một số công trình, chuyên luận, bài viết nghiên cứu cụ thế về những vấn đề cơ bản của thể loại VHDG thi pháp VHDG, phương pháp phân tích, cảm thụ TPVHDG theo thể loại rất có giá trị với người nghiên cứu, người dạy VHDG. Công trình Mấy vấn đề phương pháp giang dạy nghiên cứii văn học dân gian của tác giả Hoàng Tiến Tựu [166], đặt vấn đề vận dụng các thuộc tính cơ bản của VHDG - tính tập thể, tính dị bản, tính truyền miệng, tính nguyên hợp - vào việc giảng dạy và nghiên cứu, trong đó, tính nguyên hợp được đặc biệt coi 13
- trọng. Tác giả dành chương 6 viết về vấn đề giàng dạy truyện dán gian, đưa ra pp tiếp cận, tiếp nhận TPVH dân gian không theo con đường của văn học viết. Đặc biệt, đề xuất 7 bước tìm hiểu, phân tích một truyện dân gian như sau: - Bước 1: Xác định thể loại, hoàn cảnh ra đời, địa bàn lưu hành đầu tiên hoặc chủ yếu của truyện. - Bước 2: So sánh dị bản, xác định cốt truyện của dị bản được phân tích. - Bước 3: Phân tích chủ đề của truyện. - Bước 4: Phân tích các nhân vật. Nếu cốt truyện đơn giản, số nhân vật ít (một hoặc hai) thì khâu này kết hợp thực hiện trong quá trình phân tích chủ đề của truyện. - Bước 5: Phân tích và tổng hợp, rút ra những giá trị, những vấn đề quan trọng trong nội dung TP (rộng hơn chủ đề). - Bước 6: Phân tích đặc điểm hình thức nghệ thuật truyện. - Bước 7: Phân tích giá trị và ý nghĩa hiện đại của truyện; tìm mối liên hệ giữa TP với văn học nghệ thuật và cuộc sống hiện tại của nhân dân [166, tr.84-85]. Trong cuốn sách này, Hoàng Tiến Tựu cũng nhấn mạnh: “Việc hiểu biết đặc điểm của HS, của TPVHDG, nam vững các khái niệm công cụ là những điều kiện không thể thiếu để cải tiến pp và thành công nghề nghiệp” (166, tr.209-210). Những đề xuất và quan niệm của tác giả là định hướng đúng, song vẫn cần nghiên cứu hệ thống hơn vấn đề tiếp nhận TP tự sự dân gian theo đặc trưng thể loại. Vì vậy, sau đó, Hoàng Tiến Tựu đã bổ sung phần nào hạn chế trên bằng công trình Bình giàng truyện dân gian [168] với những minh hoạ rất cụ thể, thuyết phục, bổ ích với người dạy và người học, có giá trị đối với người nghiên cứu truyện dân gian, ông nêu lên những thuận lợi, khó khăn trong việc tìm hiểu truyện dân gian và quan niệm: cần phải lấy đặc trưng thể loại làm điểm xuất phát khi tìm hiểu pp học TPVC. Đặc trưng thể loại sẽ chi phối cách xây dựng, tổ chức thế giới nghệ thuật của TP, bao hàm cả cách xây dựne và thể hiện nhân vật, cách quan niệm về con người của mỗi thể loại. Tác aiả nhân mạnh: “Sự chú ý đến đặc điêm thê loại rât cân thiết và có lợi cho còna việc bình giảng truyện dân gian. Nó giúp cho người bình giảng có định hướne đung
- trong việc khai thác nội dung và nghệ thuật tác phẩm” [168, tr. 15], Ông còn nêu ra một vài yếu tố quan trọng cần chú ý khi bình giảng truyện dân gian. Đó là các yếu tố: Đặc điểm thể loại; Chủ đề và tên truyện; cốt truyện và nhân vật; Không gian, thời gian và địa điếm [168, tr. 15], Bên cạnh công trình của Hoàng Tiến Tựu, cuốn Phân tích tác phâm văn học dân gian của Đỗ Bình Trị, [179] đã trình bày tương đối hệ thống “bản chất, đặc trưng của VHDG và vấn đề phân tích TPVHDG theo quan điểm của khoa học về VHDG”. Tác giả cho rằng: “Văn học dân gian chỉ tồn tại trong đời sống thực tế dưới dạng tác phẩm cụ thể thuộc thể loại cụ thể. Thể loại là đơn vị cơ sở mà việc nghiên cứu văn học dân gian phải xuất phát từ đấy.”; “Điều kiện tiên quyết để đi vào công việc phân tích TPVHDG là nắm được những đặc trưng thể loại của TP được phân tích” [179, tr. 8], Cuốn sách đã chỉ ra 4 tiêu chí “phân định chính xác các TPVHDG vào đúng thể loại của chúng, cũng như để phân biệt các thể loại với nhau” là: Hệ đề tài; Chức năng; Thi pháp; Phương thức diễn xướng. [179, tr.48]. Tác giả còn trình bày thuyết phục và khá cụ thể những thao tác, kĩ năng GV dạy văn cần sử dụng khi phân tích TPVHDG theo thể loại (truyền thuyết, cổ tích, truyện cười). Riêng loại truyện ngụ ngôn không được đề cập đến. Cuốn sách này có thể xem như một sự khai phá cho việc cải tiến phương pháp giảng dạy VHDG trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Năm 1999, Đỗ Binh Trị viết Nhũvg đặc điểm thi pháp cua các thể loại văn học dân gian [178], trong đó, tác giả trình bày tỉ mỉ, tường tận về thi pháp của từng thể loại. Sau khi nêu bật ý nghĩa của đề tài qua hai mục về khái niệm thê loại và thi pháp thê loại; Mục đích, ỷ nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp thê loại, tác giả đã lý giải, phân tích, dẫn chứng cụ thể, sinh động, chỉ ra những đặc điêm cơ bản của từng thể loại VHDG (cổ tích, truyền thuyết lịch sử truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao). Theo tác giả, “đê hiêu một thể loại văn học dân gian, trước hết, cần có được một định hướng chính xác về nó tức là cần nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản về nó” [178 tr.4]. Có thể nói, từng thể loại VHDG và đặc trưng thi pháp của từng thể loại đã được tác giả đặt ra và lý giải một cách khoa học, lô gíc, mạch lạc và sáng rõ. Mồi đặc 15
- điểm thi pháp thể loại được phân tích với các dẫn chứng thuyết phục, cách viêt thấu đáo, nhuần nhị. Cuốn sách cũng xác định hướng đi đúng đắn về thê loại của VHDG đối với việc dạy học TPVHDG theo đặc trưng thi pháp thê loại. Công trình Văn học dán gian Việt Nam trong nhà trường của Nguyên Xuân Lạc [102] xuất phát từ đặc trưng thể loại đã đưa ra gợi ý về PPDH ba thể loại tự sự dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích). Tác giả đề xuất mô hình tiếp cận VHDG theo pp hệ thống, gồm 6 bước như sau: - Bước 1: Tìm hệ thống dị bản của TP. - Bước 2: Từ hệ thống dị bản, định hướng thẩm mĩ đối với TP. - Bước 3: Tìm hiểu các yếu tố trong văn bản ngôn từ của TP (chú ý đặt trong hệ thống mô tip của thể loại để so sánh). - Bước 4: Tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản ngôn từ của TP (chú ý đặt TP vào hệ thống văn hoá dân gian để khảo sát). - Bước 5: Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố trong văn bản và ngoài văn bản của TP). - Bước 6: Tổng hợp lại, tìm vẻ đẹp folklore, đánh giá TP. [102, tr.60-61]. Theo Nguyễn Xuân Lạc, những yếu tố cần đặc biệt lưu ý là nhân vật và cốt ừuyện. Tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa thần thoại, truyền thuyết, cổ tích. Đóng góp có giá trị nhất của cuốn sách là đã nêu một số giải pháp hữu hiệu (mô hình tiếp cận VHDG theo pp hệ thống) để dạy học TPVHDG thuộc ba thể loại tự sự (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích) theo thi pháp VHDG, theo đúng bản chất của những TPVHDG được dạy ở trường phổ thông. Như vậy, có thể thấy mô hình của Hoàng Tiến Tựu chỉ ra việc phân tích TPVHDG, mô hình của Nguyễn Xuân Lạc là một mô hình tiếp cận - phân tích TPVHDG theo pp hệ thống. Tuy nhiên, cả hai tác giả đều chú ý nhiều đến hoạt động “ bình giảng” của GV, ít chú ý đến hoạt động đọc - hiểu TPVHDG của HS và mối quan hệ biện chứng giữa đọc và hiểu VHDG - một loại hình văn hoá dân gian có những nét khác biệt, đòi hỏi phải có cách đọc, cách “giải mã” riêng. Và mặc dù hai tác giả đều chú ý đến đặc điểm thể loại (các yêu tố: chủ đề và tên truyện, côt truyện và nhân vật, không gian, thời gian và địa điẽm) thống nhất cho rằng: nắm vững đặc điểm thể loại giúp người bình eiana có 16
- định hướng đúng trong việc khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của TP, song quy trình phân tích TPVHDG mà hai tác giả đề xuất mang tính nghiên cứu chuyên sâu, phù hợp hơn với sinh viên đại học, chưa phù hợp với đôi tượng HS lớp 6 - những HS mới chuyển lên từ cấp tiểu học. Bên cạnh cuốn Vãn học dán gian Việt Nam trong nhà trường, tác giả Nguyễn Xuân Lạc còn viết chuyên luận Giảng dạy văn học dân gian theo thế loại (2001). Công trình này giới thiệu mấy vấn đề về thi pháp VHDG như: - Văn bản ngôn từ. - Những yếu tố ngoài văn bản và những mặt giao thoa. - Dạy VHDG theo quan điểm hệ thống, bằng pp hệ thống. Nguyễn Xuân Lạc quan niệm: “Thi pháp văn học dân gian khẳng định rằng văn bản ngôn từ là yếu tố quan trọng nhất, là cơ sở chủ yếu để chúng ta dựa vào đó mà phân tích TPVHDG, tìm ra những thông tin thẩm mĩ ẩn chứa trong nó”. Theo chúng tôi, quan niệm này đúng với ca dao, tục ngữ mà không hoàn toàn đúng với văn xuôi dân gian. Vì văn bản truyện dân gian, ví dụ truyện cổ tích, không phải là văn bản tương đối cố định như ca dao, tục ngữ mà dễ thay đổi theo lời kể của từng người, tức là có rất nhiều dị bản. Văn bản truyện dân gian chỉ có một số yếu tố tương đối ổn định là cốt truyện, nhân vật, kết cấu. Như vậy, chỉ có thể dựa vào các yếu tố này mà tìm hiểu đặc trưng thi pháp của TP. Cũng trong chuyên luận này, tác giả còn trình bày PPDH một số thể loại VHDG ở trung học phổ thông với các nội dung: thi pháp; các PPDH cụ thể, trong đó nghiên cứu chủ yếu về thể loại cổ tích và cách tiếp cận truyện cổ tích Tấm Cám theo tinh than folklore học. Với chuyên luận này, phần lý luận chung giúp người đọc có thêm hiểu biết về thi pháp VHDG, còn phần PPDH chỉ ra những đường hướng dạy học TPVHDG cho GV và HS trung học phổ thông. Đi sâu hơn về cách tiếp cận và phân tích truyện cổ tích trên cơ sở thi pháp thể loại, Nguyễn Xuân Lạc trong bài viết Giảng dạv văn học dân gian theo thế loại [103] đã đặc biệt chú ý tới 6 phương diện sau của thể loại cổ tích: Cách cấu tạo cốt truyện; Các mô tip nghệ thuật; Những câu văn vần xen kẽ (nếu có); Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật; Không khí truyện; Sự vận động của truyện trong đời song và diễn xướng. 17
- Hướng khai thác truyện cổ tích gắn với những đặc trưng thi pháp của tác giả là đúng đắn. Tuy nhiên, không phải bất kì truyện cổ tích nào cũng có đủ 6 yếu tố nghệ thuật trên. Trong cuốn Thi pháp văn học dán gian [135], Lê Trường Phát nghiên cứu hoạt động lý giải và tiếp nhận TPVHDG, nhất là các TP thuộc loại tự sự dân gian theo đặc trưng thi pháp thể loại. Tác giả chỉ ra những điểm giong và khác nhau của thi pháp VHDG và thi pháp văn học viết: “Kết quả nghiên cứu thi pháp thề loại VHDG giúp chúng ta định hướng một cách chính xác con đường tiếp cận, khám phá bản chất, giá trị của từng TP, hiện tượng VHDG” [135, tr. 14], Cuốn sách đã nêu cụ thể những đặc điểm thi pháp của từng loại tự sự dân gian như truyền thuyết lịch sử, cổ tích, ngụ ngôn, thể loại trừ tình dân gian như tục ngữ, ca dao. Sau đó, vận dụng đặc điểm thi pháp thể loại để phân tích một so TP cụ thể, ví dụ: - Truyện cổ tích Trầu cau - không gian và thời gian trong truyện. - Các thủ pháp nghệ thuật diễn tả cảm xúc - tâm lý ở một bài ca dao. Tác giả cuốn sách quan niệm: “Người giáo viên nắm được thi pháp văn học dân gian là để chính mình có thể cảm thụ sâu sắc, cảm thụ có cơ sở khoa học những TPVHDG. Từ đó, người giáo viên có thể tìm ra con đường tốt nhất, chính xác nhất dẫn dắt trẻ thơ đi sâu tìm hiểu vườn hoa muôn hồng nghìn tía những sáng tác văn học dân gian của dân tộc, góp phần trau dồi tri thức về cuộc sống, bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục những tình cảm cao quý cho thế hệ làm chủ tương lai” [135, tr. 14], Trong thời gian gần đây đã có một số luận án tiến sĩ, thạc sĩ nshiẻn cứu về phương pháp dạy TPVH nói chung, dạy truyền thuyết và cổ tích nói riêng trong chương trình Ngữ văn THCS theo đặc trưng thể loại. Đó la cac luận án luận văn: “Dạy học tác phâm nghị luận trung đại trong sách Ngữ văn trunơ học cơ sở” (Huỳnh Văn Hoa. Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học aiao dục Việt Nam, Hà Nội, 2008); “Dơ}’ học tác phâm văn chương theo hướĩĩg học sinh ỉà bạn đọc sáng tạo” (Bùi Minh Đưc. Luận an Tiến sĩ khoa học giao dục. Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009); “Từ đặc trưng thể loại xác định nội duns và phương pháp đọc - hiêu một sô tác phẩm tự sự dân gian thuộc thế loại truyền 18
- thuyết, cổ tích trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở” (Nguyễn Văn Nại, Luận án Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004); “Những biện pháp tích cực hoá việc dạy học truyện cổ tích từ nhân vật chức năng ở lớp 6 trường Trung học cơ sở miền núi” (Bùi Thị Vui, Luận án Thạc sĩ KHGD, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005); “Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc - hiểu văn bản truyền thuyết Việt Nam trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 6 - THCS theo hướng tích hợp” (Hoàng Thị Lưu Luyến, Luận án Thạc Khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005),... Gắn liền với SGK Ngữ văn 6, SGV Ngữ văn 6, tập 1 (NXB Giáo dục, 2001 - Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên; Nguyễn Đình Chú, Bùi Mạnh Nhị - chủ biên và tác giả phần Văn) là cuốn sách trình bày khoa học, có hệ thống những vấn đề chung về chương trình và SGK Ngữ văn THCS nói chung, SGK Ngữ văn 6 nói riêng; nêu những gợi ý giảng dạy cho từng bài: mục tiêu cụ thể cần đạt, những điều cần lưu ý, tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. Đây là những chỉ dẫn quan trọng khi dạy học các thể loại tự sự dân gian cho HS lớp 6. Sự định hướng này thể hiện tương đối rõ quan điểm dạy TPVHDG theo đặc trưng thể loại. Ngoài ra, còn có một số sách thiết kế bài soạn, hướng dẫn tự học từng thể loại, trong đó có các thể loại VHDG viết cho GV và HS lớp 6 của các tác giả Đỗ Bình Trị, Vũ Nho, Hoàng Dân, Nguyễn Văn Đường, Trần Đình Chung, Nguyễn Xuân Lạc, Nguyễn Trọng Hoàn, Đặng Tương Như, Nguyễn Thị Vân Hồng, Trần Thị Thành, Nguyễn Xuân Đức, Lê Trường Phát, Trần Hoàng, Phạm Thu Yến, ... Như vậy đã có những công trình nghiên cứu về thi pháp, về thể loại văn học và về PPDH các thể loại VHDG làm tiền đề cho những công trình nghiên cứu về hoạt động cảm thụ TPVH nói chúng, TPVHDG nói riêng theo đặc trưng thể loại. Đồng thời, cấu trúc SGK Ngữ văn 6 cũng đã thể hiện khá rõ ý tưởng của các tác giả về việc dạy đọc - hiểu TPVH theo thể loại, đặc biệt, với phần VHDG, đặc trưng thể loại được tô đậm, dễ nhận biết hơn so với các phần văn học khác. 19
- Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về dạy TPVHDG theo đặc trưng thể loại cho đối tượng HS ở một cấp học, một lóp học cụ thể. Do vậy, việc nghiên cứu dạy học TPVHDG theo đặc trưng thể loại là một việc làm cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học TPVHDG, góp phần khẳng định ưu điểm và tính khả thi của một hướng dạy học đổi mới. Chính vì thế, công trình nghiên cứu “Dạy học truyền thuyết và cổ tích đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 6” của chúng tôi ra đời, góp phẩn giải quyết một cách cụ thể nhu cầu thực tế trên trong công tác giảng dạy môn văn lớp 6 hiện nay. ơ công trình nghiên cứu này, ngoài phần M ơ đần, Kết luận, phẩn Nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sờ lí luận và thực tiễn cùa việc dạy học tác ptĩâm văn học dân gian theo thi pháp thê loại. Chương 2. Phương pháp dạy học truyền thuyết và cổ tích ơ lớp 6 theo đặc trưng thê loại. Chương 3. Bài soạn dạy học truyền thityết và cô tích cho học sinh lớp 6 theo đặc trmig thê loại. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
33 p | 299 | 42
-
dạy học truyền thuyết và cổ tích theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 6: phần 2
72 p | 138 | 25
-
Truyền thuyết và huyền thoại Thời Hùng Vương: Phần 1
134 p | 134 | 20
-
Bài giảng Lý luận phương pháp dạy học Tin học 1: Phần lý thuyết - Chương 2
46 p | 148 | 20
-
Giáo trình Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp: Phần 2 - NXB Khoa học Kỹ thuật
164 p | 90 | 11
-
Sử dụng phiếu học tập trong dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6
7 p | 60 | 8
-
Dạy học truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh
5 p | 83 | 7
-
Quan điểm dạy học: Truyền thống và kiến tạo
6 p | 69 | 6
-
Phát triển năng lực văn học cho học sinh trung học phổ thông qua dự án học tập trong dạy học truyện ngắn “Chí Phèo”
4 p | 82 | 6
-
Ứng dụng công nghệ số hóa di tích lịch sử trong tổ chức dạy học tác phẩm truyền thuyết dân gian
6 p | 16 | 5
-
Truyền thuyết và huyền thoại về Hùng Vương: Phần 1
156 p | 30 | 4
-
Nghiên cứu khái quát hóa trong dạy học: Phần 1
223 p | 23 | 4
-
Thiết kế trò chơi trải nghiệm để dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6
6 p | 34 | 3
-
Dạy học dựa trên bộ não (Brain-based learning) và vận dụng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
7 p | 45 | 3
-
Hướng khai thác yếu tố tích cực của phương pháp thuyết trình trong dạy học lịch sử triết học
6 p | 52 | 2
-
Đề xuất về việc thiết kế câu hỏi sử dụng trong dạy học đọc hiểu truyền thuyết cho học sinh lớp 6
5 p | 36 | 2
-
Sử dụng hệ thống văn bản trong dạy học đọc hiểu truyền thuyết
6 p | 88 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn