Đại chiến tại Torgau
lượt xem 10
download
Trong trận đánh tại Torgau vào ngày 3 tháng 11 năm 1760, khoảng 5 vạn quân tinh nhuệ Phổ[3] của Quốc vương Friedrich II Đại Đế chạm trán với một đạo quân Áo đông đảo hơn hẳn của Thống chế Leopold Josef Graf Daun. Trong trận đại chiến này, ông cho hai cánh quân riêng rẽ Phổ lần lượt tiến công quân Áo từ phía Nam và phía Bắc; quân Phổ tiến hành bao vây cánh phải của quân Áo theo hình bán nguyệt và tiến hành tổng tấn công.[4] Cuộc tiến công này thể hiện sự táo bạo của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đại chiến tại Torgau
- Đại chiến tại Torgau Một phần của cuộc Chiến tranh Bảy năm Friedrich Đại Đế sau chiến thắng tại Torgau, họa phẩm của Bernhard Rode . 3 tháng 11 năm 1760 Thời gian Süptitzer Höhen, gần Địa điểm Torgau ngày nay, Sachsen, Đức Chiến thắng của Quân đội Kết quả Phổ.
- Quân Áo rút lui về Dresden [1] Lãnh địa Tuyển hầu tước Thay đổi Sachsen lãnh thổ Tham chiến Phổ Áo Chỉ huy Friedrich II Đại Đế Leopold Josef Graf Hans Joachim von Daun Zieten Lực lượng 5 vạn quân[2] 53.400 quân Tổn thất
- 16.670 quân 15.697 quân, 49 khẩu pháo . [hiện] x•t•s Chiến tranh Bảy năm: chiến trường châu Âu Trong trận đánh tại Torgau vào ngày 3 tháng 11 năm 1760, khoảng 5 vạn quân tinh nhuệ Phổ[3] của Quốc vương Friedrich II Đại Đế chạm trán với một đạo quân Áo đông đảo hơn hẳn của Thống chế Leopold Josef Graf Daun. Trong trận đại chiến này, ông cho hai cánh quân riêng rẽ Phổ lần lượt tiến công quân Áo từ phía Nam và phía Bắc; quân Phổ tiến hành bao vây cánh phải của quân Áo theo hình bán nguyệt và tiến hành tổng tấn công.[4] Cuộc tiến công này thể hiện sự táo bạo của Quốc vương Friedrich II Đại Đế.[5] Quân Phổ giành được đại thắng trong một trong những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763); nhưng trong trận thắng này, quân Phổ phải chịu thương vong hết sức lớn lao, gần bằng với thất bại thảm hại của họ tại Kunersdorf vào năm 1759. ng, quân Áo cũng chịu tổn thất lớn, có Trung đoàn Áo còn gần như bị tiêu diệt hoàn toàn.[6][7]
- Một điều đánh lưu ý là quân Áo đại bại trong trận đánh này lúc họ nghĩ rằng hẳn là sẽ giành thắng lợi.[8] Đây là đại thắng thứ hai của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế vào năm 1760, sau trận thắng tại Liegnitz.[9] Tuy trận chiến thật đẫm máu và bản thân nhà vua nước Phổ cũng bị thương nhẹ (đây không phải là lần đầu tiên ông lâm vào tình cảnh này), ông không những thắng trận mà còn sống sót - cho thấy sự "diệu kỳ" của ông.[10] Trận thắng tại Torgau trở thành trận đánh lớn cuối cùng của vị đại danh tướng này.[11] Đám bại quân Áo rút chạy, và Nữ hoàng Áo là Maria Theresia tiêu tan hy vọng lấy lại tỉnh Silesia - vùng bị quân tinh nhuệ Phổ chinh phạt vào năm 1740. [12] Mục lục 1 Bối cảnh lịch sử 2 Kế hoạch của hai bên 3 Diễn biến 4 Ý nghĩa lịch sử và những gì sau trận chiến 5 Tài liệu tham khảo 5.1 Chú thích o 6 Chiến thắng Torgau qua hội họa [ ] Bối cảnh lịch sử Dưới triều đại vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nước Phổ phải đương đầu với một liên quân chống Phổ của nhiều nước láng giềng hùng cường trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763).[13] Vào năm 1760, nhà vua lâm vào tình
- thế chiến lược không thuận lợi.[10] Thế nhưng, vào tháng 8 năm 1760, Thống chế Áo là Leopold Josef Graf Daun bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt quân chính quy Phổ tại tỉnh Silesia. Khi quân Áo - với quân số đông gấp ba lần quân chính quy Phổ - vây hãm vua Friedrich II Đại Đế, ông thoát khỏi bẫy của giặc qua việc đại phá tan tác đạo quân của viên Quân giới lừng danh Ernst Gideon Freiherr von Laudon trong trận đánh tại Liegnitz. Sau chiến thắng này, nhà vua nước Phổ phong vị chỉ huy Kỵ binh vĩ đại nhất của ông[14] - Đại tướng Hans Joachim von Zieten làm Tư lệnh Kỵ binh.[15] Nhưng trong khi quân Phổ nán lại tại tỉnh Silesia, liên quân chống Phổ - với lợi thế về quân số - phát động cuộc tấn công chốn kinh kỳ. 15 nghìn quân tinh nhuệ Áo của Quân giới Franz Moritz Graf von Lacy họp binh với quân Nga của Đại tướng Gottlob Curt Heinrich Graf von Tottleben gần kinh thành Berlin, nhờ đó họ có đến 35 nghìn đại quân. Trong khi 13 nghìn quân Phổ phải lánh nạn sang thành trì Spandau, hai tướng Lacy và Tottleben bắt sống được 3 nghìn quân Phổ tại thành Berlin vào ngày 9 tháng 10 năm 1760.[16] Nhưng sau đó, lo sợ vị Quốc vương - chiến binh Phổ kéo đại binh về giải phóng kinh kỳ, Lacy và Tottleben đều phải lui binh. [17] [ ] Kế hoạch của hai bên Sau những sự kiện gay cấn nêu trên, Daun nhận thấy rằng một loạt cuộc hành quân đi đi lại lại đã làm cho các chiến binh của ông ta bị lâm vào tình thế rất bất lợi.[17] Do đó, cuối tháng 10 năm 1760, Daun rút quân khỏi tỉnh Silesia và tây tiến đến xứ Sachsen, tại đây ông ta họp binh với Lacy. Khi Triều đình Áo ban Thánh chỉnh lệnh cho Daun phải giao chiến với quân Phổ, ông và ba quân cố thủ tại đồi Süptitzer Höhen về phía Tây Torgau, gần thành Dresden.[18] Trước đó, vào năm 1759, Hoàng tử Phổ là Heinrich đã đóng quân tại đây, và đồi này được yểm trợ ở phía Tây bởi đống cây chướng ngại và ở phía Nam bởi một con suối nhỏ. Đạo quân Áo của Lacy đóng gần Torgau nhất, hướng về phía Nam trong khi đạo quân của Daun thì cách Torgau xa hơn, và hướng về phía Tây.[19] Tổng cộng, theo nhà
- sử học Christopher Duffy, Daun và Lacy chỉ huy 42 nghìn Bộ binh, 1 vạn Kỵ binh, và 275 khẩu đại pháo.[20] Với một vùng phòng ngự đầy lý tưởng tại Torgau, quân Áo sẽ dễ dàng đánh bại quân Phổ trong trận đánh sắp tới. [18] Nhà vua Friedrich II quyết định sai Đại tướng Hans Joachim von Zieten tới gây sự chú ý của Daun từ phía Nam, còn bản thân ông sẽ kéo quân chính quy di chuyển quanh phòng tuyến cuối cùng của quân Áo ở phía Tây để tiến công quân giặc từ phía Bắc. Theo Christopher Duffy, ông giao cho Zieten c ầm đầu 21 tiểu đoàn bộ binh và 54 sư đoàn Kỵ binh, trong khi ông thân chinh thống lĩnh quân chính quy bao gồm 41 Tiểu đoàn và 48 Sư đoàn. Tổng cộng lại, quân Phổ có đến 35 nghìn Bộ binh, 13500 Kỵ binh, và 309 khẩu đại pháo.[20] Vốn từ khoảng năm 1757, nhà vua thường giao cho Ziethen - vị tướng lĩnh Kỵ Binh có tài năng xuất sắc - làm Phó chỉ huy của mình. [5] Theo nhà sử học Nancy Mitford thì Quốc vương Friedrich II Đại Đế có 44 nghìn binh sĩ trong khi Thống chế Daun có đến 5 vạn binh sĩ. [18] [ ] Diễn biến Lược đồ trận kịch chiến tại Torgau.
- Buổi chiều hôm ấy, quân chính quy của nhà vua phải loạng choạng hành binh giữa những khu rừng để tiến sát đến nơi Daun đóng quân. Trong lúc đó, đạo quân của Ziethen lại phải đụng độ với đám Bộ binh nhẹ người Croatia trong đạo quân của Lacy. Daun nhanh chóng phát hiện cuộc hành binh của quân Phổ và ông ta dời phòng tuyến thứ nhất của mình đến hướng Bắc của ngọn đồi. Ít lâu sau, tiếng súng nổ vang lên giữa đạo quân của Lacy và Ziethen. Nghe tiếng đại bác và nghĩa rằng Đại tướng Ziethen đang bị đánh lui, nhà vua nước Phổ quyết định thân chinh kéo 10 tiểu đoàn Vệ binh nhanh chóng tấn công vào quân giặc. Súng hỏa mai và đại bác của Áo tập trung tại đây đã làm cho 5 nghìn chiến binh Phổ phải bỏ mạng trên chiến trường trong vòng 1 tiếng rưỡi đồng hồ. [21] Khi lực lượng Bộ binh chính quy của nhà vua kéo đến, họ cũng phải lao đầu vào một cuộc chiến đấu đầy gian nan. Daun buộc phải dùng đến cả quân dự bị của mình để đánh lui cuộc tấn công thứ hai của quân Phổ. Lực lượng Kỵ binh Phổ do viên tướng chỉ huy là Quận công xứ Holstein chỉ huy xung phong lên phá vỡ phòng tuyến quân Áo, nhưng bị đánh bại. Nhiều tướng lĩnh quân Phổ bị thương trong trận giáp chiến ác liệt này.[11] Không những thế, một viên đạn đã bay sượt qua làm trầy ngực của nhà vua Friedrich II và ông phải rút lui về làng Elsnig với thất vọng lớn lao. Như vậy, đây là lần thứ ba ông phải rút khỏi trận tiền trong các cuộc tranh đấu ác liệt của ông, sau hai trận đánh tại Mollwitz (1741) và Lobositz (1756) - mà kết quả đều là chiến thắng của những chiến binh tinh nhuệ của ông.[22] Nhà vua ngồi trên bậc thềm dưới cùng tại ngôi Nhà thờ làng Elsnig, để chờ tin báo của các chiến binh của ông từ chiến trường đẫm máu.[23] Daun sai Tướng Charles Flynn báo tin chiến thắng mở đầu đến Nữ hoàng Áo là Maria Theresia tại kinh đô Viên. Ngòai ra, Von Daun còn làm theo lời răn dạy của một danh tướng Tây Ban Nha thời xưa là Santa Cruz để che dấu vết thương của ông ta: [24]
- Có lẽ các Trung đoàn thân cận sẽ biết bạn bị thương thông qua máu “ hoặc là sắc mặt của bạn. Trong trường hợp này, bạn nhất thiết phải nói là bị thương nhẹ, tránh để các chiến binh lan truyền tin dữ rộng rãi, làm cho các Trung đoàn khác bị hoản loạn. ” —Santa Cruz Nhưng rồi, trong lúc nhà vua vắng mặt, các chiến binh Phổ đã xoay chuyển tình thế[25]. Lúc tối nhá nhem, những chiến binh của Đại tướng Ziethen - người đã giáp chiến với Lacy mà không mang lại thành quả nào - cuối cùng đã tiến hành một cuộc tổng tiến công. Chuyển đạo quân của mình sang hướng Tây, ông nhận ra một đoạn đường đắp cao không có quân Áo cố thủ giữa hai cái ao và liền kéo năm Tiểu đoàn vào lỗ hỗng này. Sau đó, Zieten liền phát huy lợi thế của mình, ông tập hợp lực lượng Bộ binh của ông và ít lâu sau đó các chiến binh tinh nhuệ của ông đã lên được đến đồi. Quân Áo hoàn toàn bị bất ngờ về đại bại.[5] Hay tin chiến thắng của Zieten, Trung tướng là J. D. von Hülsen cùng những chiến binh còn sống sót của quân chính quy Phổ xung phong lên tấn công quân giặc. Các binh sĩ đánh trống Phổ cũng ngân vang lên bản quân hành ca của họ[5]. Các Kỵ binh nặng và Long Kỵ binh vừa tan vỡ sau thất bại ban đầu có vẻ đã được Zieten tập hợp lại để tiếp tục chiến đấu.[26] Từ hai phía Bắc và Nam, các phòng tuyến quân Áo suy sụp, và bắt đầu tan vỡ. [27] Những chiến binh của Ziethen chiếm lĩnh được khẩu đội pháo của quân Áo và quay các khẩu pháo này sang bắn vào những chủ nhân cũ của chúng - những kẻ đã hai lần cố gắng lấy lại khẩu đội pháo bị mất, nhưng đều thất bại cả. Cuối cùng, đến 21 giờ ngày hôm ấy, trận đánh ác liệt đã kết thúc với việc Quân đội Phổ vẫn làm chủ được đồi. Vậy là họ đã giành được chiến thắng và chiến dịch năm 1760 của
- cuộc Chiến tranh Bảy năm kết thúc, trở thành một chiến dịch vinh quang của vua Friedrich II Đại Đế. Khi đang ngồi trên thềm Nhà thờ làng Elsnig với tâm trạng buồn bã, ông hay tin thắng trận và lập tức ông ôm vào lòng Đại tướng Zieten.[28] Với những chiến thắng của ông trong chiến dịch 1760 (kể cả Torgau), nhà vua đã có thể tiếp tục tiến hành chiến dịch năm 1761.[29] Song, trận đánh Torgau thực chất là chiến thắng của Đại tướng Zieten.[30] Daun chỉ có thể bảo toàn được quân chủ lực của mình là nhờ ông lập tức cho rút quân về sông Elbe, ở những góc bên phải những chiến binh Phổ dũng mãnh đang tiến công, chứ nếu không thì hẳn là đội quân của Daun sẽ hoàn toàn bị hủy diệt. [5] Trong trận đánh này, viên Đại úy Wichard Joachim Heinrich von Möllendorf chiến đấu rất tốt, góp phần không nhỏ đến chiến thắng của nhà vua, và sau khi cuộc Chiến tranh Bảy Năm kết thúc thắng lợi, ông trở nên nổi danh.[31] Còn Đại tá Otto Frederick von Hindenburg - một tổ tiên của danh tướng Đức Paul von Hindenburg (1847 - 1931) - bị thọt chân. Sau thắng lợi, nhà vua ban cho ông một điền trang tại Neudeck. [32] [ ] Ý nghĩa lịch sử và những gì sau trận chiến Tưởng như vua Friedrich II Đại Đế và ba quân một lần nữa hứng chịu thất bại nhưng họ đã đại thắng.[18] Song, quân Phổ phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Họ phải thừa nhận tổn thất đến 16670 binh sĩ, trong khi quân Áo mất 15697 binh sĩ, trong số đó có 7 nghìn binh sĩ và 49 khẩu đại pháo bị bắt giữ.[20] Trận huyết chiến này là một trong những trận đánh tổn thất nặng nề nhất của các chiến binh Phổ.[33] Một tác giả ghi nhận: "Ngay cả sau tất cả mọi mất mát to lớn như thế, trận đánh tại Torgau quyết định chẳng hề lớn lao đến tình hình chiến thuật, do Daun vẫn chiếm lĩnh Dresden và miền Nam Sachsen, trong khi vị Quân giới đáng sợ Laudon tha hồ trú đông tại tỉnh Silesia."[27]
- Chúng ta chỉ đánh bại giặc Áo, cả ta và địch đều mất biết bao nhiêu “ chiến binh cả ” —Friedrich Đại Đế[28] Vậy là nhà vua đã báo tin đại thắng cho triều thần Jean-Baptiste de Boyer, Hầu tước d'Argens, và thận trọng dấu diếm tổn thất lớn lao của lực lượng Quân đội Phổ và cũng chẳng có phóng đại tầm quan trọng của trận đánh.[28] Tuy những tiếng pháo của nhân dân Anh đã vang lên trên bầu trời Luân Đôn với tin mừng chiến thắng của Quốc vương Friedrich II Đại Đế tại Torgau, cùng tháng với trận đánh khốc liệt này, vua Anh là Anh và chính phủ mới của Anh không còn viện trợ cho Phổ nữa.[28][18] Nhưng mặt khác, cuộc đại thắng tại Torgau bảo vệ nền an ninh của kinh đô Berlin, để đất kinh kỳ Phổ khỏi phải chống chọi với bất kỳ một cuộc tiến công nào của liên quân chống Phổ nữa. Với đại thắng tại Torgau và việc tái chiếm phần lớn xứ Sachsen, người Phổ đã có thể lấy thêm nguồn nguyên liệu để tiếp tục nỗ lực của họ.[34] Vả lại, tuy vua Friedrich II Đ ại Đế có lúc không thể nghĩ đến chuyện tung đòn quyết định kết thúc chiến tranh nữa sau đại thắng tại Torgau,[10] quan Thượng thư đầu triều Áo là Wenzel Anton, Vương công của Kaunitz- Rietberg cũng lâm vào tuyệt vọng khi tin báo về kinh thành Viên rằng quân Áo đại bại. Các triều thần Áo khác và cả Nữ hoàng Maria Theresia đều nhận thấy người Áo không thể đánh bại người Phổ để giành lại tỉnh Silesia.[35][36] Từ đó, người Phổ có thể tự tin rằng liên minh chống Phổ, và ít nhất là người Áo không thể hạ gục được họ.[37] Người Áo giờ đây tìm cách để giảng hòa với người Phổ và kiếm lợi thế cho mình, song dần dần họ càng xuống nước để rồi họ sẽ chiến bại.[38] Chưa kể, Thống chế Daun cũng bị thương nặng nề.[39] Ông trở nên sững sờ không thể tin nỗi thất bại thảm hại của ba quân. Trong khi đó, một Giáo trưởng Áo viết rằng Quân
- đội Phổ chiến thắng trận này là nhờ có Quỷ sứ giúp đỡ. Ông ta kể rằng, thứ nhất là do thanh gươm báu mà Giáo hoàng trao tặng cho Daun đột ngột mất thiêng trong đêm, thứ hai là do các chiến binh Phổ dùng cái khí hôi thối vàng lục mà họ lấy từ âm ty lên, nên họ đã chiến thắng.[5] Rốt cuộc, trận đánh khủng khiếp tại Torgau có lẽ là một trận ác chiến taị Borodino của thế kỷ 18: quy mô rất lớn, đẫm máu mà cả hai đoàn quân hùng hậu tham chiến đều không hoàn toàn đạt được mục đích của mình.[40] Song, bất chấp lời bàn của Quốc vương Friedrich II Đại Đế là trận đánh kịch liệt này khó có thể thay đổi tình thế có lợi hơn cho ông, nó cùng với trận đánh trước tại Liegnitz đã phục hồi lại uy danh lẫy lừng của ông sau thất bại thê thảm tại Kunersdorf vào năm trước.[18] Cuộc đại thắng tại Torgau cũng có lẽ nên được xem là một trận kịch chiến tại Chancellorsville của thế kỷ 18, trong đó một vị thống soái đầy táo bạo - vốn dĩ đã gặp bất lợi về quân số - chia ba quân của mình thành vài cánh. [41] Cuộc Chiến tranh Bảy năm sẽ còn kéo dài thêm hai năm nữa, với mọi nước tham chiến đều kiệt quệ. Đất nước rệu rã như vậy nhưng vua Friedrich II Đại Đế vẫn kiên quyết đấu tranh tới cùng.[10] Tuy vậy, sau trận đại thắng nhưng kinh hoàng tại Zorndorf (1758), sau thất bại đau đớn tại Kunersdorf (1759), và sau trận đại thắng đầy đắt đỏ tại Torgau này, nhà vua sẽ không còn mở những trận đánh kinh hồn bạt vía như vậy nữa. Tỷ như trận thắng của ông tại Burkersdorf hai năm sau chiến thắng tại Torgau, là một chiến thắng không hề đẫm máu như thế, song lại có ý nghĩa lớn lao hơn.[42][43] (cũng giống như chiến thắng Zorndorf, quân Phổ ban đầu không thành công nhưng rồi xoay chuyển tình thế trong chiến thắng Torgau[44]) Cuối cùng, vào ngày 15 tháng 12 năm 1763, bản lĩnh kiên cường của ông đã mang lại toàn thắng cho ông, chấm dứt cuộc Chiến tranh Bảy năm.[45] Và, là một nhà sử học tài năng, sau khi ca khúc khải hoàn, nhà vua đã viết về những trận đánh khốc liệt của ông, trong số đó có cả đại thắng tại Torgau (1760).[46] Còn vị công thần của ông trong trận này, Zieten là một trong số ít những viên võ quan Triều đình Phổ còn sống sót hoàn toàn sau khi cuộc Chiến tranh Bảy Năm chấm dứt. Trước
- tình cảnh lực lượng Bộ binh Phổ phải chịu tổn thất đau thương dưới làn đạn của địch quân trên trận tiền Torgau, [47] vua Friedrich II buộc phải lệ thuộc nhiều hơn vào lực lượng Pháo binh sau ngày khải hoàn. [48] Dưới triều Quốc vương Friedrich Wilhelm III, một giáo viên địa phương là Scholz sáng tác bản "Quân hành ca Torgau" vào năm 1817 kể về chiến thắng Torgau năm xưa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn