intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đế chế I Đế chế Pháp

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

98
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đệ nhất đế chế là một chế độ chính trị trong lịch sử nước Pháp, do Napoléon Bonaparte lập ra, để thay thế cho Chế độ tổng tài (Consulat). Đệ nhất đế chế bắt đầu từ ngày 18 tháng 5 năm 1804 - khi có quyết nghị của Nghị viện nguyên lão (Sénatus-consulte) tuyên bố tôn Napoléon Bonaparte lên làm hoàng đế nước Pháp - và kết thúc ngày 6 tháng 4 năm 1814, khi Napoléon thoái vị, đi đày sang đảo Elba...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đế chế I Đế chế Pháp

  1. Đ ế ch ế I Đế chế Pháp Đ ế ch ế ← ← ↓ 1804–1814 ← ← Cờ Coat of Arms Quốc ca Veillons au Salut de l'Empire (không chính thức)
  2. Đế chế Pháp (màu xanh đậm) với các quốc gia vệ tinh (màu xanh nhạt) vào năm 1811. Paris Thủ đô tiếng Pháp Ngôn ngữ Chế độ quân chủ lập hiến Chính thể Emperor - 1804 – 1814/1815 Napoleon I Napoleon II[1] - 1815
  3. Parliament Lập pháp - Thượng viện Senate - Hạ viện Corps législatif Thời kỳ Napoleon Thời đại lịch sử - Napoleon lên ngôi hoàng đế 18 tháng 5, 1804 - Napoleon thoái vị 6 tháng 4, 1814 - Một trăm ngày 20 tháng 3 – 7 tháng 7 năm 1815 Franc Pháp Tiền tệ Tiền nhiệm Kế tục Đệ nhất cộng hòa Bourbon Restoration Đế quốc La Mã thần thánh United Kingdom of the Netherlands
  4. Kingdom of Holland Neutral Moresnet Ligurian Republic Kingdom of Sardinia Đế quốc Áo Đại công quốc Luxembourg Grand Duchy of Tuscany Đệ nhất đế chế là một chế độ chính trị trong lịch sử nước Pháp, do Napoléon Bonaparte lập ra, để thay thế cho Chế độ tổng tài (Consulat). Đệ nhất đế chế bắt đầu từ ngày 18 tháng 5 năm 1804 - khi có quyết nghị của Nghị viện nguyên lão (Sénatus-consulte) tuyên bố tôn Napoléon Bonaparte lên làm hoàng đế nước Pháp - và kết thúc ngày 6 tháng 4 năm 1814, khi Napoléon thoái vị, đi đày sang đảo Elba Mục lục 1 Bối cảnh lịch sử  2 Các cuộc chiến tranh thời Đệ nhất đế chế  3 Các thời điểm quan trọng của Đệ nhất đế chế  4 Xem thêm 
  5. 5 Tham khảo  6 Liên kết ngoài  [ ] Bối cảnh lịch sử Thời đó, nước Pháp đã trải qua cuộc Cách mạng, rồi Chế độ đốc chính (Directoire). Ngày 18 tháng Sương mù, tức ngày 9.11.1799, Napoléon làm một cuộc đảo chính và lập ra Chế độ tổng tài (Consulat) gồm 3 người cai trị nước Pháp do Napoléon làm Đệ nhất tổng tài (Premier consul), cùng với Emmanuel J. Sieyès và Roger Ducos. Cuộc trưng cầu dân ý (plébiscite) ngày 6 tháng 11 năm 1804 đã hợp thức hóa việc chuyển sang Đệ nhất đế chế. Nghị viện nguyên lão công bố nghị quyết tôn Napoléon lên làm hoàng đế nước Pháp từ ngày 18.5.1804. Napoléon Bonaparte được giáo hoàng Pius VII làm lễ phong vương tại Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 2 tháng 12 năm 1804 với danh hiệu Napoléon đệ nhất. Tuy nhiên, khi đội vương miện thì chính Napoléon đã giật lấy từ tay giáo hoàng và tự đội lên đầu mình [ ] Các cuộc chiến tranh thời Đệ nhất đế chế Bài chi tiết: Các cuộc chiến tranh của Napoléon Tiếp theo cuộc chiến tranh với một số vương quốc ở châu Âu trong Liên minh thứ nhất từ thời Cách mạng, rồi sau đó với Liên minh thứ hai, nên ngay từ ngày đầu, Đệ nhất đế chế đã phải đương đầu với Liên minh thứ ba. Chiến thắng quyết định của Napoléon trong trận Austerlitz đã chỉ có thể làm giảm sự đe dọa đó trong một thời gian ngắn. Năm 1806, Đại quân Pháp đã khuất phục được nước Phổ trước khi vào Ba Lan, và cuối cùng đánh bại Nga trong trận Friedland (nay là Pravdinsk, Nga) ngày
  6. 14.6.1807. Trên nền tảng này Napoléon đã buộc Nga phải ký hòa ước Tilsit ngày 7.7.1807, tạm chấm dứt 2 năm chiến tranh liên tục trên lục địa châu Âu. Việc chen chân của Pháp vào bán đảo Iberia đã gây ra cuộc chiến tranh dành độc lập của Tây ban nha, một cuộc chiến tranh tàn bạo, kéo dài xấp xỉ 6 năm (từ 24.5.1808 tới 10.4.1814) làm cho đế quốc Pháp bị suy yếu trầm trọng. Năm 1809, Pháp lại đánh nhau với Áo trong Liên minh thứ năm. Pháp thắng và Áo phải ký hiệp ước Schönbrunn (Wien) ngày 14.10.1809. Năm 1812, các căng thẳng ngoại giao với Nga, khiến Pháp xâm lấn Nga. Đây là thảm họa cho Napoléon và Đế chế, vì hao tổn rất nhiều quân sĩ trong các trận chiến và dịch bệnh, đói rét Năm 1813, trận chiến với Liên minh thứ sáu khiến Pháp bị đuổi ra khỏi Đức và ngày 6.4.1814 hoàng đế Napoléon phải thoái vị, chịu đi đày ở đảo Elba (Ý) Tiếp theo Đệ nhất đế chế là Thời Phục hưng thứ nhất (Première Restauration) ngắn ngủi của vương triều Bourbons từ 6.4.1814 tới 20.3.1815. Napoléon mưu toan trốn khỏi đảo Elba, quay về Pháp lấy lại quyền hành từ tay vua Louis XVIII, đây là Thời kỳ 100 ngày (Cent-Jours), từ 20.3.1815 tới 22.6.1815. Napoléon lại đối đầu với Liên minh thứ bảy và cuộc đại bại của quân Pháp trong Trận Waterloo đã chấm dứt hẳn những gì còn sót lại của Đệ nhất đế chế. Trở về Pháp 3 ngày sau, hoàng đế Napoléon đệ nhất lại phải thoái vị lần thứ hai và bị đưa đi đày ở đảo Saint Helena trên Đại Tây Dương cho tới chết. Vào thời cực thịnh - năm 1812 - Đế quốc Pháp có 130 tỉnh (Départements), cai trị trên 44 triệu dân, có các đội quân trú đóng ở các nước Ý, Đức, Tây ban nha và đại công quốc Warsawa (Ba lan ngày nay).
  7. Đế chế cũng mang đậm nét bành trướng bá quyền (xâm lấn nhiều nước châu Âu) và gia đình trị. Các anh em, họ hàng của hoàng đế Napoléon đệ nhất được phong làm vua ở một số nước châu Âu. [ ] Các thời điểm quan trọng của Đệ nhất đế chế 18.5.1804: Nghị viện nguyên lão công bố Napoléon Bonaparte làm hoàng  đế Pháp 2.12.1804: Giáo hoàng Pius VII làm lễ tấn phong cho Napoléon đệ nhất tại  Nhà thờ Đức Bà Paris 2.12.1805: Trận Austerlitz  14.10.1806: Trận Jena và Auerstedt  21.11.1806: Lập Cuộc phong tỏa lục địa  7.7.1807: ký Hòa ước Tilsit với Nga  2.5.1808: Bắt đầu chiến tranh với Tây Ban Nha (6 năm)  2.4.1810: Napoléon Bonaparte kết hôn với công chúa Áo Marie-Louise  2.3.1811: sinh thái tử Napoléon Francois Charles Joseph Bonaparte tức  Napoléon II, vua La Mã 24.6 - 30.12.1812: Các trận chiến ở Nga  16 - 19.10.1813: Trận Leipzig 
  8. tháng 1 - tháng 3.1814: các trận chiến tại Pháp. Các nước Nga, Áo, Phổ  xâm chiếm Pháp 6.4.1814: Thoái vị lần đầu của Napoléon I  30.5.1814: Hiệp ước Paris I  20.3 - 22.6.1815: Thời kỳ 100 ngày  18.6.1815: Trận Waterloo  20.11.1815: Hiệp ước Paris II 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2