Đại cương tâm lý học: Phần 2
lượt xem 7
download
Phần 2 cuốn "Tâm lý học đại cương" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng; chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ; tình cảm và ý chí; nhân cách. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đại cương tâm lý học: Phần 2
- C Ả M G I Á C - TRI G I Á C - T ư D U Y -T Ư Ở N G T Ư Ợ N G M ụ c tiêu: Học xone chương này, người học có thể: ^ Phân tích được các khái niệm cảm giác, tri giác, đặc điểm, các quy luật của chúng. Giải thích được các mối quan hệ giữa cảm giác, tri giác, sự hình thành và phát triển quá trình nhận thức cảm tính. Phân biệt được các khái niệm tư duy và tưởng tượng, đặc điểm, các quy luật của chúng. ^ Giải thích được sự hình thành và phát triển quá trình nhận thức lý tính và mối quan hệ giữa quá trình nhận thức lý tính và cảm tính. Vận đụng được các khái niệm trong bài để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. Rút ra được các kết luận sư phạm để phục vụ cho việc học và công việc giảng dạy sau này. 'X uTưởng tượng về tản chất củng là tư duy mà thôi, nhưng tư duy bằng hình ầnh” . Macxim Goorky 141
- Có bao giờ các bạn tự hỏi làm thế nào mà chúng ta nhận được thông tin từ mỏi trường, làm thế nào đe xử lý và hiểu dược các thông tin mà chúng la nhận được? Đô tổn tại, chúng ta phải nhận biết được thế giới xung quanh mình, cảm nhận vé các vật thể và sự kiện đang hiện hữu, giống như bông hoa mà chúng ta có thể nhìn thấy và ngửi. Các thông tin nhận được cũng được chúng ta chọn lọc, xử lý, phân tích để có những thông tin mới, ví dụ, như khi nhìn thấy bóng hoa trẽn cây đang tàn dần, chúng ta biết được đấy là quy luật bình thưi
- Nhặn thức có liên quan chặt chẽ với hoạt động học tập, vì hàn chất của quá trình học tập chính là quá trình nhận thức. Hiểu rõ bán chất của quá trinh nhận thức sẽ giúp chúng la hiểu dược con đường lĩnh hội tri thức, nhừ dó tạo điều kiện cho quá trình học tập được diễn ra hiệu quả. I C Ả M CiIẢC . 1. Khái niệm cảm giác a. Định nghĩa Mọi cơ thể sống lấy thông tin từ mỏi trường xung quanh. Đâv là chức năng cần thiết để thích nghi và sống còn. Thí dụ, nhờ các giác quan, ta nhận biết được bóng hoa màu đỏ, có mùi hương thơm ngát; ta cảm nhận được đá thì lạnh và lửa thì nóng... Các giác quan là những tổ chức cho phép chúng ta cảm nhận được các đặc tính cùa vật, làm chúng ta nhận thức được các thực thể vật chất trong thế giới khách quan. Chính các giác quan đã hỗ trợ cuộc sống, làm cho cuộc sống dễ chịu, nuôi dưỡng trí thông minh và đảm bảo sự tương tác của bản thân với bên trong cũng như thế giới bên ngoài. ỏ động vật bậc cao và con người, các thồng tin được thu nhận, truyền dẫn (truyền thônỉ tin) và xử lý (biến đổi thông tin) nhờ các giác quan và hệ thần kinh, cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua đó, mối liên hộ của cơ thể với môi trường được thiết lập. và là mức độ phản ánh tâm lv thấp nhất. Dưới góc độ phát sinh chủng loại và phát triển cá thể, cảm giác là hình thức định huớng đầu liên của cơ thể trong thế giới xung quanh. Những dộng vật cấp thấp, sơ cấp (vi khuẩn, ấu trùng, v.v) chỉ phản ánh 143
- được những thuộc tính riêng lẻ. có ý nghĩa sinh học trực tiếp của các sự vặt hiện tượng. Chẳng hạn như vi khuẩn cũng có những cơ quan phân tích thông tin cảm giác về kích thích của môi trường mà nó sinh sống. Trẻ em trong nhũng ngày đầu mới sinh cũng tương tự như vậy. Những năm đáu thế kỷ thứ XX, người ta còn cho rằng đứa trẻ vài ngày đầu sau sinh bị “mù”, “điếc”, không có cảm giác đau. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh ràng cảm giác phát triển từ rất sớm, ngay cả từ khi trong bào thai. Ví dụ như ở tuần thai thứ 28, mắt của thai nhi đã mở và có thể nhìn thấy. Cũng ờ thời điểm này, thai nhi có thể nghe giọng nói của mẹ và khi đang ngủ, có thể bị đánh thức bởi tiếng động quá mạnh. Khi mới sinh, trẻ có thể nhìn thấy các vật thể cách trẻ trong vòng 20 cm. Nguồn gốc náy sinh: cảm giác của động vật xuất hiện do kích thích trực tiếp của ngoại giới gây ra và thông qua hệ thống tín hiệu I. Trong đó cảm giác của con người có được vừa do kích thích trực tiếp và đồng thời do kích thích gián tiếp, tức là do ngồn ngữ gây ra. Nói cách khác, cảm giác của con người do tư duy và ngốn ngữ chi phối và chính nhờ quá trình nhận thức cấp cao này chất lượng của nhận thức cảm tính hơn hẳn ở động vật. Ví dụ: khi nghe nói tới quả khế chua - chúng ta không nhìn thấy nhưng vẫn có cảm giác chua ở đầu lưỡi; chúng ta thấy phong cảnh dường như đẹp hơn khi được nghe bài thơ về cảnh ấy. Cảm giác có được khi: (1) các cơ quan cảm giác hấp thụ được năng lượng từ các kích thích từ bên ngoài môi trường; và (2) các cơ quan thụ cảm chuyển đổi các năng luợng này thành các xung thần kinh và chuyển lên não bộ. Chức năng của cảm giác: cảm giác của động vật chỉ giúp con vật thích nghi với môi trường. Cảm giác của con người 144
- không chì giúp con người thích nghi với môi trường mà còn định hướng, điều khiển, diều chình nhằm nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh. Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người và là nguồn cung cấp những nguyên liệu đầu tiên để thực hiện những hình thức nhận thức cao hơn. Con dường hình thành cảm giác: cảm giác của động vật được hình thành và phát triển theo con đường di truyền sinh học (qua gen), trong khi đó cảm giác của con người được hình thành và phát triển do sự rèn luyện và hoạt động nghé nghiệp, cảm giác của con người chịu sự chi phối của các chức náng tâm lý khác trong nhân cách như tư duy, tình cảm, ngôn ngữ... VI lý do nàv F.Anghen đã viết: “nhập vào con mắt của chúng ta không phải chỉ có hoạt động của các giác quan mà còn có hoạt động tư duv nữa”. K. Mark viết: “Trong thực tiễn cảm giác trờ thành nhà lý luận trưc tiếp”. Tóm lại, cảm giác là quá trình nhận thức cám tính, phản ánh các thuộc tính của sự vật hiện tượng một cách riêng lè khi có sự tác động trực tiếp của chúng vào các cơ quan cảm giác. Cảm giác cùa con người không chỉ là sự phàn ánh trực tiếp thông qua các giác quan mà còn là sản phẩm của hoạt động, cùa toàn bộ nhân cách con người với tư cách là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. b. Đặc điểm của cấm giác Cảm giác là một quá trình tâm lý (có mở đầu, diễn biến và kết thúc). Ở dây, chúng ta cần phân biệt khái niệm cảm giác trong tâm lý học với quan niệm cảm giác trong đời thường, như là sản phẩm của quá trình nhận thức. 145
- Nội dung phản ánh: Phản ánh những thuộc tính riêng lẻ bên ngoài như hình thức, âm thanh, mùi vị, độ lớn của các sự vật, trạng thái bên trong của nó... Cảm giác chỉ phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính. Câu chuyện dân gian “thầy bói xem voi” là ví dụ sinh động. Các thầy bói mới dùng ở mức độ cảm giác (xúc giác) để nhận biết về con voi, do đó, mỗi người khi sờ vào 1 bộ phận của con voi thì chỉ nhận biết được bộ phận riêng lẻ đó và cho rằng con voi là như vậy. Hình thức phán ánh: cảm giác chỉ xảv ra khi có các sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta. Khi sự vật không trực tiếp tác động nữa thì sẽ không tồn tại quá trình cảm giác nữa mà hình thành một quá trình tâm lý khác. Cảm giác của con người mang bản chất xã hội lịch sử, thể hiện: Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người không phải chỉ là những sự vật, hiện tượng vốn có trong tự nhiên mà còn bao gồm cả những sản phẩm do lao động của con người tạo ra. Cơ chế sinh lý của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn ở hệ thống túi hiệu thứ nhất, mà còn cả ờ hệ thống tín hiệu thứ hai nữa. Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục. Ví dụ: người thợ dệt có thể phân biệt được 60 màu đen khác nhau. 2. Các quy luật của cảm giác a. Quy luật ngưỡng cảm giác Hãy thử tập trung trong 1 giây để xem có bao nhiêu các kích thích đang tác động vào các giác quan của chúng ta: ánh sáng, âm thanh, mùi vị, sự động chạm của quần áo vào da... Mặc dù 146
- chúng la chìm ngập trong các thông tin giác quan, chúng ta vẫn sống rãi mạnh khòe chứ không bị quá tải. Tại sao vậy? Liệu mắt chúng ta có thể nhìn thấv được mọi thứ tác động vào mắt không? Vì sao chúng ta lại không nhìn thấy được các vi khuẩn mặc dù chúng luôn hiện diện và trực tiếp tác động vào thị giác? Nói cách khác, cường độ kích thích giác quan cần bao nhiêu để dủ gâv ra cảm nhận? Trên thực tế, đỗi khi chúng ta cảm nhậri được các kích thích rất nhỏ. Một nghiên cứu năm 1962 của Galanter cho thấy, chúng ta có thể nghe được tiếng đổng hổ kêu tích tắc ỏ cách chúng ta khoảng 6,lm; trong một căn phòng yên tĩnh chúng ta có thể ngửi đưực mùi nước hoa (dù chỉ một giọt) ở phòng hên cạnh; trong một đêm tối trời tĩnh lặng chúng ta cũng nhìn thấy một đốm lửa cách chúng ta khoảng 48km. Tuy rằng, các cơ quan giác quan của chúng ta rất hiệu quả, nhưng chúng không thể ghi lại toàn bộ các thông tin đang kích thích vào chúng ta trong môi trường. Chúng ta chỉ có thể ngửi và nếm được một số mùi và một số chất, mà không phải tất cả các chất; chúng ta chỉ có thể nghe được các sóng âm thanh ờ dải tần số nhất định; chúng ta cũng chỉ nhìn được năng lượng ánh sáng ở một dải sóng tương đối hẹp; cơ thể của chúng ta có vè như được chuẩn bị tốt để thích ứng với cả biển thông tin kích thích. Chỉ những kích thích đạt dược giới hạn nhất định nào đó mới được ta cảm nhận. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra dược cảm giác chính là nsưỡng cảm giác. Ngưỡng câm giác là vùng kích thích được giới hạn bời hai đầu có thể gây ra cảm giác. Ngưỡng cảm giác phía dưới hay còn gọi là ngưỡng tuyệt đối tỏi thiểu là cường độ kích thích tối thiểu dc gây được cảm giác. Ngưỡng cảm g i á c phía trên là ngưỡng tuyệt đối tối đa là cường độ kích thích tối đa để gây được cảm 147
- giác. Phạm vi giữa hai ngưỡng cảm giác nêu trên là vùng cảm giác được. Để xác định được ngưỡng cảm giác của từng giác quan, các nhà tâm sinh lý học làm thực nghiệm bằng cách cho các kích thích có cường độ khác nhau, tăng dần tác động vào giác quan theo thứ tự ngẫu nhiên mà chủ thể không biết. Các nhà nghiên cứu dùng một loạt các kích thích có cường độ gần với ngưỡng giới hạn dự đoán. Với mỗi trị số của kích thích, ghi lại số lần nhận thấy và không nhận thấy kích thích sau khi thực nghiệm. Kích thích sẽ được tác động lặp đi lặp lại. Ngưỡng tuyệt đối của một cá nhàn đối với một kích thích nào đó là cường độ thấp nhất mà cá nhân đó nhận biết được 50% sô' lần kích thích. Bảng sau đây đưa ra vài ví dụ về ngưỡng tuyệt đối của vị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, thị giác. Bảng 4.1. V dụ vể ngưỡng tuyệt đối I Dạng Cơquan Giác quan Ngưdng tuyệt đối kích thích thụ cảm Thị giác Năng lượng điện Tế bào que vầ N nến cháy có thể nhlnthấy ở gọn từ. hình nór ờ võng khoảng cách xa 48 km(30 dặm ) m ạc. trong m đêmtố quang đãng. ột i Thính giác sỏng áp âm . Tếbàotócởmầng Tiếng tích tắc của đổng hổ đeo m của tai trong. tay ở cách 6m(20 feet) trong ém phổng yên tĩnh. Vị giác C hóa học tan Đáu nhú vị giác ở K hất hoảng m thia cafe đường tan ột trong nước m iếng. lư trong m ỡi iệng. trong 7,5 lý nước (2 gallon). t Khứu giác C hóa học hất Tếbào cảmnhậnờ M giọt nước hoa bay khuếch ột trong không k í. phẩntrêncủa m i. tán trong m nhà nhỏ (3 phòng). h ũ ột Xúc giàc Sự d chuyển cơ Các đầu m thán Cánh của m con ruổi rơ xuống i út ột i học hoặc áp lực kinh nằmở da. ngực từđộ cao khoảng 1cm lên da. (0,4 inch). Nguồn từGalenter (1962) 148
- Có sự khác biệt cá nhân đối với ngưỡng tuyệt dối. Một số ncười có thể nhạy cảm hơn những người khác. Cùng một cá nhân nhưng ở những thời điểm khác nhau cũng có độ nhạy cảm khác nhau với cùng kích thích vào giác quan. Vào buối sáng, cơ thể khỏe mạnh, tươi mới, chúng la có thể dễ dàng nghe thấy tiếng hót xa xa của một chú chim. Cũng tiếng hót đó, ở khoảng cách đó vang ra, có thể chúng ta không thể nghe được vào buổi chiều. Tính nhạy cảm cùa cảm siác là khả năng cảm nhận được kích thích với cường độ nhỏ nhất. Như vậy, ngưỡng cảm giác tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảín của cảm giác, nghĩa [à ngưỡng cảm giác càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao và ngưỡng càng cao thì độ nhạy cảm càng thấp. Ngưỡng sai biệt Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích. Tuy vậy, không phải mọi sự khác nhau nào của các kích thích cùng loại cũng đều được phản ánh. Chẳng hạn như không phải lúc nào chúng ta cũng nhận biết được ngọn đèn này sáng hơn ngọn đèn kia; hay khi nấu một món ăn, ta nếm thấy nhạt và phải cho thêm một chút muối. Nhiều khi ta thấy đã cho một lượng muối tương đối vào rồi nhưng vẫn thấy không khác lần nếm trước. Cần phải có một tỉ lộ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất thì ta mới cảm nhận được. Độ lệch tối thiểu của hai tác nhân kích thích cùng loại mà con người có thể cảm nhận được chính là ngưỡng sai biệt.
- Bảng 4.2. Hằng số Weber vể một số sai biệt càm giác Giác quan Loại H số W ảng eber T giác hị Đ sáng của đèn ộ 1/60 T giác hính T số âmthanh ắn 1/333 Đ ổn của ảm ộ 1/10 V giác ị K biệt vé độ m hác ặn 1/5 T gác hính Lượng m cao su ùi 1/10 X giác úc Á suất da p 1/7 Á suất sâu p 1/77 Nhà tâm sinh ký học Weber đã nghiên cứu và phát minh ra hằng số Weber k=Ap/p (trong đó: k - ngưỡng sai biệt; Ap - lượng kích thích tối thiểu thêm vào để cho ta một cảm giác mới; p - lượng kích thích cũ). Chẳng hạn như đối với ánh sáng đèn, ngưỡng sai biệt k= 1/60. Bảng trên là ví dụ về hằng số Weber cho một số sai biệt cảm giác. Kết luận sư phạm: giọng nói và chữ viết của giáo viên phải rõ ràng và đạt tới ngưỡng thì học sinh mới nghe và nhìn thấy được. Đồ dùng dạy học đối với em nhò có màu sắc, độ lớn rõ ràng và đạt tới một ngưỡng nhất định. Phòng học phải đủ ánh sáng, nếu có tiếng động thì cũng không vượt quá ngưỡng tuyệt đối. b. Quv luật thích ứng của cảm giác Đổ phán ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả nãng thích ứng với kích thích. Thích ứng là khả năng thay đổi tính nhạy cảm của cơ quan cảm giác cho phù hợp với cường độ kích thích thay đổi. Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm của cảm giác. Khi cường độ kích Ihích yếu thì tăng độ nhạy cảm của cảm giác. Sự thích ứng này có cả ở 5 giác quan nhưng ờ các mức độ khác nhau, thị giác là tốt nhất, cảm giác 150
- đau là yếu nhất. Sự thích ứng nàv không phải do bẩm sinh mà do ròn luyện và giáo dục tạo ra, vếu tố di truyền là cơ sở giúp cho con người thích ứng tốt hay xấu. Ngoài ra, cơ quan chức năng của cảm giác phái thav đổi tính nhạy cảm để tự bảo vệ minh trước sự thay dổi cùa kích thích từ mõi trường. Máu như chúng ta đều quen thuộc với việc mắt thích nghi với ánh sáng cổ cường độ yếu. Khi đi vào rạp chiếu bóng đã tắt đèn. chúng ta gần như không nhìn thấy gì xung quanh. Sau vài giây, chúng ta bắt đầu có thể nhìn thấy dường, những người ngồi xung quanh. Quá trình tăng độ nhạy cảm như vậy được gọi là sự thích ứng dương tính. Ngược lại, chúng ta sẽ giảm nhạy càm với các kích thích liên tục. Ánh đèn sẽ trở nên mờ hơn khi chúng ta đã thích ứng; hoặc khi chúng ta sống ờ thành phố với nhiều tiếng ồn, chủng ta sẽ giảm nhạy cảm với các âm thanh ờ đường phố; hav khi chúng ta bước vào phòng mới sơn, ban đầu, mùi sơn mới làm ta khó chịu nhưng một lúc sau, sự khó chịu sẽ trôi qua. Quá trình giảm nhạy càm như vậy còn đươc gọi là thích ứns âm tính. Nếu kích thích kco dài và với cường độ không đổi, cảm giác sẽ mất đi. Ví dụ như rõ nhất là việc chúng ta không hề có cảm giác về sự va chạm của quần áo đối với da. c. Sự cảm ứng của cảm giác Sự cảm ứng của cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cơ quan cảm giác này dưới tác động vào một cơ quan cảm giác khác. Quv luật này diễn ra như sau: khi kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phàn tích kia và ngược lại. Quy luật cảm ứng của cảm giác xảy ra tlieo nguyên tắc sau: - Kích thích vào cơ quan cảm giác này lại làm giảm tính nhạy cảm của cơ quan càm giác khác. Ví dụ: trong tiếng âm 151
- thanh quá ồn ào cảm giác nhìn kém đi, cảm giác quá chua làm cho mắt nhìn mờ hơn. Hiện tượng này gọi là hiện tượng ái cảm giác (giảin cảm giác). - Kích thích yếu lên một cơ quan cảm giác này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác khác. Ví dụ: vừa ngắm tranh vừa nghe nhạc nhẹ với âm thanh nhỏ, ta sẽ có cảm giác nhìn tốt hơn. Hiện tượng này gọi là hiện tượng tăng cảm giác. d. S ự tương phản của cảm giác Sự tương phàn là sự thay đổi cường độ hay chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của hai (hai nhóm) tác nhân kích thích có đặc điểm tưcmg phản cùng tác động đồng thời hoặc nối tiếp vào một cơ quan cảm giác. Tương phản dồng thời Sự tương phàn đổng thời là sự thay đổi cường độ hay chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của hai (hai nhóm) tác nhân kích thích có đặc điểm tương phản cùng tác động đồng thời vào cùng một cơ quan cảm giác. Ví dụ: màu đen đặt trên nền trắng, ta có cảm giác màu đen thì đcn hơn và màu trắng dường như trắng hơn, hoặc hai người lệch nhau đáng kể về độ cao, nếu đứng cạnh nhau thì người cao dường như cao hon, người thấp có cảm giác thấp hơn. Tương phán nối tiếp Sự tương phản nối tiếp là sự thay đổi cường độ hay chất lượng của cảm giác dưới ảnh hường của hai (hai nhóm) tác nhân 152
- kích thích có đặc điểm tương phản tác động nôi tiếp vào cùng một cơ quan cảm giác. Ví dụ: sau khi nhúng tay vào nước lạnh rồi nhúng tay vào vòi nước máy, ta sẽ có cảm giác nước máy nóng hơn nhiệt độ thực của nó. e. Ilìẻn tượng loạn cám giác Hiện tượng loạn cảm giác là sự xuất hiện một cảm giác đặc trưng cho cơ quan cảm giác này dưới sự tác động vào một cơ quan cảm giác khác. Ví dụ: khi nghe tiếng kêu cót két - kích thích ở tai nhưng lại gây kích thích sởn gai ốc ở da hay khi tai thì nghe nhạc mà mắt thi như nhìn thấy hình ảnh do chính giai điệu đó tạo nên. Cần tận dụng sự tác động tích cực để làm tăng độ nhạy cảm của cảm giác bằng cách tuân thủ một chế độ ánh sáng, nhiệt độ và không khí thích hợp. Trong dạy học cố gắng tác động cùng một lúc vào nhiều giác quan của học sinh để làm tăng sự tác động qua lại của các cảm giác làm cho quá trình nhận thức diễn ra nhanh chóng và sâu sắc. Ví dụ: nhìn, nghe, viết và ghi nhớ, kết quả sẽ cao hơn là làm việc độc lập với từng giác quan. Tóm lại, thật không dễ trong việc quyết định xem chúng ta có nhận được một kích thích nào đó hay không. Các quyết định này thường liên quan đến nhiều đặc tính khác nhau của kích thích, mà không chỉ đơn giản là mức độ, cường độ của kích thích hay khả năng hoạt động của các giác quan. 153
- Lý (huyết nhận biết tín hiệu ịsignaỉ-detection theory) Lý thuyết này cho rằng có các nhân tố khác nhau ảnh hườri2 đến việc cá nhân có nhận biết được các kích thích (tín hiệu) hoặc sự khác biệt giữa các kích thích hay không. Cường độ của kích thích chỉ là một yếu tố. Một yếu tố khác nữa là mức độ khác biệt giữa kích thích đó với các tín hiệu khác đang tồn tại tác động đẽn chúng ta. Nói cách khác, rõ ràng là chúng ta dễ dàng nghe thây lời I nói trong một phòng yên tĩnh hơn là cũng lời nói đó trong một phòng tiệc và mọi người đang chạm cốc leng keng. Lý thuyết nhận biết tín hiệu còn quan tâm đến vai trò của các yếu tố tâm lý như động cơ, kì vọng, sự chú ý, kinh nghiệm, học tập v.v... và trạng thái thể chất. Chẳng hạn như nơi chúng ta ngồi học có thể có hàng chục các kích thích nằm trong vùng cảm giác được của chúng ta. Đó có thể là tiếng quạt kêu, ánh đèn chập chờn, mùi thức ăn ở nhà bếp, tiếng tivi v.v... Tuy vậy, chúng ta vẫn chăm chú đọc và các kích thích khác sẽ không được ta quan tâm, nhận biết. Một ví dụ khác là đang đêm, bé khóc, bố hoặc mẹ sẽ bị đánh thức còn người kia thì không. Điều này không có nghĩa là một người có độ nhạy cảm tốt hơn người kia. Lý do có thể bời vì một người đã được giao nhiệm vụ chăm sóc trẻ buổi đêm và vì vậy, người đó có động cơ cao hơn, luôn chuẩn bị tinh thần để nhận tín hiệu âm thanh trong đêm. Lý thuyết này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý chất lượng, viễn thông, tâm lý học. Trong tâm lý học, lý thuyết này được ứng dụng khi nghiên cứu về sự ra quyết định trong các tình huống không chắc chắn, chẳng hạn như khi nhìn khoảng cách trong điều kiện sương mù. Lý thuyết này cho rằng, người ra quyết định không phải là người nhận thông tin thụ động, mà là người chủ động nhận thông tin, nghĩa là luôn có đánh giá, phán đoán cảm giác của mình trong tình huống mơ hồ, 154
- chưa rõ ràng. Chắng hạn như khi trời sương mù, chúng ta dang lái xc và buộc phải quyết dịnh xem một vật chắn ờ trẽn đường cách chúng ta bao xa mà chi dựa vào các kích thích thị giác, mà kích thích này lại bị yếu vì sương mù. Não sẽ dựa vào ánh sáng từ vật phát ra để xác định khoảng cách, nhưng sương mù lại làm giảm độ sáng nên chúng la sẽ cảm nhận vật có vẻ như ờ xa. Trong trường hợp này, khi chúng ta không chắc chắn về các kích thích, tín hiệu, chúng ta sẽ ra quyết dinh dựa trẽn việc tính toán xem khả nâng mắc lỗi nào thì hậu quả xấu hơn: cho là vật còn ờ xa mặc dù trén thực tế vật ử gần xe hay cho là vật không còn ở xa mặc dù trên thực tế I1 Ó vẫn còn ở xa. Một ví dụ khác mà chúng ta déu có thê gập hàng ngàv. Giả sử như một người đang chờ một vị khách quan trọng, không thể để lỡ. Sau một lúc, người đó sẽ bắt đầu “nghe” thấv tiếng nói của người khách và ra mờ cửa nhưng không có ai cả. Người nàv đã “nhận” được tín hiệu, kích thích (mà trên thực tế là không có) bời vì họ nghĩ để lỡ vị khách này thì sẽ tệ hơn là việc ra mờ cửa kiểm tra xem họ đến chưa. David Heeger, Copyright ©2003-2007, Department o f Psychology, New York University. 3. Các loại cảm giác Căn cú vào bộ phận chức năng của cư quan trên cơ thể, ta phân ra làm hai nhóm cảm giác là: a. Nhóm cảm giác gắn với bô máy phân tích tương ứng phụ trách Cỏm giác nhìn và bộ máy phân tích thị giác: cảm giác nhàn là cảm giác nảy sinh do tác dộng của sóng ánh sáng (sóng điện 155
- tù) phát ra từ sự vật. Cơ sở sinh lý của nó là hoạt động phân tích quang thị giác. Đê’ sản xuất ra một hình ảnh hợp nhất của sự vật, giác quan thị giác chuyển năng lượng ánh sáng sang các hoạt động thần kinh. Hiện tượng này hoạt động theo các nguyên tắc vật lý: các tổ chức võng mạc (hàng triệu nơron) trở nên nhạy cảm với ánh sáng; nhờ các tương tác liên bào (svnap), với hàng triệu cơ quan tiếp nhận hình ảnh và hàng triệu tế bào nơron đã đảm bảo sự truyền tải tất cả các thông tin. Thị giác cho biết hình thái, màu sắc, độ lớn, khoảng cách giữa các sự vật. Cảm giác nhìn có đặc điểm là ngay sau khi một kích thích mạnh ngừng tác động, cảm giác không mất đi mà tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Cơ quan chức năng cùa thị giác là mắt. Mắt là một camera sống. Mắt cũng là “cửa số mở ra thế giófi”. Thông tin mà chúng ta nhận được nhiều nhất là qua mắt. Chúng ta hãy nghĩ tới những thông tin khác nhau mà chúng ta đã tiếp nhận thông qua thị giác như sách, các phương tiện thông tin đại chúng (đài, tivi, máy tính, báo), đồ vật ở các bảo tàng, tác phẩm trong lĩnh vực sân khấu điện ảnh, chúng ta sẽ thấy rất ngạc nhiên về số lượng thông tin thị giác mà chúng ta thu nhận. Một số hiện tượng hoà màu trong cảm giác nhìn: mắt phản ứng với ánh sáng có bước sóng từ 390 - 760mm, nếu cường độ ánh sáng rất mạnh thì mắt có thể cảm thụ được bước sóng tới 950mm trong vùng hồng ngoại, 313mm trong vùng tử ngoại của quang phổ. Mắt có tính nhạy cảm không đổng đều với các tia khác nhau trong quang phổ. Mắt có tính nhạy cảm cao nhất với tia màu vàng, với những tia màu dỏ hay tràm thì thấp hơn 40 lần. Do vậy, các biển báo nguy hiểm hoặc cần cảnh giác cao 156
- thường có màu vàng. Cảm giác màu sắc chia thành 2 nhóm: nhóm không sắc (bao gổm: xám, đen, trắng...) và nhóm màu sắc là những màu còn lại. Ánh sáng mặt trời thường giúp chúng ta thụ cảm một loạt các tia màukhác nhau. Ánh sáng có bước sóng khác nhau gây ra những cảmgiác màu khác nhau. Ánh sáng có bước sóng khoảng 687mm cho ta cảm giác màu đỏ, 580mm cho màu vàng, 527mm cho màu lục, 430mm cho màu tràm, 396mm cho màu tím. Mắt người nhạy cảm nhất với các tia sáng có bước sóng vào khoảng 565mm. Việc nhìn màu sắc do các tế bào nón đảm nhận (tế bào nón nhạy cảm với ánh sáng mạnh, tế bào que nhạy cảm với ánh sáng mờ, yếu). Hiện tượng hoà màu tuân theo một định luật nhất định do Newton đưa ra: ỉloà 2 màu sẽ dược một màu mới trung gian giữa hai màu kia và người ta gọi đó là màu bổ sung. Ví dụ: tràm + đỏ = tím Ví dụ: vàng + đỏ = da cam Sự hoà lẫn các màu là một quá trình xảy ra trên vỏ não. Trong tất cả các trường hợp mù màu sắc thì cảm giác nhìn màu đều là màu sáng. Ngoài ra, còn có trường hợp mù màu từng phần. Hay gặp nhất là mù màu đỏ và lục. Những người bị bệnh này thường thụ cảm các màu cư bản như màu đỏ, da cam, vàng, lục đều là màu vàng. Việc nghicn cứu về cảm giác nhìn màu sắc có ý nghĩa quan trọng trong tuyển chọn người trong vị trí nghề nghiệp công việc đòi hỏi phân biệt màu sắc bình thường. Cảm giác nghe và cơ quan phân tích thính giác: cảm giác nghe là loại cảm giác được nảy sinh nhờ sóng âm thanh tác động vào giác quan. Cơ sở sinh lý của cảm giác nghe là hoạt động phân tích thính giác. Cảm giác thính giác cho con người biết về 157
- những thuộc tính của âm thanh như biên độ, cao độ. âm sắc của các dao động âm thanh. Cơ quan thính giác cũng dùng đến một cấu trúc phức tap ở trong tai, tập trung chù yếu ở vành tai, màng nhĩ, xương sụn và nhĩ. Cảm giác nghe của con người có khác nhau về độ cao, cường độ và âm sắc. Độ cao được xác định bằng số lượng dao động trong một giây tức là tần số dao động càng lớn, âm càng cao và ngược lại. Cảm giác nghe của người phản ứng với những âm trong giới hạn từ 16.000 - 20.000 dao động trên một giây. Tính nhạy cảm chênh lệch của cảm giác nghe cùa con người rất cao đặc biệt với những người có tính nhạy cảm về âm nhạc. Cường độ của cảm giác nghe gọi là độ vang. Tai người có nhạy cảm khác nhau đối với những độ cao khác nhau. Cảm giác nghe còn giúp định vị được vị trí của vật kích thích trong không gian. Sở dĩ có được khả năng định vị này là nhờ sự hoạt động đồng thời của hai bán cầu đại não. Sự chênh lệch về thời gian đi của âm thanh đến mỗi tai gây kích thích hưng phấn ở mỗi bán cầu đại não không đồng thời. Do sự khác nhau về khoảng cách âm đến mỗi tai tạo nên tín hiệu chỉ hướng của âm. Khi mới sinh, cảm giác nghe ở trẻ phát triển tốt hơn cảm giác nhìn. Trẻ dễ bị kích thích bời âm thanh hơn vật thể. Dễ dàng quan sát điều này ở Irẻ mới sinh, khi có tiếng động, trẻ sẽ phản ứng bằng cách quay đầu về hướng phát ra tiếng động đó. Cảm giác ngíri và cơ quan phán lích khícii giác: cảm giác ngửi được nảy sinh do sự tác động của các chất, các khí vào cư quan phân tích tương ứng của con người. Cơ sở sinh lý là hoạt động của cơ quan phân tích khứu giác. Trên 100 triệu các tế bào tiếp nhận nằm ở màng nhầy của hố mũi cho phcp khứu giác nhận biết ra mùi nước hoa và các mùi đa dạng khác nhau mà 158
- chúng la hú. Nó cũng hoạt động theo phương thức hóa học. Ngạc nhiên nhất là chỉ 20% trong sỏ các mùi mà khứu giác nhộn dược là dẻ chịu, còn lại là không dẻ chịu và thậm chí có thể là báo trước nguy hiểm, ví dụ mùi thối do thịt ỏi tỏa ra. Khứu giác là một nguồn giao tiếp. Chính nhờ khứu giác em bé nhận biết mùi của mẹ. Con vật, nhờ vào khứu giác có thể đánh dấu lãnh thổ của chúng, báo hiệu sự phục tùng hoặc phản kháng cũng như các giai đoạn thuận lợi cho sinh sàn. Cảm giác nếm và rơ quan phán tích vị giác: cảm giác nếm do sự tác động của các thuộc tính hóa học cúa các chất, hoà tan trong nước bọt tác động lên cơ quan thụ cảm vị giác ờ đầu lưỡi gâv nên. Cơ sờ sinh lý cùa cơ quan phân tích vị giác là lưỡi. Lưỡi hoạt động theo phương thức hóa học nhờ vào số lượng lớn các tế bào vị giác (từ 2000 đến 5000 gai) nằm ờ lưỡi. Mỗi gai biểu hiện những đặc điểm đáp ứng khác nhau vì nó được chuyên biệt hóa cho một loại vị giác nào đó mà não nhận biết. H 3.1. V trí các các đẩu nhú vị giác trên lưỡi ình ị 159
- Có 4 loại vị cơ bản: mặn, chua. ngọt. đắng. Người châu Á biết đến vị thứ năm, gọi là vị lợ, chiết xuất (ừ chất glutamate (mì chính). Ngày nay, chúng ta bổ sung thêm vị thứ sáu, vị béo, cho phép phát hiện ra các axit béo chủ yếu. Trên thực tế, não bộ phải thu nhận một lượng rất lớn các thông tin nhiều sắc thái về đồ ăn và đồ uống mà chúng ta tiêu thụ. b. Nhóm cảm giác nằm rải rác trẽn cơ thể Có 4 loại cảm giác cơ thể. Chúng khác biệt với các loại cảm giác trên là chỉ khu trú tại một cơ quan cụ thể, nhóm cảm giác này nằm rải rác trẽn khắp cơ thể. Hệ thống giác quan cơ thể sở hữu các cơ quan cảm nhận nằm ở khắp trong cơ thể, từ bên trong đến bẽn ngoài. Các cơ quan cảm nhận này đáp ứng nhiều loại kích thích và là nguồn đem lại các trải nghiệm dễ chịu cũng như đau đớn. Trung tâm của chúng nằm ở thùy hành của não. Các cơ quan này truyền thông tin nhận được đến não thông qua tùy sống và các thông tin lại được tích hợp ờ vỏ não. Hệ thống cảm quan cơ thể là cơ quan đầu tiên mà chúng ta có khi sinh ra và cũng là cơ quan sau cùng mà chúng ta bị mất vào cuối đời. Hệ thống này không thể thiếu cho sự sống. Cảm giác da và cơ quan phân tích xúc giác: cảm giác da nảy sinh do kích thích cơ học và nhiệt học tác động lên da gây nên. Xúc giác rất nhạy cảm với các kích thích cơ học, được gọi là cơ quan cảm giác vận động. Xúc giác có mặt ở da, ở trong cơ thể cũng như ở màng nhầy. Các cơ quan cảm nhận vận động này chịu trách nhiệm đối với các cảm giác vận động như sụ ép, sự rung, sự tiếp xúc. Chúng cho phép cảm nhận được bên mặt mà 160
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tâm lý học đại cương
122 p | 2000 | 804
-
Giáo trình Tâm lý học đại cương: Phần 2 - Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)
138 p | 422 | 147
-
Giáo trình Tâm lý học đại cương: Phần 2 - NXB ĐH Sư Phạm
107 p | 164 | 69
-
Giáo trình Tâm lý học đại cương Phần 2 - Phạm Hoàng Tài
38 p | 216 | 42
-
Khoa học nghiên cứu tâm lý học: Phần 2
89 p | 206 | 38
-
Giáo trình Tâm lý học đại cương: Phần 1
43 p | 177 | 31
-
Đại cương Tâm lý y học: Phần 2
70 p | 160 | 29
-
Giáo trình Tâm lý học đại cương: Phần 2
22 p | 144 | 26
-
Giáo trình Tâm lý học đại cương: Phần 1 - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
73 p | 48 | 17
-
Tuyển tập bài tập tâm lý học thực hành: Phần 2
134 p | 23 | 15
-
Giáo trình Tâm lý học đại cương (Tái bản lần thứ hai): Phần 2
84 p | 26 | 8
-
Bài giảng Tâm lý học đại cương: Chương 2 - ThS. Ngô Khánh Tường
18 p | 27 | 7
-
Giáo trình Tâm lý học đại cương (In lần thứ 6): Phần 2
76 p | 23 | 7
-
Giáo trình Tâm lý học đại cương (In lần thứ XIII): Phần 2
136 p | 31 | 6
-
Đề thi cuối học kỳ hè năm học 2017-2018 môn Tâm lý học đại cương (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 62 | 3
-
Bài giảng Tâm lý học đại cương: Phần 2 - Nguyễn Thúy An
88 p | 9 | 2
-
Giáo trình Tâm lý học đại cương: Phần 2 - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
215 p | 20 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn