intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại cương về tế bào

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

535
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tế bào là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo nên cơ thể và thực hiện chức năng của cơ thể. Vì vậy có thể nói tế bào vừa là đơn vị cấu tạo, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại cương về tế bào

  1. Đại cương về tế bào 1. Hình dạng, kích thước, cấu tạo, thành phần hóa học 2. Sự phân chia của tế bào 3. Sơ lược sư phát triển của phôi người 1. Hình dạng, kích thước, chức năng, cấu tạo, thành phần hóa học của TB . Tế bào là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo nên cơ thể và thực hiện chức năng của cơ thể. Vì vậy có thể nói tế bào vừa là đơn vị cấu tạo, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể. 1.1. Hình dạng. Thay đổi theo vị trí và chức năng như hình tròn (tế bào máu), hình trụ (như biều mô dạ dày và ruột), hình vuông (như tế bào hợp thành túi tuyến giáp trạng), hình tháp hay hình sao (như tế bào thần kinh). 1.2. Kích thước. Rất nhỏ, có thể thay đổi từ 5 - 200 µm (1/1.000mm). Trong cơ thể ngơời
  2. nơron tiểu não là loại tế bào nhỏ nhất; và noãn (tế bào trứng chín) là loại tế bào lớn nhất. Tất cả các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo bởi tế bào (TB) Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo cơ bản, vừa là đơn vị chức năng của các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể. Tế bào sinh ra bằng cách phân chia tế bào đã có truớc đang tồn tại 1.3. Cấu tạo. Dù hình dạng, kích thước khác nhau, nhưng các tế bào đều có cấu tạo chung bao gồm: màng, chất tế bào, nhân và các bào quan như ty thể, trung thể, bộ máy gôn ghi, ribôxôm để thực hiện các chức năng như trao
  3. đổi chất, sinh tổng hợp prôtêin, hoặc thực hiện chức năng thực bào (như tế bào bạch cầu). Trong đó: + Màng: Bao bọc phía ngoài, rất mỏng, có cấu trúc màng kép, gồm 2 lớp phân tử phốtpholipit có cực kị nước quay vào nhau, còn mặt trong và mặt ngoài màng được bao bọc bởi lớp phân tử prôtêin Cần lưu ý rằng 2 lớp phân tử prôtêin không cùng một bản chất: lớp ngoàì có mucôprôtêin có vai trò quan trọng trong việc lọc, ngăn cản sự xâm nhập của một số phân tử có khả năng làm hại lớp phốtpholipit. Như vậy màng sinh chất có nhiệm vụ chính là bảo vệ. + Chất tế bào (hay nguyên sinh chất = bào tương): Là một dịch keo trong suốt nằm trong màng tế bào, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. Trong tế bào chất chứa nhiều bào quan quan trọng, đồng thời là nơi cung cấp
  4. những nguyên liệu cần thiết cho mọi hoạt động sống của các bào quan. + Nhân: Trừ tế bào hồng cầu không nhân, còn lại mỗi tế bào có ít nhất 1 nhân. Nhân là một thành phần quan trọng nằm trong tế bào, hình cầu hay bầu dục. Tế bào càng lớn nhân càng to. Nhân có màng nhân ngăn cách với phần tế bào chất xung quanh. Màng nhân có cấu trúc như màng tế bào, trên đó có nhiều lỗ. Thành phần hoá học chủ yếu của nhân là các nuclêô prôtêit (70%) với 2 thành phần chủ yếu là ADN (axít đềôxiribônuclêic) và ARN (axít ribônuclêic). Trong màng nhân là chất nhân (hay nhân tương) chứa nhiễm sắc thể và hạch nhân (nhân con). Hạch nhân là khối cầu nhỏ tạo bởi ARN (axít ribônuclêic), có chức năng tham gia tổng hợp prôtêin của nhân, điều chỉnh sự vận chuyển ARN từ nhân ra chất tế bào. Trong
  5. nhân chứa nhiễm sắc thể, trong đó có ADN (axít đềôxiribônuclêic). Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống cùa tế bào, Nhân có vai trò quan trọng trong việc cung cấp ARN để tổng hợp oprôtêin trong tế bào; duy trì và truyền đạt các thông tin di truyền. + Các bào quan - Ti thể. Là những hạt nhỏ, hình hạt hay hình sợi, hình cầu, kích thớc 0,75 - 0,7µm. Số lượng từ vài chục đến vài trăm. Đời sống của ty thể ngắn ngủi. Thành phần hoá học chủ yếu xây dựng nên cấu trúc của ti thể là prôtêin và lipid. Ngoài ra còn có ARN, ADN, VTM A. B Trong ti thể có đầy đủ phức hệ enzim xúc tác trong quá trình oxyhoá và giải phóng năng lượng Ti thể cũng được bao bởi hệ thống màng kép với cấu trúc màng cơ sở, lớp ngoài nhẵn, lớp
  6. trong có nhiều lối chạy song song tạo thành các vách ngăn răng lược ăn sâu vào trung tâm ti thể. Trên các vách ngăn có nhiều hạt bé, chứa nhiều enzim xúc tác trong quá trình oxyhoá và giải phóng năng lượng. Vì vậy ti thể được ví như là trạm năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động sống của TB. - Trung thể (tiểu thể trung tâm): Nằm gần nhân, có vai trò qua trọng trong phân bào. Nó là nơi bám của thoi phân bào khi tế bào phân chia. - Ribôxôm. Là những thể hình cầu nhỏ bám trên mạng lưới nội chất có hạt, hoặc trên màng nhân, hoặc nằm rải rác trong chất tế bào. Riboxom không có cấu trúc màng Trong đó chứa nhiều loại ARN. Riboxom có vai trò trong tổng hợp Protein. - Mạng lưới nội chất. Gồm nhiều ống phân nhánh từ màng nhân đến màng nguyên sinh và màng các bào quan, làm nhiệm vụ trao đổi
  7. thông tin giữa màng tế bào, nhân và các bào quan. - Bộ máy gônghi. Là một mạng gồm nhiều túi dẹt có nhiệm vụ cơ bản là tập trung và cô đặc các sản phẩm chế tiết ở những tế bào tiết (nội tiết, ngoại tiết), đồng thời chúng còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất. Ngoài ra ở những tế bào đặc biệt, trong tế bào còn có thêm các thành phần nhò khác như sợi (trong tế bào cơ), hạt sắc tố (trong tế bào da). 1.4. Thành phần hóa học. Gồm - Các chất hữu cơ (Prôtêin 10-20%, Gluxít 1%, Lipít 2-3%) Prôtêin là thành phần cơ bản của tế bào. Lipit là thành phần quan trọng trong cấu trúc tế bào, còn gluxít là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào
  8. - Các chất vô cơ (như nước 25-85%, các loại muối và các chất vô cơ khác 1%). Ngoài ra trong tế bào còn có ADN, ARN là những prôtêin đặc biệt có trong nhân tế bào, là chất có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong sinh học 2. Sự phân chia TB Tế bào lớn lên đến một mức độ nhất định thì phân chia, tạo ra các tế bào mới. Có 2 hình thức phân bào: trực phân và gián phân : a. Trực phân (phân bào không tơ): Là hình thức phân bào trực tiếp, không có sự hình thành thoi phân bào: tế bào mẹ thắt lại thành 2 thùy rồi thành 2 tế bào mới. Ở người và cơ thể đa bào, hình thức này chỉ xuất hiện ở trạng thái bệnh lí (chẳng hạn sự phân chia nhanh của tế bào ung thư) b. Gián phân (phân bào có tơ):
  9. Là hình thức phân bào gián tiếp, có sự xuất hiện thoi phân bào. Có 2 kiểu gián phân: gián phân nguyên nhiễm (gọi tắt là nguyên phân) và gián phân giảm nhiễm (gọi tắt là giảm phân) + Nguyên phân. Xảy ra ở tế bào dinh dưỡng và ở tế bào sinh dục sơ khai, gồm 2 giai đoạn - Giai đoạn chuẩn bị (6 -10giờ): Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh, tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép đính nhau ở tâm động; tế bào tích lũy thêm prôtêin, tăng số lượng bào quan, tích lũy năng lượng. - Giai đoạn phân chia (1-2giờ), trải qua 4 kỳ: * Kì đầu: Nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn và H2 - Sự nguyên nằm rải rác trong nhân. phân ở TB động vật
  10. Trung thể tách thành 2 trung tử tiến về 2 cực tế bào, nối các sợi tơ vô sắc thành thoi phân bào. Màng nhân và nhân con biến mất * Kì giữa: Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, có dạng đặc trưng và xếp thành 1 vòng tròn trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. * Kì sau: Mỗi nhiễm sắc thể con trong nhiễm sắc thể kép tách ra và dàn thành 2 nhóm trương đương. Sau đó mỗi nhiễm sắc thể con tiến về mỗi cực tế bào.
  11. * Kì cuối: Tại mỗi cực các nhiễm sắc thể con tiến lại gần nhau, tháo xoắn và duỗi ra thành dạng sợi mảnh; Thoi phân bào biến mất; Màng nhân và nhân con xuất hiện đồng thời tế bào chất thắt chặt ở giữa, tạo thành 2 tế bào mới có số lượng nhiễm sắc thể bằng nhau và bằng tế bào mẹ (2n) + Giảm phân. Xảy ra ở tế bào sinh dục chín, gồm 2 lần phân bào liên tiếp (lần 1- giảm nhiễm, lần 2 - nguyên nhiễm) . - Ở lần 1 cũng trải qua 4 kỳ: * Kì đầu 1: Cơ bản như nguyên phân. Chỉ khác là có sự tiếp hợp của 2 nhiễm sắc thể đơn khác nguồn trong mỗi cặp đồng dạng theo chiều dọc. * Kì giữa 1: Các nhiễm sắc thể xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng thoi phân bào. * Kì sau 1: Mỗi nhiễm sắc thể kép phân ly về mỗi cực tế bào.
  12. * Kì cuối 1: Ở mỗi cực số lượng nhiễm sắc thể giảm đi 1/2 nhưng là nhiễm sắc thể kép. Do đó lần 1 được gọi là giảm nhiễm Kết thúc kì cuối 1, nhiễm sắc thể không duỗi ra mà bước vào lần phân chia 2. - Ở lần 2: * Kì đầu 2: Nhiễm sắc thể kép không tự nhân đôi nữa. Như vậy có thể coi như lần giảm phân 2 không có kì đầu. * Kì giữa 2: Các nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi phân bào * Kì sau 2: Mỗi nhiễm sắc thể đơn trong các nhiễm sắc thể kép tách nhau ra và phân li về mỗi cực tế bào. * Kì cuối 2: Mỗi tế bào con nhận được 1 bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), trở thành giao tử (tức là trứng hoặc tinh trùng) và tham gia vào quá
  13. trình thụ tinh. Như vậy ở lần phân chia này, số luợng nhiễm sắc thể ở kì đầu là 1 (kép) và đến kì cuối là một (đơn) nên lần giảm phân 2 được gọi là lần nguyên nhiễm. TOP 3. Sơ lược sự phát triển của phôi người Khi tinh trùng kết hợp với trứng tại vị trí 1/3 đầu ngoài vòi trứng tạo thành hợp tử. Hợp tử phân chia nhiều lần thành phôi nang và chuyển dần xuống tử cung người mẹ và làm tổ ở đó. Thông qua tấm nhau, chất dinh dưỡng từ người mẹ được cung cấp cho phôi. Tại đây túi phôi tiếp tục phân chia tạo thành đĩa phôi có 2 lớp tế bào gọi là lá phôi ngoài và lá phôi trong. Về sau hình thành thêm lá phôi giữa. Quá trình này kéo dài trong vòng 2 tuần lễ kể từ khi trứng được thụ tinh.
  14. Giai đoạn tiếp theo là sự hình thành đầy đủ các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể từ các lá phôi trên : - Lá phôi ngoài: tạo nên da và các sản phẩm của da, hình thành hệ thần kinh, giác quan - Lá phôi giữa: phát triển thành tầng bì da, thành cơ-xương, hệ tuần hoàn, phần chủ yếu của hệ niệu-sinh dục và các loại mô liên kết. - Lá phôi trong: biến thành ống ruột nguyên thủy, từ đó phân hóa thành thượng bì lót ống tiêu hóa, thượng bì lót cơ quan hô hấp, bài tiết ... Từ tháng thứ 2 trở đi, các cơ quan, hệ cơ quan tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần. Khoảng tháng thứ 5 mới có dạng hình người. Cùng với sự phân chia tế bào là sự phân hóa và phân bố các tế bào, tạo nên mô, cơ quan, hệ cơ quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2