intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đái tháo đường thai kỳ - Ai dễ mắc?

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

114
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đái tháo đường thai kỳ - Ai dễ mắc? Chẩn đoán Để chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ chỉ chẩn đoán được bằng nghiệm pháp tăng đường huyết, hiện nay Tổ chức ĐTĐ của Mỹ đã đưa ra tiêu chuẩn là nghiệm pháp với 100g monohydrat và lấy 4 mẫu (xem bảng): Những người phụ nữ có nguy cơ mắc ĐTĐ thai kỳ cao là: - Tuổi từ 25 trở lên. - Tăng cân (BMI = 23) trước khi có thai. - Có tiền sử ĐTĐ thai kỳ. - Phụ nữ đã sinh con = 4.000g. - Phụ nữ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đái tháo đường thai kỳ - Ai dễ mắc?

  1. Đái tháo đường thai kỳ - Ai dễ mắc? Chẩn đoán Để chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ chỉ chẩn đoán được bằng nghiệm pháp tăng đường huyết, hiện nay Tổ chức ĐTĐ của Mỹ đã đưa ra tiêu chuẩn là nghiệm pháp với 100g monohydrat và lấy 4 mẫu (xem bảng): Những người phụ nữ có nguy cơ mắc ĐTĐ thai kỳ cao là: - Tuổi từ 25 trở lên. - Tăng cân (BMI >= 23) trước khi có thai. - Có tiền sử ĐTĐ thai kỳ. - Phụ nữ đã sinh con >= 4.000g. - Phụ nữ có tiền sử sản khoa (sảy thai tự nhiên, thai chết lưu). - Phụ nữ đã có chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn glucose máu lúc đói. Những phụ nữ này nên được làm nghiệm pháp dung nạp glucose trong thời gian tuần thứ 24 - 28 của thời kỳ có thai. Những phụ nữ này mỗi lần có thai lại phải làm xét nghiệm chẩn đoán lại vì xét nghiệm bình thường trong một lần mang thai không loại trừ khả năng ĐTĐ thai kỳ trong những lần mang thai sau đó. Phụ nữ mang thai cần khám thai thường xuyên.
  2. Điều trị Trong thời kỳ mang thai: Những phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ cần được quản lý, chăm sóc bởi sự phối hợp giữa các bác sĩ ĐTĐ và bác sĩ sản khoa. Điều trị nên bắt đầu bằng thay đổi chế độ ăn, những người có đáp ứng nên được theo dõi bằng kiểm tra glucose máu đều đặn. Mục tiêu của điều trị là glucose máu lúc đói dưới 6 mmol/l, kết quả sau ăn 1 giờ dưới 8 mmol/l và 2 giờ sau ăn dưới 7 mmol/l. Phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ không được điều trị bằng các thuốc hạ đường huyết đường uống. Nếu không đạt mục tiêu trên bằng điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập thì nên sử dụng insulin. Khởi đầu sử dụng bằng insulin hỗn hợp (có thể là loại đã trộn sẵn bởi nhà sản xuất hoặc trộn ngay trước khi tiêm) 2 lần một ngày, 10 đơn vị trước bữa ăn sáng và 6 đơn vị trước bữa ăn tối, sau đó tăng liều theo tình trạng người bệnh căn cứ vào kết quả nồng độ glucose máu. Sau đẻ: Sau đẻ những phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ cần được đánh giá lại để khẳng định có mắc bệnh ĐTĐ không? Nếu không thì khả năng xuất hiện ĐTĐ trong tương lai có không? Sau khi đẻ 6 - 12 tuần, những phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ phải được kiểm tra đường huyết tương lúc đói. Nếu kết quả đường huyết tương lúc đói >= 7mmol/l thì kết luận người đó bị ĐTĐ, nếu glucose máu bình thường (sau nghiệm pháp tăng glucose máu) thì chẩn đoán xác nhận là chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ. Những phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ cần những lời khuyên về chế độ ăn và chế độ tập luyện sau khi sinh để giảm nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ sau này, họ cũng cần được kiểm tra liên tục để phát hiện sự xuất hiện ĐTĐ bằng cách kiểm tra glucose máu một năm một lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2