intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đái tháo đường Type 2 (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

155
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phụ nữ Đái tháo đường type 2 cần phải thay đổi điều trị khi có thai .Mặc dù không có bằng chứng tác dụng có hại nào của metformin trên sự phát triển của thai nhi, nhưng cũng không có nghiên cứu nào chứng tỏ sự an toàn của thuốc uống nên khi có thai cần phải chuyển sang tiêm insulin. Nếu bạn có bệnh lý võng mạc do Đái tháo đường , bệnh có thể nặng lên khi có thai. Khám chuyên khoa mắt trong 3 tháng đầu thai kỳ và khám định kỳ hàng năm sau sanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đái tháo đường Type 2 (Kỳ 4)

  1. Đái tháo đường Type 2 (Kỳ 4) Thai kỳ Phụ nữ Đái tháo đường type 2 cần phải thay đổi điều trị khi có thai .Mặc dù không có bằng chứng tác dụng có hại nào của metformin trên sự phát triển của thai nhi, nhưng cũng không có nghiên cứu nào chứng tỏ sự an toàn của thuốc uống nên khi có thai cần phải chuyển sang tiêm insulin. Nếu bạn có bệnh lý võng mạc do Đái tháo đường , bệnh có thể nặng lên khi có thai. Khám chuyên khoa mắt trong 3 tháng đầu thai kỳ và khám định kỳ hàng năm sau sanh . Những dấu hiệu trầm trọng Do nhiều yếu tố tác động lên đường huyết của bạn gây nên biến chứng cấp tính, nếu không được điều trị có thể gây co giật , hôn mê thậm chí tử vong.  Tăng đường huyết (hyperglycemia). Đường huyết của bạn có thể tăng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, Your bao gồm: ăn quá nhiều, bị bệnh, không uống đủ thuốc . Kiểm tra đường huyết thường xuyên và phát hiện những
  2. triệu chứng tăng đường huyết : tiểu nhiều, khát nước, môi khô, nhìn mờ, mệt mỏi, buồn nôn. Nếu bạn thấy đường huyết tăng cao bạn cần phải thay đổi chế độ ăn, thuốc hay cả hai.  Tăng ketones trong nước tiểu (diabetic ketoacidosis). Nếu tế bào không được cung cấp năng lượng ,cơ thể bắt đầu phân giải mỡ để tạo năng lượng. Quá trình này tạo ra nhiều acid gọi là ketones. Những triệu chứng của tăng ketone trong máu : ăn không thấy ngon, yếu mêt, ói mữa, sốt, đau dạ dày, hơi thở có mùi thơm trái cây ( mùi ceton) .Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy ketones niệu dương tính . Khi đó cần nhập viện gấp để điều trị .Trường hợp này thường gặp trên bệnh nhân Đái tháo đường type 1.  Tăng áp lực thẩm thấu . Có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân, các triệu chứng bao gồm : đường huyết tăng trên 600 mg/dL, môi khô, khát nước nhiều, sốt trên 38 C,lừ đừ, lú lẩn, giảm thị lực, ảo giác , nước tiểu sậm màu. Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu là do đường huyết tăng rất cao gây ra tình trang cô đặc máuvà tăng áp lực thẩm thấu máu. Thường gặp trên bệnh nhân Đái tháo đường type 2,thường gặp sau một bệnh nào đó . Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu thường diễn tiến trong nhiều ngày tới nhiều tuần . Khám bác sỹ ngay khi bạn có những triệu chứng trên .  Hạ đường huyết (hypoglycemia). Nếu đường huyết hạ thấp hơn bình thường gọi là hạ đường huyết . Có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm : bỏ
  3. bữa ăn, hoạt động thể lực nhiều hơn bình thường, uống rượu. Nhưng thường gặp nhất là do thuốc hay tiêm quá liều insulin..  Xét nghiệm đường huyết thường xuyên và phát hiện những triệu chứng của hạ đường huyết , bao gồm : vã mồ hôi, run tay, yếu mệt, đói, chóng mặt, đau đầu, nhìn mờ, hồi hộp đánh trống ngực, nói khó, lừ đừ, lú lẩn, co giật, hôn mê . Nếu bị hạ đường huyết trong đêm, khi thức dậy sẽ có triệu chứng ướt quần áo do vã mồ hôi hay đau đầu . Hạ đường huyết ban đêm có thể gây tăng đường huyết vào sáng hôm sau do cơ chế phản ứng của cơ thể. Nếu bạ có triệu chứng của hạ đường huyết, ăn hay uống thức ăn làm tăng đường nhanh chóng như :nước trái cây, kẹo , bánh, đường , nước ngọt, sữa…Thử lại đường huyết sau 15phút để đảm bảo đường huyết trở về bình thường. Nếu đường huyết vẫn còn thấp, lập lại điều trị như trên và kiểm tra đường huyết sau 15 phút.Nếu bệnh nhân hôn mê, nên được điều trị tại bệnh viện, điều trị bằng cách truyền Glucose . Theo dõi và tuân thủ điều trị Điều trị tốt Đái tháo đường type 2 sẽ làm giảm biến chứng :  Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường. Tìm hiểu những kiến thức về Đái tháo đường type 2. Thực hiện chế độ ăn có lợi cho sức khỏe và tập thể dục
  4. đều đặn mỗi ngày . Thiết lập mối quan hệ nhân viên y tế để được giúp đở khi cần thiết  Lên kế hoạch khám bệnh định kỳ. Bệnh nhân cầ được tái khám định kỳ, đo huyết áp mỗi lần tham khám. Khám mắt định kỳ hàng năm. Xét nghiệm kiểm tra HbÁc mỗi 3-6 tháng, Kiểm tra chức năng thậ, gan, mỡ trong máu mổi 6 tháng.  Tiêm phòng . Đường huyết tăng cao làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tiêm phòng cúm hàng năm là cần  Chăm sóc răng . Đái tháo đường dể gây viêm lợi, do đó bạn cần chăm sóc răng miệng thật tốt, khám nha sỹ ít nhất 2 lần mỗi năm  Chăm sóc bàn chân . Rửa chân hàng ngày với nước ấm , lau khô chân sau tắm, đặc biệt giữa các ngón chân. Kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện những vùng trên chân bị vết thương, bóng nước , đỏ, nóng  Giữ huyết áp và Cholesterol trong giới hạn bình thường . Ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol. Uống thuốc cũng rất cần thiết .  Ngưng thuốc lá Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị biến chứng đái tháo đường , bao gồm : nhồi máu cơ tim, tai biến, tổn thương thần kinh và thận .Bệnh
  5. nhân đái tháo đường hút thuốc lá có nguy cơ tử vong do tim mạch tăng gấp 3 lầnso với người không hút thuốc.  Bệnh nhân Đái tháo đường phải học cách bỏ thuốc lá  Rượu bia. Chất cồn có thể gây tăng hay hạ đường huyết tùy theo lượng rượu bia mà bạn uống vào và lượng thức ăn khi uống rượu bia . Mỗi ngày không nên uống nhiều hơn 2 lon bia.  Stress. Khi bị stress sẽ làm tăng đường huyết . Hãy thư giãn, ngủ đủ giấc , nếu cần có thể khám bác sỹ để được kê toa chống trầm cảm Đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng trầm trọng, tuy nhiên nếu được điều trị và kiểm soát chặc chẻ chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được những biến chứng trên. Hãy sống chung và kiểm soát Đái tháo đường type 2. Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2