intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đảm bảo chất lượng bên trong của giáo dục đại học Việt Nam thực tiễn, thách thức và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết "Đảm bảo chất lượng bên trong của giáo dục đại học Việt Nam thực tiễn, thách thức và giải pháp" tập trung phân tích sự cần thiết trong việc xây dựng, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của giáo dục đại học Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đảm bảo chất lượng bên trong của giáo dục đại học Việt Nam thực tiễn, thách thức và giải pháp

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM THỰC TIỄN, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP THE INTERNAL QUALITY ASSURANCE OF THE CURRENT VIETNAMESE HIGHER EDUCATION: PRACTICE, CHALLENGE AND SOLUTION TRẦN HOÀI BẢO(*), BÙI NGỌC HỮU VINH(**) (*)(**) Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, bao.tran@eiu.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 14/8/2022 Sự phát triển của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại Ngày nhận lại: 20/8/2022 các cơ sở giáo dục đại học có ý nghĩa thiết thực góp phần quan Duyệt đăng: 05/9/2022 trọng vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của Mã số: TCKH-S03T9-B14-2022 giáo dục đại học Việt Nam. Các cơ sở giáo dục đại học đã có ISSN: 2354 – 0788 định hướng tiếp cận với các chuẩn mực đảm bảo chất lượng quốc tế và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn AUN là lựa chọn của nhiều trường đại học hiện nay. Nội dung bài viết tập trung phân tích sự cần thiết trong việc xây dựng, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của giáo dục đại học Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những ưu điểm, khó khăn và thách thức trong việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong theo mô hình AUN-QA và đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của giáo dục đại học Việt Nam. Từ khóa: Giáo dục đại học Việt Nam, ABSTRACT đảm bảo chất lượng bên trong, The development of the internal quality assurance system AUN – QA. (IQA) at the educational institutions has practical Key words: implications for improving and enhancing quality of higher Vietnam Higher Education, education training in Vietnam. The higher educational Internal Quality Assurance, institutions have been oriented to approach quality AUN-QA. assurance international standards and AUN-QA standards recently. The context and practice of applying regulations on internal quality assurance systems, this paper focuses on analysing the necessity of forming and developing an internal quality assurance system for higher education in Vietnam. The study also points out the advantages, difficulties, and challenges in building the quality assurance system of the AUN-QA model and proposing some solutions to guide the development of IQAs of Vietnam higher education. 40
  2. TRẦN HOÀI BẢO – BÙI NGỌC HỮU VINH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của từng Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học cơ sở giáo dục luôn là vấn đề trọng tâm đối với đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm rất lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bối hiện nay. Trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam cảnh hiện nay. đang có nhiều chuyển biến quan trọng thì bản Trong quá trình tiếp cận với nhiều mô hình thân trường đại học phải tự xây dựng cho mình đảm bảo chất lượng trên thế giới, mô hình đảm những phương thức đảm bảo chất lượng tốt nhất bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của nhà được xây dựng dựa trên cơ sở học tập kinh trường đại học nói riêng, từng bước khẳng định nghiệm và tham khảo mô hình của các nước có giá trị, uy tín của cơ sở giáo dục đại học nói riêng nền giáo dục tiên tiến. Mô hình đảm bảo chất đối với các bên liên quan cũng như đối với xã lượng ở Việt Nam đang từng bước được ổn định, hội nói chung. Một trong những nhiệm vụ vừa phù hợp với nhiều nước nhất là mô hình của mang tính chiến lược lâu dài vừa hết sức cần châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam thiết mà trường đại học cần làm đó là thiết lập Á.… Các trường đại học ở Việt Nam đã xây và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên dựng cho mình hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong thực sự hiệu quả, làm tiền đề để từng bước trong phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù khẳng định, đảm bảo, cải tiến chất lượng toàn của từng cơ sở giáo dục. diện trong cơ sở giáo dục đại học. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định dục và Đào tạo đã và đang thể hiện sự quan tâm chất lượng của một trường đại học và việc nâng đối với công tác đảm bảo chất lượng tại các cơ cao năng lực quản lý chất lượng đào tạo trong sở giáo dục Việt Nam, đặc biệt là cơ sở giáo dục bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh đại học. Các cấp quản lý ban hành nhiều Nghị bình đẳng giữa các quốc gia trong khu vực và quyết, Nghị định, Chỉ thị, các chương trình hành trên thế giới là một yêu cầu cấp thiết đối với các động, các khóa tập huấn quan trọng liên quan cơ sở giáo dục, thông qua đó, thể hiện chất lượng đến công tác hướng dẫn đánh giá, đo lường và ở tất cả các khâu quản lý hoạt động đào tạo, chất kiểm định chất lượng giáo dục. Các cơ sở giáo lượng dạy và học, từ đó, nhằm mục đích nâng dục đang đứng trước những thách thức to lớn cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trong việc xác định, kiểm soát và đảm bảo chất trường lao động và đóng góp một nguồn lực lao lượng giáo dục [1]. Vấn đề đảm bảo chất lượng động có chất lượng cho xã hội [2]. bên trong luôn nhận được nhiều sự quan tâm của 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới cũng như NGHIÊN CỨU các mạng lưới các trường đại học khu vực Đông 2.1. Nội dung nghiên cứu Nam Á nói riêng (AUN-QA). Việc xây dựng hệ Trong khuôn khổ các chính sách về giáo thống đảm bảo chất lượng bên trong hiệu quả dục và quá trình phát triển của các trường đại không chỉ đóng góp vào việc đảm bảo chất lượng học hiện nay, hệ thống đảm bảo chất lượng bên giảng dạy của giảng viên, học tập của sinh viên, trong giúp nhà trường kiểm soát, đánh giá được quản trị các nguồn lực... Mà còn góp phần xem chất lượng của cơ sở giáo dục và các chương xét một cách tổng thể, toàn diện và cụ thể các trình đào tạo; các thành tựu đạt được so với kỳ quá trình, chính sách, quy trình, hoạt động theo vọng. Hệ thống này được hình thành nhằm quan mô hình đảm bảo chất lượng đã xác định. Riêng tâm đến lợi ích và kỳ vọng của các đối tượng có trong việc nghiên cứu để xây dựng một hệ thống liên quan trong hoạt động của trường, đặc biệt là đảm bảo chất lượng bên trong phù hợp với sứ 41
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 các đối tượng bên ngoài trường như sinh viên, dịch vụ giáo dục mở rộng và tăng sức hấp dẫn phụ huynh, doanh nghiệp,.... bài viết tập trung của giáo dục đại học tại châu Âu với các khu vực phân tích, đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng khác trên thế giới [4]. Với sự quan tâm ngày bên trong cũng như sự cần thiết trong việc xây càng lớn của các quốc gia và hệ thống đào tạo dựng, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng đại học trên thế giới, một mạng lưới của các tổ bên trong của giáo dục đại học, nghiên cứu chỉ chức đảm bảo chất lượng trên toàn thế giới đã ra những ưu điểm, khó khăn và thách thức trong được hình thành, như: Mạng lưới chất lượng việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên châu Á - Thái Bình Dương (APQN); Hiệp hội trong theo mô hình AUN-QA và đề xuất một số đảm bảo chất lượng giáo dục đại học châu Âu giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển của (ENQA) và Mạng lưới đảm bảo chất lượng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của giáo Đông Nam Á (AUN-QA);.… dục đại học ở Việt Nam. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về 2.2. Phương pháp nghiên cứu các thành tố trong hệ thống đảm bảo chất lượng Dựa trên các kết quả nghiên cứu và thông bên trong giữa các nhà quản lý giáo dục, giữa tin thu thập được qua tư liệu, các bài báo khoa các nền giáo dục và các tổ chức kiểm định, học, các nghiên cứu liên quan đến hệ thống đảm nhưng nhìn chung, đều có sự thống nhất cao với bảo chất lượng bên trong của các trường đại học nhau rằng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và ngoài nước. Lựa chọn chuyên đề và trong là một hệ thống, có cấu trúc hướng đến duy phân tích nội dung của các bài báo đã xuất bản trì và không ngừng cải tiến chất lượng. Bên cạnh phù hợp để nghiên cứu một hiện tượng trọng tâm đó, hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong đòi hỏi sự tìm tòi và sự hiểu biết [3]. Phân tích, được vận hành tốt, thông suốt cũng làm cơ sở đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong phục vụ cho công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài cũng như sự cần thiết trong việc tiếp cận, xây và kiểm định chất lượng được thuận lợi theo các dựng, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trong bên trong của giáo dục đại học; kế thừa, vận và ngoài nước. dụng các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại của quốc tế vào giáo dục Việt Nam trong bối học của Việt Nam dựa trên mô hình châu Âu, cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, nhóm tác châu Á - Thái Bình Dương và AUN, gồm 3 cấu giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp phần: Đảm bảo chất lượng bên ngoài gồm các để luận giải những nội dung nghiên cứu. chủ trương, quy trình và công cụ đánh giá; đảm 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU bảo chất lượng bên trong gồm các hoạt động tự 3.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu đánh giá, giám sát chất lượng; các tổ chức kiểm Nhìn lại lịch sử phát triển của hệ thống đảm định chất lượng gồm tổ chức đánh giá ngoài và bảo chất lượng bên trong của các cơ sở giáo dục các tổ chức kiểm định chất lượng độc lập [5]. đại học trên thế giới có thể thấy những khái Việc đánh giá để lựa chọn mô hình đảm bảo niệm, ý tưởng đầu tiên về đảm bảo chất lượng chất lượng phù hợp cho từng trường đại học là bên trong xuất phát từ việc công nhận đảm bảo việc làm cần thiết đối với đội ngũ làm công tác chất lượng tại cơ sở giáo dục được giới thiệu vào đảm bảo chất lượng bên trong của mỗi cơ sở giáo những năm 1989 tại Trung và Đông Âu, sau đó, dục đại học. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên chuyển sang khu vực Tây Âu. Đến năm 2005, trong là một hệ thống mà các nhà quản lý và tiêu chuẩn và hướng dẫn đảm bảo chất lượng của giảng viên sử dụng các cơ chế quản lý nhằm duy châu Âu ra đời, nhấn mạnh tham vọng cung cấp trì và nâng cao chất lượng. Trong bối cảnh của một cơ sở giáo dục đại học thì hệ thống đảm bảo 42
  4. TRẦN HOÀI BẢO – BÙI NGỌC HỮU VINH chất lượng bên trong là một hệ thống tổng thể, dựng quy trình đảm bảo chất lượng với hệ thống trong đó, các nguồn lực và thông tin sẽ được công cụ kiểm soát, đánh giá nâng cao chất lượng, dùng để thiết lập, duy trì, cải tiến chất lượng các cần có sự phối hợp chia sẻ thông tin giữa các tiêu chuẩn về giảng dạy, nghiên cứu khoa học và thành viên trong nhà trường [7, tr.41-45]. phục vụ cộng đồng [6]. Để chất lượng được kiểm định hay đánh giá 3.2. Sự cần thiết trong việc xây dựng và và công nhận từ một tổ chức bên ngoài thì trước phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng hết chất lượng cần được xây dựng, vận hành và bên trong của giáo dục đại học Việt Nam đạt được chất lượng ở một mức độ nhất định, các Đối với các cơ sở giáo dục đại học ở Việt cơ sở giáo dục cần xây dựng một hệ thống đảm Nam, việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất bảo chất lượng bên trong để triển khai các hoạt lượng bên trong cũng chỉ mới ở giai đoạn đầu động đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng của sự phát triển khi các hoạt động đánh giá, và phát triển đào tạo [8]. Hệ thống đảm bảo chất kiểm định chất lượng được quan tâm, thúc đẩy lượng bên trong ở các cơ sở giáo dục đại học trong khoảng 10 năm gần đây. Một số trường đại được hình thành và thực hiện các hoạt động giám học, đặc biệt là các trường thành viên của Đại sát, đối sánh nhằm nhận diện, đánh giá, cũng như học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học cải tiến chất lượng các mặt hoạt động của cơ sở Quốc gia Hà Nội đã quan tâm phát triển mô hình giáo dục. Đảm bảo chất lượng giáo dục nói đảm bảo chất lượng phù hợp với điều kiện đặc chung và giáo dục đại học nói riêng có ý nghĩa thù của giáo dục đại học Việt Nam và các yêu hết sức quan trọng trong việc duy trì các chuẩn cầu từ các tổ chức xã hội bên ngoài. Các mô hình mực và thực hiện tốt ba sứ mệnh cốt lõi là đào cũng đều hướng đến đáp ứng các đòi hỏi của các tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. bên liên quan trong và ngoài trường trong công Sự vận hành của hệ thống đảm bảo chất tác đào tạo. Các hệ thống đảm bảo chất lượng lượng bên trong đòi hỏi cần phải có các chính bên trong cũng chưa thật sự là một hệ thống sách, quy trình, quy định được ban hành tương được mô tả rõ ràng, hiệu quả ngay cả với những ứng với những nội dung hoạt động và mục tiêu trường luôn đề cao chất lượng của chính các cơ mà hệ thống đang hướng đến. Các quy định như: sở giáo dục. Hệ thống quản lý chất lượng (Sổ tay chất lượng); Đảm bảo chất lượng bên trong dựa trên các quy trình đánh giá nội bộ các chương trình; các hoạt động giám sát, đánh giá và cải tiến. Một quy định khảo sát lấy ý kiến các bên liên quan; cách tổng quát, đảm bảo chất lượng bên trong quy trình kiểm tra hồ sơ chất lượng; quy định về xuất phát từ sự đòi hỏi của các bên liên quan tác đối sánh và lựa chọn đối sánh; … Những chính động đến đầu vào (sinh viên, chương trình, giảng sách, quy định, quy trình này được xây dựng viên, cơ sở hạ tầng) đến chất lượng quá trình nhằm cụ thể hóa mối quan hệ giữa các quá trình (hoạt động dạy và học, sự phát triển của nhân tương tác chính trong việc đảm bảo chất lượng viên, hoạt động đánh giá và hỗ trợ sinh viên) và đào tạo, những hoạt động thường được ưu tiên đánh giá chất lượng đầu ra (năng lực nghề thực hiện trong quá trình vận hành hệ thống đảm nghiệp của sinh viên, sản phẩm khoa học và bảo chất lượng bên trong. Để đảm bảo hệ thống chuyển giao công nghệ). Hoạt động đánh giá sự vận hành hiệu quả yếu tố con người có vai trò hài lòng của các bên liên quan được xem là rất quan trọng, đặc biệt đây là công việc mới mẻ, quan trọng với hệ thống đảm bảo chất lượng bên triển khai khó tránh khỏi lúng túng [9]. Các hoạt trong nhà trường. Để hoạt động đảm bảo chất động đào tạo, quản lý và hỗ trợ của nhà trường lượng bên trong đạt hiệu quả, nhà trường cần xây được vận hành theo chu trình PDCA (Plan - Do - Check - Act) và gắn kết chặt chẽ với nhau để 43
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 cùng hỗ trợ nhau đạt đến mục tiêu chiến lược. Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại Trọng tâm của hệ thống đảm bảo chất lượng bên học của AUN dựa trên mô hình Baldrige và trong là đảm bảo chất lượng dạy và học, và sự EFQM (Education Frame Quality Management) nối kết phù hợp giữa dạy và học với nghiên cứu (Hình 1) của châu Âu, tuy nhiên, có chú ý đến khoa học và phục vụ cộng đồng. Một hệ sinh thái những đặc điểm riêng biệt của giáo dục đại học. học thuật nối kết chặt chẽ nhà trường với thực Theo AUN-QA, chất lượng trong giáo dục đại tiễn tại doanh nghiệp nhằm cung cấp cho sinh học là một khái niệm đa chiều cần được xem xét viên các cơ hội học tập trải nghiệm và nghiên trên diện rộng, bao quát nhiều chức năng và hoạt cứu ứng dụng đa dạng, linh hoạt và phù hợp với động học thuật như: Giảng dạy, học tập, nghiên từng cá nhân người học. cứu, phát triển tri thức, phát triển đội ngũ, đào 3.3. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất tạo sinh viên, cơ sở vật chất, phục vụ cộng đồng, lượng bên trong theo mô hình AUN-QA mối quan hệ với các yếu tố từ bên ngoài, … Đảm bảo chất lượng bên trong Phản hồi từ thị Hoạt động Các công cụ Quá trình học Tỉ lệ đậu trường lao động nghiên cứu khoa quản lý tập của sinh viên Tỉ lệ thôi học và cựu sinh viên học Đánh giá môn Các công cụ Đánh giá học và Đánh giá nghiên Đánh giá đánh giá của sinh viên chương trình cứu khoa học dịch vụ hỗ trợ đào tạo Đảm bảo chất Các quy định Đảm bảo chất Đảm bảo Đảm bảo chất lượng cho việc đảm bảo chất lượng cán bộ, chất lượng cơ sở lượng dịch vụ đánh giá sinh lượng giảng viên vật chất hỗ trợ sinh viên viên Các công cụ Phân tích Đánh giá Hệ thống Sổ tay đảm bảo chất SWOT ngoài nội bộ thông tin chất lượng lượng Giám sát Hình 1. Mô hình Đảm bảo Chất lượng bên trong theo AUN Mô hình chất lượng AUN giúp trường đại 3.3.1. Ưu điểm học nhận định được điểm mạnh, điểm yếu của Mô hình đảm bảo chất lượng AUN-QA đại mình, thấy được hiện trạng của trường so với diện cho mô hình tiên tiến của khu vực Đông mục tiêu mong đợi và tìm ra những biện pháp Nam Á, có nhiều tiêu chí, tiêu chuẩn sát với tình cải thiện nhằm đạt mục tiêu đó [10]. hình thực tế các trường đại học ở Việt Nam. Mô hình AUN-QA chỉ ra được các yếu tố mang tính 44
  6. TRẦN HOÀI BẢO – BÙI NGỌC HỮU VINH cốt lõi để đạt được chất lượng, chỉ ra được mối trình đào tạo, quản lý đội ngũ giảng viên, cơ sở quan hệ giữa các yếu tố. Với tính tổng thể của vật chất và các dịch vụ hỗ trợ sinh viên. Sự thay mô hình AUN-QA vận hành vào Việt Nam rất đổi về nhận thức trong đội ngũ cán bộ, viên dễ dàng vì mang tính tương đồng rất cao [2]. chức đã tạo ra những thuận lợi cho quá trình Trong bối cảnh cụ thể của các cơ sở giáo triển khai các kế hoạch đánh giá, giám sát chất dục đại học, hệ thống đảm bảo chất lượng bên lượng nội bộ, nâng cao tính chuyên nghiệp, trong là toàn bộ hệ thống, tài nguyên và thông hiệu quả các hoạt động của cơ sở giáo dục, góp tin dành cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao phần hình thành văn hóa chất lượng trong chất lượng và tiêu chuẩn giảng dạy, nghiên cứu trường đại học. khoa học và phục vụ cộng đồng. Mô hình đảm 3.3.2. Khó khăn và thách thức bảo chất lượng của AUN-QA bao gồm các khía Đội ngũ cán bộ chuyên trách về đảm bảo cạnh liên quan đến chiến lược, hệ thống và chiến chất lượng của các cơ sở giáo dục về cơ bản còn thuật, phụ thuộc vào cả đảm bảo chất lượng bên nhiều hạn chế để có thể đáp ứng được những trong và đảm bảo chất lượng bên ngoài trong đó yêu cầu về kiểm định và trong bối cảnh hội có kiểm định chất lượng. Hệ thống đảm bảo chất nhập quốc tế về giáo dục ngày càng sâu rộng. lượng bên trong giúp đảm bảo rằng một đơn vị Hiện một số trường đã thiết lập quan hệ hợp tác, đào tạo hoặc chương trình đào tạo có chính sách liên kết đào tạo, kiểm định với các trường đại và cơ chế đảm bảo được mục tiêu và các tiêu học tiên tiến trên thế giới, cần thường xuyên và chuẩn đặt ra. Quản lý chất lượng theo mô hình có sự phối hợp chặt chẽ, và tăng cường các hội đảm bảo chất lượng bên trong của AUN-QA thảo chuyên môn, giới thiệu cán bộ khảo thí đến giúp xây dựng được hệ thống giám sát, đánh giá học tập, nghiên cứu, nhằm xây dựng đội ngũ chất lượng một cách chính xác và hiệu quả. cán bộ kiểm định am hiểu về công tác kiểm Nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng giáo định, có khả năng sử dụng được các phần mềm giáo dục đại học và nhu cầu phát triển hệ thống tiên tiến vào công tác kiểm định, đánh giá chất đảm bảo chất lượng để nâng cao chất lượng đào lượng bên trong và phối hợp kiểm định đánh tạo, cải tiến nền giáo dục, tăng cường hoạt động giá bên ngoài [11, tr.16-21]. nghiên cứu, phục vụ cộng đồng. Các hoạt động đảm bảo chất lượng cần Việc tiếp cận mô hình AUN-QA cấp cơ sở thực hiện theo định hướng chuẩn mực của các giáo dục sẽ cải tiến được hệ thống đảm bảo chất nước có nền giáo dục đại học tiên tiến. Từng lượng hiện tại và chuyển sang mô hình đảm bảo bước xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng chất lượng tiên tiến, giúp cho các cơ sở giáo theo những tiêu chuẩn quốc tế đa dạng, đa dục xây dựng nền tảng quản lý theo khoa học, chiều, vươn đến những tiêu chuẩn kiểm định hoạch định và công bố các văn bản quản lý như: chất lượng ở các nước có nền giáo dục tiên tiến Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi; kế hoạch, nhằm vươn tầm ảnh hưởng ra phạm vi thế giới. chính sách; quy chế tổ chức hoạt động; quản lý Hiện công tác đảm bảo chất lượng bên trong quy trình, quy định; từng bước ổn định và tận chủ yếu theo các quy định của Bộ Giáo dục và dụng mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng, Đào tạo, AUN và một số tổ chức kiểm định tăng sức mạnh cạnh tranh. Quản lý và nâng cao quốc tế khác. chất lượng đào tạo cấp chương trình sẽ giúp cho Xây dựng chuẩn chất lượng đào tạo và đẩy các cơ sở giáo dục có lộ trình từng bước đáp mạnh nghiên cứu khoa học. Chất lượng đào tạo ứng các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng khu vực gắn liền với toàn bộ quy trình đào tạo, từ việc ASEAN. Đảm bảo chất lượng các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ cán đầu vào, quá trình và đầu ra; thiết kế chương bộ quản lý, đội ngũ giảng viên, quản lý hoạt 45
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 động đào tạo, chuẩn đầu ra, điều này có ý nghĩa Một là, các công cụ quản lý, giám sát bao quan trọng đến chất lượng đầu ra của sinh viên. gồm: tiến trình học tập của sinh viên; tỉ lệ tốt Khi phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng nghiệp, bỏ học; phản hồi từ thị trường lao động, bên trong, các cơ sở giáo dục đại học phải đối cựu sinh viên và hiệu suất nghiên cứu, đây là mặt với một số thách thức như lựa chọn trọng những công cụ nhằm giám sát các hoạt động cốt tâm phù hợp cho hệ thống đảm bảo chất lượng lõi của một trường đại học được thực hiện một bên trong của mình, tích hợp các công cụ đảm cách liên tục nhằm thu thập và phân tích thông bảo chất lượng bên trong vào một hệ thống có tin từ đó có những biện pháp khắc phục nhằm hiệu quả và chi phí hợp lý, có tính đến nhu cầu hoàn thiện hơn nữa các hoạt động. tăng cường khả năng tuyển dụng của sinh viên Tiến trình học tập của sinh viên: Nhà tốt nghiệp thông qua đảm bảo chất lượng bên trường cần quan tâm xây dựng các giải pháp trong và tìm kiếm sự cân bằng thích hợp giữa nhằm chuyên nghiệp hóa hơn nữa đội ngũ làm các cấu trúc tập trung và phân cấp. công tác cố vấn học tập và rèn luyện để thực sự Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa họ trở thành hệ thống theo dõi sự tiến bộ của học và có những công bố trên các tạp chí có uy người học. tín trên thế giới. Chất lượng của một trường đại Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp, bỏ học: Nhà học không thể thiếu các công bố nghiên cứu trường cần có những động thái nhằm cải thiện khoa học. Cùng với hoạt động giảng dạy, nhà tình hình đồng thời tổ chức theo dõi, kiểm soát trường cần đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động kết quả khắc phụ, đưa ra những phương hướng nghiên cứu khoa học, qua đó giảng viên có sự phòng ngừa tái lặp lại trong những năm học tiếp gắn kết giữa nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu theo. Thông qua các báo cáo định kỳ về các hành khoa học, vận dụng những kết quả, sản phẩm của động xử lý cụ thể để giảm thiểu tình trạng bỏ học, nghiên cứu khoa học vào quá trình giảng dạy, nâng cao số lượng sinh viên tốt nghiệp đúng hạn. giúp nâng cao chất lượng đào tạo. Phản hồi từ thị trường lao động và cựu sinh 3.3.3. Giải pháp viên: Kết quả khảo sát các bên liên quan góp Trong bối cảnh hiện nay cũng không khó để phần đáng kể trong việc cải thiện công tác phục chúng ta nhận thức rằng các cơ sở giáo dục đại vụ, tư vấn của nhà trường, xây dựng các quy học phải có một chủ trương rõ ràng về chất trình tiếp nhận – xử lý kết quả thống kê từ các lượng và đảm bảo chất lượng là yếu tố sống còn loại hình khảo sát nhằm mục đích cải thiện hệ để khẳng định uy tín, vị thế và hội nhập vào nền thống, đưa ra các biện pháp khắc phục, theo dõi, giáo dục toàn cầu. Để công tác đảm bảo chất giám sát, phòng ngừa tái diễn. lượng thực sự có chất lượng đòi hỏi mỗi cơ sở Hoạt động nghiên cứu khoa học: Nhà giáo dục phải xây dựng cho mình hệ thống đảm trường xem xét các chương trình hành động, kết bảo chất lượng bên trong đủ mạnh với những hợp chặc chẽ việc nghiên cứu khoa học với đào công cụ, chính sách, quy trình, thủ tục, … Cụ thể tạo, xây dựng các phòng thí nghiệm gắn với định để hiện thực hóa sứ mệnh, mục tiêu giáo dục và hướng nghiên cứu của nhà trường, đẩy mạnh các chuẩn mực mà nhà trường hướng đến. Qua hoạt động chuyển giao công nghệ qua việc gắn quá trình tiếp cận với mô hình đảm bảo chất kết với doanh nghiệp. lượng bên trong của AUN, nhóm tác giả xin đề Hai là, các công cụ đánh giá bao gồm: xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sự Đánh giá giảng viên do sinh viên thực hiện; phát triển của hệ thống đảm bảo chất lượng bên đánh giá môn học và chương trình học; đánh trong của giáo dục đại học Việt Nam. giá kết quả nghiên cứu và đánh giá các dịch vụ phục vụ sinh viên. 46
  8. TRẦN HOÀI BẢO – BÙI NGỌC HỮU VINH Đánh giá của sinh viên: Nhà trường cần những quy trình đảm bảo chất lượng chuyên biệt tích cực chỉ đạo, giám sát các phòng ban chức như: Đảm bảo chất lượng trong kiểm tra đánh năng phối hợp với đội ngũ cố vấn học tập để giải giá sinh viên; đảm bảo chất lượng giảng viên, thích, tuyên truyền cho các em hiểu và khuyến chuyên viên; đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất, khích sinh viên thực hiệu khảo sát với đúng bản trang thiết bị và đảm bảo chất lượng việc hỗ trợ chất của sự việc để kết quả khảo sát có ý nghĩa, người học. độ tin cậy làm cơ sở để lãnh đạo đơn vị rà soát, Đảm bảo chất lượng cho việc đánh giá sinh điều chỉnh các hoạt động trong đơn vị. viên: Nhà trường cần xây dựng, ban hành các Đánh giá môn học và chương trình đào quy chế, quy định về công tác đánh giá người tạo: Nhà trường cần phải xây dựng cơ chế để học một cách chặt chẽ, truyền thông đến sinh yêu cầu, hướng dẫn về việc đánh giá khóa học, viên để hiểu rõ và thực hiện theo đúng các quy chương trình học định kỳ, mời phản biện từ định của từng cơ sở giáo dục. Định kỳ rà soát phía doanh nghiệp nhằm kịp thời đưa ra các tính phù hợp để kịp thời điều chỉnh, cải tiến phương hướng khắc phục, xử lý kịp thời. Các trong việc đánh giá sinh viên. công cụ đánh giá đòi hỏi có một cơ chế chính Đảm bảo chất lượng cán bộ, giảng viên: thức để định kỳ thẩm định, đánh giá các hoạt Cần tăng cường thêm các chính sách thu hút động, cơ chế này đặt ra việc thường xuyên thẩm đội ngũ giảng viên, đồng thời tạo điều kiện hỗ định định kỳ các chương trình đào tạo, xét trợ tối đa công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân lực duyệt chính thức chương trình đào tạo do một của nhà trường. tổ chức bên ngoài. Đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất: Nhà Đánh giá nghiên cứu khoa học: Việc đánh trường cần đầu tư kinh phí để mua sắm trang giá tình hình thực hiện đề tài là cần thiết, giúp thiết bị hàng năm, nâng cấp các trang thiết bị cho chủ nhiệm đề tài đảm bảo đúng tiến độ đề ra hiện có, đầu tư kinh phí cho vật tư tiêu hao dành cũng hạn chế rủi ro trong quá trình nghiên cứu, cho các môn học thí nghiệm/thực hành để đáp báo cáo đánh giá cần chi tiết về tình hình thực ứng yêu cầu thực tế, mở rộng và nâng cấp hệ hiện nghiên cứu khoa học ở từng đơn vị cả về số thống nhà xưởng, phòng thí nghiệm tạo điều lượng và chất lượng từ đó có những biện pháp kiện cho sinh viên được tiếp xúc nhiều hơn với cụ thể để nâng cao chất lượng hiệu suất nghiên trang thiết bị nhằm nâng cao kỹ năng thực hành. cứu khoa học của nhà trường. Đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh Đánh giá dịch vụ hỗ trợ: Nhà trường cần viên: Nhà trường cần xây dựng và đưa vào triển giải quyết tốt các dịch vụ bổ sung cho hoạt động khai giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo, đó là dịch vụ đời sống cho sinh viên. cố vấn học tập, thực hiện công tác đánh giá để Vấn đề nâng cao chất lượng các dịch vụ đời sống hoạt động này trở thành một công cụ chính thức đòi hỏi phải có những biện pháp cụ thể, đồng bộ, để theo dõi sự tiến bộ của sinh viên. có sự kết hợp hài hoà giữa Nhà trường và sinh Bốn là, các công cụ đảm bảo chất lượng: viên. Nhà trường tổ chức các kênh thông tin tiếp Yếu tố cuối cùng của hệ thống đảm bảo chất thu ý kiến từ phía sinh viên, đánh giá vai trò của lượng bên trong theo AUN là các công cụ đảm các dịch vụ đời sống đối với chất lượng đào bảo chất lượng đặc biệt phục vụ việc đánh giá tạo… Để đáp ứng được xu thế phát triển trong tổng kết, bao gồm: Phân tích SWOT; đánh giá giáo dục - đào tạo thời kỳ hội nhập quốc tế. ngoài nội bộ; hệ thống thông tin và sổ tay đảm Ba là, các quy định đảm bảo chất lượng: bảo chất lượng. ngoài các hoạt động thu thập thông tin thường Phân tích SWOT: Là một công cụ mạnh xuyên, đảm bảo chất lượng bên trong còn có để tìm hiểu rõ hơn về chất lượng của các hoạt 47
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 động cốt lõi và chất lượng của toàn bộ đơn vị. chí, tiêu chuẩn sát với tình hình thực tế của các Phân tích SWOT cần được các đơn vị thực trường đại học ở Việt Nam. Mô hình đã chỉ ra hiện định kỳ và tổng kết tình hình thực hiện kế được các mối quan hệ giữa các yếu tố mang tính hoạch năm học. cốt lõi để đạt được chất lượng. Để đạt được mục Đánh giá ngoài nội bộ: Việc tự đánh tiêu chất lượng mỗi cơ sở giáo dục phải lựa chọn giá/đánh giá nội bộ cung cấp cho nhà trường cho mình một định hướng cụ thể trong việc triễn những thông tin về chất lượng của mình, tuy khai các hoạt động đảm bảo chất lượng, cụ thể nhiên nếu chỉ tự đánh giá không thì chưa đủ, cần là xây dựng một mô hình phù hợp với thực trạng so sánh quan điểm của chính mình với quan của nhà trường mục tiêu phát triển của đơn vị. điểm của bên ngoài. Sau khi đã có các kiểm định Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng nói viên được đào tạo bài bản, nhà trường cần từng chung và hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong bước xây dựng hệ thống thẩm định, cần xem xét tại các cơ sở giáo dục đại học là nhu cầu tất yếu đến việc sử dụng có hiệu quả kết quả thẩm định cần được thực hiện thường xuyên và liên tục. sau mỗi đợt kiểm tra lại báo cáo tự đánh giá của Trên cơ sở đổi mới và nâng cao chất lượng giáo nhà trường. dục, các cơ sở giáo dục cần xác định rõ và công Hệ thống thông tin: Các kênh thông tin cần khai mục mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng môn được phân bổ đến các bộ phận chức năng quản học, chương trình và chuyên ngành đào tạo, đó lý. Hệ thống cơ sở dữ liệu của sinh viên được cũng là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng đào quản lý tập trung và phân quyền cho các đơn vị tạo. Tăng cường các hoạt động đảm bảo chất chức năng, chủ yếu là phòng Đào tạo, phòng lượng, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học Quản lý học sinh sinh viên. Vai trò của lãnh đạo theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, nhà trường rất quan trọng trong việc triển khai sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của việc sử dụng những thông tin thu thập được. người học. Sổ tay đảm bảo chất lượng: Sổ tay đảm bảo Qua kết quả nghiên cứu lý luận, nội dung chất lượng là công cụ hỗ trợ nhằm phát huy vai bài viết phân tích, đánh giá hệ thống đảm bảo trò của hệ thống quản lý và kiểm soát thông tin chất lượng bên trong cũng như sự cần thiết trong trong nhà trường. Thông qua sổ tay đảm bảo chất việc xây dựng, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng nhà trường phổ biến các chính sách đến lượng bên trong của giáo dục đại học Việt Nam. từng cán bộ, giảng viên, sinh viên và doanh Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những nghiệp. Bên cạnh đó, định kỳ rà soát, cập nhật ưu điểm, khó khăn và thách thức trong việc xây các quy định, hướng dẫn của nhà trường cho phù dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong hợp với thực tế của từng cơ sở giáo dục. theo mô hình AUN-QA và đề xuất một số giải 4. KẾT LUẬN pháp nhằm định hướng cho sự phát triển của hệ Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong thống đảm bảo chất lượng bên trong của giáo theo mô hình AUN-QA đại diện cho mô hình dục đại học Việt Nam. tiên tiến của khu vực Đông Nam Á, có nhiều tiêu 48
  10. TRẦN HOÀI BẢO – BÙI NGỌC HỮU VINH TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Edward Sallis (1993), Total Quality Management in Education, Third edition. [2] Phan Thị Yến (2017), Mô hình đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục AUN và mối quan hệ với mô hình đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam, Tạp chí Giáo dục số 400. [3] Creswell, J. W. (2014), Research design: Qualitative, quantitative, and mixed methods approaches (4th Ed.). Thousand Oaks, CA: Sage. [4] Standards and Guidelines for Quality Assurance in the European Higher Education Area. [5] Phạm Xuân Thanh (2011), Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Thực tiễn ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hội thảo: Tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cần Thơ. [6] Trần Anh Vũ (2015), Đảm bảo chất lượng bên trong các trường đại học Việt Nam nhìn từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, Tạp chí Giáo dục số 351. [7] Lê Đức Ngọc, Lê Thị Linh Giang (2016), Mô hình đảm bảo chất lượng trường đại học địa phương: Đảm bảo chất lượng bên trong và đảm bảo chất lượng bên ngoài. Tạp chi Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, số 1. [8] Nguyễn Hữu Cương (2017), Phân biệt 3 mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng và kiểm toán chất lượng. [9] Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Trọng, Nguyễn Minh Trí (2014), Phát triển và vận hành hệ thống đảm bảo chất luợng bên trong truờng đại học - thực tiễn tại truờng đại học Kinh tế - Luật. [10] Lưu Khánh Linh (2015), Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của AUN-QA: một số nhận định, khuyến nghị triển khai đảm bảo chất lượng cấp chương trình. Tạp chi Khoa học Đại học Sài Gòn số 3 (28). [11] Nguyễn Thị Hiền (2020), Một số định hướng phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại các trường đại học Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, số 474. 49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2