intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đàm phán kinh doanh tại Hàn Quốc – phần 2

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

132
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Liên hệ và gặp gỡ ban đầu Người Hàn Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn với những người họ quen biết. Vì vậy điều cốt yếu là bạn nên có một người trung gian giới thiệu bạn với chính đối tác bạn đang muốn cộng tác làm ăn trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đàm phán kinh doanh tại Hàn Quốc – phần 2

  1. Đàm phán kinh doanh tại Hàn Quốc – phần 2 Liên hệ và gặp gỡ ban đầu Người Hàn Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn với những người họ quen biết. Vì vậy điều cốt yếu là bạn nên có một người trung gian giới thiệu bạn với chính đối tác bạn đang muốn cộng tác làm ăn trong tương lai. Vị trí trong xã hội của người trung gian càng cao thì cơ hội kết giao làm ăn của bạn với đối tác càng lớn. Người trung gian sẽ là cầu nối giúp giảm bớt những khác biệt về văn hóa và giao tiếp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bạn kinh doanh hiệu quả hơn tại thị trường này. Người trung gian có thể tác động tới mối quan hệ giữa bạn và đối tác Hàn Quốc, rút ngắn thời gian để đối tác đưa ra quyết định có hợp tác với doanh nghiệp bạn hay không. Nhóm đàm phán của bạn có thể chỉ có một hai người hoặc là một đội gồm nhiều người. Kiểu đàm phán một-một, trải qua khá
  2. nhiều vòng mà trong suốt thời gian đó đối tác Hàn Quốc sẽ hỏi ý kiến tư vấn với nhóm người có quyền đưa ra quyết định cuối cùng. Thực tế, người Hàn quốc thích kiểu nhóm đàm phán nhiều người hơn vì mỗi người trong đó sẽ có vai trò riêng và có thể đưa ra nhiều ý tưởng hơn so với kiểu đàm phán một-một. Bạn phải bố trí công việc cho từng cá nhân trong đội đàm phán và lập chiến lược chi tiết để cùng nhau thống nhất quan điểm trong quá trình đàm phán. Thay đổi bất kỳ thành viên nào trong đội khiến cho quá trình đàm phán phải bắt đầu lại từ đầu. Do văn hóa Hàn quốc rất coi trọng vấn đề "tôn ti trật tự", nên trưởng nhóm đàm phán của doanh nghiệp bạn phải thuộc ban lãnh đạo công ty. Hãy tìm hiểu xem nhóm đàm phán của đối tác gồm những ai để từ đó sắp xếp trưởng nhóm đàm phán có chức vụ ngang bằng. Người Hàn Quốc rất coi trọng vị trí xã hội, nên nếu có sự chênh lệch về chức vụ giữa trưởng nhóm đàm phán của hai bên sẽ khiến họ cảm thấy mình không được tôn trọng.
  3. Nếu có thể, hãy lên lịch hẹn với họ trước ít nhất từ 3 đến 4 tuần. Đối tác Hàn Quốc luôn muốn biết về người họ sẽ gặp gỡ, nên trước khi buổi họp diễn ra, bạn phải cung cấp thông tin chi tiết về chức danh, vị trí và trách nhiệm của những thành viên tham dự của bên bạn cũng như những đề xuất và chương trình dự kiến của buổi họp. Trong quá trình đàm phán, bạn phải đi theo đúng như chương trình đã thống nhất. Người làm kinh doanh tại Hàn Quốc, đặc biệt là những người đứng đầu ban lãnh đạo công ty thường rất bận rộn và có lịch làm việc dầy đặc, vì vậy đôi khi họ sẽ chậm trễ vài phút trong buổi hẹn công việc. Không nên tỏ ra cáu giận hoặc khó chịu nếu đối tác của bạn trễ hẹn. Nhưng với tư cách là một nhà kinh doanh nước ngoài, bạn nên đến đúng giờ. Còn không hãy gọi điện trước và xin lỗi thật chân thành. Theo nghi thức ngoại giao của Hàn Quốc, mọi người đi vào phòng họp phải theo trật tự trên dưới. Theo họ, người bước vào đầu tiên sẽ là trưởng đoàn và sẽ ngồi ở giữa bàn đàm phán. Cách xưng hô
  4. Tên của người Hàn Quốc được cấu thành từ 3 từ tiếng Hán được phát âm bằng 3 âm điệu trong tiếng Hàn. Giống như tên của người Việt, họ của gia đình đứng đầu và 2 từ đi tiếp theo là tên, trong số 2 từ này có một từ để chỉ thế hệ. Một số người chỉ viết chữ cái đầu của tên mình cùng với họ gia đình ví dụ như "Y.K. Kim". Hãy sử dụng Mr./Ms. cùng với họ gia đình khi xưng hô với đối tác. Ngoài ra, nếu đối tác có chức danh về học vấn, như là Tiến sĩ (Doctor) hoặc Giáo sư (Professor) thì bạn gọi họ theo cách sau: chức danh học vấn + họ gia đinh. Không nên gọi tên đối tác cho đến khi họ đề nghị bạn làm như vậy. Khi giới thiệu, bạn nên bắt tay hoặc cúi đầu chào. Một số người Hàn Quốc không thích bắt tay nên bạn hãy chờ họ chủ động trước rồi đáp lại. Sử dụng danh thiếp Trao danh thiếp cũng được xem là một việc rất quan trọng, vì thế bạn hãy chuẩn bị một lượng lớn danh thiếp giao dịch, bởi người Hàn có thói quen trao danh thiếp khi lần đầu gặp mặt. Nếu ai đó trao danh thiếp cho bạn mà bạn không đưa lại thì họ
  5. sẽ nghĩ rằng bạn không muốn làm quen với họ hoặc vị trí của bạn ở công ty quá thấp hoặc quá cao. Những người làm kinh doanh tại Hàn Quốc chỉ thực sự thoải mái khi tiếp xúc với bạn nếu họ biết rõ chức vụ cũng như tên công ty của bạn. Vì rất nhiều người Hàn Quốc không biết tiếng Anh, nên hãy dịch một mặt của danh thiếp sang tiếng Hàn. Nếu danh thiếp của bạn sử dụng tiếng Hàn Quốc thì không cần thiết phải dịch tên hoặc chức vụ của bạn ra tiếng Hàn, bởi đôi khi bạn sẽ bị nhầm khi dịch chức vụ của mình bằng ngôn ngữ này, vì vậy hãy nên cẩn thận. Khi trao hoặc nhận thiếp phải dùng cả hai tay và đặt mặt tiếng Hàn theo chiều người nhận có thể đọc được. Sau khi nhận thiếp, trước khi cất nó vào hộp hoặc túi đựng danh thiếp, hãy đọc và đưa ra một vài lời bình luận về danh thiếp. Tiếp đó, đặt danh thiếp lên bàn trước mặt bạn hoặc để vào hộp đựng danh thiếp. Không nên cho danh thiếp vào ví một cách cẩu thả vì nó sẽ khiến người trao danh thiếp nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ.
  6. Bạn cũng không nên viết những chú thích lên danh thiếp của người khác khi có mặt họ tại đó. Lưu ý khác Buổi họp thường mở đầu bằng một đoạn giới thiệu ngắn, bài phát biểu này giúp cho mọi người hiểu rõ hơn những vấn đề sẽ thảo luận. Tốt nhất là bạn hãy tuân theo tốc độ đàm phán mà đối tác muốn. Tại buổi họp, hai bên cũng có thể tặng nhau những món quà nhỏ. Các buổi đàm phán kinh doanh tại Hàn Quốc thường diễn ra khá trịnh trọng nên bạn đừng cư xử quá thoải mái và thiếu trách nhiệm. Mục đích của buổi họp đầu tiên chỉ là để hai bên hiểu thêm về nhau, bắt đầu xây dựng mối quan hệ và thu thập thông tin như mối quan tâm, mục tiêu, điểm yếu của nhau làm cơ sở cho giai đoạn tiếp theo của quá trình đàm phán. Nhìn chung, các buổi họp không phải là thời điểm để đưa ra quyết định cuối cùng nên bạn đừng thất vọng nếu không đạt được mong muốn của mình.
  7. Bạn nên có bài trình bày giới thiệu với đối tác nhưng phải thật đơn giản và không quá cầu kỳ trong thiết kế hình chiếu. Nên dừng lại thường xuyên để dành cho phiên dịch và thảo luận. Kiểm tra xem đối tác có hiểu ý mình bằng những câu hỏi khôn khéo. Như đã phân tích ở phần 1, kể cả khi không hiểu họ sẽ không biểu lộ cho bạn biết vì điều này sẽ làm cho họ cảm thấy mất mặt. Bạn nên chuẩn bị nhiều bản copy những tài liệu cần thiết. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết bạn phải phát tài liệu cho họ miễn là bạn trình bày đơn giản và thật dễ hiểu. Sử dụng biểu đồ và hình ảnh minh họa, giảm bớt câu chữ và tránh những thuật ngữ phức tạp. Trong các buổi họp, đối tác Hàn Quốc thường có xu hướng đưa ra rất nhiều câu hỏi, vì thế bạn phải chuẩn bị thật kỹ và dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2