intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đàn ông, đàn bà, và chuyện...: phần 1

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 gồm các nội dung chính: phần i - nhà văn, nhà báo trần nhã thụy (nhà văn - nhà báo trần nhã thụy, nhà văn - họa sĩ vũ Đình giang, nhà văn - nhà báo dương bình nguyên, nhà văn - nhà báo nguyễn Đình tú, nhà văn Đặng thiều quang,...). mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đàn ông, đàn bà, và chuyện...: phần 1

Lời tác giả<br /> Nghề báo đã giúp tôi gặp gỡ rất nhiều người, có những người thú<br /> vị, có những người không. Có những người mang lại cho tôi sự kính<br /> trọng, khâm phục, nhưng cũng có những người khiến tôi mất đi<br /> những cảm nhận đẹp đẽ trước khi gặp. Có những người mà sau<br /> những cuộc phỏng vấn, tôi không bao giờ gặp lại, nhưng cũng có<br /> những người đã trở thành bạn bè của tôi, thành những đồng nghiệp<br /> mãi gắn bó, luôn có tinh thần chăm sóc và hỗ trợ cho nhau. Tôi coi<br /> những nhân vật mà tôi đã phỏng vấn như cơ duyên gặp được nhau<br /> trong đời. Với những người có duyên, họ sẽ ở lại bên tôi lâu hơn, có<br /> thể lặp lại trong một bài phỏng vấn tiếp theo, hoặc đủ duyên để cùng<br /> nhau đi uống café, tám chuyện về công việc hoặc đời sống. Những<br /> người kém duyên hơn, có lẽ chỉ đi qua một lần rồi thôi. Những nhân<br /> vật như những mảnh đời vụn trong lăng kính muôn màu của cuộc<br /> sống, được gắn kết một cách lỏng lẻo bởi sợi dây tình cảm vô hình dễ<br /> đứt đấy mà cũng dễ bền lâu, tùy thuộc vào tôi và bạn. Ở đây tôi đặc<br /> biệt chọn ra những nhân vật nam và coi họ như những người đàn ông<br /> đã đi qua cuộc đời tôi, lướt qua công việc và cuộc sống của tôi, để rồi<br /> đọng lại trong tôi những kỉ niệm và những mối quan hệ khác nhau,<br /> cái thì đằm thắm, sâu sắc như tìm được người tri kỷ, cái thì mờ nhạt,<br /> nhạt nhòa, cái thì đơn thuần chỉ là quan hệ công việc, nhưng cũng có<br /> cái thậm chí khó có thể định nghĩa về tên gọi.<br /> Nhiều lúc tôi cũng lẩn thẩn nghĩ rằng việc tập hợp lại các nhân vật<br /> của mình, cưỡng ép họ phải ngồi chung trong một cuốn sách, cùng<br /> nhìn lại quá khứ, nhìn lại công việc mà họ đã từng làm như thế này,<br /> phải chăng là một việc rất nhàm chán và cũ kĩ? Thế nhưng tôi vẫn<br /> không tài nào cưỡng lại nổi ý tưởng này. Dường như có một tiếng gọi<br /> từ bên trong tôi cần phải hoàn thành công việc này cho xong, phải<br /> dũng cảm tự đứng riêng ra, cùng nhìn lại quá khứ, nhìn lại những<br /> việc mình đã làm, dẫu tốt, dẫu xấu, dẫu không có nhiều tiếng vang lẫn<br /> ảnh hưởng gì tới các nhân vật. Có lẽ việc bắt mình đối diện với công<br /> việc của mình vẫn là điều mà tôi mong muốn hơn cả.<br /> Tôi biết những gì tôi viết về họ không tâng bốc, không hoa lá,<br /> không sử dụng những từ ngữ sắc sảo, hoa mỹ. Tôi mong muốn những<br /> nhân vật của tôi xuất hiện trước bạn đọc đúng như con người họ,<br /> chân thật và thuần khiết. Qua ngôn từ họ nói, qua việc làm của họ,<br /> <br /> độc giả có thể tự nhận xét và phán đoán về tính cách, tài năng, lối<br /> sống, cách suy nghĩ và cách ứng xử và con người họ. Từ đó bạn đọc có<br /> thể tiếp tục yêu quý, thần tượng hoặc thậm chí thay đổi suy nghĩ của<br /> bạn về nhân vật của tôi cũng là điều dễ hiểu.<br /> Cuốn sách được làm theo phong cách báo chí, bên cạnh phần<br /> đăng tải lại bài viết, bài phỏng vấn cũ của tôi về các nhân vật, còn có<br /> những cảm nhận hiện tại của tôi về từng nhân vật sau một quá trình<br /> đã phỏng vấn, cùng một số nhận xét của nhân vật về tác giả để tạo<br /> nên sự tương tác giữa hai bên. Gọi đó là một kiểu “tit for tat” (ăn<br /> miếng trả miếng) cũng được.<br /> Cuốn sách sử dụng phần lớn những bài viết của tôi đã đăng trên<br /> Thanh Niên báo ngày, Thanh Niên tuần san và một vài tạp chí khác,<br /> sẽ khép lại một quá trình làm việc của tôi trong 3 năm qua (20082010), như một dấu ấn lưu giữ lại kỷ niệm về những nhân vật mà tôi<br /> có duyên được gặp. Tôi trân trọng và cám ơn sự xuất hiện của họ.<br /> <br /> PHẦN 1: NHÀ VĂN-NHÀ BÁO<br /> 1. Nhà văn - nhà báo Trần Nhã Thụy<br /> Luôn cố gắng sống cho tử tế!<br /> Sau bốn năm miệt mài sáng tác, tiểu thuyết đầu tay<br /> Sự trở lại của vết xước (NXB Văn nghệ) của nhà văn<br /> Trần Nhã Thụy đã gây được sự chú ý trong độc giả và<br /> giới chuyên môn. Tác phẩm được khẳng định bằng<br /> Tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM năm 2008.<br /> Thích viết truyện không có cốt truyện<br /> Trần Nhã Thụy bắt đầu viết văn từ khi còn là học sinh phổ thông,<br /> có truyện in báo khi đang là sinh viên khoa Văn trường Đại học Tổng<br /> hợp (Nay là ĐH KHXH&NV TP.HCM). Anh tự thấy mình không chịu<br /> ảnh hưởng của ai, cũng chẳng biết mình viết theo phong cách gì.<br /> Nhưng ngay từ ban đầu, Trần Nhã Thụy đã thích viết những truyện<br /> không có cốt truyện bởi với anh, quan trọng là tạo không khí truyện<br /> và mô tả cảm giác sống. Đặc biệt Trần Nhã Thụy rất quan tâm và<br /> muốn đi sâu vào đề tài hiện đại với những vụn vặt đời thường. Qua<br /> các tác phẩm của anh, có thể thấy rõ anh là người thích quan sát, nhìn<br /> ngắm đời sống. Tuy tự nhận mình không biết nhiều về những vụn vặt<br /> đời thường, nhưng anh có xu hướng thích giao du với những người<br /> bình thường và những chi tiết từ đời thường khiến anh bị ấn tượng,<br /> nếu không muốn nói là ám ảnh.<br /> Cách sửa tốt nhất là... viết một cuốn khác<br /> Tuy sở trường sáng tác truyện ngắn song Trần Nhã Thụy vẫn đam<br /> mê thử sức với tiểu thuyết và mất gần bốn năm để hoàn thành tiểu<br /> thuyết đầu tay Sự trở lại của vết xước. Anh thú thật đã gặp những khó<br /> khăn không lường trước. Về mặt cấu trúc, giọng điệu, tiểu thuyết<br /> khác nhiều so với truyện ngắn và anh phải tự dò dẫm đi con đường<br /> riêng. Anh cho biết: "Tiểu thuyết đương nhiên không phải là câu<br /> <br /> chuyện kéo dài. Nhưng từ ý thức đến hành động không phải bao giờ<br /> cũng dễ dàng. Đấy là nói về những khó khăn trong việc xử lý văn bản.<br /> Vả lại, còn rất nhiều những khó khăn khác, nói chung là liên quan đến<br /> việc mưu sinh". Khác với báo chí, truyền hình ra sức săn đón, ca tụng,<br /> Trần Nhã Thụy đón nhận Tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM<br /> 2008 với một tâm trạng bình thường, không có gì đặc biệt. Với cuốn<br /> tiểu thuyết này, anh thấy không cần phải sửa chữa gì thêm, ngoài<br /> những lỗi về hành văn. Anh còn dí dỏm cho biết thêm, có lẽ cách sửa<br /> tốt nhất là... viết thêm một cuốn khác.<br /> Hiện tại, Trần Nhã Thụy vẫn đang viết truyện ngắn, tản văn và<br /> tiểu thuyết. Tuy nhiên anh cho biết trong thời gian tới sẽ đầu tư cho<br /> tiểu thuyết nhiều hơn. Khác với một số nhà văn trẻ khác đang ra sức<br /> tạo dựng phong cách riêng cho tác phẩm của mình, Trần Nhã Thụy<br /> thú thật anh không quá chú trọng đến hình thức và chỉ biết viết<br /> những điều theo suy nghĩ và cái nhìn của riêng mình. Phương châm<br /> sáng tác của anh là "Phong cách là cái tự nhiên, không nên cố ý cố tạo.<br /> Không phải anh mặc áo chim cò thì thành nghệ sĩ."<br /> Luôn cố gắng sống cho tử tế<br /> Là một trong những gương mặt nhà văn 7X nổi bật trong nước ta<br /> bởi những tác phẩm mang đề tài khá sâu sắc, khơi gợi nhiều điều suy<br /> ngẫm, Trần Nhã Thụy vẫn khiêm tốn tự nhận mình kém hơn nhiều<br /> người về cả cuộc sống và môi trường làm việc. Anh cũng cho rằng nét<br /> chung của thế hệ nhà văn 7X là vẫn thể hiện một dòng văn học "thân<br /> phận". Tuy nhiên anh khẳng định mình là người không quá nghiêm<br /> trọng việc "lập thân văn chương" và cũng không màng đến hội hè.<br /> Tuy được một số lời nhận xét rằng mình là "người hiền" trên văn đàn,<br /> anh cho rằng điều đó nghe sang trọng mà nghiêm trọng quá, bởi<br /> trong thực tế, anh chỉ cố gắng sống cho tử tế.<br /> Ngoài sở thích đi lang thang, Trần Nhã Thụy cũng có thói quen<br /> mê đọc sách với rất nhiều thể loại. Anh cho biết gần đây rất thích đọc<br /> sách về tinh hoa tri thức của NXB Tri thức. Còn những tác phẩm văn<br /> chương thì đọc theo gu. Đối với anh, việc đọc luôn là một công việc<br /> nghiêm túc. Đôi khi đọc để tránh, những gì người ta viết rồi để tránh<br /> không lặp lại. Bên cạnh sáng tác, Trần Nhã Thụy hiện là phóng viên<br /> văn hóa văn nghệ của một tờ báo lớn. Đối với anh, nghề báo là để<br /> kiếm sống, đồng thời cũng là một phương thức hoạt động xã hội cần<br /> thiết.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2