GÓP PHẦN CỤ THỂ HÓA<br />
NHIỆM VỤ GIÁM SÁT’<br />
PHẠM VẢN HÓA<br />
<br />
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã bổ<br />
sung nhiệm vụ giám sát cho ủy ban kiểm tra các cấp, nêu<br />
rõ: "Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy<br />
cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện<br />
chủ trương, đưòng lối, chính sách của Đảng, nghị quyết<br />
của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban<br />
Chấp hành Trung ương"'.<br />
Trên thực tế, kiểm tra và giám sát là hai vấn đề luôn<br />
đi liền và gắn bó vói nhau rất chặt chẽ trong cùng một<br />
khâu của quy trình lãnh đạo hoàn chỉnh. Một quy trình<br />
lãnh dạo hoàn chỉnh bao giò củng gồm có sáu khâu, đó là:<br />
1- Xác định mục tiêu (tức là đích phải phấn đấu đạt tối<br />
của một thời kỳ hay của một nhiệm vụ); 2- Thu thập thông<br />
<br />
» Đảng trên tạp chí Kiểm tra, số 2-2008.<br />
1. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia,<br />
Hà Nội, 2006. tr. 50-51.<br />
<br />
197<br />
<br />
tin (để nắm được các yếu tố điểu kiện, những thuận lợi.<br />
khó khăn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo); 3- Ra quyết<br />
định (ban hành các chủ trương, nghị quyết,...); 4- Tổ chức<br />
thực hiện các chủ trương, nghị quyết; 5- Kiểm tra, giám<br />
sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết,...; 6- Đánh<br />
giá kết quả đạt được. Từ đó lại xác định mục tiêu tiếp<br />
theo, tức là lại bắt tay vào một chu trình lãnh đạo mới, kê<br />
tiếp liền sau đó.<br />
Chính xuất phát từ yêu cầu tất yếu của một quy trình<br />
lãnh đạo hoàn chỉnh như vậy, mà trong khâu thứ năm của<br />
quy trình, việc kiểm tra và giám sát là không thể tách ròi.<br />
nó nằm trong cùng một khâu. Trong Quyết nghị thành lập<br />
Ban Kiểm tra Trung ưđng - Cơ quan kiểm tra chuyên<br />
trách đầu tiên của Đảng, cũng bao hàm sự gắn bó hữu cơ<br />
giữa kiểm tra và giám sát. Quyết nghị nêu rõ: "Trung<br />
ương quyết định thành lập Ban Kiểm tra đi xuống các khu<br />
xem xét chủ trương của Đảng có được thi hành và có sát<br />
đúng không, đồng thòi xem xét sự thi hành kỷ luật trong<br />
Đảng để thu thập kinh nghiệm giúp Trung ương bổ<br />
khuyết chính sách của Đảng"’.<br />
Trong những nhiệm kỳ gần đây, nhất là trong<br />
nhiệm kỳ IX, trên cơ sở thực tiễn công tác kiểm tra của<br />
Đảng ta, có tham khảo kinh nghiệm của một số đảng<br />
bạn, toàn Ngành Kiểm tra cùng vối ủ y ban Kiểm tra<br />
Trung ương đã có nhiều nghiên cứu, đề xuất rấ t quan<br />
1,<br />
Uy ban Kiếm tra Trung ưdng: 55 năm truyén thống Ngành<br />
Kiểm tra Đảng, tr. 15.<br />
<br />
198<br />
<br />
trọng về công tác kiểm tra của Đảng, trong đó có việc để<br />
nghị giao thêm chức năng giám sát cho ủy ban kiểm tra<br />
các câ'p. Những nghiên cứu, đề xuất đó đã được Bộ<br />
Chính trị, Ban Bí thư nghiên cứu và được trình ra Đại<br />
hội X của Đảng xem xét, quyết định. Giò đây, cùng với<br />
nhiệm vụ kiểm tra, kỷ luật, ủy ban kiểm tra các cấp có<br />
thêm nhiệm vụ giám sát. Có thêm nhiệm vụ mói, trách<br />
nhiệm quyển hạn tăng lên, nhưng những khó khăn và<br />
thử thách là rấ t to lốn, đòi hỏi toàn Ngành Kiểm tra<br />
phải nâng cao nhận thức, để cao trách nhiệm, nỗ lực<br />
phấn đấu vượt bậc mới có thể hoàn thành được nhiệm<br />
vụ nặng nê mà toàn Đảng đã giao phó.<br />
Vê thuật ngữ "giám sát": Từ giám sát, trong nguyên<br />
nghĩa bao gồm hai từ đều có nghĩa là trông coi, theo dõi:<br />
"giám" là trông nom, trông coi; "sát" là nhìn. Cho nên<br />
giám sát theo nguyên nghĩa là chỉ sự trông coi, theo dõi*.<br />
Theo Từ điển Tiếng Việt, "giám sát" là "theo dõi và kiểm<br />
tra xem có thực hiện đúng những điểu quy định không"^.<br />
Từ quan niệm chung như vậy, chúng ta có thể nêu lên<br />
khái niệm giám sát của Đảng như sau: Giám sát của Đảng<br />
là việc trông coi, theo dõi đối vối các tổ chức đảng và đảng<br />
viên nhằm bảo đảm cho các hoạt động của tổ chức đảng và<br />
đảng viên theo đúng các quy (ìịnh của Đảng, chính sách,<br />
pháp luật của Nhà nước.<br />
<br />
1. Ttíđiển Từ nguyên giải nghĩa, Nxb. Văn hóa - Thông tin, tr. 137.<br />
2. Viện Ngôn ngữ học: Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Năng Trung tâm Từ điển học, 2000, tr. 189.<br />
<br />
199<br />
<br />
về nhận thức cần phải thấy rõ cái khó của nhiệm vụ<br />
giám sát không chỉ vì đây là nhiệm vụ mới, mà cái khó<br />
lớn nhất là vê nội dung của nhiệm vụ là phải giám sát<br />
bao trùm toàn diện từ việc thực hiện chủ trương, đường<br />
lối đến những vấn đề về đạo đức, lối sống; đối tượng<br />
giám sát rất rộng lớn bao gồm cả các tổ chức đảng và<br />
đảng viên; phải tiến hành thưòng xuyên, liên tục với<br />
tinh thần chủ động cao và cần huy động sức mạnh tổng<br />
hỢp mới có thể đạt được phương châm gắn chống vâi<br />
<br />
xây, lấy xây là chính.<br />
Về mục tiêu của nhiệm vụ giám sát, cần phải quán<br />
triệt trước hết là giám sát nhằm bảo vệ cho các hoạt động<br />
của mọi tổ chức đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên luôn<br />
đúng đắn, từ đó mà góp phần nâng cao sức mạnh và sự<br />
trong sạch của đội ngũ đảng viên. Thứ hai là, một khi hoạt<br />
động giám sát đưỢc sự tham gia của toàn Đảng, sự góp<br />
phần xây dựng Đảng của các tổ chức chính trị - xã hội, sự<br />
góp ý của toàn dân và công luận, mọi quyết định của Đảng<br />
và Nhà nước do Đảng lãnh đạo sẽ trở nên công khai, minh<br />
bạch hơn, từ đó tăng thêm sự hiểu biết và sự đồng thuận<br />
của toàn xã hội đối với Đảng. Thứ ba là, giảm bốt các<br />
trường hợp vi phạm kỷ cưđng, kỷ luật của Đảng. Mọi tổ<br />
chức đảng và đảng viên một khi biết mình đang được giám<br />
sát, dù muốn, dù không cũng sẽ khép mình vào kỷ cương,<br />
kỷ luật của Đảng. Những vi phạm sẽ được phát hiện và xử<br />
lý kịp thòi, góp phần hạn chê cả số lượng vi phạm, mức độ<br />
vi phạm và hậu quả xã hội của vi phạm. Thứ tư là, từ<br />
200<br />
<br />
những kết quả như nêu ỏ trên, giám sát sẽ góp phần vào<br />
làm tăng thêm lòng tin yêu của nhân dân đối với Đảng,<br />
giữ vững vỊ trí và vai trò lãnh đạo của Đảng.<br />
Đối vôi công tác kiểm tra. giò đây cùng với trọng tám<br />
là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm còn gắn chặt với việc<br />
giám sát chấp hành. Từ nhiệm vụ giám sát chấp hành sẽ<br />
tạo những điểu kiện cho nắm vững tình hình của tổ chức<br />
đảng và đảng viên, kịp thòi phát hiện và ngăn ngừa, xem<br />
xét và xử lý các vi phạm ngay từ khi mới phát sinh, có thế<br />
rút ra được những bài học thiết thực cho công tác xây<br />
dựng đảng một cách có hệ thống. Giám sát chấp hành và<br />
kiểm tra vi phạm, vừa gắn bó với nhau, vừa bổ sung cho<br />
nhau, thúc đấy và tạo điều kiện cho nhau trong tông thể<br />
công tác kiểm tra của Đảng.<br />
Để thực hiện đưỢc nhiệm vụ giám sát ngay từ bưóc<br />
triển khai cần phải biết lựa chọn nội dung, phương pháp<br />
và những bước đi cụ thể thích hỢp. trong đó phải đặc biệt<br />
chú ý việc cụ thể hóa cả về đối tượng và nội dung giám sát.<br />
Điều này thực ra không hê đơn giản. Nhưng từ thực tê<br />
công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác kiểm tra<br />
của Đảng nói riêng, đâ cho chúng ta những kinh nghiệm<br />
quý báu và những chỉ dẫn rất cụ thể. Thí dụ như vê đối<br />
tượng giám sát, theo Điểu lệ Đảng, các tổ chức đảng và<br />
đảng viên đểu chịu sự kiểm tra. giám sát của Đảng.<br />
Nhưng đối với ủy ban kiểm tra các cấp cần tập trung vào<br />
việc giám sát các tổ chức đảng hiện đang hoạt động trong<br />
các ngành kinh tế trọng yếu, các lĩnh vực chính trị, xã hội<br />
201<br />
<br />