intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá đường thở (2)

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

196
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá đường thở là một kỹ thuật vô cùng quan trọng trước khi tiến hành gây mê và đặt nội khí quản. Khi đặt nội khí quản, chúng ta thường tiến hành các bước sau: • cho bệnh nhân ngủ, dãn cơ • thông khí bệnh nhân bằng mặt nạ để cung cấp oxy cho bệnh nhân,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá đường thở (2)

  1. Đánh giá đường thở (2) Đánh giá đường thở là một kỹ thuật vô cùng quan trọng trước khi tiến hành gây mê và đặt nội khí quản. Khi đặt nội khí quản, chúng ta thường tiến hành các bước sau: • cho bệnh nhân ngủ, dãn cơ • thông khí bệnh nhân bằng mặt nạ để cung cấp oxy cho bệnh nhân, • tiến hành đặt nội khí quản. Có 3 tình huống xảy ra: • Thông khí dễ dàng, đặt nội khí quản dễ dàng • Khó đặt nội khí quản nhưng vẫn thông khí được • Không đặt được nội khí quản, không thông khí được Trong tình huống thứ nhì, có thể tiếp tục thông khí bằng mặt nạ chờ cho bệnh nhân tỉnh lại và thở được. Dù hơi mỏi tay nhưng bệnh nhân vẫn sống! Tình huống thứ ba thật sự là ác mộng, đòi hỏi người Bs phải có kỹ năng xử trí đường thở thật tốt thì bệnh nhân mới có cơ hội sống sót. Thông thường có thể dùng LMA (laryngeal mask airway) để đặt cho bệnh nhân, có khi phải mở khí quả cấp cứu! Như vậy khi đánh giá một bệnh nhân trước khi đặt nội khí quản, BS cần trả lới 2 câu hỏi sau:
  2. • Bệnh nhân này có khó thông khí qua mặt nạ hay không? • Bệnh nhân này có khó đặt nội khí quản hay không? Làm thế nào để tiên lượng khó thông khí bằng mặt nạ (DMV: Difficult Mask Ventilation) Khó thông khí bằng mặt nạ chiếm khoảng 5% trường hợp. Mục tiêu chính của thông khí bằng mặt nạ là duy trì đường thở và cung cấp oxy cho bệnh nhân. Khó thông khí bằng mặt nạ được định nghĩa là tình huống trong đó một mình bác sĩ gây mê không thể duy trì được độ bão hòa oxy SpO2 >92% hoặc không thể ngăn ngừa hay phục hồi dấu hiệu thiếu thông khí bằng thông khí mặt nạ áp suất dương dưới tác dụng của gây mê toàn thân. (Difficult mask ventilation was defined as the inability of an unassisted anesthesiologist to maintain the measured oxygen saturation as measured by pulse oximetry > 92% or to prevent or reverse signs of inadequate ventilation during positive-pressure mask ventilation under general anesthesia.) Có 5 yếu tố dùng tiêng lượng khó thông khí bằng mặt nạ được tóm tắt bằng “OBESE” • Obese (BMI > 26 kg/m2) • Bearded (có râu quai nón) • Elderly (> 55 tuổi) • Snorers (có tiền căn ngáy) • Edentulous (không có răng)
  3. Chỉ cần có ít nhất 2 dấu hiệu trên thì khả năng DMV rất cao (nhạy 72%; đặc hiệu 73% Để dễ nhớ, các bạn nhìn hình ông già Noel sau đây: Ông già béo phì có vẻ vui tính, có râu quai nón, chắc là ngủ ngáy dữ lắm, rụng răng hết rồi! Làm thế nào để tiên lượng khó đặt nội khí quản (DI: Difficult Intubation) Khó đặt nội khi quản được định nghĩa là cần phải đặt nội khí quản hơn 3 lần hoặc thời gian đặt nội khí quản trên 10 phút. Định nghĩa sau nêu lên ngưỡng an toàn cho bệnh nhân đã được cung cấp oxy trước đó và đang được đặt nội khí quản chọn lọc trong phòng mổ. Những bệnh nhân này trong tình trạng ổn định có thể chịu đựng 10 phút đặt nội khí quản thất bại mà không để lại di chứng.
  4. (Difficult intubation has been defined by the need for more than three intubation attempts or attempts at intubation that last > 10 min. This latter definition provides a margin of safety for preoxygenated patients who are undergoing elective intubation in the operating room. Such patients in stable circumstances can usually tolerate 10 min of attempted intubation without adverse sequelae. The American Society of Anesthesiology definitions) Để dễ nhớ, các bạn có thể nhìn vào trái chanh (LEMON) hoặc trái dưa hấu (MELON)
  5. LEMON là • Look externally • Evaluate the 3-3-2-1 rule • Mallampati, • Obstruction, • Neck mobility Look Externally Nhìn hình dạng bên ngoài để xem • Râu quai nón/ria (moustache)
  6. • Hình dạng mặt bất thường • Suy dinh dưỡng nặng • Mất răng • Chấn thương mặt • Béo phì • Răng vẩu • Cằm lẹm • Cổ lùn/bạnh Evaluate 3-3-2- 1 Rule • 3 ngón tay giữa răng (giữa răng cửa trên và dưới) • 3 ngón tay giữa mỏm cằm và chỗ bắt đầu của cổ (dưới cằm) • 2 ngón tay giữa khuyết sụn giáp và sàn xương hàm dưới (chỗ cao nhất của cổ) • 1 ngón tay khi hàm dưới đưa ra trước (giữa răng cửa trên và dưới)
  7. Mallampati Scale Bệnh nhân được yêu cầu há miệng, thè lưỡi tối đa khi ngồi thẳng. Tùy theo cấu trúc hầu họng có thể thấy được mà đường thở được phân loại như sau: Class 1 – khẩu cái mềm, màng hầu (fauces), lưỡi gà (uvula) và cột màng hầu (pillars) đều được nhìn thấy Class 2 – như trên nhưng không thấy cột màng hầu Class 3 – chỉ thấy khẩu cái mềm và đáy lưỡi gà Class 4- chỉ thấy khẩu cái cứng
  8. Phân loại càng cao, nguy cơ khó đặt nội khí quản càng cao. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ tiên lượng khoảng 50% trường hợp khó đặt nội khí quản và có tần suất dương tính giả cao. Obstruction Xem có tắc nghẽn đường thở do vật lạ, u, áp xe, máu tụ, viêm nắp thanh quản. Neck Mobility Yêu cầu bệnh nhân đặt cằm lên ngực và ngửa đầu ra sau (hướng lên trần nhà). Tuy nhiên không được làm thế này nếu nghi ngờ bệnh nhân chấn thương cột sống cổ Thủ thuật này đáng giá xem bệnh nhân có bị hạn chế ngửa đầu hay không (tư thế sniffing trong đặt nội khí quản qua miệng: đầu ngửa cằm nâng). Góc cử động của xương hàm trên trong thủ thuật này khoảng 35 độ.
  9. Cổ có thể bị hạn chế cử động trong trường hợp bất động cột sống cổ hay viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis) Câu hỏi lượng giá (đề mở!) Đây là hình ảnh của Đức Phật rất dễ thương. Anh/Chị hãy phân tích và tiên lượng mức độ khó khăn khi thông khí qua mặt nạ và đặt nội khí quản của Đức Phật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2