ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 9(130).2018<br />
<br />
87<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM VÀ ĐỀ XUẤT<br />
GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NGẦM TẠI ĐẢO TAM HẢI, HUYỆN NÚI THÀNH,<br />
TỈNH QUẢNG NAM<br />
ASSESSING REALITY OF GROUNDWATER QUALITY AND PROPOSING<br />
A GROUNDWATER TREATMENT SOLUTION FOR TAM HAI ISLAND, NUI THANH<br />
DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE<br />
Lê Thị Xuân Thuỳ, Nguyễn Tấn Thành<br />
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng; ltxthuy@dut.udn.vn<br />
Tóm tắt - Bài báo trình bày kết quả khảo sát về tình hình sử dụng<br />
nước và hiện trạng chất lượng nước ngầm tại xã đảo Tam Hải,<br />
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy<br />
hiện trạng chất lượng các nguồn nước cấp cho sinh hoạt ăn uống<br />
tại khu vực này chưa đảm bảo mục đích cấp nước cho sinh hoạt.<br />
Để xử lý nước ngầm tại khu vực nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề<br />
xuất mô hình lọc nước ngầm với khả năng lọc 64L/h; các thông<br />
số về màu, mùi, chỉ số pecmanganat, hàm lượng Fe, độ cứng<br />
của nước sau lọc nằm trong giới hạn cho phép của QCVN<br />
02:2009/BYT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã xác định thời<br />
gian cần thiết để tiến hành súc rửa hoặc thay mới các lớp vật liệu<br />
là 32 ngày, tương ứng với thể tích nước được lọc là 15m3.<br />
<br />
Abstract - This article presents the survey results of water use<br />
and groundwater quality in Tam Hai island commune, Nui Thanh<br />
district, Quang Nam province. Research results show that the<br />
quality of all supplies for drinking and domestic needs fails to<br />
ensure the purpose of supplying water for basic daily activities. To<br />
improve the quality of ground water in in the area under study, the<br />
authors have proposed a groundwater filtration model with a<br />
purification capacity of 64L/h; water subsequent to filteration show<br />
its parameters of colour, odour, pecmanganate index, Fe<br />
concentration and water hardness which lie within limit allowance<br />
from QCVN. 02: 2009/BYT. Besides, the study also determined<br />
that the time for cleaning or replacing material layers is 32 days,<br />
which corresponds to a volume of filtered water of 15m3.<br />
<br />
Từ khóa - nước ngầm; nhiễm phèn; vật liệu lọc; mô hình lọc<br />
nước; Núi Thành.<br />
<br />
Key words - groundwater; contaminated with alum; filter<br />
materials; water filter model; Nui Thanh.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Nước sạch là một trong những nhu cầu cơ bản, cần thiết<br />
trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Các<br />
nguồn cung cấp chính cho hoạt động sống của con người<br />
hiện nay chủ yếu là từ hai nguồn chính, đó là: (1) nguồn<br />
nước thủy cục; (2) các nguồn nước từ thiên nhiên, bao gồm:<br />
các con sông, nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Đối<br />
với các khu vực nông thôn tại nước ta, nguồn nước ngầm<br />
vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động sinh<br />
hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, áp lực gia tăng dân số, đô thị<br />
hoá đã khiến nguồn nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm và<br />
suy thoái [1]. Cùng với đó, nước ngầm nhiễm phèn sắt là<br />
một vấn đề đang được báo động nóng ở nhiều khu vực. Các<br />
nghiên cứu trước đây đã chỉ rằng “Hàm lượng sắt có mặt<br />
trong nước ngầm thường ở các mức nồng độ khác nhau, dao<br />
động trong khoảng 3 - 4 mg/L, nhưng trong một số trường<br />
hợp khác, có thể đạt tới 15 mg /L. Ở nồng độ thấp, nó có thể<br />
gây nên các mùi hôi, mùi tanh, làm gia tăng độ đục trong<br />
nước, ở nồng độ cao nó có thể gây nên các bệnh nhiễm<br />
trùng, ung thư, bệnh cơ tim và bệnh khớp” [2-4].<br />
Xã đảo Tam Hải thuộc khu vực duyên hải miền Trung,<br />
nằm ở phía Đông huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Vị<br />
trí địa lý, phương tiện đi lại còn khá hạn chế nên khả năng<br />
phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn. Là một địa phương<br />
đã từng được xếp vào diện khó khăn, sự thiếu thốn về các<br />
điều kiện sinh hoạt thường xuyên xảy ra, đặc biệt là<br />
nguồn nước sạch. Người dân khu vực này vẫn sử dụng<br />
nguồn nước ngầm không đảm bảo chất lượng phục vụ<br />
mục đích sinh hoạt và ăn uống. Trong bài báo này, tác giả<br />
đã đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm của một số<br />
hộ tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng<br />
<br />
Nam và từ đó đề xuất mô hình lọc nước ngầm nhiễm<br />
phèn, góp phần cung cấp nước sạch cho các hộ gia đình<br />
tại khu vực nghiên cứu.<br />
2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Nguồn nước cung cấp tại xã đảo Tam Hải, huyện<br />
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam;<br />
- Mô hình xử lý nước ngầm nhiễm phèn sắt.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng các<br />
phương pháp như: khảo sát thực địa, điều tra, phân tích<br />
hóa học, xử lý số liệu,…<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng nước<br />
Xã đảo Tam Hải có 5 thôn liền nhau bao gồm: Đông<br />
Tuần, Tân Lập, Long Thạch Đông, Bình Trung, Thuận<br />
An. Hơn 10 năm trước tổ chức Đông Tây Hội Ngộ xây<br />
dựng một bể cấp nước sạch tại thôn Bình Trung, xã đảo<br />
Tam Hải. Ban đầu bể này được khử trùng hầu như triệt<br />
để, sau vài năm hoạt động hệ thống xử lý phèn xuống cấp<br />
do không có người vận hành sửa chữa. Mặt khác, địa hình<br />
của xã được bao bọc xung quanh bởi dòng sông Trường<br />
Giang, cửa biển, và cửa Lở An Hòa nên chất lượng nước<br />
ngầm tại đây có thể bị ảnh hưởng bởi nước sông. Do vậy,<br />
hiện nay nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn<br />
xã chủ yếu được lấy từ nước ngầm do người dân tự khai<br />
thác bằng các giếng đào, giếng bơm tại gia đình. Ở những<br />
khu vực có chất lượng nước ngầm chưa đảm bảo cho sinh<br />
<br />
Lê Thị Xuân Thuỳ, Nguyễn Tấn Thành<br />
<br />
88<br />
<br />
hoạt, người dân tiến hành lọc nước hoặc đến thôn Thuận<br />
An lấy nước sạch hơn để sử dụng.<br />
Tại xã đảo Tam Hải, tất cả các hộ đều sử dụng nước<br />
ngầm để ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Trong đó, có<br />
46/200 hộ (chiếm 23%) trong khu vực khảo sát sử dụng<br />
trực tiếp nước ngầm mà không qua bộ lọc (chủ yếu ở thôn<br />
Đông Tuần và Thuận An), 154/200 hộ (chiếm 77%) tiến<br />
hành lọc nước trước khi sử dụng.<br />
1,5%<br />
23%<br />
<br />
Lọc truyền thống<br />
Máy lọc mua trên thị<br />
trường<br />
Cả hai<br />
<br />
8,5%<br />
67%<br />
<br />
Không lọc<br />
<br />
Hình 1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số hộ sử dụng thiết bị lọc nước<br />
<br />
Theo kết quả thực tế, người dân cho rằng chất lượng<br />
nước ngầm được cải thiện đáng kể khi sử dụng các thiết<br />
bị lọc nước, cụ thể là:<br />
+ Có 3/200 hộ (chiếm 1,5%) ở thôn Thuận An sử dụng<br />
mô hình lọc truyền thống để sinh hoạt như vệ sinh, tắm,<br />
giặt và nguồn nước phục vụ cho việc nấu ăn được lấy từ<br />
nước giếng đào (giếng Bắc và giếng Nam).<br />
+ Có 17/200 hộ (chiếm 8,5%) ở thôn Bình Trung sử<br />
dụng cả hai. Theo đánh giá của người dân, nước ngầm tại<br />
khu vực này thường có màu vàng, không thể đáp ứng nhu<br />
cầu sinh hoạt hằng ngày nếu sử dụng trực tiếp. Do vậy,<br />
người dân xử lý trước khi sử dụng: Lọc thô bằng thiết bị<br />
lọc truyền thống (bể lọc) để phục vụ nhu cầu tắm, giặt, rửa;<br />
Lọc bằng máy lọc nước bán trên thị trường loại Kangaroo,<br />
Safure…để phục vụ nhu cầu nấu ăn hay uống trực tiếp.<br />
+ Có 134/200 hộ chiếm tỷ lệ cao nhất (67%) sử dụng<br />
máy lọc nước mua trên thị trường có giá tầm từ 4 triệu5 triệu đồng/bộ lọc.<br />
Thông qua kết quả khảo sát thực địa, hầu hết ý kiến<br />
của người dân đều đưa ra các nhận định như sau:<br />
<br />
Thôn Đông Tuần (ĐT)<br />
<br />
Thứ nhất là, chất lượng nguồn nước ngầm tại xã trong<br />
tình trạng nhiễm phèn, không thể sử dụng trực tiếp để ăn<br />
uống. Do vậy, hầu hết các hộ gia đình đều có thiết bị lọc<br />
nước. Đối với các hộ gia đình kinh tế khó khăn, muốn tiết<br />
kiệm chi phí điện năng khi sử dụng máy lọc nước trên thị<br />
trường, đồng thời muốn có lượng nước dùng nhanh trong các<br />
hoạt động sinh hoạt mà không qua lọc thì họ lấy nước tại 2<br />
giếng đào (giếng Nam và giếng Bắc) của thôn Thuận An.<br />
Thứ hai là, Giếng Nam và giếng Bắc là nguồn cung<br />
cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ các hộ gia đình trong xã,<br />
nhưng vào mùa khô hạn, nắng nóng hai giếng này thường<br />
xảy ra hiện tượng cạn nước và người dân phải nạo, vắt<br />
giếng để có nước dùng. Do đó, vào thời gian này lượng<br />
nước chỉ đáp ứng được nhu cầu cho người dân thôn<br />
Thuận An, Bình Trung.<br />
3.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm<br />
Hiện trạng chất lượng nước ngầm được người dân đánh<br />
giá một cách cảm quan thông qua các yếu tố về mùi, vị,<br />
màu sắc. Cụ thể là: 177/200 hộ người dân cho rằng nước<br />
không màu, không mùi, không vị nhưng đều khẳng định là<br />
nước bị nhiễm phèn sau một thời gian sử dụng nguồn nước<br />
này để nấu thì các vật dụng như nồi nấu, thùng đựng nước<br />
đều có lớp cặn đóng dưới đáy; 23/200 hộ, phần lớn ở thôn<br />
Bình Trung (21 hộ) và thôn Thuận An (2 hộ) cho rằng<br />
nước có đục hoặc có màu vàng nên không thể dùng trực<br />
tiếp, do vậy nước ngầm ở đây được lọc trước khi sử dụng.<br />
<br />
a)<br />
b)<br />
Hình 2. Mô hình truyền thống (a) và<br />
máy lọc nước trên thị trường (b)<br />
<br />
Thôn Tân Lập (TL)<br />
<br />
Thôn Thuận An (TA)<br />
<br />
Thôn Long Thạch Đông (LTĐ)<br />
<br />
Thôn Bình Trung (BT)<br />
<br />
Hình 3. Các vị trí lấy mẫu nước<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 9(130).2018<br />
<br />
Trong 200 hộ gia đình được khảo sát, 40% ý kiến cho<br />
rằng nguồn nước ngầm có thể sử dụng cho ăn uống, các<br />
hộ gia đình này tập trung chủ yếu ở thôn Thuận An và<br />
Đông Tuần, 60% ý kiến khác cho rằng nguồn nước ngầm<br />
có thể sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt như tắm, giặc<br />
rửa nhưng không thể sử dụng để nấu ăn, uống.<br />
Để đánh giá chi tiết hơn về chất lượng nước ngầm tại<br />
khu vực nghiên cứu, tác giả đã tiến hành lấy mẫu phân tích<br />
chất lượng nước ngầm tại các hộ gia đình và lựa chọn phân<br />
tích chất lượng nước thông qua chỉ tiêu độ đục. Độ đục là<br />
một đặc tính vật lý của nước, liên quan tới tình trạng không<br />
trong suốt hoặc là mức độ trong của nước. Độ đục trong<br />
nước càng cao thì hàm lượng chất lơ lững trong nước càng<br />
lớn. Trong nước mặt và nước ngầm luôn tồn tại độ đục<br />
nhưng ở các mức khác nhau, với nước mặt độ đục thường<br />
cao, nước ngầm có độ đục thấp hơn. Bên cạnh đó, độ đục là<br />
thông số ta có thể quan sát và cảm nhận bằng mắt thường,<br />
do vậy thông số độ đục được nhóm tác giả chọn làm thông<br />
số đại diện và tiến hành lấy mẫu khảo sát với số lượng lớn<br />
(50 mẫu) tại 5 thôn gồm: Thôn Đông Tuần, Bình Trung,<br />
Thuận An, Long Thạch Đông, Tân Lập. Mỗi thôn chọn<br />
ngẫu nhiên 10 mẫu ứng với 10 hộ gia đình. Sau quá trình<br />
khảo sát độ đục, mỗi thôn chọn 1 mẫu có độ đục lớn nhất<br />
làm mẫu đại diện cho khu vực đó.<br />
Bảng 1. Kết quả đo độ đục của các mẫu tại các thôn trong xã<br />
Hộ gia<br />
đình<br />
1<br />
<br />
ĐT<br />
0,39<br />
<br />
TL<br />
0,89<br />
<br />
Độ đục (NTU)<br />
LTĐ<br />
2,19<br />
<br />
TA<br />
7,13<br />
<br />
BT<br />
0,43<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
0,4<br />
0,69<br />
0,49<br />
0,58<br />
0,48<br />
1,24<br />
0,67<br />
0,39<br />
0,34<br />
<br />
89<br />
<br />
0,25<br />
0,71<br />
0,45<br />
0,51<br />
0,5<br />
0,79<br />
0,4<br />
0,65<br />
0,36<br />
<br />
1,23<br />
0,48<br />
0,53<br />
0,6<br />
0,43<br />
0,32<br />
0,45<br />
1,05<br />
0,67<br />
<br />
1,37<br />
1,38<br />
0,5<br />
0,93<br />
0,76<br />
0,88<br />
0,92<br />
0,41<br />
1,18<br />
<br />
12,23<br />
10,6<br />
25,4<br />
0,79<br />
17,7<br />
19,3<br />
1,31<br />
1,2<br />
0,81<br />
<br />
Dựa vào kết quả tại Bảng 1, nhóm tác giả đã chọn được<br />
5 mẫu nước có độ đục lớn nhất làm mẫu đại diện như sau:<br />
- Thôn Đông Tuần (ĐT): Hộ gia đình số 7 với độ đục:<br />
1,24 NTU, nằm trong giới hạn cho phép của QCVN<br />
02:2009/BYT.<br />
- Thôn Tân Lập (TL): Hộ gia đình số 1 với độ đục:<br />
0,89 NTU, nằm trong giới hạn cho phép của QCVN<br />
02:2009/BYT.<br />
- Thôn Long Thạch Đông (LTĐ): Hộ gia đình số 1 với<br />
độ đục: 2,19 NTU, nằm trong giới hạn cho phép của<br />
QCVN 02:2009/BYT.<br />
- Thôn Thuận An (TA): Hộ gia đình số 1 với độ đục:<br />
7,13 NTU vượt 0,43 lần so với QCVN 02:2009/BYT.<br />
- Thôn Bình Trung (BT): Hộ gia đình số 4 với độ đục:<br />
25,4 NTU vượt 4,08 lần với QCVN 02:2009/BYT.<br />
Kết quả phân tích chi tiết về hiện trạng chất lượng<br />
nước ngầm của 5 hộ gia đình đại điện cho 5 thôn được thể<br />
hiện tại Bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực nghiên cứu<br />
STT<br />
<br />
Tên chỉ tiêu<br />
<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
Màu sắc<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
Độ đục<br />
Độ mặn<br />
pH<br />
Hàm lượng Amoni<br />
Sắt tổng<br />
Chỉ số Pecmanganat<br />
Độ cứng theo CaCO3<br />
Hàm lượng Clorua<br />
<br />
Mùi vị<br />
<br />
Đơn vị<br />
tính<br />
TCU<br />
NTU<br />
‰<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
<br />
ĐT<br />
3,2<br />
Không có<br />
mùi vị lạ<br />
1,24<br />
0,4<br />
6,7<br />
2.02<br />
KPH<br />
0,8<br />
157,5<br />
163<br />
<br />
Kết quả thử nghiệm<br />
TL<br />
LTĐ<br />
1,5<br />
1,7<br />
Không có Không có<br />
mùi vị lạ<br />
mùi vị lạ<br />
0,89<br />
2,19<br />
0,1<br />
0,1<br />
7,4<br />
7,1<br />
1.34<br />
1.22<br />
0,031<br />
KPH<br />
0,32<br />
0,64<br />
105<br />
142.5<br />
56,2<br />
55,8<br />
<br />
TA<br />
8,2<br />
Mùi<br />
phèn<br />
7,13<br />
0,2<br />
6,8<br />
2.28<br />
1,11<br />
6,4<br />
238<br />
108,7<br />
<br />
BT<br />
23,3<br />
Mùi<br />
phèn<br />
25,4<br />
0,4<br />
7,5<br />
2.87<br />
4,733<br />
11,2<br />
425<br />
217<br />
<br />
QCVN<br />
02:2009 [5]<br />
15<br />
Không có<br />
mùi vị lạ<br />
5<br />
6,0 – 8,5<br />
3<br />
0,5<br />
4<br />
350<br />
300<br />
<br />
Ghi chú: KPH: Không phát hiện<br />
<br />
Kết quả tại Bảng 2 cho thấy:<br />
- Hầu hết các chỉ tiêu phân tích mẫu nước của các hộ<br />
gia đình tại thôn Đông Tuần (ĐT); Tân Lập (TL); Long<br />
Thạch Đông (LTĐ) đều nằm trong giới hạn cho phép của<br />
02:2009/BYT.<br />
- Đối với hộ gia đình tại thôn Thuận An (TA): Nguồn<br />
nước tại thời điểm lấy mẫu có mùi phèn, độ đục vượt 0,43<br />
lần, hàm lượng Fe tổng vượt 1,22 lần, chỉ số Pecmanganat<br />
vượt 0,6 lần QC 02:2009/BYT. Các chỉ tiêu về màu sắc,<br />
pH, hàm lượng Amoni, độ cứng và hàm lượng Clorua<br />
nằm trong giới hạn cho phép của 02:2009/BYT.<br />
- Đối với hộ gia đình tại thôn Bình Trung (BT): Màu<br />
sắc vượt 0,55 lần, độ đục vượt 4,08 lần, hàm lượng Fe<br />
<br />
tổng vượt 8,466 lần, chỉ số Pecmanganat vượt 1,8 lần, độ<br />
cứng theo CaCO3 0,21 lần quy chuẩn cho phép. Các chỉ<br />
tiêu về màu sắc, pH, hàm lượng Amoni và hàm lượng<br />
Clorua nằm trong giới hạn cho phép của 02:2009/BYT.<br />
3.3. Đề xuất mô hình xử lý nước ngầm nhiễm phèn quy<br />
mô hộ gia đình<br />
3.3.1. Cấu tạo<br />
Mô hình được chế tạo từ các ống nhựa PVC có đường<br />
kính 90 mm. Cột lọc được ghép từ 5 đoạn ống lọc nối với<br />
nhau bằng rắc co 90 mm, bên trong mỗi ống lọc chứa các<br />
vật liệu lọc đã được lựa chọn. Nước được lọc dựa trên áp<br />
lực của nước theo chiều tự chảy từ trên xuống. Các đoạn<br />
ống lọc được sắp xếp như sau:<br />
<br />
Lê Thị Xuân Thuỳ, Nguyễn Tấn Thành<br />
<br />
90<br />
<br />
- Đoạn ống trên cùng: Bông lọc + cát trắng (h= 40 cm);<br />
- Đoạn ống thứ hai: Than hoạt tính (h= 30 cm);<br />
- Đoạn ống thứ ba: Cát mangan (h= 20 cm);<br />
- Đoạn ống thứ tư: Cát thạch anh (h= 20 cm);<br />
- Đoạn ống thứ năm: Sỏi đỡ (h= 20 cm).<br />
3.3.2. Nguyên lý hoạt động<br />
Nước được bơm từ giếng khoan lên bể chứa nước. Tại<br />
đây, nước được sục khí nhằm cung cấp oxy thúc đẩy quá<br />
trình oxy hóa tất cả các chất có mặt trong nước với lưu<br />
lượng không khí cần thiết để quá trình oxy hóa xảy ra<br />
(khoảng từ 4-6 m3 không khí cho 1m3 nước). Đối với<br />
nước ngầm có độ cứng cao, có nhiều ion Fe2+, Ca2+,<br />
Mg2+…, khi bị oxy hóa bởi oxy không khí sẽ tạo thành<br />
các kết tủa Fe(OH)3, CaCO3, MgCO3… Nước sau khi<br />
được sục khí sẽ được để lắng trong một khoảng thời gian<br />
để cho lắng bớt 1 phần cặn. Qúa trình oxy hóa Fe2+, Ca2+,<br />
Mg2+ được thể hiện ở các phương trình dưới đây:<br />
Fe(HCO)3)2 + 2H2O → Fe(OH)2+ 2H2CO3<br />
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 →4Fe(OH)3 ↓<br />
Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O<br />
Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 + H2O<br />
Sau đó nước được đi qua bộ lọc. Nước sau lọc được<br />
dẫn vào thùng chứa nước sạch và phải đảm bảo tiêu chuẩn<br />
QCVN 02:2009/BYT.<br />
3.3.3. Địa điểm ứng dụng thí điểm mô hình lọc nước<br />
ngầm nhiễm phèn<br />
Mô hình được đặt tại nhà bà Nguyễn Thị Nghĩa, thôn Bình<br />
Trung, xã Đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.<br />
<br />
9. Ống dẫn nước vào D= 34 mm<br />
11. Co D= 21<br />
13. Máy thổi khí SP 780<br />
<br />
Qúa trình vận hành mô hình: sau khi gia đình đi làm về<br />
(lúc 17 giờ), bơm nước lên két được xây dựng bằng bê tông,<br />
cốt thép có dung tích khoảng 0,75 m3 (L.B.H= 1.0,5.1,5 m),<br />
đồng thời bật máy sục khí với máy thổi khí SP780 lưu lượng<br />
1,2 m3/h trong 5 giờ (Hình 4). Sau đó tắt máy sục khí và để<br />
lắng đến 6 giờ sáng hôm sau. Từ 6 giờ có thể tiến hành lọc<br />
nước để lấy nước sử dụng trong ngày. Tốc độ lọc khoảng 64<br />
lít/giờ, tương đương với lưu lượng 0,51m3/8giờ/ngày, đảm<br />
bảo nhu cầu sử dụng nước của gia đình có 4 người theo<br />
TCXDVN 33:2006 khu vực nông thôn.<br />
<br />
Hình 5. Mẫu nước ngầm<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả phân tích nước sau khi lọc<br />
<br />
3. Độ đục<br />
<br />
Kết quả phân tích Hiệu QCVN<br />
Đơn<br />
suất xử 02:2009<br />
vị Đầu vào Đầu ra<br />
lý<br />
[5]<br />
92<br />
TCU<br />
23,3<br />
2,1<br />
15<br />
Không<br />
- Mùi phènKhông mùi<br />
mùi<br />
97,36<br />
NTU<br />
25,4<br />
0,67<br />
5<br />
<br />
4. Chỉ số Pecmanganat<br />
<br />
mg/l<br />
<br />
11,2<br />
<br />
1,44<br />
<br />
87,14<br />
<br />
4<br />
<br />
5. Hàm lượng Fets<br />
6. Độ cứng<br />
<br />
mg/l<br />
<br />
4,73<br />
<br />
0,16<br />
<br />
96,61<br />
<br />
0,5<br />
<br />
mg/l<br />
<br />
425<br />
<br />
125<br />
<br />
70,59<br />
<br />
350<br />
<br />
500<br />
<br />
STT<br />
10<br />
<br />
Tên chỉ tiêu<br />
<br />
1. Màu sắc<br />
11<br />
<br />
2. Mùi<br />
<br />
14<br />
1000<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
300<br />
<br />
125<br />
<br />
9<br />
<br />
300<br />
<br />
2000<br />
<br />
4<br />
<br />
6<br />
<br />
8<br />
200<br />
<br />
12<br />
<br />
362<br />
<br />
200<br />
<br />
200<br />
<br />
1600<br />
<br />
5<br />
<br />
7<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ lắp đặt mô hình lọc nước ngầm quy mô hộ gia đình<br />
1. Ống dẫn nước vào D= 21mm<br />
3. Ống chụp D=90 mm<br />
5. Cột lọc<br />
7. Ống dẫn nước D= 21 mm<br />
<br />
2. Van khóa D= 21 mm<br />
4. Rắc co<br />
6. Thùng chứa nước sau lọc<br />
8. Máy bơm<br />
<br />
Hình 6. Mô hình lắp đặt trong<br />
thực tế<br />
<br />
Lưu lượng nước chảy qua bộ lọc khi mở hết van<br />
khoảng 135 L/h. Tuy nhiên, trong trường hợp này chất<br />
lượng nước có thể không đảm bảo, vì vậy van được mở<br />
với 1 góc 30 -400 theo chiều vặn của van.<br />
Phân tích chất lượng nước sau lọc ngày đầu tiên cho<br />
kết quả như sau:<br />
<br />
13<br />
12<br />
<br />
10. Bể chứa nước/Két nước<br />
12. Co D= 34 mm<br />
14. Van xả cặn D= 27 mm<br />
<br />
Kết quả tại Bảng 3 cho thấy:<br />
- Chất lượng nước đầu vào không đảm bảo theo<br />
QCVN 02:2009/BYT, cụ thể: Có mùi, màu vàng nhạt,<br />
màu sắc vượt 0,55 lần, độ đục vượt 4,08 lần, hàm lượng<br />
Fets vượt 8,466 lần, chỉ số Pecmaganat vượt 1,8 lần và độ<br />
cứng vượt 0,21 lần so với quy chuẩn.<br />
- Sau khi qua bộ lọc thực nghiệm, chất lượng nước<br />
được cải thiện rõ ràng. Tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong<br />
giới hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT về chất<br />
lượng nước sinh hoạt.<br />
Sau khi khảo sát lưu lượng nước qua bộ lọc theo thời<br />
gian, tác giả thu được kết quả như Hình 7.<br />
Qua biểu đồ của Hình 7, ta nhận thấy lưu lượng nước<br />
qua mô hình lọc giảm theo thời gian. Sau 12 ngày lọc<br />
nước, lưu lượng nước qua bộ lọc đạt 37 lít/giờ, tương<br />
đương với 296 lít/giờ/ngày. Trong khi đó nhu cầu dùng<br />
nước của hộ gia đình đặt mô hình là 320 lít/ngày. Như<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 9(130).2018<br />
<br />
vậy, sau 12 ngày lọc, lượng nước thu được đã không còn<br />
đáp ứng nhu cầu sử dụng của hộ gia đình.<br />
Lưu lượng lọc (L/h)<br />
<br />
80<br />
60<br />
40<br />
20<br />
0<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9 10 11 12<br />
Thời gian (ngày)<br />
<br />
Hình 7. Lưu lượng lọc của mô hình<br />
<br />
91<br />
<br />
Nguyên nhân dẫn đến lưu lượng nước giảm dần theo<br />
thời gian lọc là do các cặn lớn làm tắc các lớp vật liệu lọc ở<br />
trên. Sau quá trình kiểm tra các lớp vật liệu, nhóm tác giả<br />
nhận thấy lớp bông lọc- cát trắng đã bẩn và có lớp cặn màu<br />
nâu đỏ. Do đó cần thay hoặc rửa lớp vật liệu ở đoạn trên<br />
cùng (đoạn đầu tiên: Bông lọc – cát trắng). Sau khi thay lớp<br />
vật liệu này, lưu lượng nước lọc lại đạt tốc độ ban đầu, tức<br />
64lít/giờ. Và sau đó, lưu lượng nước sau lọc vẫn giảm dần<br />
theo thời gian tương đương như trên (12 ngày).<br />
Để có thể xác định được thời gian (hoặc khối lượng nước)<br />
cần phải tiến hành thay rửa vật liệu lọc, tác giả đã tiến hành<br />
đánh giá chất lượng nước sau lọc tại các thời điểm 2,5 m3– 5<br />
m3– 7,5 m3 – 10 m3 - 12,5 m3 – 15 m3 nước sau lọc (Bảng 4).<br />
<br />
Bảng 4. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực nghiên cứu<br />
STT<br />
<br />
Tên chỉ tiêu<br />
<br />
1<br />
<br />
Màu sắc<br />
<br />
2<br />
<br />
Mùi vị<br />
<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Độ đục<br />
Sắt tổng<br />
Chỉ số Pecmanganat<br />
Độ cứng theo CaCO3<br />
<br />
Đơn<br />
vị<br />
tính<br />
TCU<br />
NTU<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
<br />
Kết quả thử nghiệm<br />
2,5m3<br />
<br />
5m3<br />
<br />
7,5m3<br />
<br />
3,8<br />
3,1<br />
2,4<br />
Không có Không có Không có<br />
mùi vị lạ mùi vị lạ mùi vị lạ<br />
2,05<br />
1,29<br />
0,73<br />
0,16<br />
0,12<br />
0,12<br />
1,92<br />
1,44<br />
0,88<br />
212,5<br />
135<br />
140<br />
<br />
Kết quả tại Bảng 4 cho thấy, đến thời điểm khoảng<br />
15m3 nước chất lượng nước sau lọc không còn đảm bảo,<br />
các chỉ tiêu về độ đục và chỉ số Pecmanganat vượt quy<br />
chuẩn 02:2009/BYT, cụ thể là độ đục vượt 0,3 lần, chỉ số<br />
Pecmanganat vượt 0,6 lần. Do đó, dừng lấy mẫu tại thời<br />
điểm 15 m3. Lúc này cần súc rửa hoặc thay mới lớp vật<br />
liệu lọc (bông lọc – cát trắng; than hoạt tính, cát magan,<br />
cát thạch anh, sỏi), lắp đặt vào cột lọc như ban đầu và tiếp<br />
tục sử dụng. Qúa trình súc rửa hoặc thay mới vật liệu lọc<br />
được thực hiện bằng phương pháp thủ công, cụ thể là:<br />
- Đối với các vật liệu như than hoạt tính, cát mangan<br />
được sàn rửa qua các dụng cụ rá/rổ.<br />
- Đối với lớp vật liệu phía trên như bông, cát trắng: vì<br />
giá thành rẻ nên tiến hành thay mới.<br />
- Đối với lớp vật liệu phía dưới là cát thạch anh, sỏi đỡ có<br />
thể được súc rửa như than hoạt tính, cát mangan hoặc thay<br />
mới hoàn toàn như lớp vật liệu phía trên (bông, cát trắng).<br />
Kết quả phân tích chất lượng nước sau rửa vật liệu lọc<br />
như sau:<br />
<br />
10m3<br />
<br />
12,5m3<br />
<br />
15m3<br />
<br />
QCVN<br />
02:2009 [5]<br />
<br />
1,7<br />
Không có<br />
mùi vị lạ<br />
0,51<br />
0,08<br />
1,04<br />
97,5<br />
<br />
4,6<br />
Không có<br />
mùi vị lạ<br />
2,78<br />
0,22<br />
2,56<br />
117,5<br />
<br />
7,7<br />
Không có<br />
mùi vị lạ<br />
6,58<br />
0,32<br />
6,24<br />
145<br />
<br />
15<br />
Không<br />
mùi<br />
5<br />
0,5<br />
4<br />
350<br />
<br />
Từ kết quả trên, ta có thể kết luận sau 32 ngày sử dụng<br />
mô hình lọc nước ngầm, tương ứng với thể tích nước được<br />
lọc khoảng 15 m3 cần tiến hành thay mới hoặc rửa vật liệu<br />
lọc để nâng cao hơn nữa hiệu suất lọc của mô hình.<br />
4. Kết luận<br />
Kết quả khảo sát và phân tích mẫu nước cho thấy chất<br />
lượng nước ngầm tại một số hộ gia đình ở thôn Thuận An<br />
và Bình Trung vào thời điểm khảo sát bị nhiễm phèn,<br />
không đảm bảo nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt của người<br />
dân trong khu vực.<br />
Mô hình xử lý nước đề xuất với tốc độ lọc 64L/h đã<br />
giải quyết được vấn đề mùi, độ đục, màu, hàm lượng sắt<br />
tổng số, chỉ số Pecmanganat, độ cứng có trong nguồn<br />
cung cấp nước, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của<br />
người dân. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã xác định được<br />
thời gian thay mới bông lọc và cát trắng (ở đoạn ống trên<br />
cùng) là 12 ngày, thời gian súc rửa các vật liệu lọc khác<br />
(đoạn ống thứ 2 – 5) là 32 ngày, tương ứng với thể tích<br />
nước được lọc là 15m3.<br />
<br />
Bảng 5. Kết quả phân tích chất lượng nước sau khi rửa lọc<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Đơn vị<br />
Kết quả<br />
QCVN<br />
tính thử nghiệm 02:2009 [5]<br />
Màu sắc<br />
TCU<br />
1,76<br />
15<br />
Không có<br />
Không có<br />
Mùi vị<br />
mùi vị lạ<br />
mùi vị lạ<br />
Độ đục<br />
NTU<br />
1,25<br />
5<br />
Sắt tổng<br />
mg/l<br />
0,05<br />
0,5<br />
Chỉ số Pecmanganat mg/l<br />
0,5<br />
4<br />
Tên chỉ tiêu<br />
<br />
Qua bảng kết quả, ta thấy sau khi rửa các vật liệu lọc<br />
chất lượng nước sau lọc vẫn đảm bảo nằm trong QCVN<br />
02:2009/BYT.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Báo cáo hiện trạng quốc gia 2016, Môi Trường Đô Thị.<br />
[2] D. Ellis, C. Bouchard, G. Lantagne, Removal of iron and<br />
manganese from groundwater by oxidation and microfiltration,<br />
Desalination 130 (2000) 255– 264.<br />
[3] E.D. Weinberg, W.A. Geoffrey, The role of iron in infection, Curr.<br />
Opin. Infect. Dis. 8 (1995) 164–169.<br />
[4] E.D. Weinberg, Patho-ecological implications of microbial<br />
acquisition of hostiron, Rev. Med. Microbiol. 9 (1998) 171–178.<br />
[5] QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng<br />
nước sinh hoạt.<br />
<br />
(BBT nhận bài: 10/7/2018,hoàn tất thủ tục phản biện: 10/9/2018)<br />
<br />