Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA THÔNG TIM CAN THIỆP<br />
TIM BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM<br />
Trương Quang Bình*, Đỗ Nguyên Tín**, Vũ Hoàng Vũ*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục Tiêu: Đánh giá hiệu quả ngắn hạn của thông tim can thiệp tim bẩm sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược<br />
TP.HCM.<br />
Phương Pháp: Khảo sát bệnh nhân được thông tim can thiệp bằng ống thông qua da tại bệnh viện Đại học<br />
Y Dược TP.HCM từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 8 năm 2008. Chúng tôi ghi nhận kết quả thủ thuật, biến<br />
chứng của thủ thuật, theo dõi lâm sàng và siêu âm tim kiểm tra ngay sau thủ thuật, sau 1 ngày, sau 1 tuần, sau 1<br />
tháng, 3 tháng, 6 tháng sau thủ thuật.<br />
Kết Quả: Nghiên cứu trên 40 bệnh nhân, trong đó có 8 trường hợp thông liên thất, 10 trường hợp thông<br />
liên nhĩ, 17 trường hợp còn ống động mạch, 5 trường hợp hẹp van động mạch phổi. Tỷ lệ thành công ở nhóm<br />
bệnh nhân còn ống động mạch là 94%, thông liên nhĩ 100%, thông liên thất là 75% và hẹp van động mạch phổi<br />
là 80%. Không có trường hợp nào tử vong. Biến chứng thường gặp nhất là sốt sau thủ thuật (15.2%). Có 2<br />
trường hợp biến chứng nặng: 1 trường hợp tán huyết nội mạch sau bít thông liên thất bằng coils, 1 trường hợp<br />
rơi dù bít còn ống động mạch vào động mạch chủ.<br />
Kết Luận: Can thiệp tim bẩm sinh bằng dụng cụ là phương pháp an toàn và hiệu quả, với tỷ lệ tử vong và<br />
biến chứng nặng rất thấp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INTERVENTIONAL CARDIAC CATHETERIZATION IN CONGENNITAL HEART DISEASE<br />
AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER OF HO CHI MINH CITY, VIETNAM<br />
Truong Quang Binh, Do Nguyen Tin, Vu Hoang Vu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 46 – 49<br />
Background: Interventional cardiac catheterization in congennital heart disease have been shown safe and<br />
effective.<br />
Objectives: to review the short- term safety and efficacy of interventional cardiac catheterization in<br />
congenital heart disease at University Medical Center, Ho Chi Minh City, Vietnam.<br />
Methods: Retrospective study in patients undergone cardiac catheterization for treatment of congenital<br />
heart disease from November, 2007 to August, 2008 at University Medical Center at Ho Chi Minh City,<br />
Vietnam.<br />
Results: There were 8 patients with ventricular septal defect, 10 patients with atrial septal defect, 17 patients<br />
with persistent ductus arteriosus, and 5 patients with pulmonary valvular stenosis. The success in ventricular<br />
septal defect subgroup of 75%, in atrial septal defect of 100%, in persistent ductus arteriosus of 94%, in pulmonic<br />
stenosis of 80%. No patients death. There was one case of hymolysis post coil occluding for ventricular septal<br />
defect and one case of falling amplatzer occluder in to aortic artery.<br />
Conclusions: interventional cardiac catheterization in congennital heart disease have been shown safe and<br />
effective in short term with a very low rate of mortality and adverse effect.<br />
<br />
* Bộ môn Nội – Đại học Y Dược TP.HCM<br />
** Bộ môn Nhi, ĐHYD TP.HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
Bệnh tim bẩm sinh chiếm tỷ lệ khoảng 0,8% 1% số trẻ sinh sống, trong đó thông liên thất<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (28,3%)(4,7). Điều trị bệnh tim<br />
bẩm sinh kinh điển bằng phẫu thuật sửa chữa<br />
hoàn toàn. Thời gian gần đây, do có nhiều tiến<br />
bộ về kỹ thuật nên có nhiều phương tiện giúp<br />
chẩn đoán chính xác bệnh tim bẩm sinh và từ đó<br />
có nhiều dụng cụ hơn giúp điều trị bệnh tim<br />
bẩm sinh đơn giản mà không cần phẫu thuật mở<br />
ngực. Trên thế giới đã có nhiều công trình<br />
nghiên cứu chứng minh hiệu quả của can thiệp<br />
tim bẩm sinh bằng ống thông qua da(2,3,5,6). Tại<br />
Việt Nam, các công trình nghiên cứu về can<br />
thiệp tim bẩm sinh bằng ống thông qua da còn<br />
ít, do đó chúng tôi làm nghiên cứu này nhằm<br />
góp phần vào việc đánh giá hiệu quả của thông<br />
tim can thiệp tim bẩm sinh nhi tại bệnh viện Đại<br />
học Y Dược nói riêng và tại Việt Nam nói chung.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu, mô tả<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Những bệnh nhân vào khoa tim mạch bệnh<br />
viện Đại hoc Y Dược TP.HCM từ năm cuối 2007<br />
đến tháng 8 năm 2008. Những bệnh nhân bị<br />
bệnh tim bẩm sinh tím và phức tạp được chuyển<br />
khoa phẫu thuật tim để được phẫu thuật sửa<br />
chữa. Những bệnh nhân bị thông liên nhĩ, còn<br />
ống động mạch, thông liên thất và hẹp tại van<br />
động mạch phổi đơn thuần được làm thông tim<br />
can thiệp. Những bệnh nhi đồng ý đóng lỗ<br />
thông hoặc nong van động mạch phổi bằng<br />
bóng qua da sẽ được đưa vào nghiên cứu.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Bệnh nhân vào viện trước thủ thuật 1 ngày,<br />
được khám, làm các xét nghiệm tiền phẫu, làm<br />
siêu âm tim. Siêu âm tim trước thủ thuật được<br />
thực hiện 2 lần bởi 2 bác sĩ siêu âm khác nhau.<br />
Cam kết đồng ý thủ thuật. Sau thủ thuật, bệnh<br />
nhân được siêu âm tim kiểm tra tại thời điểm 1<br />
ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng<br />
<br />
2Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sau thủ thuật. Đối với bệnh nhân hợp tác tốt, chỉ<br />
gây tê tại chỗ để tiến hành thủ thuật. Đối với<br />
những bệnh nhi nhỏ tuổi, chúng tôi gây mê nội<br />
khí quản hoặc tiền mê. Những bệnh nhân này<br />
được theo dõi sau thủ thuật tại khoa hồi sức đến<br />
khi hồi tỉnh hẳn. Tiêu chí đánh giá của chúng tôi<br />
là tỷ lệ thành công và mức độ tại biến của thủ<br />
thuật chẩn đoán và điều trị tim bẩm sinh bằng<br />
ống thông qua da.<br />
<br />
Phương pháp thống kê<br />
Chúng tôi sử dụng phần mềm STATA 10.0<br />
để xử lý dữ liệu.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 40 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị<br />
bằng ống thông qua da tại bệnh viện Đại học Y<br />
Dược TPHCM. Những bệnh nhân này sống ở tại<br />
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đặc<br />
điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh<br />
nhân này được trình bày trong bảng 1<br />
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của dân<br />
số nghiên cứu (n=40)<br />
Tuổi (trung bình ± độ lệch chuẩn) năm<br />
9,2 ± 10,2<br />
Giới nam (%)<br />
16 (34,8%)<br />
Chiều cao (trung bình ± độ lệch chuẩn) cm<br />
128 ± 24<br />
Cân nặng (trung bình ± độ lệch chuẩn) kg<br />
21,7 (13,7)<br />
Nhịp tim (trung bình ± độ lệch chuẩn) nhịp/phút 108 ± 19<br />
Huyết áp tâm thu (trung bình ± độ lệch chuẩn) 100 ± 15<br />
mmHg<br />
Huyết áp tâm trương (trung bình ± độ lệch<br />
56 ± 13<br />
chuẩn) mmHg<br />
+<br />
Na máu (trung bình ± độ lệch chuẩn) mEq/lít<br />
138 ± 3<br />
Dung tích hồng cầu (trung bình ± độ lệch chuẩn) 42,0 ± 7,8<br />
%<br />
Creatinin máu (trung bình ± độ lệch chuẩn) 0,64 ± 0,17<br />
mg%<br />
Thời gian theo dõi (tháng)<br />
4,4<br />
<br />
Bảng 1 bis: Số lượng từng loại thủ thuật thông<br />
tim can thiệp tim bẩm sinh.<br />
Thông<br />
liên thất<br />
8<br />
<br />
Thông<br />
Còn ống Hẹp van đ/ Thông tim<br />
liên nhĩ động mạch mạch phổi chẩn đoán<br />
10<br />
<br />
17<br />
<br />
5<br />
<br />
16<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả thủ thuật bít luồng thông.<br />
Loại bệnh<br />
Đường kính luồng thông<br />
(trung bình, nhỏ nhất, lớn<br />
nhất) mm<br />
<br />
TLT (n=8)<br />
<br />
TLN<br />
(n=10)<br />
<br />
COĐM<br />
(n=17)<br />
<br />
9.5 (6-13) 14 (8-26) 6.5 (4-8)<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
Loại bệnh<br />
<br />
TLT (n=8)<br />
<br />
Shunt tồn lưu (trường hợp)<br />
Thành công<br />
<br />
2 (20%)<br />
80%<br />
<br />
TLN<br />
(n=10)<br />
0<br />
100%<br />
<br />
COĐM<br />
(n=17)<br />
1<br />
94%<br />
<br />
TLT: thông liên thất; TLN: thông liên nhĩ; COĐM:<br />
còn ống động mạch<br />
Bảng 3: Kết quả nong van động mạch phổi bằng bóng<br />
Nong van động Số Thành<br />
mạch phổi<br />
ca công<br />
Số lượng<br />
<br />
5<br />
<br />
4<br />
<br />
Thất bại<br />
<br />
Tỷ lệ thành<br />
công<br />
<br />
1 (không đưa<br />
được bóng<br />
qua van)<br />
<br />
80%<br />
<br />
Bảng 4: Các loại biến chứng<br />
Biến chứng TLT (n=8)<br />
Tử vong<br />
<br />
0<br />
2 (tán<br />
Biến chứng<br />
huyết nội<br />
nặng<br />
mạch)<br />
Sốt sau thủ<br />
2<br />
thuật<br />
Chảy máu<br />
0<br />
<br />
TLN<br />
(n =10)<br />
0<br />
0<br />
<br />
COĐM<br />
(n=17)<br />
<br />
Hẹp van ĐM<br />
phổi (n=5)<br />
<br />
0<br />
1 (rớt dù<br />
vào động<br />
mạch chủ)<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
TLT: thông liên thất; TLN: thông liên nhĩ; COĐM:<br />
còn ống động mạch<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng<br />
bệnh nhân còn ống động mạch chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất: 17 bệnh nhân (42,5%). Trong số những<br />
bệnh nhân thông liên thất, có 1 bệnh nhân thông<br />
liên thất phần phễu, 1 bệnh nhân thông liên thất<br />
vùng cơ bè, 6 bệnh nhân thông liên thất phần<br />
màng. Tất cả những bệnh nhân thông liên nhĩ<br />
đều là thông liên nhĩ lỗ thứ phát.<br />
Tỷ lệ thành công của nhóm bệnh nhân thông<br />
liên nhĩ là 100%, nhóm bệnh nhân thông liên thất<br />
và hẹp van động mạch phổi có tỷ lệ thành công<br />
thấp hơn (80%).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có<br />
trường hợp nào tử vong sau thủ thuật và trong<br />
suốt quá trình theo dõi. Có 2 bệnh nhân bị biến<br />
chứng nặng (chiếm tỷ lệ 4.3%). Một trường hợp<br />
bị tán huyết nội mạch sau đặt coil bít lỗ thông<br />
liên thất phần màng. Một trường hợp bị rớt dù<br />
tại ống động mạch vào động mạch chủ. Sốt sau<br />
thủ thuật chiếm 15.2%. Không có biến chứng<br />
chảy máu sau thủ thuật.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thông<br />
tim can thiệp tim bẩm sinh là một phương pháp<br />
điều trị an toàn và hiệu quả đối với những bệnh<br />
tim bẩm sinh đơn giản. Tỷ lệ tử vong trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi là 0%.<br />
Trong nhóm bệnh nhân thông liên nhĩ,<br />
chúng tôi sử dụng dù Amplatzer với tỷ lệ thành<br />
công là 100%, không có biến chứng nguy hiểm<br />
nào. Trong nghiên cứu của Christian-Albrechts(3)<br />
có 43 bệnh nhân được đóng lỗ thông, tỷ lệ thành<br />
công sau 3 tháng theo dõi là 97%. Trong một<br />
nghiên cứu khác của Chessa M(2) có 417 bệnh<br />
nhân thông liên nhĩ, trong đó có 159 bệnh nhân<br />
được đóng lỗ thông bằng Cardio SEAL/<br />
STARFlex, 258 bệnh nhân được đóng thông liên<br />
nhĩ bằng dù Amplatzer, tỷ lệ biến chứng là 8.6%,<br />
có một trường hợp đột tử 2.5 năm sau thủ thuật.<br />
Trong nhóm bệnh nhân thông liên thất, tất cả<br />
bệnh nhân được đóng lỗ thông bằng dụng cụ<br />
NIT-OCCLUD LE. Trong đó có 6 trường hợp<br />
thông liên thất phần màng, 1 trường hợp thông<br />
liên thất vùng cơ bè, 1 trường hợp thông liên<br />
thất phần phễu. Có 2 trường hợp bị tán huyết do<br />
coils, 1 trường hợp tán huyết nặng phải truyền<br />
máu, bệnh nhân này sau đó hồi phục hoàn toàn<br />
và hết tán huyết sau 1 tháng, sau 8 tháng theo<br />
dõi, bệnh nhân này ổn định không tán huyết tái<br />
phát; một trường hợp khác bị tán huyết nội<br />
mạch nhưng hết sau 5 ngày theo dõi. Có 2<br />
trường hợp thông liên thất phần màng còn shunt<br />
tồn lưu 2 mm sau thời gian theo dõi 6 tháng.<br />
Trong nghiên cứu của Butera G và cộng sự(1), có<br />
104 bệnh nhân thông liên thất được đóng lỗ<br />
thông bằng Amplatzer, thời gian theo dõi 13<br />
năm, tỷ lệ thành công trong đóng lỗ thông liên<br />
thất là 96 %, tỷ lệ đóng hoàn toàn lỗ thông ngay<br />
sau thủ thuật là 47%, lúc xuất viện là 84% và 99%<br />
đóng hoàn toàn trong thời gian theo dõi; có 13<br />
trường hợp (11.5%) xảy ra biến chứng sớm.<br />
Trong nhóm bệnh nhân còn ống động mạch<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thành công<br />
là 94%. Có một trường hợp bị rớt dù vào động<br />
mạch chủ do áp lực động mạch phổi quá cao<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
113mmHg. Bệnh nhân này do quá chỉ định phẫu<br />
thuật triệt để nên được chuyển từ khoa phẫu<br />
thuật tim xuống khoa tim mạch để bít lỗ thông<br />
liên nhĩ bằng dụng cụ. Bệnh nhân này đã được<br />
phẫu thuật mở động mạch chủ để lấy dù, sau đó<br />
xuất viện sau 2 tuần nằm viện. Trong một<br />
nghiên cứu đa trung tâm tại Hoa Kỳ(5), gồm 25<br />
trung tâm tim mạch, 484 bệnh nhân còn ống<br />
động mạch được đóng lỗ thông bằng Amplatzer.<br />
Tỷ lệ thành công của thủ thuật là 99%, tỷ lệ bít lỗ<br />
thông hoàn toàn ngay sau thủ thuật là 76%, một<br />
ngày sau thủ thuật là 89% và sau một năm là<br />
99.7%.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Sau 10 tháng thực hiện can thiệp tim bẩm<br />
sinh bằng ống thông qua da tại Bệnh viện Đai<br />
học Y Dược TP.HCM, chúng tôi thấy việc can<br />
thiệp tim bẩm sinh bằng dụng cụ là phương<br />
pháp an toàn và hiệu quả, với tỷ lệ tử vong và<br />
biến chứng nặng thấp. Do cỡ mẫu của chúng tôi<br />
còn nhỏ nên chưa có được tỷ lệ thành công chính<br />
xác của từng loại thủ thuật trong chẩn đoán và<br />
điều trị bệnh tim bẩm sinh cũng như các loại<br />
biến chứng. Mặt khác, cần có thời gian theo dõi<br />
dài hơn để đánh già toàn diện về tỷ lệ thành<br />
công, các biến chứng của thông tim chẩn đoán<br />
và can thiệp tim bẩm sinh bằng ống thông qua<br />
da.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Butera G, Carminati M, Chessa M, Piazza L, Micheletti A,<br />
Negura DG, Abella R, Giamberti A, and A Frigiola. (2007).<br />
Transcatheter closure of perimembranous ventricular septal defects:<br />
early and long-term results. J Am Coll Cardiol. 50(12): p. 118995.<br />
Chessa M, Carminati M, Butera G, Bini RM, Drago M, Rosti L,<br />
Giamberti A, Pome G, Bossone E, and A Frigiola. (2002). Early<br />
and late complications associated with transcatheter occlusion of<br />
secundum atrial septal defect. J Am Coll Cardiol. 39(6): p. 1061-5.<br />
Fischer G, Kramer HH, Stieh J, Harding P, and O Jung. (1999).<br />
Transcatheter closure of secundum atrial septal defects with<br />
the new self-centering Amplatzer Septal Occluder. Eur Heart<br />
J. 20: p. 541-9.<br />
Gary D. Webb, Jeffrey F. Smallhorn, Judith Therrien, and<br />
Redington Andrew N., (2007). BRAUNWALD'S HEART<br />
DISEASE: A Textbook of Cardiovascular Medicine. 8th ed.<br />
Philadelphia: SAUNDERS ELSEVIER.<br />
Pass RH, Hijazi Z, Hsu DT, Lewis V, and WE Hellenbrand.<br />
(2004). Multicenter USA Amplatzer patent ductus arteriosus<br />
occlusion device trial: initial and one-year results. J Am Coll<br />
<br />
4Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cardiol. 44: p. 513-9.<br />
Stanger P, Cassidy SC, Girod DA, Kan JS, Lababidi Z, and SR<br />
Shapiro. Balloon pulmonary valvuloplasty: results of the<br />
Valvuloplasty and Angioplasty of Congenital Anomalies<br />
Registry. Am J Cardiol. 65(11): p. 775-83.<br />
Valentin Fuster, Richard A.Walsh, Robert A. O'Rourke, Philip<br />
Poole-Wilson, Spencer B. King III, Ira S. Nash, Robert Roberts,<br />
and Prystowsky Eric N., (2008). Hurst's The Heart. 12th ed: The<br />
McGraw-Hill Companies.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
5<br />
<br />