Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP SOLIFENACINE<br />
VÀ TAMSULOSIN TRÊN “TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG NIỆU DƯỚI”<br />
DO TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT<br />
Đào Quang Oánh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Trong đa số trường hợp, triệu chứng đường niệu dưới do tăng sinh lành tình TTL (IIL) bao<br />
gồm cả 2 nhóm triệu chứng tắc nghẽn và kích thích. Như vậy, trong điều trị nội khoa, cũng cần thiết sử dụng kết<br />
hợp 2 nhóm thuốc: chẹn α1 và kháng muscarinic.<br />
Mục đích: Đánh giá hiệu quả của sự kết hợp Solefinacin với Tamsulosin trong điều trị triệu chứng đường<br />
niệu dưới do tăng sinh lành tính TTL, trên những bệnh nhân có cả 2 nhóm triệu chứng tắc nghẽn và kích thích,<br />
đã được điều trị bằng Tamsulosin nhưng không cải thiện nhóm triệu chứng kích thích.<br />
Bệnh nhân – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả cắt ngang. Được đưa vào<br />
nghiên cứu những bệnh nhân nam, tuổi ≥ 50 t, có triệu chứng đường tiết niệu dưới do tăng sinh lành tính<br />
TTL. Tổng điểm IPSS ≥ 10, trong đó tổng điểm nhóm triệu chứng kích thích ≥ 5 và đã được điều trị trong 4<br />
– 6 tuần với Tamsulosin nhưng vẫn còn khó chịu vì tồn tại triệu chứng kích thích bàng quang.Thêm<br />
Solifenacin trong 12 tuần.Sau 12 tuần, đánh giá lại sự thay đổi điểm của các triệu chứng..Ghi nhận tổng<br />
điểm IPSS, tổng điểm tắc nghẽn, tổng điểm chứa đựng, điểm chất lượng sống (QoL), Qmax và thể tích tồn<br />
lưu (PVR). Đánh giá sự thay đổi.<br />
Kết quả: Tổng cộng có 54 bệnh nhân, tuổi TB = 62,5 ± 8,6 t. Sau 12 tuần điều trị kết hợp Solifenacin 5<br />
mg/ngày và Tamsulosin 0,4 mg/ngày: tất cả các triệu chứng chứa đựng (tiểu lắt nhắt, tiểu gấp, tiểu đêm) và triệu<br />
chứng sau tiểu (tiểu không hết) đều cải thiện, có ý nghĩa thống kê. Những triệu chứng tắc nghẽn không thay đổi<br />
nhiều. Sự thay đổi về chất lượng sống có ý nghĩa thống kê. Không thay đổi có ý nghĩa thống kê về Qmax và thể<br />
tích nước tiểu tồn lưu (PVR).<br />
Kết luận: Việc thêm Solifenacine, kết hợp với Tamsulosin có hiệu quả cải thiện triệu chừng kích thích trên<br />
bệnh nhân có triệu chừng đường niệu dưới.<br />
Từ khóa: Solifenacin, Tamsulosin, triệu chứng đường niệu dưới, tăng sinh lành tính TTL..<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION OF THE ADD-ON EFFECT OF SOLIFENACIN TO TAMSULOSIN FOR LOWER<br />
URINARY TRACT SYMPTOMS DUE TO BPH<br />
Dao Quang Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 366 - 371<br />
Introduction: Irritative or Overactive bladder (OAB) symptoms are commonly observed in men with lower<br />
urinary tract symptoms (LUTS) suggestive of benign prostatic hyperplasia (BPH). Thus, we require<br />
thnhan@ctump.edu.vn d the combination of two drugs: α1-blockers and anti-muscarinic in the medical treatment<br />
Objectives: To investigate the add-on effect of solifenacin in patients with remaining OAB symptoms after<br />
tamsulosin monotherapy for LUTS due to BPH.<br />
Patients – Methods: Descriptive, cross-sectional study. To be included in the study all male patients, aged ≥<br />
* Khoa niệu B, Bệnh viện Bình Dân TpHCM.<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS.Đào Quang Oánh ĐT: 0902410255<br />
<br />
366<br />
<br />
Email: daoquangoanh53@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
50 years old, with LUTS due to BPH. Total IPSS score ≥ 10, in which the OAB symptoms ≥ 5 and after 4-6 weeks<br />
receiving tamsulosin still have remaining bladder irritative symptoms. Add Solifenacin in 12 weeks.After 12<br />
weeks, re-evaluate the changes of symptoms. Noting total IPSS score, total obstructive symptoms score, total<br />
irritative symptoms score, quality of life (QOL) index, Qmax and post-void residual volume (PVR).<br />
Results: Totally 54 patients, aged 62.5 ± 8.6 years old. After 12 weeks of combined therapy Solifenacin 5 mg<br />
/ day and tamsulosin 0.4 mg / day: all storage symptoms (frequency, urgency, nocturia) and post-micturition<br />
symptom (incomplete emtying) are improved. The obstructive symptoms have not changed much. The change in<br />
QoL is significant. No statistical changes in Qmax and PVR.<br />
Conclusions: The additional administration of solifenacin to patients with LUTS treated with tamsulosin, is<br />
effective in controlling remaining irritative symptoms.<br />
Keywords: Solifenacin, Tamsulosin, LUTS, BPH.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bàng quang tăng hoạt gồm các triệu chứng<br />
tiểu lắt nhắt, tiểu đêm, tiểu gấp... là hiện tượng<br />
thường thấy kết hợp trong triệu chứng đường<br />
niệu dưới do tuyến tiền liệt (TTL) ở bệnh nhân<br />
nam lớn tuổi. Bảng thang điểm quốc tế IPSS cho<br />
thấy cần phải khảo sát và đánh giá mức độ trên<br />
cả 2 nhóm triệu chứng tắc nghẽn và kích thích.<br />
Đây là vấn đề cơ bản trong chọn lựa quyết định<br />
điều trị và đánh giá hiệu quả điều trị. Nhiều<br />
thống kê trên thế giới cho thấy trong đa số các<br />
trường hợp thì kết hợp triệu chứng là thường<br />
gặp nhất.<br />
Tamsulosin là 1 thuốc chẹn α1 chuyên biệt<br />
trên hệ niệu được sử dụng phổ biến trong điều<br />
trị tăng sinh lành tính TTL. Solefinacin là một<br />
thuốc thuộc nhóm kháng nuscarinic thường<br />
dùng để điều trị bàng quang tăng hoạt. Trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng và đánh giá<br />
hiệu quả của Solifenacin trên những bệnh nhân<br />
có triệu chứng đường niệu dưới do tăng sinh<br />
lành tính TTL đã được điều trị bằng Tamsulosin<br />
nhưng qua theo dõi không thấy có thuyên giảm<br />
các triệu chứng kích thích.<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Đánh giá hiệu quả của sự kết hợp Solefinacin<br />
với Tamsulosin trong điều trị triệu chứng đường<br />
niệu dưới do tăng sinh lành tính TTL, trên<br />
những bệnh nhân có cả 2 nhóm triệu chứng tắc<br />
nghẽn và kích thích, đã được điều trị bằng<br />
Tamsulosin nhưng không cải thiện nhóm triệu<br />
<br />
chứng kích thích.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG– PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu lâm sàng, mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
- Bệnh nhân nam, tuổi ≥ 50t, có triệu chứng<br />
đường tiết niệu dưới do tăng sinh lành tính TTL.<br />
Tổng điểm IPSS ≥ 10, trong đó tổng điểm nhóm<br />
triệu chứng kích thích (tiểu nhiều lần, tiểu gấp,<br />
tiểu đêm) ≥ 5.<br />
- Ghi nhận: điểm chất lượng sống (QoL), thể<br />
tích TTL, Qmax (niệu dòng đồ), thể tích nước<br />
tiểu tồn lưu (PVR, đo bằng siêu âm bụng sau khi<br />
đi tiểu)<br />
- Đã được điều trị trong 4 – 6 tuần với<br />
Tamsulosin 0,4 mg/ngày nhưng vẫn còn khó<br />
chịu vì triệu chứng kích thích bàng quang.<br />
- Được xem như còn triệu chứng kích thích<br />
nhưng không thuyên giảm khi tổng các triệu<br />
chứng chứa đựng (tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu<br />
gấp, tiểu đêm) vẫn không thuyên giảm, còn ≥<br />
5 điểm.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Khi có tiêu chuẩn chỉ định sinh thiết TTL vì<br />
nghi ngờ ung thư (theo hướng dẫn của hội Tiết<br />
niệu – Thận học VN) như: có nhân cứng khi<br />
thăm khám trực tràng, PSA > 10 ng/ml, PSA = 4 –<br />
10 ng/ml và tỷ lệ PSA tự do/tổng > 20%.<br />
- Thể tích TTL > 40 ml<br />
- Có dấu hiệu tắc nghẽn khá nặng: Qmax< 5<br />
ml/s, hay PVR > 100 ml.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
367<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị<br />
- Tiếp tục cho bệnh nhân Tamsulosin 0,4<br />
mg/ngày, và thêm Solifenacin 5 mg/ngày trong<br />
12 tuần<br />
- Sau 12 tuần, đánh giá lại sự thay đổi điểm<br />
của mỗi triệu chứng trong 7 triệu chứng. Ghi<br />
nhận tổng điểm IPSS, tổng điểm tắc nghẽn, tổng<br />
điểm chứa đựng, điểm chất lượng sống (QoL),<br />
Qmax, thể tích tồn lưu (PVR).<br />
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.<br />
<br />
2,0 ± 1,7<br />
2,9 ± 1,4<br />
2,8 ± 1,5<br />
<br />
1,4 ± 1,3<br />
1,8 ± 1,0<br />
1,3 ± 1,2<br />
<br />
P < 0,05<br />
P < 0,01<br />
P < 0,01<br />
<br />
3,1 ± 1,2<br />
<br />
2,2 ± 1,2<br />
<br />
P < 0,01<br />
<br />
IPSS t ng xu t<br />
<br />
6,7 ± 3,7<br />
8,9 ± 2,8<br />
15,5 ±6,2<br />
4,2 ± 1,2<br />
<br />
5,2 ± 3,2<br />
5,3 ± 2,6<br />
10,4 ±5,1<br />
3,0 ± 1,2<br />
<br />
P < 0,05<br />
P < 0,01<br />
P < 0,01<br />
P < 0,05<br />
<br />
IPSS ch a đ ng<br />
IPSS t ng QoL<br />
<br />
Bảng 2: Sự thay đổi của Qmax và PVR sau 12 tuần<br />
điều trị kết hợp Solifenacin và Tamsulosin<br />
Qmax (ml/giây)<br />
Th tích t n lưu (PVR)<br />
<br />
Trư c<br />
Sau<br />
P<br />
10,9 ± 6,2 13,3 ± 8,9 >0,05<br />
32,6 ± 23,3 40,8 ± 22,7 >0,05<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tổng cộng có 54 bệnh nhân, tuổi TB = 62,5 ±<br />
8,6t. Không có bệnh nhân nào bỏ thuốc hay<br />
ngưng điều trị vì tác dụng phụ.<br />
Tổng số điểm IPSS khi chưa điểu trị là 19,6 ±<br />
7,3 (14 – 22), sau 4 – 6 tuần đơn trị bằng<br />
Tamsulosin 0,4 mg/ngày thì giảm còn 15,5 ± 6,2<br />
(10 – 20) (p< 0,01). Thay đổi có ý nghĩa thống kê.<br />
Sự thay đổi của các triệu chứng tắc nghẽn từ 10,4<br />
± 3,6, giảm xuống 6,7 ± 3,7 (p< 0,01).<br />
Sau 12 tuần, điều trị tiếp, kết hợp Solifenacin<br />
và Tamsulosin:<br />
- Tất cả các triệu chứng chứa đựng (tiểu lắt<br />
nhắt, tiểu gấp, tiểu đêm) và triệu chứng sau<br />
tiểu (tiểu không hết) đều cải thiện, có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
- Những triệu chứng tắc nghẽn còn lại không<br />
thay đổi nhiều. Sự thay đổi không có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
- Sự thay đổi về chất lượng sống có ý nghĩa<br />
thống kê<br />
- Không thay đổi có ý nghĩa thống kê về<br />
Qmax và PVR.<br />
Bảng 1: Sự thay đổi của các điểm triệu chứng sau 12<br />
tuần điều trị kết hợp Solifenacin và Tamsulosin<br />
Tri u ch ng<br />
Ph i r n<br />
<br />
Trư c<br />
1,0 ± 1,3<br />
<br />
Sau<br />
0,8 ± 1,2<br />
<br />
P<br />
P = 0,52<br />
<br />
Tia y u<br />
<br />
2,4 ± 1,8<br />
<br />
2,0 ± 1,5<br />
<br />
P = 0,06<br />
<br />
Ng t quãng<br />
<br />
1,5 ± 1,3<br />
<br />
1,4 ± 1,3<br />
<br />
P = 0,64<br />
<br />
368<br />
<br />
Không h t<br />
Nhi u l n<br />
Ti u g p<br />
Ti u đêm<br />
<br />
- Không dung nạp được Solifenacin vì tác<br />
dung phụ (khô miệng, táo bón, bứt rứt...)<br />
<br />
Lý do những triệu chứng tắc nghẽn cải<br />
thiện không đáng kể ở giai đoạn sau, khi<br />
điều trị kết hợp<br />
Những bệnh nhân được chọn đưa vào<br />
nghiên cứu là bệnh nhân đã được cho uống<br />
Tamsulosin trong 4 – 6 tuần trước. Thời gian này<br />
là thời gian đầu tác dụng của thuốc chẹn α1<br />
nhằm cải thiện các triệu chứng thuộc nhóm tắc<br />
nghẽn. Theo nhiều nghiên cứu, các triệu chứng<br />
này giảm nhanh trong vòng 4 – 6 tuần đầu, sau<br />
đó giảm chậm hơn. Số liệu cũng cho thấy, tông<br />
số điểm IPSS, sau 4 – 6 tuần đơn trị bằng<br />
Tamsulosin giảm từ 19,6 ± 7,3 còn 15,5 ± 6,2; và<br />
tổng số điểm tắc nghẽn từ 10,4 ± 3,6, giảm xuống<br />
6,7 ± 3,7. Những thay đổi này có ý nghĩa thống<br />
kê. Nếu tiếp tục điều trị với Tamsulosin thì các<br />
triệu chứng tắc nghẽn cũng sẽ cải thiện chậm ở<br />
thời gian sau.<br />
Sau 12 điều trị tiếp, có thêm Solifenacin 5<br />
mg/ngày, tổng số điểm tắc nghẽn thay đổi chậm<br />
và ít hơn, từ 6,7 ± 3,7 giảm còn 5,2 ± 3,2. Sự thay<br />
đổi này không có ý nghĩa thống kê nếu tính từng<br />
triệu chứng một, tuy nhiên nếu gộp tất cả lại thì<br />
tổng điểm thay đổi có ý nghĩa thống kê (p