Trần Văn Tiến<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 3 - 7<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC BÔI DAIVONEX TRONG ĐIỀU TRỊ<br />
BỆNH VẢY NẾN THỂ THÔNG THƯỜNG<br />
Trần Văn Tiến<br />
Bệnh Viện Da liễu Trung ương<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và xác định tác dụng không mong muốn của thuốc Daivonex trong<br />
điều trị vảy nến thể thông thường.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng tự so sánh trên 38 bệnh nhân vảy nến thể thông<br />
thường từ 18 tuổi trở lên, có diện tích thương tốn dưới 40%, dùng Daivonex ngày 2 lần. Đánh giá tiến<br />
triển của bệnh bằng chỉ số PASI và 4 mức độ khỏi bệnh: rất tôt, tốt, trung bình, kém tương ứng với các<br />
chỉ số PASI.<br />
Kết quả: Điều trị 38 bệnh nhân vảy nến thể thông thường bằng mỡ Daivonex 50µg/g ngày 2 lần trong<br />
6 tuần. Kết quả thấy các thương tổn da giảm nhanh, đặc biệt trong những tuần đầu PASI giảm được<br />
29,07%, sau 6 tuần giảm được 83,90%. Thuốc có tác dụng giảm ngứa rõ rệt ở 63,33% bệnh nhân có<br />
ngứa. Kết quả rất tốt và tốt đạt được sau 6 tuần điều trị là 86,84%. Dùng Daivonex đơn giản dễ thực<br />
hiện. không ảnh hường đến nồng độ canxi máu, một số trường hợp kích ứng nhẹ nhưng không phải<br />
ngừng điều trị.<br />
Kết luận: Daivonex điều trị vảy nến thể thông thường có hiệu quả ngay từ tuần đầu và có tác dụng<br />
giảm ngứa ở một số trường hợp. Sau 6 tuần điều trị tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt và rất tốt cao, tác<br />
dụng không mong muốn không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.<br />
Từ khóa: Daivonex; Vảy nến thể thông thường, Chỉ số PASI, Điều trị, Thương tổn da.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Vảy nến là một trong những bệnh ngoài da<br />
thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế<br />
giới. Từ lâu các nhà nghiên cứu đã đưa ra<br />
nhiều giả thiết về căn sinh bệnh học của vảy<br />
nến nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định<br />
được rõ ràng. Điều trị bệnh vảy nến vẫn là<br />
một vấn đề vô cùng khó khăn. Hiện nay vẫn<br />
chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu<br />
chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Daivonex<br />
là một đồng đẳng hoạt tính của vitamin D3,<br />
có tác dụng điều trị vảy nến do ức chế sự tăng<br />
triển các tế bào sừng và tác dụng trên những<br />
tế bào có thẩm quyền miễn dịch, tác dụng<br />
chuyển hoá canxi và phospho thì giảm đi 100<br />
lần so với vitaminD3 [5], [8], [9]. Nhiều tác<br />
giả trên thế giới đã nghiên cứu đánh giá hiệu<br />
quả và có những nhận xét khác nhau. Ở Việt<br />
Nam chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng<br />
Daivonex trong điều trị bệnh vảy nến. Để<br />
hiểu thêm về hiệu quả điều trị cũng như<br />
những tác dụng không mong muốn của<br />
Daivonex, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm<br />
mục đích:<br />
*<br />
<br />
1) Đánh giá hiệu quả của Daivonex trong điều<br />
trị bệnh vảy nến thông thường (thể mảng và<br />
đồng tiền) tại Viện Da liễu Việt Nam.<br />
2) Xác định tác dụng không mong muốn của<br />
thuốc.<br />
ĐỐI TƯỢNG<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
VÀ<br />
<br />
PHƯƠNG<br />
<br />
PHÁP<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân vảy nến thể mảng và thể đồng tiền<br />
được điều trị tại Viện Da liễu Việt Nam từ<br />
06/2004 đến 06/2006.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thử nghiệm lâm sàng so sánh trước và sau<br />
điều trị. Mẫu thuận tiện gồm 38 bệnh nhân<br />
vảy nến thể thông thường.<br />
- Vật liệu nghiên cứu: mỡ Daivonex 50µg/g,<br />
bôi ngày 2 lần.<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân 18 tuổi trở<br />
lên, vảy nến thể mảng, thể đồng tiền dai dẳng,<br />
có diện tích thương tổn nhỏ hơn 40% diện<br />
tích da của cơ thể. Chẩn đoán xác định dựa<br />
vào lâm sàng và sinh thiết thương tổn.<br />
3<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Văn Tiến<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những thể vảy nến<br />
khác. Những bệnh nhân đã được điều trị<br />
thuốc kháng vảy nến toàn thân trong vòng 01<br />
tháng hoặc các thuốc dùng tại chỗ có gây ảnh<br />
hưởng đến bệnh như corticoids, các thuốc ức<br />
chế miên dịch. Bệnh nhân có thai hoặc bệnh<br />
nhân cho con bú. Bệnh nhân có các bệnh suy<br />
giảm miễ dịch cà các bệnh mạn tính khác như;<br />
rối loạn tâm thần, viêm gan, thận, nhiễm HIV.<br />
- Đánh giá mức độ nặng của bệnh bằng chỉ số<br />
PASI (Psoriasis Area serverity Index), tối đa<br />
là 72 [7].<br />
PASI<br />
=<br />
0,1(Rh+Th+Sh)Ah<br />
+<br />
0,2(Ra+Ta+Sa)Aa + 0,3(Rb+Tb+Sb)Ab +<br />
0,4(Rl+ Tl+ Sl)Al.<br />
- Redness (R): 0 1 2 3 4; Thickness<br />
(T): 0 1 2 3 4.<br />
- Scaliness (S): 0 1 2 3 4; - Areas (A)<br />
= 0 1 2 3 4 5 6<br />
<br />
89(01/2): 3 - 7<br />
<br />
1: < 10%; 2: 10