intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị viêm gan siêu vi B lamivudin và tenofovir tại Bệnh viện Đa khoa số 10 - Hậu Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của thuốc kháng HBV đường uống lamivudin và tenofovir sau 12 tháng điều trị trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tại Bệnh viện Đa khoa số 10 – Hậu Giang trong năm 2019. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu trên 177 hồ sơ bệnh án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị viêm gan siêu vi B lamivudin và tenofovir tại Bệnh viện Đa khoa số 10 - Hậu Giang

  1. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI B LAMIVUDIN VÀ TENOFOVIR TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SỐ 10 – HẬU GIANG Trần Trúc Giang1 và Nguyễn Thị Thu Hương2* 1 Bệnh viện Đa khoa số 10 – Hậu Giang 1 Trường Đại học Tây Đô 2 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (*Email: huongsam@hotmail.com) Ngày nhận: 01/6/2022 Ngày phản biện: 12/8/2022 Ngày duyệt đăng: 20/9/2022 TÓM TẮT Nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) là một vấn đế sức khỏe lớn của toàn cầu, có thể dẫn đến viêm gan mạn tiến triển, xơ gan và ung thư biểu mô gan. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của thuốc kháng HBV đường uống lamivudin và tenofovir sau 12 tháng điều trị trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tại Bệnh viện Đa khoa số 10 – Hậu Giang trong năm 2019. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu trên 177 hồ sơ bệnh án. Kết quả nghiên cứu ghi nhận ở tháng thứ 12 về tỷ lệ bình thường hóa hoạt độ ALT là 79,66%; tỷ lệ bệnh nhân có HBeAg(-) đạt 79,40% và tỷ lệ đáp ứng virus (tải lượng HBV DNA dưới ngưỡng) của toàn bộ mẫu nghiên cứu chiếm 86%. Mức độ tương tác nghiêm trọng chiếm tỉ lệ cao (46,15%) và tương tác trung bình chiếm 44,24% được ghi nhận. Tương tác thuốc đáng chú ý nhất là meloxicam và tenofovir (nghiêm trọng) chiếm 32,65% và cặp tương tác ở mức độ trung bình tenofovir-metformin chiếm 33,65%. Như vậy, đơn trị liệu bằng thuốc kháng HBV đường uống tenofovir chiếm tỷ lệ cao hơn phác đồ kết hợp tenofovir và lamivudin với các kết quả khả quan về các thông số xét nghiệm cận lâm sàng (đáp ứng sinh hóa, đáp ứng virus). Việc phát hiện các cặp tương tác thuốc giúp có biện pháp quản lý sử dụng thuốc kháng HBV an toàn và hiệu quả. Từ khóa: Đáp ứng sinh hóa, đáp ứng virus, lamivudin, tương tác thuốc, tenofovir Trích dẫn: Trần Trúc Giang và Nguyễn Thị Thu Hương, 2022. Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị viêm gan siêu vi B lamivudin và tenofovir tại Bệnh viện Đa khoa số 10 – Hậu Giang. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 16: 252-263. * PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương – Giảng viên Khoa Dược, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 252
  2. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Viêm gan siêu vi B (VGSV B) là bệnh NGHIÊN CỨU lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục 2.1. Đối tượng nghiên cứu và từ mẹ sang con, do siêu vi viêm gan B Hồ sơ bệnh án ngoại trú được hồi cứu từ (HBV) gây ra. Theo báo cáo của Tổ chức Cơ sở dữ liệu của Bệnh viện Đa khoa số 10 Y tế Thế giới (WHO, 2017), ước tính năm trong năm 2019. 2015 toàn cầu có khoảng 257 triệu người nhiễm HBV mạn và 884.400 người tử 2.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu vong, phần lớn do các biến chứng xơ gan Hồ sơ bệnh án ngoại trú của bệnh nhân và ung thư biểu mô tế bào gan có độ tuổi từ 18 - 85 tuổi, chưa từng được (hepatocellular carcinoma, HCC). Việt tiêm vaccin HBV, có chức năng thận bình Nam nằm trong vùng dịch tễ lưu hành cao thường, có thời gian điều trị VGSV B trên của nhiễm HBV (tỉ lệ nhiễm HBV 20%) 6 tháng, có xét nghiệm cận lâm sàng HBV với đường lây chủ yếu là từ mẹ truyền sang đo tải lượng Real-time PCR và được chỉ con (Bộ Y tế, 2019). Trong đó, ước tính có định thuốc điều trị VGSV B tại Bệnh viện khoảng 12,3% nam giới và 8,8% nữ giới có Đa khoa số 10 trong năm 2019. nhiễm HBV mạn (Bộ Y tế, 2020). Hiện tại, có nhiều thuốc để điều trị VGSV B mạn với 2.3. Tiêu chuẩn loại trừ mục đích duy trì tải lượng HBV DNA dưới Bệnh án ngoại trú có chẩn đoán viêm ngưỡng để có thể ngăn ngừa tiến triển đến gan khác không phải do HBV. xơ gan, HCC và tử vong. Quyết định phác Bệnh án ngoại trú không có cận lâm đồ điều trị phù hợp và đánh giá hiệu quả sàng HBV đo tải lượng Real-time PCR. các thuốc kháng HBV dựa trên các đáp ứng sinh hóa và đáp ứng virus là những vấn đề Bệnh án ngoại trú có cận lâm sàng HBV cấp thiết trên thực hành lâm sàng. đo tải lượng Real-time PCR nhưng không sử dụng thuốc điều trị viêm gan siêu vi B. Bệnh viện Đa khoa số 10 là cơ sở y tế tư nhân đầu tiên được thành lập ở tỉnh Hậu Bệnh án ngoại trú không được bệnh Giang, với năng lực về trang thiết bị xét nhân tuân thủ theo phác đồ điều trị. nghiệm trong chẩn đoán và theo dõi điều trị Bệnh án ngoại trú có đồng nhiễm viêm gan do siêu vi B hoặc C, tuy nhiên HBV/HIV; đồng nhiễm HBV/HCV. chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả các thuốc kháng HBV cũng như tương tác Bệnh án của phụ nữ mang thai. thuốc giữa các thuốc kháng HBV với các 2.4. Phương pháp nghiên cứu thuốc điều trị bệnh kèm khác. Do đó, đề tài được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt đánh giá hiệu quả điều trị của lamivudin và ngang mô tả (trên dữ liệu hồi cứu). tenofovir qua các xét nghiệm cận lâm sàng, 2.5. Phương pháp thu thập thông tin và phân tích tương tác thuốc có ý nghĩa lâm và phân tích xử lý số liệu sàng trên bệnh án viêm gan siêu vi B có Thu thập toàn bộ bệnh án VGSV B điều bệnh lý kèm. trị ngoại trú đạt tiêu chuẩn chọn mẫu và kết quả cận lâm sàng được truy xuất từ hệ 253
  3. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 thống phần mềm quản lý Bệnh viện Đa yếu tố là hoạt độ ALT và tải lượng HBV khoa số 10. Số liệu được ghi nhận từ phiếu DNA. Bệnh án VGSV B đơn thuần chiếm thu thập thông tin của các hồ sơ bệnh án 57,63%, bệnh án có bệnh lý kèm chiếm mỗi 4 tuần, cho đến tuần thứ 48 được nhập 42,37%, trong đó bệnh tăng huyết áp chiếm vào máy tính, quản lý bằng phần mềm tỷ lệ cao nhất (33,3%). Tỷ lệ mắc bệnh Excel 2016, được xử lý và phân tích thống VGSV B ở nam giới (53,67%) cao hơn nữ kê bằng phần mềm SPSS 23.0. Phân tích giới (46,33%). Tỷ lệ VGSV B mạn chủ yếu tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trên ở nhóm đối tượng có độ tuổi từ 41 – 64 tuổi bệnh án VGSV B có kèm bệnh lý khác: (48,02%). Tỷ lệ bệnh án trước nghiên cứu Liệt kê các thuốc dùng chung trên cùng 1 có HBeAg(+) chiếm 55,99% và 89,84% bệnh án, tra cứu tương tác thuốc dựa theo bệnh án ngoại trú có thời gian điều trị liên Dược thư Quốc gia Việt Nam (Bộ Y tế, tục trên 12 tháng. 2018) và các cơ sở dữ liệu điện tử trực Bệnh án sử dụng tenofovir đơn trị liệu tuyến như Drugs.com, webmd.com và chiếm 84,74%. Bệnh án sử dụng phối hợp medscape.com. tenofovir và lamivudin chiếm 15,26%. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Liều lượng sử dụng để điều trị VGSV B: tenofovir là 300 mg x 1 lần/ngày và 3.1. Đặc điểm các hồ sơ bệnh án lamividin là 100 mg x 1 lần/ngày. Sau 12 VGSV B tháng theo dõi, chưa thấy ghi nhận độc tính Nghiên cứu với tổng 177 mẫu bệnh án hay tác dụng phụ nghiêm trọng trên hồ sơ VGSV B, trong đó: Tiền sử gia đình không bệnh án. có mắc HCC hoặc xơ gan, không mẫu bệnh án nào được xác định chỉ số xơ hoá gan (do 3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị của bệnh viện không triển khai) và việc chỉ lamivudin và tenofovir qua xét nghiệm định điều trị thuốc kháng siêu vi dựa vào 2 cận lâm sàng Bảng 1. Các thông số chức năng gan ghi nhận sau 12 tháng điều trị Bình thường Trên ngưỡng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) AST (GOT) 125 70,62 52 29,38 GGT (Gamma GT) 148 83,62 29 16,38 ALT (GPT) 141 79,66 36 20,34 Chú thích: Chỉ số ALT trên ngưỡng với giá trị như sau: ALT > 2 lần ULN: Tần số 15, tỷ lệ 41,67% ALT < 2 lần ULN: Tần số 21, tỷ lệ 58,33% Các thông số chức năng gan có chỉ số bình thường chiếm trên 70%. 254
  4. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Hình 1. Mô tả sự chuyển đổi huyết thanh HBeAg và HbeAb Tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh HBeAg đầu có 4,5% (+) lại. Tỷ lệ chuyển đổi (+) sang (-) từ 53,99% còn 16,1% sau huyết thanh HBeAb (-) sang (+) chiếm điều trị, trong số 46,01% HBeAg(-) ban 29,10% (Hình 1). Hình 2. Mô tả sự chuyển đổi huyết thanh HBsAg và HBsAb 255
  5. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Kết quả ở Hình 2 cho thấy tỷ lệ chuyển huyết thanh HBsAb (-) sang (+) chiếm đổi huyết thanh HBsAg (+) sang (-) từ 90%. 92,40% còn 81,0% và tỷ lệ chuyển đổi Hình 3. Mô tả chỉ số định lượng HBV DNA trong bệnh án Kết quả ở Hình 3 cho thấy lượng HBV nghiên cứu sau 12 tháng điều trị chiếm DNA không tìm thấy trong bệnh án 86%. Bảng 2. Mức độ tương tác được tìm thấy tại các hồ sơ bệnh án Nhẹ Vừa phải Nghiêm trọng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) 10 9,61 46 44,24 48 46,15 Mức độ tương tác nghiêm trọng chiếm Mức độ tương tác trung bình chiếm tỉ lệ cao, 46,15% được tìm thấy trong các 44,24%. hồ sơ bệnh án VGSV B có bệnh lý kèm. 256
  6. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Bảng 3: Các cặp tương tác trong hồ sơ bệnh án viêm gan siêu vi B có bệnh lý kèm Cặp tương tác n, % Mức độ Ảnh hưởng do tương tác Nghiêm Meloxicam ↔ Tenofovir 34 (32,65%) Tăng nguy cơ suy thận trọng Nghiêm Giảm tác dụng bảo vệ tim Esomeprazole ↔ Clopidogrel 5 (4,76%) trọng mạch của clopidogrel Nghiêm Tăng nguy cơ quá liều Gabapentin ↔ Tramadol 3 (2,9%) trọng opioid Nghiêm Meloxicam ↔ Perindopril 2 (1,92%) Giảm chức năng thận trọng Nghiêm Giảm tác dụng bảo vệ tim Omeprazole ↔ Clopidogrel 2 (1,92%) trọng mạch của clopidogrel Ciprofloxacin ↔ Nghiêm 1 (1%) Tăng nguy cơ co giật Tramadol trọng Hạ huyết áp, suy giảm Nghiêm Losartan ↔ Perindopril 1 (1%) chức năng thận và tăng trọng kali huyết Tăng nồng độ trong máu và tác dụng của cả hai loại Tenofovir ↔ Metformin 35 (33,65%) Trung bình thuốc, tăng độc tính trên thận Giảm tác dụng của Bisoprolol ↔ Meloxicam 2 (1,92%) Trung bình bisoprolol Clopidogrel và NSAID đều ức chế kết tập tiểu cầu Clopidogrel ↔ Meloxicam 2 (1,92%) Trung bình (làm tăng nguy cơ chảy máu). Giảm tác dụng hạ huyết áp Meloxicam ↔ Losartan 2 (1,92%) Trung bình của losartan, giảm chức năng thận Làm hạ huyết áp và làm Bisoprolol ↔ Hydrochlorothiazid 1 (1%) Trung bình chậm nhịp tim Tăng nguy cơ nhiễm độc Meloxicam ↔ Ciprofloxacin 1 (1%) Trung bình hệ thần kinh trung ương Giảm nhịp tim, dẫn truyền Bisoprolol ↔ Amlodipine 1 (1%) Trung bình tim và co bóp cơ tim, tăng tác dụng hạ huyết áp Có thể làm tăng hoặc giảm Ciprofloxacin ↔ Metformin 1 (1%) Trung bình lượng đường trong máu Giảm chức năng thận, gây Meloxicam ↔ Hydrochlorothiazid 1 (1%) Trung bình suy tim sung huyết 257
  7. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Tương tác giữa Meloxicam ↔ Trong tất cả các bệnh lý kèm, bệnh Tenofovir là tương tác nghiêm trọng, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tỉ lệ cao (32,65%). Tương tác giữa (33,3%), tiếp theo là bệnh lý dạ dày Tenofovir ↔ Metformin là tương tác mức (24,9%). Điều này phù hợp với kết quả độ trung bình, chiếm tỉ lệ cao (33,65%). ghi nhận về lứa tuổi, tính chất nghề 4. THẢO LUẬN nghiệp tương quan với các yếu tố bệnh sinh như: Stress, vận động, mức độ sử 4.1. Đặc điểm các hồ sơ bệnh án dụng rượu bia,… ngoại trú có chẩn đoán viêm gan siêu vi B HBV có 3 loại kháng nguyên HBsAg, HBeAg và HBcAg, tương ứng với 3 loại Trong nghiên cứu này, tỉ lệ nam giới kháng nguyên trên là 3 loại kháng thể mắc bệnh VGSV B mạn cao hơn nữ giới, anti-HBs, anti-HBc và anti-HBe. Sự hiện chiếm 53,67% và tương đồng với nghiên diện của các kháng nguyên, kháng thể cứu của Trần Thị Khánh Tường (2018) là này quan trọng trong việc xác định bệnh, 62,5%, Lê Thanh Phuông (2012) là thể bệnh cũng như diễn biến bệnh (Do A 55,56%, Trần Văn Huy (2012) là 61,3%, and Reau, 2020; Quyết định số 1868/QĐ Nguyễn Thị Hoa và ctv., (2014) là 60,0%, - BYT, ngày 24 tháng 04 năm 2020). Đình Văn Huy (2012) là 66,0%. Điều này Trong điều kiện của cơ sở lấy mẫu, kết có thể lý giải do nam giới có yếu tố phơi quả nghiên cứu đề tài ghi nhận tỷ lệ bệnh nhiễm cao hơn liên quan đến lối sống án trước nghiên cứu có HBeAg(+) chiếm (rượu bia, quan hệ tình dục không an 55,99%. Nghiên cứu của Đoàn Công Du toàn) và tuân thủ việc khám sức khỏe và ctv., (2019) thì tỷ lệ HBeAg(+) là định kỳ (để phát hiện và đánh giá tình 49%. Nghiên cứu của Dương Hữu Tín trạng bệnh qua xét nghiệm, tiêm phòng (2014) thì tỷ lệ HBeAg(+) là 40,51%. vaccin kháng HBV) kém hơn nữ giới. Nghiên cứu của Đình Văn Huy (2012) ghi Về phân bố nhóm tuổi trong nghiên nhận kết quả HBeAg(+) là 58,0%. cứu này ghi nhận ở nhóm tuổi từ 18 – 40 4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị tuổi chiếm 43,50%, nhóm từ 41 – 64 tuổi VGSV B của lamivudin và tenofovir chiếm tỉ lệ 48,2%, nhóm từ 65 – 85 tuổi qua xét nghiệm cận lâm sàng là 8,48%. Kết quả của nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Đoàn Công Du Liều lượng sử dụng thuốc để điều trị và cộng sự (2019) ghi nhận kết quả độ VGSV B phù hợp với phác đồ điều trị tuổi từ 31– 45 tuổi có tỷ lệ cao nhất với theo Quyết định số 3310/QĐ-BYT ngày 42,2% tiếp theo là nhóm từ 46 – 60 tuổi 29 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế: Với 30,4% và nhóm từ 15 – 30 tuổi có tỷ lệ tenofovir là 300 mg x 1 lần/ngày và 15,7%. Nghiên cứu của Lê Đức Nhuận lamividin là 100 mg x 1 lần/ngày. Do tiêu (2017) ghi nhận kết quả các đối tượng chuẩn chọn mẫu là bệnh nhân có chức VGSV B mạn nhóm tuổi từ 31 – 45 tuổi năng thận bình thường nên không có việc là 36,2% và từ 46 – 60 tuổi là 24,6%. hiệu chỉnh liều của các thuốc. 258
  8. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Xét về tính tuân thủ điều trị trong hồ HBV thể hoang dại (wild type) (Do A, sơ bệnh án, nghiên cứu này ghi nhận mức Reau NS, 2020). độ tuân thủ của bệnh nhân khá cao: Trên Trong nghiên cứu có 123/177 bệnh 6 tháng chiếm 1,69% (trong đó bệnh án nhân có sự chuyển đổi sang HBeAg (-) có hồ sơ chuyển tuyến chiếm 70%) và huyết thanh với tỉ lệ 37,89%, tỉ lệ này đạt trên 12 tháng chiếm 89,84% (bệnh án khá cao và có chênh lệch so với các được ghi chép liên tục trong thời gian nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu). Hồ sơ bệnh án đến ngày tái của Đoàn Công Du và cộng sự (2019) là khám nhưng bệnh nhân không đến, dẫn tỷ lệ chuyển đổi từ HBeAg(+) huyết đến việc gián đoạn trong điều trị (thời thanh sang HBeAg(-) sau 3 tháng là 16% gian bị gián đoạn ít nhất là 1 tuần, nhiều và sau 6 tháng là 52%. Nghiên cứu của nhất là 3 tuần) chiếm 8,47%. tác giả Lê Đức Nhuận (2017) thì tỷ lệ này Đáp ứng hoạt độ enzym ALT là 9,1% và 24,2%. Nghiên cứu của Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bình Patrick Marcellin và cộng sự (2014) cho thường hóa ALT ở tháng thứ 12 là thấy tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh sau 48 79,66% (141 trên 177 trường hợp) cho tuần điều trị tenofovir TDF là 21%. toàn bộ mẫu nghiên cứu. Kết quả nghiên Nghiên cứu Trần văn Huy (2012) cho cứu tương đồng với các nghiên cứu của thấy tỷ lệ HBeAg(+) chuyển sang Trần Văn Huy và cộng sự (2012) là HBeAg(-) sau 12 tháng điều trị là 8,3%. 89,3%, Lê Thanh Phuông và cộng sự Kết quả của Nguyễn Văn Mùi (2010) là (2012) là 63,4%, của Trần Thị Khánh 80,95% sau 48 tuần điều trị và nghiên cứu Tường (2018) là 67,50%, và của Manns của Lê Thanh Phuông (2012) cho thấy M. và cộng sự (2008) là 74-78%. sau 12 tháng có 4% bệnh nhân có chuyển đổi huyết thanh HBeAg (-). Đáp ứng huyết thanh Đáp ứng HBV DNA HBeAg là dấu ấn sự nhân đôi của HBV. HBeAg (+) thường kèm với nồng Tỷ lệ đáp ứng virus (tải lượng HBV độ HBV-DNA cao và sự lây truyền cao. DNA dưới ngưỡng) ở tháng thứ 12 của Sự chuyển đổi huyết thanh HBeAg sang toàn bộ mẫu nghiên cứu là 152/177 Anti HBe [HBeAg (+) trở nên (-)] và anti (chiếm 86%). Tỷ lệ này khá cao so với HBs (-) trở nên (+) chứng tỏ HBV ngưng công bố của các nghiên cứu trước. Lê nhân đôi kèm với giảm nồng độ HBV - Thanh Phuông (2012) ghi nhận sau 12 DNA huyết tương và sự thuyên giảm tháng có 42% bệnh nhân có HBV-DNA bệnh gan. Một số bệnh nhân HBV vẫn
  9. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Nghiên cứu của Nguyễn Văn Mùi (2010) 14,29%, của Võ Duy Thông (2021) công cho thấy nồng độ HBV-DNA về dưới bố tải lượng HBV DNA dưới ngưỡng là ngưỡng sau điều trị 48 tuần chiếm 65% sau 6 tháng điều trị. Bảng 4. Tổng hợp đánh giá hiệu quả điều trị VGSV B của tenofovir đơn trị và lamivudin + tenofovir qua các xét nghiệm cận lâm sàng Thuốc Tenofovir 300 mg Tenofovir 300 Tổng Chỉ sử dụng và lamivudin 100 Khác mg số mg n=66 n=14 n=61 Bình thường 37,29% 7,91% 34,46% ALT 177 n=17 n=14 n=5 Trên ngưỡng 9,6% 7,91% 2,83% n=63 n=8 n=52 Chuyển (-) 40,65% 5,16% 33,55% Không chuyển n=10 n=5 n=10 HBeAg (-) 6,45% 3,23% 6,45% 155 n=5 n=1 n=1 (+) lại 3,23% 0,64% 0,64% n=9 n=1 n=6 Giảm 5,09% 0,56% 3,39% HBV n=3 n=1 n=5 Tăng DNA 1,69% 0,56% 2,83% 177 n=71 n=17 n=64 Dưới ngưỡng 40,12% 9,6% 36,16% 4.3. Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm tác dụng phụ của meloxicam, do cả hai sàng cạnh tranh đào thải qua thận (đào thải tích Tương tác đáng chú ý nhất là cực nhờ protein vận chuyển OAT ở ống meloxicam và tenofovir chiếm tỉ lệ lượn gần). Vì vậy, cần có biện pháp theo 32,65% trong các cặp tương tác do cả hai dõi chức năng thận khi bắt buộc phải điều thuốc đều gây độc cho thận. Dùng chung trị cùng lúc hai loại thuốc trên. Trong 177 tenofovir với các thuốc gây độc thận khác bệnh án được theo dõi có đến 15,7% bệnh có thể làm tăng nguy cơ suy thận. Suy án VGSV B có bệnh xương khớp đi kèm thận thứ phát do sử dụng một NSAID là và nhóm NSAID với các tác dụng kháng meloxicam có thể làm giảm độ thanh thải viêm và giảm đau là lựa chọn ưu tiên. Vì của tenofovir (chủ yếu được thải trừ bằng vậy cần có hướng điều trị hợp lý hơn đối sự kết hợp giữa lọc cầu thận và thải trừ với những bệnh nhân VGSV B có kèm tích cực ở ống thận). Ngoài ra, tenofovir bệnh xương khớp (với 80% bệnh án được disoproxil fumarate (TDF) làm tăng nồng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp), có thể độ meloxicam trong máu, có thể làm tăng thay TDF bằng tenofovir alafenamide fumarate trong điều trị VGSV B; hoặc 260
  10. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 thay nhóm NSAID bằng các nhóm điều có sự chuyển đổi sang HBeAg (-) huyết trị xương khớp/thoái hoá khớp khác, ví thanh) và đáp ứng virus (tỷ lệ có tải lượng dụ như diacerin, glucosamin, HBV DNA dưới ngưỡng chiếm 86%). gabapentin… Việc phát hiện các cặp tương tác thuốc Sử dụng đồng thời tenofovir và như tenofovir - meloxicam và tenofovir - metformin gây tương tác ở mức độ trung metformin giúp cơ sở nơi lấy mẫu có các bình (chiếm tỉ lệ 33,65%) do làm tăng biện pháp quản lý sử dụng thuốc kháng nồng độ cả hai thuốc trong máu. TDF làm HBV an toàn và hiệu quả. giảm độ thanh thải qua thận của TÀI LIỆU THAM KHẢO metformin (do ức chế các protein vận 1. Bộ Y tế, 2019. Quyết định chuyển metformin là OCT/MATE ở ống 3310/QĐ-BYT, ngày 29 tháng 07 năm thận) dẫn đến làm tăng hiệu lực của 2019, về việc ban hành “Hướng dẫn metformin và gây hạ đường huyết quá chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan B”. mức (Ivy et al., 2016). Do đó cần bắt đầu bằng liều thấp nhất có hiệu quả của 2. Bộ Y tế, 2020. Quyết định số metformin và hiệu chỉnh liều dựa vào 1868/QĐ - BYT, ngày 24 tháng 04 năm nồng độ glucose máu và làm tăng độc tính 2020, về việc ban hành “Hướng dẫn xét tại thận của tenofovir. Ngoài ra, tình trạng nghiệm vi rút viêm gan B, C”. giảm trọng lượng cơ thể và nhiễm acid 3. Bộ Y tế, 2018. Dược Thư Quốc lactic (lactic acidosis) do quá liều Gia Việt Nam (Vietnamese National metformin có thể ảnh hưởng đến dược Drug Formulary). Nhà xuất bàn Y học động học một số thuốc. Vì tenofovir gây Hà Nội. độc tính trên thận, đặc biệt là ở ống lượn gần, nên cần xét nghiệm chức năng thận 4. Do A, Reau NS., 2020. Chronic bao gồm creatinin huyết thanh, độ thanh Viral Hepatitis: Current Management thải creatinin, glucose nước tiểu và and Future Directions, Hepatology protein nước tiểu, nên được thực hiện Communications, Vol. 4(3), pp.329– trước và trong khi điều trị. Bệnh nhân suy 341. thận lúc ban đầu hoặc trong quá trình điều 5. Dương Hữu Tín, Trần Ngọc trị nên điều chỉnh liều lượng hợp lý. Dung, Kha Hữu Nhân, 2014. Đặc điểm 5. KẾT LUẬN cận lâm sàng và kết quả sớm điều trị viêm gan siêu vi B tại Bệnh viện Trường Nghiên cứu đã ghi nhận đơn trị liệu Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2013- bằng thuốc kháng HBV đường uống 2014. Tạp chí Y Dược Cần Thơ, số 1, tr. tenofovir chiếm tỷ lệ cao hơn phác đồ kết 12-17. hợp tenofovir và lamivudin. Việc điều trị đạt các kết quả khả quan về các thông số 6. Đoàn Công Du, Võ Anh Hổ, xét nghiệm cận lâm sàng ở tháng thứ 12 Huỳnh Thị Kim Yến, 2019. Nghiên cứu như đáp ứng sinh hóa (tỷ lệ bình thường đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều hóa ALT là 79,66% và 37,89% bệnh nhân trị sớm tenofovir ở bệnh nhân viêm gan siêu vi b mạn tại Bệnh viện đa khoa 261
  11. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Trung tâm An Giang, năm 2019. Luận 12. Nguyễn Thị Hoa, Trần Ngọc án chuyên khoa cấp II Nội khoa, Trường Ánh, 2014. Sự thay đổi nồng độ HBsAg Đại học Y Dược Cần Thơ. huyết thanh trong dự báo đáp ứng virus 7. Đình Văn Huy, 2012. Đánh giá ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính được kết quả điều trị của thuốc Tenofovir trên điều trị bằng tenofovir. Tạp chí Nghiên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính tại cứu Y học, tập 89(4), tr. 55-61. Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương. Luận 13. Nguyễn Viết Thịnh, Trần Văn văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Huy, 2014. Nghiên cứu đáp ứng sinh Nội. hóa, virus và độ đàn hồi gan ở bệnh 8. Ivy H. Song, Jian Zong, Julie nhân viêm gan virus B mạn sau 12 tháng Borland, Fred Jerva, Brian Wynne, điều trị entecavir. Tạp chí Y Dược học - Maciej J. Zamek-Gliszczynski, Joan E. Trường Đại học Y Dược Huế, tập 4(6), Humphreys, Gary D. Bowers, and Mike tr. 36. Choukour, 2016. The Effect of 14. Trần Thị Khánh Tường, Huỳnh Dolutegravir on the Pharmacokinetics of Tấn Tài, 2019. Hiệu quả của Tenofovir Metformin in Healthy Subjects, J Acquir Disoproxil Fumarate trên xơ hóa gan ở Immune Defic Syndr., Vol. 72(4), pp bênh nhân viêm gan B mạn. Tạp chí Y 400–407. Dược học - Trường Đại học Y Dược 9. Lê Thanh Phuông, Lê Mạnh Huế, tập 9(2), tr.12-16. Hùng, Cao Ngọc Nga, 2012. Hiệu quả 15. Trần Văn Huy, Nguyễn Hoài của Tenofovir trong điều trị viêm gan B Phong, 2012. Nghiên cứu đáp ứng lâm mạn. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 16(1), sàng, sinh hóa và siêu vi sau 12 tháng tr. 107-113. điều trị tenofovir trên bệnh nhân viêm 10. Lê Đức Nhuận, 2017. Nghiên cứu gan B mạn. Tạp chí Y Dược học - đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và Trường Đại học Y Dược Huế, tập 2(5), đánh giá kết quả điều trị sớm bệnh viêm số 11, tr.15-21. gan virus B mạn tại Bệnh viện Quân y 16. Võ Duy Thông, Võ Ngọc Diễm, 121, năm 2016 – 2017. Luận án chuyên 2021. Khảo sát tác động của tenofovir khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược disoproxil fumarate lên chức năng thận ở Cần Thơ. bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn. Tạp 11. Nguyễn Văn Mùi; Hoàng Vũ chí Y học Việt Nam, tập 498(1). Hùng, 2010. Bước đầu đánh giá hiệu quả 17. World Health Organization điều trị của toflovir (tenofovir) ở bệnh (WHO), 2017. Global Health Sector nhân viêm gan B mãn tính hoạt động. Strategy (GHSS) on viral hepatitis Tạp chí Y – Dược học Quân sự, tập 5, tr. 2016–2021. 97-101. 262
  12. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 EFFECT OF LAMIVUDINE AND TENOFOVIR ON HEPATITIS B VIRUS INFECTION TREATMENT AT GENERAL HOSPITAL NO. 10 - HAU GIANG PROVINCE Tran Truc Giang1 and Nguyen Thi Thu Huong2* 1 General Hospital No.10 - Hau Giang Province 1 Tay Do University 2 Hong Bang International University (*Email: huongsam@hotmail.com) ABSTRACT Chronic hepatitis B virus (HBV) infection is a major global health problem. It could lead to advanced chronic hepatitis, cirrhosis, and hepatocellular carcinoma. The study was conducted to evaluate the effectiveness of lamivudine and tenofovir after a 12-month anti- HBV treatment and to detect significant clinical drug-drug interactions in patient medical records. A cross-sectional descriptive study analyzed 177 out-patient medical records that were diagnosed with chronic hepatitis B and treated with oral anti-HBV drugs at General Hospital No.10 - Hau Giang province in 2019. The results showed that ALT normalization rate at 12 months post-treatment was 79.66%, the rate of HBeAg (-) and sustained virological response accounted for 79.40% and 86%, respectively. A high rate of major drug interactions of 46.15% was detected among concomitant drugs used, and the major interaction of tenofovir-meloxicam accounted for 32.65%. The rate of moderate drug interaction was up to 44.24% in tenofovir interaction with metformin at 33.65%. In conclusion, the prescribing rate of tenofovir monotherapy was higher than those of tenofovir combined with lamivudine, and the effectiveness of single tenofovir for the treatment of chronic HBV was demonstrated by serological tests and virological response rates. Detecting significantly clinical drug interactions in this study provides evidence-based information and recommendation for safe and effective use of anti-HBV medications. Keywords: Biochemical response, drug-drug interactions, lamivudine, tenofovir, virological response 263
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2