Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XÉT NGHIỆM D-DIMER<br />
TRONG CHẨN ĐOÁN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU (HKTMS)<br />
Nguyễn Quang Đẳng*, Nguyễn Thị Nguyên*, Lưu Thị Tuyết Tâm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Khảo sát D-dimer trên bệnh nhân nội khoa cấp tính có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu nhằm<br />
đánh giá khả năng loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu và hiệu quả của xét nghiệm D-dimer khi được sử dụng<br />
trong quá trình chẩn đoán.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc trên 187 bệnh nhân nhập viện vào các khoa nội vì bệnh lý nội<br />
khoa cấp tính và dự kiến phải nằm viện ít nhất 7 ngày. Xét nghiệm D-dimer và siêu âm lần một được thực hiện<br />
trong ngày thăm khám đầu tiên.<br />
Kết quả: Tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu là 24,5%. Nồng độ trung bình của D-dimer ở nhóm bệnh nhân<br />
không có HKTMS là 1170,8 ng/ml. Ở nhóm bệnh nhân có HKTMS nồng độ trung bình của D-dimer là<br />
2498,8ng/ml. Nồng độ D-dimer của nhóm có HKTMS cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Ngưỡng chẩn<br />
đoán của D-dimer là 500ng/ml. Độ nhạy đạt 72,2% ; độ đặc hiệu 42,2% ; giá trị tiên đoán dương là 32,4% và giá<br />
trị tiên đoán âm là 93,3%.<br />
Kết luận: Với ngưỡng chẩn đoán là 500 ng/ml, xét nghiệm D-dimer định lượng là phương pháp chính xác<br />
và hiệu quả trong chẩn đoán loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân nội khoa cấp tính có nguy cơ.<br />
Từ khóa: HKTMS: huyết khối tĩnh mach sâu; D-dimer.<br />
ABSTRACT<br />
VALUE OF QUANTITATIVE D-DIMER ASSAY IN DIAGNOSIS<br />
OF DEEP VENOUS THROMBOSIS (DVT)<br />
Nguyen Quang Dang, Nguyen Thi Nguyen, Luu Thi Tuyet Tam<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 30-34<br />
Objective: We observed D-dimer in acute internal medical disease patients with risks of DVT in order to<br />
evaluate the value of quantitative D-dimer assay in diagnosis of DVT, consisting of its ability to rule out DVT<br />
and its cost-effectiveness.<br />
Methods: A longitdial study in 187 patients. Those patients were admitted to hospital due to acute internal<br />
medical diseases, hospitalized at least 7 days. Quantitative D-dimer assay and Duplex ultrasonography of the<br />
lower extremities’ deep veins were done in the first day of our examination.<br />
Results: Percentage of DVT is 24.5%. D-dimer measured in non-DVT patients is 1170.8 ng/ml. D-dimer<br />
measured in patients with DVT is 2498.8 ng/ml. Blood D-dimer concentration in the group with DVT was<br />
higher than in the non-DVT group (p < 0.001). The cut-off value of D-dimer test was 500 ng/ml. Sensitivity of<br />
this test was 72.2%, specifility is 42.2%, positive predictive value was 32.4%, negative predictive value was<br />
93.3%.<br />
Conclusion: With the cut-off value of 500ng/ml, quantitative D-dimer assay is a very effective and exact<br />
laboratory test to rule out DVT in medically ill patients who are thought to be at risk of DVT.<br />
Keywords: DVT: Deep Vein Thrombosis, D-dimer.<br />
* Khoa Huyết Học BV. Thống Nhất Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS.Bs. Nguyễn Quang Đẳng<br />
<br />
30<br />
<br />
ĐT: 0983019642<br />
<br />
Email: dangnq@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
HKTMS là bệnh lý được chú ý từ những<br />
năm đầu của thế kỷ 19. Trong nhóm bệnh nhân<br />
nằm viện, tỉ lệ HKTMS cao hơn nhiều so với tỉ lệ<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn lựa vào nghiên cứu<br />
Bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu phải<br />
thỏa các tiêu chuẩn nhận bệnh sau:<br />
- Tuổi từ 18 tuổi trở lên<br />
<br />
các biến chứng xảy ra khi mắc HKTMS khá<br />
<br />
- Nhập vào điều trị nội trú vì một bệnh nội<br />
khoa cấp cứu, thời gian điều trị ít nhất là 7 ngày.<br />
<br />
nghiêm trọng, có thể xảy ra sớm và gây tử vong<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
như thuyên tắc phổi hoặc muộn hơn như hội<br />
<br />
- Có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch sâu<br />
hoặc thuyên tắc phổi trong vòng 12 tháng<br />
trước đó.<br />
<br />
HKTMS trong cộng đồng. Điều quan trọng là<br />
<br />
chứng sau huyết khối. Điều đáng lưu ý là bệnh<br />
có khả năng phòng ngừa và điều trị được. Để<br />
làm được điều này, HKTMS cần phải được phát<br />
hiện sớm, chẩn đoán sớm và chính xác(9).<br />
Bên cạnh chụp tĩnh mạch, cộng hưởng từ,<br />
chụp cắt lớp, siêu âm… D-dimer là một trong<br />
những xét nghiệm chẩn đoán HKTMS. Xét<br />
nghiệm D-dimer có độ nhạy cao, khả năng loại<br />
trừ HKTMS đáng tin cậy. Độ chính xác của Ddimer và khả năng ứng dụng của nó thay đổi<br />
theo từng nhóm bệnh nhân ở các dân số có nguy<br />
cơ HKTMS khác nhau(5,8,10). Chính vì vậy chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : « Đánh giá hiệu<br />
quả của xét nghiệm D-dimer trong chẩn đoán<br />
huyết khối tĩnh mạch sâu ».<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định nồng độ D-dimer ở nhóm bệnh<br />
nhân có và không có HKTMS. Xác định độ nhạy,<br />
độ chuyên biệt, giá trị tiên đoán âm, giá trị tiên<br />
đoán dương của D-dimer trong chẩn đoán<br />
HKTMS với ngưỡng 500ng/ml.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên Cứu dọc<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân được điều trị nội trú ở các khoa<br />
<br />
- Đang hay dự định sử dụng các biện pháp<br />
dự phòng HKTMS bằng thuốc như heparin<br />
không phân đoạn, heparin trọng lượng phân tử<br />
thấp hay thuốc kháng đông uống.<br />
- Đang sử dụng heparin không phân đoạn<br />
hay heparin trọng lượng phân tử thấp để điều trị<br />
bệnh nội khoa không phải HKTMS hoặc<br />
warfarin trên 48 giờ.<br />
- Vừa trải qua phẫu thuật lớn hay chấn<br />
thương nặng trong vòng 3 tháng trước và phải<br />
nhập viện.<br />
<br />
Mô hình nghiên cứu<br />
Bệnh nhân nhập viện vì một bệnh nội khoa<br />
cấp tính và có các yếu tố nguy cơ như :<br />
- Suy hô hấp hay suy tim mạn<br />
- Hóa trị liệu ở bệnh nhân ung thư<br />
- Bệnh ác tính<br />
- Đột quỵ hay nhồi máu cơ tim<br />
- Nhiễm trùng cấp<br />
Bệnh nhân nhập viện thỏa mãn những yếu<br />
tố trên, sau thăm khám lâm sàng cho làm xét<br />
nghiệm D-dimer và siêu âm Duppler 2 chi dưới.<br />
Xét nghiệm D-dimer được thực hiện trên<br />
máy đông máu tự động Sta-compact<br />
Dương tính (≥ 500 ng/ml)<br />
<br />
của bệnh viện Thống Nhất từ tháng 10/2012 đến<br />
<br />
Âm tính (< 500 ng/ml)<br />
<br />
tháng 11/2013.<br />
<br />
Siêu âm Duplex hai chi dưới<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
31<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bệnh nhân nhập viện bệnh nội khoa cấp cứu có yếu tố nguy cơ HKTMS<br />
<br />
Xét nghiệm D-dimer<br />
<br />
Dương tính ≥ 500ng/ml<br />
<br />
Âm tính < 500ng/ml<br />
<br />
Siêu âm Duplex 2 chi dưới<br />
lần 1<br />
<br />
Không phát hiện HKTMS<br />
<br />
Phát hiện HKTMS<br />
<br />
Siêu âm Duplex 2 chi dưới lần<br />
2<br />
<br />
Không phát hiện HKTMS<br />
<br />
Phát hiện HKTMS<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (n=187)<br />
Bảng 1 : Đặc điểm về nhóm tuổi<br />
Nhóm tuổi<br />
≤ 65 tuổi<br />
> 65 tuổi<br />
Tuổi trung bình<br />
<br />
N<br />
68<br />
119<br />
<br />
N<br />
121<br />
66<br />
187<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
36, 36 %<br />
63, 64 %<br />
70,2 ± 15,1<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
64,7 %<br />
35,3 %<br />
100%<br />
<br />
Bảng 3: Tỉ lệ các bệnh nội khoa cấp tính là nguyên<br />
nhân nhập viện<br />
Mặt bệnh<br />
Nhiễm trùng cấp<br />
Suy tim nặng<br />
COPD<br />
Nhồi máu não<br />
Ung thư<br />
<br />
32<br />
<br />
n<br />
83<br />
23<br />
10<br />
19<br />
38<br />
<br />
n<br />
14<br />
187<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
7,5<br />
<br />
Bảng 3: Tỉ lệ phát hiện HKTMS theo siêu âm<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm về giới:<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng<br />
<br />
Mặt bệnh<br />
Nhồi máu cơ tim<br />
Tổng<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
44,4<br />
12,3<br />
5,3<br />
10,2<br />
20,3<br />
<br />
Siêu âm<br />
Lần 1<br />
<br />
Tỉ lệ HKTMS<br />
24,5% (n= 46)<br />
<br />
Bảng 4: Giá trị trung bình của D-dimer<br />
N<br />
D-dimer<br />
(ng/ml)<br />
(trung vị)<br />
<br />
Không HKTMS<br />
139<br />
1170,8<br />
(1086,2 – 2170,5)<br />
<br />
Có HKTMS<br />
P<br />
48<br />
2498,8<br />
< 0,001<br />
(457.4 – 3791,5)<br />
<br />
Bảng 5: Độ nhạy và độ đặc hiệu của D-dimer theo<br />
siêu âm<br />
Độ nhạy Độ đặc<br />
hiệu<br />
78,2%<br />
Siêu âm<br />
Kết quả theo (64,2 –<br />
khoảng tin cậy 84,4%)<br />
95%<br />
<br />
42,2%<br />
(34,4 –<br />
48,6%<br />
<br />
Giá trị tiên Giá trị tiên<br />
đoán<br />
đoán âm<br />
dương<br />
32,4%<br />
93,3%<br />
(25,4 –<br />
(85,3 40,5%)<br />
98,8%)<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014<br />
BÀN LUẬN<br />
Tổng số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
là 215, trong đó 15 bệnh nhân có tiêu chuẩn loại<br />
trừ, 13 bệnh nhân không thể thực hiện xét<br />
nghiệm D-Dimer và/ hoặc siêu âm.<br />
<br />
Tổng số bệnh nhân được đưa vào phân tích<br />
cuối cùng là 187.<br />
Đặc điểm bệnh nội khoa cấp tính phải<br />
nhập viện<br />
Trong 187 trường hợp, có 83 trường hợp<br />
được chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng cấp<br />
(44,9%), kế đến là suy tim nặng NYHA độ III, độ<br />
IV (23 trường hợp, chiếm 12,4%), đợt cấp bệnh<br />
phổi tắc nghẽn mãn tính (10 trường hợp, chiếm<br />
5,4%), nhồi máu não (19 trường hợp, chiếm<br />
10,3%), ung thư (38 trường hợp, chiếm 20,5%) và<br />
nhồi máu cơ tim (12 trường hợp, chiếm 6,5%).<br />
<br />
Tỉ lệ HKTMS được chẩn đoán bằng siêu<br />
âm Duplex<br />
Chúng tôi khảo sát 215 BN nhập viện vì<br />
bệnh lý nội khoa cấp tính, tất cả BN đều không<br />
có triệu chứng gợi ý của bệnh lý HKTMS chi<br />
dưới. Chúng tôi tiến hành siêu âm Duplex lần<br />
thứ nhất 187 BN (loại ra 15 BN có tiêu chuẩn loại<br />
trừ, 13 BN không thể thực hiện D-dimer và/hay<br />
siêu âm) phát hiện 46 BN bị HKTMS chiếm tỉ lệ<br />
24,5% (46/187).<br />
So sánh với một số nghiên cứu trên thế giới<br />
và trong nước về tỉ lệ HKTMS chi dưới trên<br />
bệnh nhân nội khoa đã thực hiện, chúng tôi<br />
nhận thấy kết quả của chúng tôi tương tự với<br />
các tác giả Cade JF (tỉ lệ 28,3% trên mẫu nghiên<br />
cứu 60 bệnh nhân)(4), Fraisse F (tỉ lệ 28,1% trên<br />
mẫu 84 bệnh nhân)(7), Belch JJ (tỉ lệ 26% trên 50<br />
bệnh nhân)(2). Nguyễn Văn Trí (tỉ lệ 21,0% trên<br />
mẫu 304 bệnh nhân).<br />
<br />
Nồng độ D-dimer trên nhóm bệnh nhân có<br />
và không có HKTMS<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ<br />
trung bình của D-dimer ở nhóm bệnh nhân<br />
không có HKTMS là 1170,87 ng/ml. Ở nhóm<br />
bệnh nhân có HKTMS nồng độ trung bình của<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
D-dimer là 2498,79ng/ml. Nồng độ D-dimer của<br />
nhóm có HKTMS cao hơn có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,001).<br />
Nồng độ D-dimer trung bình trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu<br />
MEDENOX(Error! Reference source not found.).<br />
Bảng 6: Nồng độ D-dimer trung bình trong nhóm<br />
bệnh nhân có HKTMS và nhóm không có HKTMS<br />
của các nghiên cứu<br />
Nhóm không Nhóm có<br />
P<br />
có HKTMS HKTMS<br />
MEDENOX (n=224)<br />
1170<br />
2250<br />
0,01<br />
Mahmut Nafiz Akman<br />
837<br />
1738<br />
< 0,001<br />
(n = 68)<br />
Nguyễn văn Trí và cs<br />
680,29<br />
1159,8 P < 0,001<br />
(n = 304)<br />
Chúng tôi (n = 187)<br />
1170,87<br />
2498.79 P< 0,001<br />
Nghiên cứu<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ Ddimer của nhóm không có HKTMS và nhóm có<br />
HKTMS cao hơn nghiên cứu của Mahmut Nafiz<br />
Akman và Nguyễn Văn Trí, do nghiên cứu<br />
chúng tôi ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, mắc các<br />
bệnh mãn tính nhiều phần nào lần ảnh hưởng<br />
làm tăng nồng độ D-Dimer. Tuy nhiên nồng độ<br />
D-dimer ở nhóm có KHTMS và nhóm không có<br />
HKTMS có khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Giá trị chẩn đoán HKTMS của D-dimer<br />
Trong chẩn đoán HKTMS, mức 500 ng/ml<br />
được cho là ngưỡng chẩn đoán. Ngưỡng chẩn<br />
đoán phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng mức 500<br />
ng/ml được khuyến cáo sử dụng cho hầu hết<br />
phương pháp xét nghiệm D-dimer trong chẩn<br />
đoán HKTMS(11).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nếu xem<br />
siêu âm màu Doppler là tiêu chuẩn vàng xác<br />
định HKTMS thì với mức ngưỡng D-dimer ≥ 500<br />
ng/ml, độ nhạy trong chẩn đoán là 72,2%, độ đặc<br />
hiệu 42,2%, giá trị tiên đoán dương là 32,4% và<br />
giá trị tiên đoán âm là 93,3%.<br />
Vì số bệnh nhân D-dimer dương tính siêu âm<br />
lần 2 của chúng tôi chưa được thực hiện vì vậy tỉ lệ<br />
HKTMS còn thấp so với các tác giả khác.<br />
Hiện nay, ứng dụng của D-dimer chủ yếu để<br />
loại trừ HKTMS khi xét nghiệm âm tính. Với độ<br />
nhạy 72,2% và giá trị tiên đoán âm 93,3%, kết<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
33<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
quả của chúng tôi phù hợp với y văn về vai trò<br />
của D-dimer trong loại trừ chẩn đoán HKTMS.<br />
Theo Bernardi và cộng sự , nếu bệnh nhân<br />
có nguy cơ HKTMS cần được chỉ định siêu âm<br />
chẩn đoán, nếu siêu âm phát hiện có huyết khối<br />
thì cần chỉ định điều trị kháng đông; nếu siêu<br />
âm không phát hiện huyết khối, nên chỉ định Ddimer, nếu D-dimer âm tính, khả năng HKTMS<br />
rất thấp (0,4%) nên chỉ cần theo dõi là đủ; nếu<br />
siêu âm không phát hiện huyết khối mà D-dimer<br />
dương tính, cần siêu âm lặp lại. Nếu siêu âm lần<br />
thứ hai phát hiện huyết khối cần điều trị kháng<br />
đông, nếu siêu âm lần hai âm tính chỉ cần tiếp<br />
tục theo dõi.<br />
(3)<br />
<br />
Cách làm này giúp giảm bớt số bệnh nhân<br />
phải di chuyển đến phòng siêu âm lần thứ hai.<br />
Những bệnh nhân nhập viện vì bệnh nội khoa<br />
cấp tính thường nặng, hạn chế số lần di chuyển<br />
sẽ giúp thầy thuốc dễ dàng hơn trong việc chẩn<br />
đoán HKTMS ở nhóm bệnh nhân này.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nồng độ D-dimer trên nhóm bệnh nhân<br />
không có HKTMS là 1170,8 ng/ml. Trên nhóm<br />
bệnh nhân có HKTMS, nồng độ D-dimer trung<br />
bình là 24 98,8 ng/ml. Nồng độ D-dimer trên nhóm<br />
bệnh nhân có HKTMS cao hơn nồng độ D-dimer<br />
trên nhóm không có HKTMS (p < 0,001).<br />
Giá trị ngưỡng của D-dimer trong chẩn đoán<br />
HKTMS trên nhóm bệnh nhân nội khoa có nguy<br />
cơ là 500ng/ml. Độ nhạy = 72,2%, độ chuyên biệt<br />
= 42,2%, giá trị tiên đoán dương = 32,4%, giá trị<br />
tiên đoán âm = 93,3%. HKTMS được loại trừ<br />
hoàn toàn khi nồng độ D-dimer thấp dưới<br />
ngưỡng chẩn đoán 500 ng/ml.<br />
<br />
34<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Akman MN, Cetin N, Bayramoglu M, et al (2004), "Value of the<br />
D-Dimer Test in Diagnosing Deep Vein Thrombosis in<br />
Rehabilitation Inpatients". Arch Phys Med Rehabil, 85, 1091-1094.<br />
2. Belch JJ, Lowe GDO, Ward AG, et al (1981), "Prevention of deep<br />
vein thrombosis in medical patients by low-dose heparin". Scott<br />
Med J, 26, 115-117.<br />
3. Bernardi E, Prandoni P, Lensing AW, et al (1998), "D-dimer<br />
testing as an adjunct to ultrasonography in patients with<br />
clinically suspected deep vein thrombosis: prospective cohort<br />
study. The Multicentre Italian D-dimer Ultrasound Study<br />
Investigators Group". BMJ, 317, 1037-1034.<br />
4. Cade JF (1982), "High risk of the critically ill for venous<br />
thromboembolism". Crit Care Med, 10, 448-450.<br />
5. Currie MS, Krishna MK, Blazer DG, Cohen HJ (1994), "Age and<br />
functional correlations of markers of coagulation and<br />
implications of elevated cross-linked fibrin degradation<br />
products (D-dimer)". J Am Geriatr Soc, 42, 738-742.<br />
6. Desjardins L1, Bara L, Boutitie F, Samama MM, Cohen AT,<br />
Combe S, Janbon C, Leizorovicz A, Olsson CG, Turpie AG.<br />
(2004), "Correlation of Plasma Coagulation Parameters With<br />
Thromboprophylaxis, Patient Characteristics, and Outcome in<br />
the MEDENOX Study". Arch Pathol Lab Med, 128, 519–526.<br />
7. Fraisse F, Couland JM, Simonneau G, et al (2000), "Nadroparin<br />
in the prevention of deep vein thrombosis in acute<br />
decompensated COPD. The Association of Non-University<br />
Affiliated Intensive Care Specialist Physicians of France". Am J<br />
Respir Crit Care Med, 161, 1109-1114.<br />
8. Goodacre S, Stevenson A, Sutton A, et al (2006), "Measurement<br />
of the clinical and cost-effectiveness of non-invasive diagnostic<br />
testing strategies for deep vein thrombosis". Health Technology<br />
Assessment 10(15), 1-168.<br />
9. Gualtiero P, Cosmi B, Legnani C (2006), "Diagnosis of Deep<br />
Vein Thrombosis". Thrombosis And Hemostasis, 32, 659–672<br />
10. Kornberg A, Francis CW, Marder VJ (1992), "Plasma<br />
Crosslinked Fibrin Polymers: Quantitation Based on Tissue<br />
Plasminogen Activator Conversion to D-Dimer and<br />
Measurement in Normals and Patients With Acute Thrombotic<br />
Disorders". The American Society of Hematology, 80(3), 709-717.<br />
11. Qaseem Amir, Snow V, Barry P, et al (2007), "Current Diagnosis<br />
of Venous Thromboembolism in Primary Care: A Clinical<br />
Practice Guideline from the American Academy of Family<br />
Physicians and the American College of Physicians". Ann Fam<br />
Med, 5, 57-62.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
03-04-2014<br />
11-04-2014<br />
20 – 05 - 2014<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />