T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN THÔNG THƯỜNG<br />
BẰNG THUỐC BÔI HOÀN BÌ THIÊN PHÚ ĐƯỜNG<br />
Trần Đăng Quyết*; Vũ Văn Tiến*; Nguyễn Thị Hồng Hạnh*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan đến bệnh vảy nến, đánh giá hiệu<br />
quả điều trị vảy nến thể thông thường bằng thuốc bôi Hoàn bì Thiên phú đường. Đối tượng và<br />
phương pháp: 67 bệnh nhân (BN) (36 BN ở nhóm nghiên cứu, 31 BN ở nhóm đối chứng) được<br />
chẩn đoán xác định mắc bệnh vảy nến thông thường, điều trị bằng thuốc bôi Hoàn bì Thiên phú<br />
đường tại Khoa Da liễu, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 4 - 2015 đến tháng 4 - 2016. Kết quả<br />
và kết luận: sau 4 tuần điều trị, chỉ số PASI giảm 67,38%. Kết quả khá và tốt chiếm 88,9%. Bôi<br />
Hoàn bì Thiên phú đường có tác dụng điều trị vảy nến thông thường ngay sau tuần đầu tiên<br />
(PASI giảm được 20,57%), bệnh cải thiện rõ rệt sau 3 tuần (PASI giảm 51,79%) và sau 4 tuần<br />
giảm 67,38%. Bệnh nhẹ, kết quả điều trị càng tốt. Nhóm nghiên cứu cho kết quả điều trị tốt hơn<br />
nhóm đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
* Từ khóa: Bệnh vảy nến; Thuốc bôi Hoàn bì Thiên phú đường; Hiệu quả.<br />
<br />
Evaluation of the Effectiveness of Common Psoriasis Treated by<br />
using Hoan Bi Thien Phu Duong Topical<br />
Summary<br />
Objectives: To study the clinical characteristics and the efficacy of Hoan bi Thien phu duong<br />
topical on psoriasis. Subjects and methods: 67 patients with vulgaris psoriasis (36 patients in<br />
the study group, 31 patients in the control group) who have treated by Hoan bi Thien phu duong<br />
topical in the Department of Dermatology, 103 Hospital from 4 - 2015 to 4 - 2016. Results and<br />
conclusion: After 4 weeks of treatment: PASI index decreased by 67.38%. The good and<br />
excellent results were 88.9%. Using Hoan bi Thien phu duong became effective after the first<br />
week (PASI decreased by 20.57%). The disease improved significantly after 3 weeks (PASI fell<br />
by 51.79%) and decreased by 67.38% after 4 weeks. Treatment of mild psoriasis with Hoan bi<br />
Thien phu duong topical achieved good outcome. The results after 4 weeks of treatment in both<br />
2 groups were pretty and good, but they were better in the study group than in the control with<br />
statistically significant difference (p < 0.05).<br />
* Key words: Psoriasis; Hoan bi Thien phu duong topical; Efficacy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh vảy nến là bệnh da mạn tính<br />
lành tính gặp ở mọi lứa tuổi và cả hai<br />
giới, bệnh có ở khắp các châu lục với tỷ<br />
lệ khoảng 1 - 3% dân số thế giới. Nguyên<br />
<br />
nhân và sinh bệnh học của bệnh vảy nến<br />
còn nhiều vấn đề chưa rõ, nhưng đến nay<br />
đa số tác giả thống nhất cho rằng bệnh vảy<br />
nến là một bệnh da di truyền, có cơ chế<br />
tự miễn và được khởi động bởi các yếu tố:<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Đăng Quyết (tranquyetdalieu@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 22/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/04/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 10/05/2017<br />
<br />
118<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
chấn thương tâm lý, chấn thương da,<br />
nhiễm khuẩn khu trú, một số thuốc, rối<br />
loạn nội tiết, chuyển hóa, thời tiết khí<br />
hậu... Vì vậy, các phương pháp điều trị<br />
vảy nến không giúp làm khỏi bệnh nhưng<br />
có thể làm sạch tổn thương, kéo dài thời<br />
gian ổn định của bệnh và cải thiện chất<br />
lượng sống cho người bệnh [2, 3].<br />
Bệnh vảy nến là bệnh gần như phải<br />
điều trị suốt đời mà thuốc dùng toàn thân<br />
sử dụng điều trị kéo dài có nhiều tác dụng<br />
phụ nặng, thậm chí ảnh hưởng đến tính<br />
mạng người bệnh, do vậy điều trị bệnh<br />
vảy nến là một thách thức cho các thầy<br />
thuốc da liễu. Việc tìm ra những thuốc<br />
mới, ít độc hại, giá thành hợp lý mà vẫn<br />
có hiệu quả điều trị bệnh vảy nến là ước<br />
mơ của các thày thuốc da liễu.<br />
Một số nghiên cứu dùng thuốc y học<br />
cổ truyền, đông dược để điều trị vảy nến<br />
bước đầu có hiệu quả. Nhằm góp phần<br />
phong phú thêm các bài thuốc y học cổ<br />
truyền điều trị bệnh vảy nến, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Đánh giá<br />
hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông<br />
thường bằng thuốc bôi Hoàn bì Thiên phú<br />
đường.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
67 BN > 18 tuổi được chẩn đoán xác<br />
định vảy nến thông thường, điều trị nội và<br />
ngoại trú tại Khoa Da liễu, Bệnh viện<br />
Quân y 103 từ tháng 4 - 2015 đến<br />
4 - 2016.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
- BN vảy nến thể thông thường các<br />
mức độ, BN > 18 tuổi.<br />
<br />
- BN không có bệnh gan, thận, các<br />
bệnh về máu, không mắc bệnh truyền<br />
nhiễm, không nhiễm HIV, không mắc<br />
bệnh lao và các bệnh ung thư.<br />
- BN nữ không có thai, không cho<br />
con bú.<br />
- BN đồng ý hợp tác nghiên cứu, thực<br />
hiện đúng quy trình điều trị.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN không đồng ý hợp tác; BN dị ứng<br />
thuốc bôi.<br />
- BN vảy nến thể nặng: vảy nến thể<br />
mụn mủ, vảy nến thể đỏ da toàn thân, vảy<br />
nến thể khớp.<br />
- BN sử dụng các thuốc ức chế miễn<br />
dịch (MTX, cyclosporin...), các thuốc khác<br />
(infliximab, etanercept...), vitamin A, axít<br />
trước đó 1 tháng.<br />
- BN rối loạn tâm thần.<br />
- BN nữ có thai, đang cho con bú.<br />
- BN mắc các bệnh gan, thận, các<br />
bệnh về máu, đang mắc bệnh truyền<br />
nhiễm, nhiễm HIV, mắc bệnh lao và các<br />
bệnh ung thư.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế: nghiên cứu tiến cứu, thử<br />
nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh<br />
* Cỡ mẫu: theo công thức nghiên cứu<br />
lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới: kết<br />
quả tính toán cỡ mẫu mỗi nhóm là n1 = n2<br />
= 34 BN, lấy ≥ 30 BN.<br />
* Vật liệu nghiên cứu:<br />
- Thuốc bôi Hoàn bì Thiên phú đường,<br />
bình xịt 50 ml do Công ty Cổ phần Thiên<br />
phú đường - Phòng chẩn trị Y học Cổ<br />
truyền Thiên phú đường số 139 phố<br />
Phương Mai, quận Đống Đa, TP. Hà Nội<br />
sản xuất và phân phối. Thuốc đã qua<br />
119<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
nghiên cứu thử nghiệm độ kích ứng da,<br />
độc cấp tính và bán trường diễn tại Bộ<br />
môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
đạt yêu cầu, đã kiểm định đạt yêu cầu<br />
chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở của<br />
Trung tâm Kiểm nghiệm, Sở Y tế Hà Nội<br />
tháng 12 - 2014. Thuốc được Sở Y tế Hà<br />
Nội cấp phép sử dụng điều trị vảy nến tại<br />
Phòng chẩn trị Y học Cổ truyền Thiên phú<br />
đường. Thành phần: Vừng đen, Phá cố<br />
chỉ, Nghệ vàng, Riềng núi, tinh dầu Chàm.<br />
- Mỡ salisylic 5% do Khoa Dược, Bệnh<br />
viện Quân y 103 bào chế và sản xuất, mỡ<br />
fluocinolon acetonid 0,025% do Công ty<br />
Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình sản<br />
xuất.<br />
* Các bước tiến hành:<br />
- Phỏng vấn, thăm khám, đánh giá chỉ<br />
số PASI trước điều trị.<br />
- Chọn ngẫu nhiên BN vào 2 nhóm,<br />
bao gồm nhóm nghiên cứu và nhóm đối<br />
chứng. BN được làm xét nghiệm các chỉ<br />
số thường quy trước điều trị, thực hiện<br />
quy trình điều trị, đánh giá chỉ số PASI và<br />
tác dụng không mong muốn sau mỗi tuần<br />
điều trị và xét nghiệm sau 4 tuần.<br />
+ Nhóm nghiên cứu: bôi lên vùng tổn<br />
thương Hoàn bì Thiên phú đường mỗi lần<br />
không quá 3 ml, ngày 2 lần (sáng, chiều)<br />
x 4 tuần.<br />
+ Nhóm đối chứng: bôi lên vùng tổn<br />
thương axít salisylic 5% (sáng) và mỡ<br />
fluocinolon acetonid 0,025% (chiều) x 4<br />
tuần.<br />
+ Cả 2 nhóm đều dùng: cetirizin 10 mg<br />
x 2 viên/ngày. Vitamin AD x 2 viên/ngày.<br />
* Đánh giá kết quả:<br />
- Cách tính PASI (Psoriasis Area and<br />
Severity Index) [5]:<br />
120<br />
<br />
PASI = 0,1 (E + D + I) Ah + 0,2 (E + D<br />
+ I) Au + 0,3 (E + D + I) At + 0,4 (E + D +<br />
I) Al.<br />
+ Chỉ số vùng: 0,1 + 0,2 + 0,3 + 0,4 =<br />
1. Cụ thể: 0,1: đầu; 02: chi trên; 0,3: thân<br />
và 0,4: chi dưới.<br />
+ Chỉ số độ nặng: E: erythema (ban<br />
đỏ); D: desquamation (tróc vảy); I:<br />
infitration (thâm nhiễm). Mỗi một chỉ tiêu<br />
(E, D, I) phân ra 5 mức độ (0 - 4). Rất<br />
nặng: 4; nặng: 3; vừa: 2; nhẹ: 1; không: 0.<br />
+ Chỉ số diện tích (area - A): đầu: head<br />
(H); thân: trunk (T); chi trên: upper limbs<br />
(U); chi dưới: lower limbs (L). Mỗi một<br />
vùng được chia 7 mức độ (0 - 6): 0: 0%;<br />
1: 1 - 9%; 2: 10 - 29%; 3: 30 - 49%; 4: 50<br />
- 69%; 5: 70 - 89%; 6: 90 - 100%.<br />
- Bệnh được chia làm 3 mức độ:<br />
PASI < 10: mức độ nhẹ; PASI 10 < 20: mức độ vừa; PASI ≥ 20: mức độ<br />
nặng.<br />
- Đánh giá kết quả điều trị: bằng chỉ số<br />
PASI trước điều trị và sau mỗi tuần điều<br />
trị x 4 tuần. PASI đã giảm = PASI trước PASI sau/PASI trước x 100.<br />
Chia ra 4 mức độ [2]: tốt: PASI giảm<br />
≥ 75%, khá: PASI giảm 50 - < 75%, vừa:<br />
PASI giảm 25 - < 50%, kém: PASI giảm<br />
< 25%.<br />
- Đánh giá tác dụng không mong<br />
muốn:<br />
+ Tác dụng không mong muốn của<br />
thuốc bôi: tại chỗ da đỏ, ngứa, nổi mụn<br />
nước, mùi khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm<br />
mỹ... mức độ hài lòng về thuốc bôi.<br />
+ Trên xét nghiệm máu: công thức<br />
máu, chức năng gan, chức năng thận.<br />
* Xử lý số liệu: theo phương pháp<br />
thống kê y học.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng 2 nhóm.<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
<br />
Nhóm đối chứng<br />
<br />
(n = 36)<br />
<br />
(n = 31)<br />
<br />
Nam<br />
<br />
26<br />
<br />
30<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
10<br />
<br />
1<br />
<br />
Tuổi trung bình<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
40,55 ± 14,08<br />
<br />
35,74 ± 16,45<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
PASI<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
12,94 ± 6,60<br />
<br />
9,27 ± 4,67<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
20<br />
<br />
26<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
13<br />
<br />
5<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
Hoạt động<br />
<br />
35<br />
<br />
31<br />
<br />
Không hoạt động<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
Các chỉ số<br />
Giới<br />
<br />
Mức độ bệnh<br />
Giai đoạn<br />
bệnh<br />
<br />
p<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Có sự tương đồng phân bố về tuổi, PASI trung bình, mức độ bệnh, giai đoạn bệnh<br />
của 2 nhóm trước khi điều trị.<br />
2. Kết quả điều trị bệnh vảy nến của nhóm nghiên cứu.<br />
Bảng 2: Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu theo chỉ số PASI (n = 36).<br />
Chỉ số<br />
<br />
PASI trước điều trị<br />
<br />
PASI sau điều trị<br />
<br />
PASI giảm<br />
<br />
PASI<br />
<br />
12,94 ± 6,60<br />
<br />
4,45 ± 3,38<br />
<br />
8,49<br />
<br />
%<br />
<br />
100<br />
<br />
32,62<br />
<br />
67,38<br />
<br />
p<br />
< 0,001<br />
<br />
Sau 4 tuần điều trị, chỉ số PASI giảm từ 12,94 còn 4,45 (giảm 8,49 chiếm 67,38%),<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
Bảng 3: Kết quả của nhóm nghiên cứu theo tuần điều trị (n = 36).<br />
Tuần<br />
<br />
PASI trước điều trị<br />
<br />
PASI hàng tuần<br />
<br />
PASI giảm<br />
<br />
p<br />
<br />
1<br />
<br />
12,94 ± 6,60<br />
<br />
10,74 ± 5,87<br />
<br />
2,20 (20,57%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
2<br />
<br />
-<br />
<br />
8,32 ± 4,94<br />
<br />
4,62 (38,65%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
3<br />
<br />
-<br />
<br />
6,38 ± 4,15<br />
<br />
6,56 (51,79%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
4<br />
<br />
-<br />
<br />
4,45 ± 3,38<br />
<br />
8,49 (67,38%)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
PASI giảm 20,57% sau tuần đầu, giảm rõ sau tuần 3 và tuần 4 với p < 0,001.<br />
121<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
* Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu theo tỷ lệ giảm PASI (n = 36):<br />
Rất tốt: 0 BN; tốt: 10 BN (27,8%); khá: 22 BN (61,1%); vừa: 4 BN (11,1%); kém:<br />
0 BN. Sau 4 tuần điều trị, bệnh vảy nến của nhóm nghiên cứu cho kết quả khá 61,1%,<br />
tốt 27,8%, không có kết quả rất tốt và kém. Như vậy, điều trị vảy nến thể thông thường<br />
ở nhóm nghiên cứu cho kết quả từ khá trở lên là chủ yếu (88,89%).<br />
Bảng 4: Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu theo mức độ bệnh (n = 36).<br />
Kết quả<br />
Rất tốt<br />
<br />
Mức độ nhẹ<br />
n (%)<br />
<br />
Mức độ vừa<br />
n (%)<br />
<br />
Mức độ nặng<br />
n (%)<br />
<br />
Tổng<br />
n (%)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
9 (45,0)<br />
<br />
1 (7,7)<br />
<br />
0<br />
<br />
10 (27,8)<br />
<br />
Khá<br />
<br />
11 (55,0)<br />
<br />
8 (61,5)<br />
<br />
3 (100)<br />
<br />
22 (61,1)<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
0<br />
<br />
4 (30,8)<br />
<br />
0<br />
<br />
4 (11,1)<br />
<br />
Kém<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
20 (55,6)<br />
<br />
13 (36,1)<br />
<br />
3 (8,3)<br />
<br />
36 (100)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
2<br />
<br />
p<br />
<br />
p < 0,05 (χ = 10,08)<br />
<br />
Có sự liên quan giữa mức độ bệnh và kết quả điều trị, mức độ bệnh vảy nến thể<br />
thông thường ở nhóm nghiên cứu càng nhẹ, kết quả điều trị càng tốt và ngược lại (p < 0,05).<br />
Bảng 5: Kết quả xét nghiệm trước và sau điều trị của nhóm nghiên cứu (n = 36).<br />
Trước (X ± SD)<br />
<br />
Sau (X ± SD)<br />
<br />
p<br />
<br />
Hồng cầu<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
4,80 ± 0,47<br />
<br />
4,75 ± 0,39<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Bạch cầu<br />
<br />
6,81 ± 1,10<br />
<br />
6,76 ± 0,93<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tiểu cầu<br />
<br />
204,08 ± 51,17<br />
<br />
198,14 ± 51,46<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
SGOT<br />
<br />
31,72 ± 7,47<br />
<br />
33,43 ± 6,50<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
SGPT<br />
<br />
33,03 ± 11,78<br />
<br />
33,64 ± 9,98<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Ure<br />
<br />
5,39 ± 1,18<br />
<br />
5,66 ± 1,09<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Creatinin<br />
<br />
90,11 ± 9,11<br />
<br />
89,61 ± 8,75<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, ure, creatinin, SGOT, SGPT không thay<br />
đổi trước và sau điều trị (p > 0,05).<br />
3. Kết quả điều trị bệnh vảy nến của nhóm đối chứng.<br />
Bảng 6: Kết quả điều trị của nhóm đối chứng theo PASI (n = 31).<br />
Chỉ số<br />
PASI<br />
%<br />
<br />
PASI trước điều trị<br />
<br />
PASI sau điều trị<br />
<br />
PASI giảm<br />
<br />
9,27 ± 4,67<br />
<br />
4,00 ± 2,45<br />
<br />
5,27<br />
<br />
100<br />
<br />
42,46<br />
<br />
57,64<br />
<br />
p<br />
< 0,01<br />
<br />
BN của nhóm đối chứng sau 4 tuần điều trị, chỉ số PASI giảm từ 9,27 còn 4,0; PASI<br />
giảm 57,64% (p < 0,01).<br />
122<br />
<br />