T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ<br />
TENOFOVIR + LAMIVUDINE + EFAVIRENZ<br />
Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN 09 - HÀ NỘI<br />
Trịnh Công Điển*; Đỗ Tuấn Anh*<br />
Nguyễn Việt Phương*; Nguyễn Văn Trường*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ TDF + 3TC + EFV về lâm sàng, miễn dịch<br />
và virut học ở bệnh nhân (BN) HIV/AIDS. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 50 BN<br />
được chẩn đoán xác định nhiễm HIV/AIDS bắt đầu điều trị ARV bằng phác đồ bậc 1 (TDF +<br />
3TC + EFV) từ tháng 01 - 2012 đến 6 - 2016 tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện 09, Hà Nội. Kết<br />
quả và kết luận: khi bắt đầu điều trị, phần lớn BN thuộc giai đoạn lâm sàng (GĐLS) 3 và 4<br />
(90%), sau 18 tháng điều trị, tỷ lệ này là 2,04%; BN thuộc GĐLS 1 tăng từ 0% ở tháng bắt đầu<br />
điều trị lên tới 97,96% ở tháng thứ 18. Tế bào (TB) TCD4 trung bình tăng dần từ khi bắt đầu<br />
3<br />
3<br />
điều trị (113,84 TB/mm lên 364,28 TB/mm ) sau 18 tháng điều trị; tải lượng virut HIV giảm<br />
nhanh chóng: trước khi điều trị có 0% nhóm có tải lượng virut dưới ngưỡng phát hiện, sau 18<br />
tháng điều trị nhóm này chiếm tới 97,73%. 1 trường hợp thất bại về virut học ở tháng 14 được<br />
chỉ định điều trị phác đồ bậc 2.<br />
* Từ khóa: HIV/AIDS; Tải lượng virut; Tenofovir; Lamivudine; Efavirenz.<br />
<br />
Evaluation of Treatment Effectiveness of Tenofovir + Lamivudine<br />
+ Efavirenz Regimen in Patients with HIV/AIDS in 09 Hospital, Hanoi<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the treatment effectiveness of TDF + 3TC + EFV regimen on clinical,<br />
immunological and virological respond in patients with HIV/AIDS. Subjects and methods: Study<br />
on 50 patients diagnosed with HIV/AIDS who started their first ARV regimen by TDF + 3TC +<br />
EFV from 01 - 2012 to 6 - 2016 in Outpatient Department, 09 Hospital, Hanoi. Results and<br />
conclusions: The majority of patients was clinically in the stage 3 and 4 (90%). After 18 months,<br />
the rate was decreased to 2.04%; the patients on the clinical stage 1 were improved from 0% at<br />
th<br />
first month of treatment to 97.96% at 18 month; the average CD4 cell increased from 113.84<br />
3<br />
3<br />
cells/mm at first month of treatment to 364.28 cells/mm after 18 months and HIV viral load<br />
decreased rapidly. Before treatment no groups had viral undetectable load but after 18 months<br />
th<br />
of treatment, this group achieved 97.73%. Only there was a case of virological failure at 14<br />
month who must be indicated for the treatment of the second ARV regimen.<br />
* Key words: HIV-AIDS; Viral load; Tenofovir + Lamivudine + Efavirenz regimen.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trịnh Công Điển (drdien.Tc@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 16/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/03/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 23/03/2017<br />
<br />
140<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Người nhiễm HIV nếu không được<br />
điều trị sẽ tiến triển sang giai đoạn AIDS,<br />
tạo điều kiện cho xuất hiện nhiễm trùng<br />
cơ hội dẫn tới tử vong. Liệu pháp điều trị<br />
kháng virut hoạt tính cao với ít nhất<br />
3 thuốc ARV được áp dụng từ năm 1997.<br />
Phác đồ điều trị bậc 1: TDF + 3TC + EFV<br />
hiện vẫn đang được Bộ Y tế Việt Nam sử<br />
dụng. Đánh giá hiệu quả điều trị thông<br />
qua đo tải lượng HIV là công cụ hiệu quả<br />
nhất, tuy nhiên rất ít cơ sở có điều kiện<br />
làm xét nghiệm này. Tại Bệnh viện 09 Hà Nội, xét nghiệm đo tải lượng HIV được<br />
thực hiện thường quy cho tất cả BN điều<br />
trị ARV. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài<br />
này nhằm: Đánh giá hiệu quả điều trị của<br />
phác đồ TDF + 3TC + EFV về lâm sàng,<br />
miễn dịch và virut học ở BN HIV/AIDS.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
50 BN bắt đầu điều trị ARV bằng phác<br />
đồ bậc 1: TDF + 3TC + EFV từ tháng 01 2012 đến 6 - 2016 tại Khoa Khám bệnh,<br />
Bệnh viện 09, Hà Nội.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:<br />
BN được chẩn đoán xác định nhiễm<br />
HIV theo phương cách III của Bộ Y tế Việt<br />
Nam: có mẫu huyết thanh dương tính với<br />
cả 3 lần xét nghiệm kháng thể HIV bằng<br />
3 loại sinh phẩm khác nhau với nguyên lý<br />
phản ứng và phương pháp chuẩn bị<br />
kháng nguyên khác nhau.<br />
BN đủ tiêu chuẩn bắt đầu điều trị khi<br />
có số lượng TB TCD4 ≤ 350 TB/mm3,<br />
<br />
không phụ thuộc vào GĐLS; hoặc người<br />
nhiễm HIV ở GĐLS 3 hoặc 4 không phụ<br />
thuộc vào số lượng TB TCD4 [1, 2, 4].<br />
BN ≥ 18 tuổi; thời gian theo dõi điều trị<br />
tối thiểu 12 tháng; tuân thủ điều trị tốt.<br />
* Loại trừ các trường hợp: suy thận,<br />
mắc bệnh tâm thần, trí nhớ kém; tăng<br />
huyết áp không kiểm soát được; đái tháo<br />
đường; phụ nữ có thai; đã từng điều trị<br />
ARV; dùng thuốc kích thích miễn dịch;<br />
không tuân thủ điều trị.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu theo dõi dọc đến thời điểm<br />
18 tháng sau điều trị, hồi cứu kết hợp tiến<br />
cứu.<br />
Các chỉ số nghiên cứu về dịch tễ, lâm<br />
sàng và cận lâm sàng đều được ghi chép<br />
vào bệnh án nghiên cứu đã thiết kế sẵn.<br />
Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br />
kê y học bằng phần mềm Epidata 3.1 và<br />
Stata 10.1.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br />
của BN trước điều trị.<br />
Bảng 1: Phân chia GĐLS của BN.<br />
Số BN<br />
(n = 50)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
2<br />
<br />
5<br />
<br />
10,0<br />
<br />
3<br />
<br />
35<br />
<br />
70,0<br />
<br />
4<br />
<br />
10<br />
<br />
20,0<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
GĐLS<br />
<br />
141<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
BN thuộc GĐLS 3 là chủ yếu (70%),<br />
GĐLS 4 chiếm 20%, GĐLS 2: 10%,<br />
không có BN nào thuộc GĐLS 1. BN<br />
bắt đầu điều trị ở GĐLS 3 và 4 trong<br />
<br />
nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của<br />
Ngô Thị Ngọc Lan: BN ở GĐLS 1 có tỷ<br />
lệ cao nhất (47,6%), GĐLS 3 và 4 chiếm<br />
42,1% [6].<br />
<br />
Bảng 2: Số lượng TB TCD4.<br />
Chỉ số<br />
<br />
TCD4<br />
3<br />
<br />
(TB/mm )<br />
<br />
Số BN (n = 50)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
≥ 500<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
350 - 499<br />
<br />
1<br />
<br />
2,0<br />
<br />
200 - 349<br />
<br />
11<br />
<br />
22,0<br />
<br />
< 200<br />
<br />
38<br />
<br />
76,0<br />
<br />
X ± SD (min - max)<br />
<br />
113,92 ± 113,79 (11 - 368)<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN trước điều trị có số lượng TB TCD4 < 200<br />
TB/mm3chiếm tỷ lệ khá cao (76%), đặc biệt không có BN nào có số lượng TCD4 > 500<br />
TB/mm3. Số lượng TCD4 trung bình 113,92 ± 16,09 TB/mm3. Nghiên cứu của<br />
Braintstein và CS về số lượng TCD4 lúc bắt đầu điều trị ở các nước thu nhập thấp là<br />
108 TB/mm3 [7]. Số lượng TCD4 trong nghiên cứu của chúng tôi và một số tác giả<br />
khác ở mức thấp, phản ánh thực trạng bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi<br />
mức suy giảm miễn dịch đã nặng.<br />
Bảng 3: Tải lượng HIV.<br />
Chỉ số<br />
<br />
Tải lượng HIV (copies/ml)<br />
<br />
Số BN (n = 50)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
< 500 (DN)<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
500 - 5.000<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
> 5.000<br />
<br />
50<br />
<br />
100<br />
<br />
Min<br />
<br />
9.200<br />
<br />
Max<br />
<br />
27.600.000<br />
<br />
Thời điểm trước điều trị, tất cả BN nghiên cứu đều có tải lượng HIV > 5.000<br />
copies/ml. Tải lượng HIV cao nhất là 27.600.000 copies/ml, thấp nhất 9.200 copies/ml.<br />
Bùi Thanh Hải nghiên cứu trên 83 BN tải lượng HIV tại thời điểm bắt đầu điều trị cho<br />
kết quả đều > 1.000 copies/ml [3]. Giá trị tải lượng virut trước điều trị ở mức khá cao,<br />
thể hiện BN tiếp cận điều trị đã ở giai đoạn muộn, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm<br />
trùng cơ hội cũng như khả năng lây nhiễm HIV trong cộng đồng.<br />
142<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
2. Đánh giá hiệu quả điều trị bằng phác đồ TDF + 3TC + EFV.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Thay đổi GĐLS sau điều trị.<br />
(T0: bắt đầu điều trị; T1: sau 1 tháng; T3: sau 3 tháng; T6: sau 6 tháng; T12: sau 12<br />
tháng; T18: sau 18 tháng)<br />
Tại thời điểm trước điều trị, BN ở GĐLS 3 và 4 lần lượt là 70% và 20%, sau 18<br />
tháng GĐLS 3 là 0%, GĐLS 4: 2,04%. Thời điểm bắt đầu điều trị, không có BN nào ở<br />
GĐLS 1, sau 6 tháng có 58%, sau 12 tháng có tới 88% và sau 18 tháng, 97,96% BN ở<br />
GĐLS 1. Sự khác biệt về GĐLS tại các thời điểm sau điều trị so với thời điểm bắt đầu<br />
điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Mặc dù ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều hoạt<br />
động chẩn đoán và điều trị sớm người nhiễm HIV, tuy nhiên phần lớn người bệnh đến<br />
điều trị tại các cơ sở y tế trong tình trạng bệnh nặng, miễn dịch đã suy giảm rõ. Sau<br />
thời gian điều trị, phần lớn BN đã giảm đáng kể các biểu hiện bệnh lý trên lâm sàng,<br />
chứng tỏ điều trị ARV mang lại hiệu quả rất lớn cho người bệnh.<br />
Bảng 4: Thay đổi về số lượng TB TCD4 tại các thời điểm điều trị.<br />
Thời gian<br />
TCD4<br />
<br />
T0<br />
n = 50<br />
<br />
T1<br />
n = 41<br />
<br />
T3<br />
n = 45<br />
<br />
T6<br />
n = 40<br />
<br />
T12<br />
n = 46<br />
<br />
T18<br />
n = 46<br />
<br />
p<br />
<br />
≥ 500<br />
<br />
0 (0,0)<br />
<br />
0 (0,0)<br />
<br />
1<br />
(2,22)<br />
<br />
2<br />
(5,0)<br />
<br />
1<br />
(2,17)<br />
<br />
5<br />
(10,87)<br />
<br />
p1,3,6,12-0 > 0,05<br />
p18-0 < 0,05<br />
<br />
350 - 499<br />
<br />
1<br />
(2,0)<br />
<br />
7<br />
(17,07)<br />
<br />
5<br />
(11,11)<br />
<br />
7<br />
(17,50)<br />
<br />
14<br />
(30,43)<br />
<br />
17<br />
(36,96)<br />
<br />
P3-0 > 0,05<br />
p1,6,12,18-0 < 0,05<br />
<br />
200 - 349<br />
<br />
11<br />
(22,0)<br />
<br />
5<br />
(12,20)<br />
<br />
15<br />
(33,33)<br />
<br />
9<br />
(22,50)<br />
<br />
14<br />
(30,43)<br />
<br />
18<br />
(39,13)<br />
<br />
p1,3,6,12,18-0 > 0,05<br />
<br />
143<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
< 200<br />
<br />
38<br />
(76,0)<br />
<br />
29<br />
(70,73)<br />
<br />
24<br />
(53,33)<br />
<br />
22<br />
(55,00)<br />
<br />
17<br />
(36,96)<br />
<br />
6<br />
(13,04)<br />
<br />
Min<br />
<br />
11<br />
<br />
23<br />
<br />
26<br />
<br />
26<br />
<br />
56<br />
<br />
90<br />
<br />
Max<br />
<br />
364<br />
<br />
470<br />
<br />
512<br />
<br />
580<br />
<br />
652<br />
<br />
806<br />
<br />
( X ± SD)<br />
<br />
113,84 ±<br />
113,79<br />
<br />
226,15 ±<br />
139,36<br />
<br />
286,46 ±<br />
131,58<br />
<br />
364,28 ±<br />
143,35<br />
<br />
173,56 ± 209,18 ±<br />
126,23<br />
128,26<br />
<br />
Số lượng TB TCD4 trung bình tăng lên<br />
rõ rệt. Tại thời điểm bắt đầu điều trị,<br />
TCD4 trung bình là 113,84 TB/mm3, sau 1<br />
tháng điều trị, giá trị này tăng lên 173,56<br />
TB/mm3, tiếp theo các tháng 3, 6, 12, 18<br />
sau điều trị lần lượt là 209,18; 226,15;<br />
286,46; 364,28 TB/mm3. Giá trị TCD4<br />
thấp nhất ở thời điểm trước điều trị là<br />
11 TB/mm3, sau 18 tháng điều trị giá trị<br />
này là 90 TB/mm3. Giá trị TCD4 cao nhất<br />
ở thời điểm trước điều trị là 364 TB/mm3,<br />
sau 18 tháng giá trị này là 806 TB/mm3.<br />
Trong nhóm không suy giảm miễn dịch<br />
(TCD4 ≥ 500), số lượng TCD4 đều tăng<br />
lên. Ở nhóm suy giảm miễn dịch nặng<br />
(TCD4 < 200), số lượng TB có xu hướng<br />
giảm rõ rệt, đặc biệt sau 1 tháng điều trị<br />
đến hết thời gian điều trị, tỷ lệ nhóm này<br />
<br />
p1-0 > 0,05<br />
p3,6,12,18-0 < 0,05<br />
<br />
p1,3,6,12,18-0 < 0,001<br />
<br />
giảm đáng kể, sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05).<br />
Nghiên cứu của Hoàng Vũ Hùng cho<br />
thấy TB TCD4 trung bình tăng lên theo thời<br />
gian điều trị từ 164,8 TB/mm3 ở thời điểm<br />
bắt đầu điều trị tăng lên 378,3 TB/mm3<br />
sau 18 tháng, khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê (p < 0,001). Nhóm suy giảm miễn dịch<br />
nặng giảm nhiều, trước điều trị chiếm<br />
56,7%, sau 18 tháng về 0%. Đồng thời,<br />
nhóm không suy giảm miễn dịch tăng dần<br />
theo thời gian điều trị từ 3,3% lên 58,3%<br />
sau 18 tháng điều trị [5].<br />
Từ những kết quả trên, chúng tôi thấy<br />
điều trị ARV cho hiệu quả tốt về mặt phục<br />
hồi hệ miễn dịch của cơ thể, biểu hiện<br />
qua tăng TB TCD4 tại các thời điểm<br />
điều trị.<br />
<br />
Bảng 5: Thay đổi tải lượng HIV tại các thời điểm điều trị.<br />
Thời gian<br />
<br />
T0<br />
(n = 50)<br />
<br />
T1<br />
(n = 37)<br />
<br />
T3<br />
(n = 46)<br />
<br />
T6<br />
(n = 44)<br />
<br />
T12<br />
(n = 47)<br />
<br />
T18<br />
(n = 44)<br />
<br />
p<br />
<br />
< 500 (DN)<br />
<br />
0<br />
(0,0)<br />
<br />
4<br />
(10,81)<br />
<br />
33<br />
(71,74)<br />
<br />
39<br />
(88,64)<br />
<br />
46<br />
(97,87)<br />
<br />
43<br />
(97,73)<br />
<br />
p1,3,6,12,18-0<br />
< 0,01<br />
<br />
500 - 5.000<br />
<br />
0<br />
(0,0)<br />
<br />
20<br />
(54,05)<br />
<br />
8<br />
(17,39)<br />
<br />
2<br />
(4,55)<br />
<br />
0<br />
(0)<br />
<br />
0<br />
(0)<br />
<br />
p1,3-0 < 0,05<br />
p6,12,18-0 > 0,05<br />
<br />
> 5.000<br />
<br />
50<br />
(100)<br />
<br />
13<br />
(35,14)<br />
<br />
5<br />
(10,87)<br />
<br />
3<br />
(6,82)<br />
<br />
1<br />
(2,13)<br />
<br />
1<br />
(2,27)<br />
<br />
p1,3,6,12,18<br />
< 0,001<br />
<br />
Tải lượng<br />
virut (copies/ml<br />
<br />
Tải lượng HIV ở cả 3 nhóm đo được tại thời điểm trước và sau điều trị khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê. Nhóm có tải lượng virut, giá trị dưới ngưỡng phát hiện trước điều trị<br />
chiếm 0%, sau 3 tháng đã tăng lên 71,74%, sau 6 tháng là 90%, sau 12 tháng là<br />
97,87% và đến tháng 18, tỷ lệ này là 97,73% (p < 0,01).<br />
144<br />
<br />