Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ CAI NGHIỆN<br />
CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG CHẾ PHẨM GIẢI ĐỘC<br />
TRUNG DƯỢC HERBA SAVIOR<br />
Phan Hồng Điệp*, Danh Thị Minh Hà**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nghiện ma tuý là một tình trạng nhiễm độc mạn tính do dùng lặp đi lặp lại lâu ngày một chất<br />
gây nghiện. Ở nước ta hiện nay nghiện ma túy chủ yếu vẫn là nghiện các chất dạng thuốc phiện. Cho đến hiện<br />
nay, các nhà khoa học thấy rằng: căn bệnh này không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc tái nghiện là vấn đề không<br />
tránh khỏi và tỷ lệ tái nghiện thông thường là rất cao, tại các nước phát triển tỷ lệ tái nghiện thường luôn lớn<br />
hơn 80% (WHO, 2002) và tại Việt Nam tỉ lệ tái nghiện trên 90%, thậm chí có nơi 100%. Việc điều trị nghiện<br />
(đúng hơn là điều trị Hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện) cần được phổ biến trong cộng đồng do đó nên sử<br />
dụng các loại thuốc điều trị ít có hoặc không có tác dụng phụ và người nhân viên y tế điều trị có thể là Bác sĩ đa<br />
khoa, lương y. Với tinh thần trên, các bài thuốc y học cổ truyền được nghiên cứu với hy vọng hỗ trợ tốt trong<br />
điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện.<br />
Mục tiêu đề tài: Đánh giá hiệu lực lâm sàng và tính an toàn của thuốc Giải Độc Trung Dược Herba Savior<br />
trong điều trị hỗ trợ cắt cơn ở bệnh nhân nghiện ma tuý nhóm Opiat.<br />
Phương tiện và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, mở, có đối chứng trên 2 lô bệnh nhân<br />
gồm: 31 người uống chế phẩm Giải độc trung dược – Herba Savior, thời gian dùng thuốc liên tục trong 10 ngày<br />
và 31 người uống thuốc an thần kinh (Diazepam 5mg) liên tục trong 4 ngày theo phác đồ của Bộ y tế. Việc<br />
nghiên cứu được đánh giá thành công khi bệnh nhân tham gia nghiên cứu sử dụng thuốc đúng phác đồ, điều trị<br />
đủ liệu trình, kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm Opiat khi ra viện âm tính.<br />
Kết quả nghiên cứu: Sau khi dùng thuốc: Các triệu chứng Hội chứng cai giảm dần (F=327,77; p0,05). Chỉ số trung bình đánh giá mức độ<br />
nghiện Himmelbach của 2 nhóm nghiên cứu giảm dần (F=424,735; p < 0,05), rõ rệt nhất sau ngày thứ 4 và ổn<br />
định suốt thời gian còn lại. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (F=0,903; p>0,05). Thuốc có tác dụng làm giảm<br />
men gan trong đó GGT giảm có ý nghĩa. Thuốc không làm thay đổi mạch, huyết áp, đường, Creatinin trên các<br />
bệnh nhân nghiên cứu. Tác dụng không mong muốn là những rối loạn nhẹ trên đường tiêu hóa, các triệu chứng<br />
này hết trong 3 ngày đầu dùng thuốc.<br />
Kết luận: Với nghiên cứu lâm sàng mở, có đối chứng trên 31 bệnh nhân có hội chứng cai nghiện, dùng<br />
thuốc Giải Độc Trung Dược Herba Savior (2-4 viên x 3 lần/ ngày trong 10 ngày) bước đầu ghi nhận thuốc có tác<br />
dụng điều trị hỗ trợ cai ma tuý nhóm Opiat. Kết quả điều trị tốt là 19,4% và khá là 80,6% với thời gian cắt cơn<br />
ngắn nhất là 4 ngày và dài nhất là 6 ngày. Trên lâm sàng, Giải Độc Trung Dược tỏ ra có tính an toàn cao cho<br />
người sử dụng.<br />
Từ khoá: Giải Độc Trung Dược Herba Savior; Điều trị hỗ trợ cai nghiện thuốc phiện<br />
<br />
<br />
<br />
Bệnh viện Y học cổ truyền TP.Hồ Chí Minh<br />
Trung tâm tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu<br />
Tác giả liên lạc: BS. Phan Hồng Điệp.<br />
ĐT: 0913677358.<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Email: bsphdiep@gmail.com<br />
<br />
33<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATE THE SUPPORTIVE EFFECTS OF GIAI DOC TRUNG DUOC HERBA SAVIOR IN THE<br />
THERAPY OF OPIATE DETOXIFICATION<br />
Phan Hong Diep, Danh thị Minh Ha<br />
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 33 – 41<br />
Background: Drug addiction is a chronic intoxication caused by repeated use a drug for a long time. In Viet<br />
Nam, currently drug users are mainly opiate addiction. Until now, scientists found that this disease has no<br />
specific treatment, the relapse is inevitable and relapse rates are typically high. In developed countries the relapse<br />
rate is almost greater than 80% (WHO, 2002) and 90% (even 100%) in Vietnam. Treatment of addiction (rather<br />
opiate withdrawal syndrome) should be disseminated in the community, therefore drugs with little or no side<br />
effects and health workers (may be doctors or Traditional medicine healers) are priviligeous. In this direction, this<br />
study is conducted with the hope of finding out a good support in the treatment of opiate withdrawal.<br />
Aims of the study: Assessing the clinical effectiveness and safety of Giai Doc Trung Duoc Herba Savior in<br />
supportive treatment of opiate withdrawal.<br />
Materials and methods: A open, controlled clinical trial stade I on 62 patients with withdrawal syndrome,<br />
divided into 2 groups: Study group: 31 patients (taking Giai Doc Trung Duoc Herba Savior daily for 10 days)<br />
and control group: 31 patients (taking Diazepam 5mg + Aminazine 25 mg/ day for 4 days). Good result was<br />
considered if patients fully participated in research protocols, used the right medicines, and negative opiats in<br />
urine test.<br />
Results: After treatment: The symptoms of withdrawal syndrome are significantly improved (F = 327.77, p<br />
0.05). The average assessment of<br />
two addicts Himmelbach team is reduced (F = 424.735, p 0.05). Reduced significantly<br />
GGT. No difference of pulse, blood pressure, blood sugar, creatinin. There is a small amount of patients suffered of<br />
mild GI disturbancesthat totally disappeared after 3 days of treatment.<br />
Conclusion: With an open, controlled clinical trial stade I, Giai Doc Trung Duoc Herba Savior (2 capsules 4 capsules three times dayly in 10 days) has shown 19.4% of Good result and 80.6% of fairlygood. Cut down time<br />
is 4 to 6 days. Clinically, Giai Doc Trung Duoc Herba Savior was proved to be safe.<br />
Key words: Giai Doc Trung Duoc Herba Savior; Treatment of opiate addiction support.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nghiện ma túy là một trong những tệ nạn xã<br />
hội hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng<br />
trên toàn thế giới, tàn phá tinh thần và thể xác<br />
của hàng triệu con người.<br />
Cho đến hiện nay, các nhà khoa học thấy<br />
rằng: căn bệnh này không có thuốc điều trị đặc<br />
hiệu, việc tái nghiện là vấn đề không tránh khỏi<br />
và tỷ lệ tái nghiện thông thường là rất cao. Tại<br />
các nước phát triển tỷ lệ tái nghiện thường luôn<br />
lớn hơn 80% (WHO, 2002) và tại Việt Nam tỉ lệ<br />
tái nghiện trên 90%, thậm chí có nơi 100%.<br />
<br />
34<br />
<br />
Khi người nghiện sức khỏe giảm sút hay vì<br />
một lý do nào đó ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất<br />
hiện Hội chứng cai với những biểu hiện chính:<br />
thèm nhớ mãnh liệt, chảy nước mắt nước mũi,<br />
vã mồ hôi, nổi da gà, đau mỏi người, buồn nôn.<br />
chính vì vậy việc điều trị Hội chứng cai là việc<br />
không thể thiếu trong các liệu trình cai nghiện<br />
ma túy. Điều trị Hội chứng cai, giúp người<br />
nghiện vượt qua Hội chứng cai một cách an<br />
toàn, nhẹ nhàng và nhanh chóng hồi phục sức<br />
khỏe vẫn luôn là vấn đề được nhiều người quan<br />
tâm nghiên cứu không những ở Việt Nam mà cả<br />
trên thế giới.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Đánh giá hiệu lực lâm sàng và tính an toàn<br />
của thuốc Giải Độc Trung Dược Herba Savior<br />
trong điều trị hỗ trợ cắt cơn ở bệnh nhân nghiện<br />
ma tuý nhóm Opiats.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Bệnh nhân nghiện ma túy<br />
Không phân biệt giới tính, tuổi từ 18 – 50,<br />
điều trị nội trú tại Trung tâm tiếp nhận đối<br />
tượng xã hội Bình Triệu, tự nguyện tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
<br />
Tiền cứu, đối chứng.<br />
<br />
60 bệnh nhân chia làm 2 nhóm<br />
<br />
Xuất xứ<br />
<br />
Nhóm can thiệp:<br />
<br />
30 bệnh nhân<br />
<br />
Giải độc Trung dược Herba Savior là bài<br />
thuốc gia truyền xuất xứ từ Trung Quốc của gia<br />
đình ông La Tựu, người Hoa sinh sống tại Việt<br />
Nam và sáng lập nhà thuốc Di Sanh Đường (địa<br />
chỉ tại 153 Rue de Verdun, hiện nay là 153<br />
đường Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, TP.<br />
HCM) Từ năm 1930 Giải Độc Trung Dược được<br />
bào chế dạng bột dùng cai nghiện chất á phiện.<br />
Năm 1990, Giải Độc Trung Dược chuyển từ<br />
dạng bột sang dạng viên sử dụng cho người<br />
nghiện Heroin.<br />
<br />
Nhóm đối chứng:<br />
<br />
30 bệnh nhân<br />
<br />
Công thức<br />
Giải Độc Trung Dược Herba Savior hiện nay<br />
được nghiên cứu bào chế thành viên nang cứng<br />
với công thức cho một viên:<br />
Nhân sâm (Radix Ginseng): 120mg.<br />
Sơn từ cô (Tulipa edulis Baker): 100mg.<br />
Sơn đậu căn (Radix Sophorae tonkinensis):<br />
60mg.<br />
Ba kích (Radix morindae officinalis): 50mg.<br />
Tục tùy tử (Semen Euphorbiae lathyridis):<br />
50mg.<br />
Bồ công anh (Herba lactucae indicae): 40mg.<br />
Toan táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae):<br />
40mg.<br />
Đương qui (Radix Angelicae sinensis):<br />
40mg.<br />
Tá dược vừa đủ.<br />
Dạng chế phẩm: vĩ bấm 10 viên/ vĩ x 10 vĩ/<br />
hộp.<br />
Lô nghiên cứu: số lô 010209.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên từ tất cả<br />
đối tượng nhập viện vào trung tâm, cứ mỗi 5<br />
bệnh nhân chọn một người (danh sách bệnh<br />
nhân nhập viện trong mỗi tháng được đánh<br />
theo số thứ tự từ 1 đến 100. Chọn ngẫu nhiên cá<br />
thể đầu tiên có số thứ tự trong khoảng từ 1 đến<br />
10, cá thể tiếp theo cách cá thể thứ nhất với hệ số<br />
K = 5, cho đến khi đủ số lượng nghiên cứu).<br />
Phân nhóm nghiên cứu<br />
Các cá thể đã chọn được khám lâm sàng,<br />
nếu đủ điều kiện theo tiêu chuẩn nhận bệnh sẽ<br />
được đưa vào nhóm nghiên cứu và được phân<br />
thành 2 nhóm: nhóm can thiệp và nhóm đối<br />
chứng theo Bảng số ngẫu nhiên (Table of<br />
Random Numbers).<br />
Tiêu chuẩn lâm sàng<br />
Đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân được<br />
chẩn đoán nghiện ma túy và có biểu hiện của<br />
Hội chứng cai.<br />
Tiêu chuẩn lâm sàng theo bảng phân loại<br />
bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10)(2) nghiện ma<br />
túy gồm các tiêu chuẩn sau:<br />
Thèm muốn mãnh liệt dùng chất ma tuý.<br />
Có khuynh hướng tăng liều chất ma tuý để<br />
thỏa mãn nhu cầu.<br />
Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử<br />
dụng chất ma tuý.<br />
Khi ngừng dùng chất ma tuý sẽ xuất hiện<br />
hội chứng cai buộc phải dùng trở lại.<br />
<br />
35<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Sao nhãng thú vui, thích thú cũ, dành thời<br />
gian để tìm và sử dụng ma tuý.<br />
<br />
quả xét nghiệm nước tiểu tìm Opiat khi ra viện<br />
âm tính.<br />
<br />
Biết rõ tác hại của chất ma tuý mà vẫn tiếp<br />
tục dùng.<br />
<br />
Bệnh nhân điều trị thành công được chia<br />
làm 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Kém theo tiêu<br />
chuẩn sau:<br />
<br />
Chẩn đoán nghiện ma túy trên lâm sàng khi<br />
có 3/6 tiêu chuẩn cơ sở.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
Hội chứng cai (theo phụ lục của Quyết định số<br />
5070/QĐ - BYT ngày 12/12/2007)(1).<br />
Hội chứng cai gồm các dấu hiệu sau: 1.<br />
Thèm chất ma tuý, 2. Ngáp, 3. Chảy nước mắt, 4.<br />
Ngạt mũi hoặc hắt hơi, 5. Nổi da gà hoặc ớn<br />
lạnh, 6. Đau cơ chuột rút, 7. Buồn nôn hoặc nôn,<br />
8. Tiêu chảy, 9. Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết<br />
áp, 10. Giãn đồng tử, 11. Co cứng cơ bụng, 12.<br />
Ngủ không yên.<br />
Hội chứng cai (+) khi bệnh nhân có 3/12 triệu<br />
chứng trên.<br />
<br />
Bảng 1. Tiêu chuẩn thành công.<br />
Loại<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Khá<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
Thời gian cắt cơn<br />
nghiện<br />
<br />
3-4<br />
ngày<br />
<br />
Diễn biến Hội<br />
chứng cai<br />
XN Opiats nước<br />
tiểu<br />
<br />
Giảm<br />
80%<br />
<br />
5- 6 ngày 7- 8 ngày<br />
<br />
> 8 ngày<br />
<br />
Giảm<br />
Giảm<br />
Giảm 60%<br />
70%<br />
50%<br />
<br />
Âm tính Âm tính<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
Tiêu chuẩn thất bại<br />
Những bệnh nhân trong giai đoạn điều trị<br />
nghiên cứu có sử dụng thuốc khác, không tuân<br />
thủ đúng phác đồ dùng thuốc Giải Độc Trung<br />
Dược.<br />
<br />
Tiêu chuẩn cận lâm sàng<br />
Xét nghiệm nước tiểu tìm Opiat (+)<br />
<br />
Những trường hợp xin thôi không sử dụng<br />
Giải Độc Trung Dược.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
Những trường hợp không thực hiện đủ liệu<br />
trình điều trị nghiên cứu vì tự thấy thuốc không<br />
có tác dụng.<br />
<br />
Không đưa vào nghiên cứu những BN sau:<br />
Xét nghiệm nước tiểu tìm chất ma tuý Opiat<br />
(-).<br />
Xét nghiệm nước tiểu tìm chất ma tuý Opiat<br />
(+) nhưng không có H/chứng cai.<br />
Có bệnh lý cấp, mạn tính đã suy giảm các<br />
chức năng tim, gan, phổi, thận: tăng huyết áp<br />
giai đoạn 2 (JNC VI), suy tim, viêm gan cấp,<br />
mãn (SGOT, SGPT, GGT cao gấp 2 lần bình<br />
thường cao), lao phổi, viêm phổi cấp hoặc mãn,<br />
hen, suy thận.<br />
Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh.<br />
Có bệnh truyền nhiễm, rối loạn tâm thần<br />
(tâm thần phân liệt, trầm cảm…).<br />
<br />
Phương pháp đánh giá kết quả<br />
Tiêu chuẩn thành công<br />
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu sử dụng<br />
thuốc đúng phác đồ, điều trị đủ liệu trình, kết<br />
<br />
36<br />
<br />
Kết thúc liệu trình test opiat còn (+).<br />
<br />
Đánh giá kết quả<br />
Sử dụng phần mềm SPSS 10.05.<br />
Phép kiểm Chi- square cho các số liệu định<br />
tính (độ tuổi, thời gian nghiện…).<br />
Phép kiểm t- student cho dãy số liệu từng<br />
cập về cận lâm sàng (SGOT, SGPT, GGT,<br />
Creatinin, đường huyết…).<br />
Phép kiểm Repeated measure ANOVA cho<br />
dãy số liệu về Hội chứng cai, mức độ nghiện<br />
Himmelback, mạch, huyết áp.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Chế độ điều trị<br />
- Nhóm can thiệp: Sử dụng Giải Độc Trung<br />
Dược Herba Savior với liều và thời gian như<br />
sau.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
+ 5 ngày đầu: uống 4 viên, 3 lần/ ngày (sáng,<br />
trưa, chiều).<br />
+ 5 ngày tiếp theo: uống 2 viên, 3 lần/ ngày<br />
(sáng, trưa, chiều).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Từng nhóm nghiên cứu<br />
Điểm trung bình<br />
<br />
10<br />
9<br />
8<br />
7<br />
<br />
- Nhóm chứng: Sử dụng nhóm thuốc An thần<br />
kinh với liều và thời gian như sau:<br />
<br />
6<br />
<br />
3<br />
<br />
+ Aminazine 25mg: uống 2 viên x 2 lần/<br />
ngày (lúc 8 giờ và 20 giờ).<br />
<br />
0<br />
<br />
Điều trị đồng thời<br />
+ Ngưng tất cả các thuốc có tác dụng an<br />
thần.<br />
+ Không dùng thuốc tác dụng tương tự<br />
trong quá trình nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là<br />
68 người, 100% là nam giới trong đó đủ điều<br />
kiện đánh giá kết quả là 62 người, bao gồm:<br />
31 bệnh nhân dùng Giải Độc Trung Dược.<br />
31 bệnh nhân dùng nhóm thuốc an thần<br />
kinh (Diazepam 5mg & Aminazine 25mg).<br />
<br />
Trên hội chứng cai<br />
<br />
2<br />
1<br />
<br />
T<br />
<br />
SAU 2J SAU 4J SAU 6J SAU 8J<br />
<br />
SA U<br />
10J<br />
<br />
Biểu đồ 2: So sánh trị số trung bình Hội chứng cai<br />
của 2 nhóm nghiên cứu qua các thời điểm (trước, sau<br />
2 ngày, 4 ngày, 6 ngày, 8 ngày và 10 ngày).<br />
<br />
Nhận xét<br />
Hai nhóm thuốc nghiên cứu đều có hiệu quả<br />
làm giảm các triệu chứng của Hội chứng cai<br />
(F=327,77; p0,05).<br />
Sau 4 ngày dùng thuốc, triệu chứng của Hội<br />
chứng cai bắt đầu giảm rõ rệt và duy trì đến hết<br />
thời gian nghiên cứu.<br />
Không có sự khác biệt về chỉ số trung bình<br />
Hội chứng cai giữa hai nhóm thuốc (p>0,05).<br />
<br />
Toàn bộ mẫu nghiên cứu (N=62)<br />
10<br />
<br />
ATK<br />
<br />
4<br />
<br />
+ Diazepam 5mg: uống 4 viên x 2 lần/ ngày<br />
(lúc 8 giờ và 20 giờ).<br />
<br />
+ Ngày thứ 5 cắt thuốc.<br />
<br />
GĐ TD<br />
<br />
5<br />
<br />
Trên đánh giá mức độ nghiện himmelbach<br />
<br />
Điểm trung bình<br />
<br />
9<br />
<br />
Trên toàn bộ mẫu nghiên cứu (N= 62).<br />
<br />
8<br />
<br />
Trị số trung bình mức độ nghiện<br />
Himmelbach của toàn bộ mẫu nghiên cứu qua<br />
các thời điểm giảm dần và có ý nghĩa thống<br />
kê (F= 420,43; p