Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ BỆNH MÀY ĐAY MẠN TÍNH <br />
THỂ NHẸ VÀ VỪA BẰNG PHỤ BÌ KHANG <br />
Vũ Hồng Thái*, Nguyễn Trọng Hào* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mày đay là một trong những bệnh ngoài da phổ biến và có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây. <br />
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đa số các trường hợp lại không xác định được rõ căn nguyên để loại <br />
trừ. Đa số các trường hợp là bị mề đay mạn tính và hay tái phát. Trước thực trạng đó công Ty cổ phần kinh <br />
doanh dịch vụ và thương mại Nam Phương đã đưa ra thị trường sản phẩm thực phẩm chức năng Phụ Bì Khang <br />
và sản phẩm này đã được đưa vào nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò hỗ trợ điều trị các trường hợp bị mề đay <br />
mẩn ngứa tái phát. <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị hỗ trợ bệnh mày đay mạn tính thể nhẹ và vừa bằng uống <br />
hỗ trợ Phụ Bì Khang,Theo dõi tác dụng không mong muốn của Phụ Bì Khang. <br />
Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhân chia làm 2 nhóm: + Nhóm 1(Nhóm nghiên cứu): 30 bệnh nhân uống <br />
Phụ Bì Khang kết hợp uống histamine thông thường thời gian ngắn 14 ngày. + Nhóm 2: 30 bệnh nhân uống đơn <br />
thuần histamine thông thường thời gian ngắn 14 ngày. Đánh giá mức độ giảm thiểu các triệu chứng và khỏi <br />
bệnh của bệnh nhân sau thời gian điều trị 4 tháng. <br />
Kết luận: Đánh giá các đặc điểm của bệnh cũng như mức độ lành bệnh của nhóm 1 tốt hơn nhóm 2 và <br />
chứng minh được hiệu quả điều trị của Phụ Bì Khang trong mày đay mạn tính thể nhẹ và vừa. <br />
Từ khóa: Mày đay, Phụ Bì Khang <br />
<br />
ABSTRACT <br />
EVALUATION THE EFFECTIVENESS OF ADJUVANT THERAPY OF CHRONIC URTICARIA <br />
AT MILD AND MODERATE STATES BY PHU BI KHANG <br />
Vu Hong Thai, Nguyen Trong Hao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ No 4 ‐ 2014: 94 ‐ 99 <br />
Urticaria is one of the common skin diseases and has been increasing in recent years. Diseases caused due to <br />
many reasons but most cases do not clearly identify the origin of disease for exclusion. The majority of cases are <br />
chronic urticaria and relapsing. To address this, Nam Phương service and trading business joint stock company <br />
has brought to market functional food products Phu Bi Khang and products are the subject to the study to assess <br />
the adjuvant therapy role of relapsing rash urticaria cases. <br />
Objectives of research: • Evaluation the effectiveness of adjuvant therapy of chronic urticaria at mild and <br />
moderate states by adjuvant drinking Phu Bi Khang. • Monitoring the unwanted effects of Phu Bi Khang <br />
Subject of research : 60 patients divided into 2 groups: + Group 1 (research group): 30 patients drinking <br />
Phu Bi Khang combining with drinking common histamine in short time of 14 days. + Group 2: 30 patients <br />
drinking purely common histamine in short time of 14 days. Evaluate mitigation of the symptoms and recovering <br />
of patients after 4 months of treatment <br />
Conclusion: Evaluation the characteristics of the disease as well as healing level of group 1 is better than <br />
group 2 and prove the treatment effectiveness of Phu Bi Khang in chronic urticaria at mild and moderate states. <br />
Keywords: Urticaria, Phu Bi Khang <br />
<br />
* Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS Nguyễn Trọng Hào, <br />
<br />
94<br />
<br />
ĐT: 0903 639 234, <br />
<br />
Email: bshao312@yahoo.com <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Bệnh mày đay là phản ứng mao mạch của <br />
da gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì. <br />
Bệnh biểu hiện ngoài da là các sẩn phù xuất <br />
hiện nhanh, mất đi nhanh, xuất hiện đôt ngột ở <br />
bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, thậm chí ở vùng <br />
thanh quản gây khó thở. Ngứa nhiều, đôi khi có <br />
sốt,..Bệnh có cơ chế phức tạp, đa số là thông <br />
qua kháng thể IgE, trong đó vai trò của chất hóa <br />
học trung gian histamine là rất quan trọng. <br />
Bệnh gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. <br />
Mày đay cấp thường xuất hiện trong vòng 6 <br />
tuần do thuốc, thực phẩm, côn trùng, phấn hoa, <br />
lông thú, nhiễm trùng. Trong đó khoảng 40‐<br />
60% trường hợp do cơ chế dị ứng. Mày đay <br />
mạn tính xảy ra khi triệu chứng kéo dài trên 6 <br />
tuần, khoảng 80‐90% không tìm được nguyên <br />
nhân và thường liên quan đến bệnh tự miễn, cơ <br />
địa dị ứng, có tính chất gia đình… hoặc bệnh <br />
nội khoa như bệnh giáp trạng, nhiễm ký sinh <br />
trùng, gan, thận, mỡ máu, tiêu chảy, táo bón <br />
hoặc do thay đổi thời tiết. <br />
<br />
Đối tượng <br />
<br />
Gần đây, Công ty cổ phần kinh doanh dịch <br />
vụ và thương mại Nam Phương đưa ra thị <br />
trường sản phẩm thực phẩm chức năng “Phụ Bì <br />
Khang” thành phần bao gồm Cao Nhàu, Cao <br />
gan, L‐caritine ‐ Fumarat có tác dụng hỗ trợ điều <br />
trị cho các trường hợp bệnh Mày đay cấp và <br />
mạn tính. Tuy nhiên, kinh nghiệm sử dụng sản <br />
phẩm này hỗ trợ điều trị bệnh Mày đay bằng <br />
Phụ bì khang hiện nay còn rất ít ỏi. <br />
Vì lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu <br />
đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị hỗ trợ bệnh <br />
Mày đay mạn tính thể nhẹ và vừa bằng sản <br />
phẩm Phụ Bì Khang. <br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Đánh giá hiệu quả điều trị hỗ trợ bệnh Mày <br />
đay mạn tính thể nhẹ và vừa bằng uống hỗ trợ <br />
Phụ bì khang tại Bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí <br />
Minh từ tháng 8/2012 đến 8/2013. <br />
Đánh giá tác dụng không mong muốn của <br />
Phụ bì khang trong điều trị mày đay. <br />
<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán Mày đay mạn <br />
tính thể nhẹ và vừa đến khám tại Bệnh viện Da <br />
liễu Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 8/2012 đến <br />
2/2013. <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân <br />
Bệnh nhân bị Mày đay mạn tính thể nhẹ và <br />
vừa (xem ở mục 2.2) đến khám tại khoa khám <br />
bệnh Bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh. <br />
Cả 2 giới, tuổi từ 12 tuổi trở lên. <br />
Tự nguyện và có khả năng tham gia nghiên <br />
cứu. <br />
Có địa chỉ và điện thoại rõ ràng để thuận lợi <br />
cho việc thông tin. <br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Mày đay nặng có các biểu hiện toàn thân sốt <br />
cao, khó thở, đau bụng rối loạn tiêu hóa có khả <br />
năng tiến triển thành thể dị ứng nặng hơn như <br />
hồng ban đa dạng, hội chứng Steven Johson, hội <br />
chứng Lyell. <br />
Người đang dùng các loại thuốc chống viêm <br />
có Corticoid, các thuốc ức chế miễn dịch. <br />
Người có HIV/AIDS. <br />
Người có tổn thương gan, thận nặng. <br />
Các trường hợp phù Quincke hoặc Mày đay <br />
kết hợp với phù Quincke. <br />
Phụ nữ có thai và cho con bú. <br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Là thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so <br />
sánh. <br />
Cỡ mẫu <br />
Khoảng 60 bệnh nhân, thành 2 nhóm: <br />
Nhóm 1 (nhóm nghiên cứu): 30 bệnh nhân <br />
uống Phụ bì khang kết hợp uống histamin <br />
thông thường thời gian ngắn 14 ngày. <br />
Nhóm 2 (nhóm đối chứng): 30 bệnh nhân <br />
uống đơn thuần kháng histamin thông thường <br />
thời gian ngắn 14 ngày. <br />
<br />
95<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Vật liệu nghiên cứu: Viên Phụ Bì Khang <br />
Thành phần: Cao nhàu: 120mg, L.caritine <br />
fumarate: 50mg. Kháng histamine: *Telfast <br />
180mg, thành phần: fexofenadine. <br />
Các bước nghiên cứu <br />
Khám sàng lọc <br />
‐ Khám lâm sàng để xác định bệnh. <br />
‐ Đánh giá mức độ bệnh dựa vào các dấu <br />
hiệu: số lượng sẩn phù, kích thước sẩn, mức độ <br />
ngứa, triệu chứng. <br />
Làm bệnh án <br />
Xác định các thông tin bệnh nhân: tuổi, nghề <br />
nghiệp, địa chỉ, thời gian bị bệnh, tiền sử bản <br />
thân và gia đình (khai thác tiền sử dị ứng cá <br />
nhân và gia đình, tần xuất tái phát bệnh, khoảng <br />
cách các lần tái phát…) <br />
Khai thác nguyên nhân liên quan đến bệnh. <br />
Khám phá để đánh giá mức độ bệnh. <br />
Khám bệnh phát hiện các triệu chứng kèm <br />
theo (sốt, hạch, toàn trạng bệnh nhân, các bệnh <br />
nội tạng khác…) <br />
Lấy ngẫu nhiên bệnh nhân vào 2 nhóm nghiên cứu, <br />
tiến hành điều trị <br />
Nhóm I: (nhóm nghiên cứu): 30 bệnh nhân <br />
uống Phụ bì khang kết hợp uống kháng <br />
histamin. <br />
Phụ bì khang: 6 viên/ ngày chia 2 lần, uống <br />
trước bữa ăn 30 phút, 1 tháng liên tục. Sau đó <br />
uống Phụ bì khang 2 viên/ngày x 3 tháng tiếp <br />
theo. <br />
Telfast 180mg: 1 viên/ngày x 14 ngày (uống 1 <br />
viên buổi sáng). <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014<br />
Đánh giá diễn biến của bệnh sau 48h. <br />
Đánh giá diễn biến của bệnh theo từng tuần <br />
1, 2, 3,4 tuần. <br />
+Đánh giá diễn biến của bệnh sau điều trị <br />
tháng thứ 2, tháng thứ 3 và tháng thứ 4. <br />
Đánh giá tác dụng điều trị dựa vào mức độ <br />
giảm các triệu chứng: giảm đỏ, giảm phù nề, <br />
giảm ngứa. <br />
Đánh giá thời gian tái phát. <br />
Kết quả điều trị được đánh giá theo mức độ: <br />
Mức độ khỏi bệnh: <br />
Tốt: Không còn tổn thương, không ngứa, <br />
không thấy xuất hiện tổn thương mới. <br />
Khá: Các tổn thương mờ dần nhìn không rõ, <br />
còn ngứa nhẹ, không xuất hiện tổn thương mới. <br />
Trung bình: Các thương tổn mờ dần, ngứa <br />
vẫn còn, bắt đầu xuất hiện tổn thương mới <br />
nhưng ít và rải rác. <br />
Kém: Các tổn thương cũ còn rõ và ngứa vẫn <br />
còn. Bắt đầu xuất hiện trở lại các tổn thương <br />
mới. Bệnh tái phát trở lại. <br />
So sánh kết quả điều trị trên 2 nhóm <br />
Đánh giá tác dụng không mong muốn như: <br />
sốt, mệt mỏi, đau đầu… ở mỗi nhóm <br />
Đánh giá thời gian điều trị, chi phí điều trị ở <br />
mỗi nhóm. <br />
Chụp ảnh trước điều trị, trong quá trình diễn <br />
biến và sau điều trị. <br />
Địa điểm và thời gian nghiên cứu <br />
Tại khoa khám bệnh bệnh viện Da Liễu TP <br />
Hồ Chí Minh từ tháng 8/2012 đến tháng 8/2013. <br />
Xử lý số liệu <br />
<br />
Nhóm II: (nhóm đối chứng): khoảng 30 bệnh <br />
nhân. <br />
<br />
Theo phương pháp thống kê y học bằng <br />
phần mềm Stata 11.0. <br />
<br />
Telfast 180mg: 1 viên/ngày x 14 ngày (uống 1 <br />
viên buổi sáng). <br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br />
<br />
Đánh giá kết quả điều trị <br />
Đánh giá kết quả điều trị theo từng nhóm <br />
Bệnh nhân sẽ được đánh giá kết quả điều <br />
trị theo tiến triển bệnh ít nhất là sau 24‐48 giờ. <br />
Sau đó: <br />
<br />
96<br />
<br />
Có tất cả 60 bệnh nhân tham gia nghiên cứu <br />
được chia vào 2 nhóm 1 và 2, không có bệnh <br />
nhân nào rút khỏi nghiên cứu. Các dữ liệu của <br />
bệnh nhân được đưa vào phân tích để đánh giá <br />
hiệu quả điều trị hỗ trợ của Phụ Bì Khang trong <br />
Mày đay mạn tính nhẹ và vừa. <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
‐ Khai thác tiền sử gia đình: tỷ lệ bệnh nhân <br />
có tiền sử gia đình ở nhóm 1 là 37% cao hơn <br />
nhóm 2 là 7%. <br />
<br />
KHẢO SÁT CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH <br />
Tìm căn nguyên nhân gây bệnh qua tiền sử gia <br />
đình <br />
<br />
Như vậy, tỷ lệ tìm thấy căn nguyên gây bệnh <br />
mày đay mạn tính qua khai thác tiền sử bản thân <br />
và gia đình không cao. Tuy nhiên qua khảo sát <br />
sơ bộ nhận thấy hầu như các bệnh nhân dễ bị <br />
mày đay mạn tính là do không rõ ngyên nhân. <br />
<br />
‐ Khai thác tiền sử bệnh nhân: tỷ lệ không rõ <br />
nguyên nhân chiếm đa số ở cả 2 nhóm: 74% ở <br />
nhóm 1 và 80% ở nhóm 2. Ngoài ra một số <br />
nguyên nhân khác như yếu tố vật lý chiếm tỷ lệ <br />
13% nhóm 1 và 10% ở nhóm 2, thức ăn chiếm tỷ <br />
lệ 10% ở cả 2 nhóm và nhiễm ký sinh trùng <br />
chiếm 3% ở nhóm 1. <br />
<br />
Đánh giá kết quả điều trị <br />
Bệnh nhân nghiên cứu chia 2 nhóm, nhóm <br />
uống Telfast+ Phụ Bì Khang: 30 bệnh nhân, <br />
nhóm uống Telfast đơn thuần; 30 bệnh nhân. <br />
<br />
Bảng 1: Đánh giá mức độ giảm triệu chứng của bệnh mày đay trước và sau điều trị. <br />
Đặc điểm (tỷ lệ %)<br />
<br />
Ngứa<br />
<br />
Thương tổn cũ<br />
Thương tổn mới<br />
<br />
Hết ngứa<br />
Còn ngứa nhẹ<br />
Không thay đổi<br />
Không còn<br />
Mờ dần<br />
Không thay đổi<br />
Không xuất hiện<br />
Xuất hiện<br />
<br />
Sau 48 giờ<br />
N1<br />
40<br />
33<br />
27<br />
44<br />
33<br />
23<br />
50<br />
50<br />
<br />
N2<br />
50<br />
17<br />
33<br />
43<br />
20<br />
37<br />
53<br />
47<br />
<br />
P<br />
0,33<br />
<br />
0,39<br />
0,79<br />
<br />
Sau 1 tuần<br />
N1<br />
47<br />
37<br />
16<br />
57<br />
27<br />
16<br />
60<br />
40<br />
<br />
N2<br />
50<br />
13<br />
37<br />
50<br />
13<br />
37<br />
57<br />
43<br />
<br />
P<br />
0,06<br />
<br />
0,16<br />
0,79<br />
<br />
Sau 2 tuần<br />
N1<br />
53<br />
30<br />
17<br />
70<br />
10<br />
20<br />
60<br />
40<br />
<br />
N2<br />
43<br />
7<br />
50<br />
40<br />
17<br />
43<br />
47<br />
53<br />
<br />
Sau 3 tuần<br />
P<br />
<br />
0,008<br />
<br />
0,06<br />
0,3<br />
<br />
N1<br />
47<br />
17<br />
36<br />
60<br />
13<br />
27<br />
50<br />
50<br />
<br />
N2<br />
23<br />
3<br />
74<br />
23<br />
20<br />
57<br />
23<br />
77<br />
<br />
P<br />
0,013<br />
<br />
0,014<br />
0,032<br />
<br />
<br />
Đặc điểm (tỷ lệ %)<br />
Ngứa<br />
<br />
Thương tổn cũ<br />
Thương tồn mới<br />
<br />
Hết ngứa<br />
Còn ngứa nhẹ<br />
Không thay đổi<br />
Không còn<br />
Mờ dần<br />
Không thay đổi<br />
Không xuất hiện<br />
Xuất hiện<br />
<br />
Sau 1 tháng<br />
N1<br />
N2<br />
P<br />
47<br />
20<br />
17<br />
3<br />
0,006<br />
36<br />
77<br />
60<br />
20<br />
10<br />
23 0,007<br />
30<br />
57<br />
47<br />
20<br />
0,028<br />
53<br />
80<br />
<br />
Sau 2 tháng<br />
N1<br />
N2<br />
P<br />
50<br />
20<br />
13<br />
0<br />
0,002<br />
37<br />
80<br />
53<br />
20<br />
17<br />
20 0,022<br />
30<br />
60<br />
53<br />
20<br />
0,007<br />
47<br />
80<br />
<br />
Sau 3 tháng<br />
N1<br />
N2<br />
P<br />
50<br />
20<br />
10<br />
0<br />
0,004<br />
40<br />
80<br />
54<br />
20<br />
13<br />
20 0,003<br />
33<br />
60<br />
57<br />
20<br />
0,008<br />
43<br />
80<br />
<br />
Sau 4 tháng<br />
N1<br />
N2<br />
P<br />
53<br />
20<br />
7<br />
0<br />
0,005<br />
40<br />
80<br />
54<br />
20<br />
13<br />
20 0,027<br />
33<br />
60<br />
53<br />
20<br />
0,007<br />
47<br />
80<br />
<br />
nghĩa thống kê sau 4 tháng điều trị với các giá trị <br />
Nhận xét: cả 2 nhóm đều cho kết quả giảm <br />
0,005