intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả điều trị một số bệnh lý tại não và u não ở trẻ em bằng dao gamma quay tại Bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá hiệu quả điều trị một số u não và bệnh lý sọ não ở trẻ em bằng dao gamma quay (rotating gamma knife, RGK) tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt nam. Nghiên cứu thực hiện trên 67 bệnh nhi (≤ 15 tuổi) được chẩn đoán u não và một số bệnh lý sọ não, có chỉ định xạ phẫu bằng RGK từ 7/2007 đến 07/2013 tại Bệnh viện Bạch Mai, Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả điều trị một số bệnh lý tại não và u não ở trẻ em bằng dao gamma quay tại Bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> <br /> ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH LÝ TẠI NÃO  <br /> VÀ U NÃO Ở TRẺ EM BẰNG DAO GAMMA QUAY  <br /> TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI <br /> Mai Trọng Khoa*, Trần Đình Hà*, Phạm Cẩm Phương*, Nguyễn Đức Luân*, Lê Chính Đại*  <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục  tiêu:  Đánh  giá  hiệu  quả  điều  trị  một  số  u  não  và  bệnh  lý  sọ  não  ở  trẻ  em  bằng  dao  gamma  quay <br /> (Rotating Gamma Knife, RGK) tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt nam.  <br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả kết quả lâm sàng trên 67 bệnh nhi (≤ 15 tuổi) được chẩn <br /> đoán u não và một số bệnh lý sọ não, có chỉ định xạ phẫu bằng RGK từ 7/2007 đến 07/2013 tại Bệnh viện Bạch <br /> Mai, Việt Nam.  <br /> Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình: 10,5 tuổi, tuổi thấp nhất là 4, cao nhất là 15. Tỉ lệ nam/nữ là: 1,8. <br /> Trong đó: dị dạng động tĩnh mạch não 22,4%; u tuyến tùng 16,4%; u tế bào sao 7,5%; u máu thể hang 6,0%; u <br /> màng não thất 6,0%. 73,1% người bệnh có triệu chứng đau đầu; 53,7% người bệnh buồn nôn, nôn; 25,4 % co <br /> giật; 20,9% người bệnh yếu nửa người; 6% người bệnh có hội chứng tiểu não. Vị trí u: Vùng trán‐thái dương <br /> hai bên: 56,7%; trong não thất: 6%; u vùng thân não: 7,5%. Kích thước u trung bình: 2,13±1,24cm. Liều xạ <br /> phẫu thay đổi tuỳ theo vị trí và bản chất u, liều trung bình 14,4Gy, thấp nhất là 8Gy, cao nhất là 20Gy. Tỷ lệ đạt <br /> đáp ứng tốt và khỏi bệnh gặp ở nhóm dị dạng động tĩnh mạch não và u nguyên bào thần kinh bậc thấp. Các khối <br /> u sọ hầu đáp ứng kém hơn với xạ phẫu. Cho đến nay, 55 người bệnh (82,1%) cải thiện triệu chứng lâm sàng rõ <br /> rệt: giảm đau đầu, giảm buồn nôn, giảm kích thước khối u. 12 người bệnh (17,9%) đã tử vong vì khối u tiếp tục <br /> tiến triển sau điều trị.  <br /> Kết luận: Xạ phẫu bằng RGK để điều trị cho các người bệnh u não và bệnh lý sọ não cho trẻ em là biện pháp <br /> điều trị có hiệu quả, an toàn. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> EVALUATING THE EFFICACY OF ROTATING GAMMA KNIFE (RGK) IN THE TREATMENT  <br /> OF INTRACRANIAL DISEASES AND BRAIN TUMORS IN CHIDREN AT BACH MAI HOSPITAL <br /> Mai Trong Khoa, Tran Dinh Ha, Pham Cam Phuong Nguyen Duc Luan, Le Chinh Dai <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 366 – 374 <br /> Objective: To evaluate the treatment outcomes of pediatric brain tumors and intracranial diseases by using <br /> the Rotating Gamma Knife (RGK) at Bach Mai Hospital, Hanoi, Viet Nam.  <br /> Patients  and  Method:  a  prospective  clinical  interventions  in  67pediatric  patients  ( ≤   15  years)  were <br /> diagnosed with brain tumors or intracranial diseases and then they were treated with the RGK from July 2007 to <br /> July 2013 at Bach Mai Hospital, Vietnam.  <br /> Results: Average age was 10.5 years old. Ages at the time of radiosurgery ranged from 4 (youngest) to 15 <br /> (oldest).  The  male/female  ratio:  1.8.  In  our  study,  67  patients  including  arteriovenous  malformations  (AVM) <br /> 22.4%;  pineal  tumors  16.4%;astrocytoma  7.5%;  cavernoma  6.0%;  ependynoma  6,0%.  Clinical  symptoms: <br /> headache: 73.1%; nausea, vomiting: 53.7%; convulsions: 25.4%; hemiplegia: 20.9%; cerebellar syndrome: 6% of <br /> the study population. Tumor location: frontal ‐ temporal sides: 56.7 %; intraventricular 6.0 %; brainstem 7.5 %. <br /> * Bệnh viện Bạch Mai <br /> Tác giả liên lạc: TS.BS. Phạm Cẩm Phương; <br /> <br /> 366<br /> <br /> ĐT: 0983920778,<br /> <br /> Email: camphuongmd@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> The median tumor size was 2.13±1.24 cm (0.6–4.1cm). The median prescribed dose was varied (depending on the <br /> nature andthelocation of the tumor): 14.4Gy; min: 8Gy, max 20Gy. Arteriovenous malformations and low grade <br /> neuroblastoma groups had good response. Craniopharyngiomas had worse response rates with radiosurgery. So <br /> far, 55 patients (82.1%) have improved clinical symptomsremarkably: we noted a release of headache, nausea and <br /> a reduction in the tumor size. 12 patients (17.9%) died due to progressive tumor after treatment.  <br /> Conclusions:  RGK  radiosurgery  is  effective  and  safe  for  treating  brain  tumors  and  some  intracranial <br /> diseases in children. <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ  <br /> U não là một trong những bệnh ung thư hay <br /> gặp ở trẻ em, đứng hàng thứ hai sau ung thư của <br /> hệ thống tạo  máu  (bệnh bạch  cầu).  U não  là sự <br /> tăng sinh bất thường của các tế bào thần kinh, tế <br /> bào hình sao, tế bào ít đuôi gai, nguyên tuỷ bào <br /> thần  kinh.  U  não  có  thể  nguyên  phát  hoặc  thứ <br /> phát do di căn ung thư từ nơi khác đến não. Tùy <br /> thuộc vào vị trí, kích thước, bản chất của khối u <br /> mà phương pháp điều trị u não nguyên phát có <br /> thể là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Với sự giúp đỡ <br /> của các đồng nghiệp nước Mỹ, Úc, Thụy Điển… <br /> Bệnh  viện  Nhi  Trung  ương  và  Bệnh  viện  Bạch <br /> Mai đã cùng hợp tác và xây dựng các phác đồ xạ <br /> trị u não và một số bệnh ung thư khác ở trẻ em.  <br /> Ngày nay cùng với sự phát triển của y học, <br /> nhiều loại máy xạ trị, phương pháp xạ trị mới ra <br /> đời nhằm mục đích tập trung liều xạ trị vào khối <br /> u  tối  đa  mà  lại  giảm  thiểu  liều  bức  xạ  đến  tổ <br /> chức  lành  xung  quanh.  Từ  đó  chỉ  định  xạ  trị <br /> trong điều trị ung thư ở trẻ em nói chung và u <br /> não nói riêng ngày càng được nghiên cứu nhiều. <br /> Đặc biệt với các bệnh nhi có khối u to, vị trí u ở <br /> sâu,  tại  các  cơ  quan  quan  trọng  như  thân  não, <br /> trong não thất… là những vị trí rất khó để phẫu <br /> thuật  triệt  căn.  Xạ  trị  đóng  vai  trò  quan  trọng <br /> trong  những  trường  hợp  này.  Hệ  thống  RGK <br /> của Hoa Kỳ đã được đưa vào sử dụng ở Mỹ lần <br /> đầu  tiên  năm  2004.  Tại  Trung  tâm  Y  học  hạt <br /> nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, chúng <br /> tôi sử dụng máy xạ trị gia tốc tuyến tính và máy <br /> xạ phẫu bằng RGK từ 7/2007 để điều trị các khối <br /> u não và một số bệnh lý tại não. Cho đến nay đã <br /> có khoảng 2600 người bệnh u não và bệnh lý sọ <br /> não được điều trị xạ phẫu bằng RGK trong đó có <br /> cả  các  bệnh  nhi.  Nhằm  đánh  giá  vai  trò  của <br /> <br /> Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br /> <br /> phương pháp điều trị này trong điều trị u não và <br /> các bệnh lý sọ não ở trẻ em, chúng tôi tiến hành <br /> đề tài này nhằm mục tiêu:  <br /> 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm <br /> sàng của các bệnh nhi u não và bệnh lý sọ não <br /> có chỉ địnhxạ phẫu bằng dao gamma quay. <br /> 2. Đánh giá hiệu quả điều trị u não và một <br /> số  bệnh  lý  tại  não  ở  trẻ  em  bằng  dao  gamma <br /> quay tại Bệnh viện Bạch Mai. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> 67 bệnh nhi (≤15 tuổi) được chẩn đoán là <br /> u  não  và  một  số  bệnh  lý  tại  não,  được  thông <br /> qua hội đồng Hội chẩn gồm các bác sỹ chuyên <br /> ngành  ung  bướu,  nội  thần  kinh,  nhi  khoa, <br /> ngoại  thần  kinh,  chẩn  đoán  hình  ảnh,  giải <br /> phẫu bệnh, gây mê hồi sức, y học hạt nhân và <br /> xạ trị, tai mũi họng. Người bệnh được chỉ định <br /> điều  trị  xạ  phẫu  bằng  RGK  từ  7/2007  đến <br /> 07/2013 tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung <br /> bướu, Bệnh viện Bạch Mai. <br /> <br /> Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh <br /> Tuổi ≤ 15 <br /> Khối u não hoặc bệnh lý sọ não có một ổ tổn <br /> thương,  kích  thước  ≤  3cm,  một  số  trường  hợp <br /> có thể ≤ 5cm. <br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ người bệnh: <br /> •  Người bệnh > 15 tuổi <br /> •  Khối tổn thương tại não nhiều ổ <br /> •  Khối tổn thương tại não có kích thước >5 cm <br /> •  Người bệnh hôn mê, có nguy cơ tử vong gần <br /> •  Người  bệnh  mắc  các  bệnh  lý  phối  hợp <br /> khác có nguy cơ tử vong gần <br /> <br /> 367<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> Phương pháp nghiên cứu  <br /> Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng <br /> Các  bước  tiến  hành:  Những  người  bệnh  có <br /> đủ các tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ được chọn vào <br /> nghiên cứu. Người bệnh được làm bệnh án theo <br /> mẫu thống nhất. Thu thập số liệu theo mẫu bệnh <br /> án nghiên cứu in sẵn <br /> Đánh  giá  các  triệu  chứng  cơ  năng,  thực  thể <br /> trước điều trị. <br /> <br /> chỉ  định  liều  xạ  thích  hợp.  Người  bệnh  hoàn <br /> toàn tỉnh táo trước, trong và sau khi xạ phẫu.  <br /> <br /> Xử lý số liệu  <br /> Các  thông  tin  được  mã  hoá  và  xử  lý  bằng <br /> phần mềm SPSS 16.0 <br /> <br /> KẾT QUẢ <br /> Đặc điểm của nhóm bệnh nhân <br /> Tuổi, giới  <br /> Có 43 người bệnh nam và 24 người bệnh nữ <br /> <br /> Đánh giá đặc điểm cận lâm sàng trước điều trị. <br /> Đánh  giá  vị  trí,  kích  thước,  bản  chất  tổn <br /> thương thông qua chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng <br /> hưởng từ sọ não. <br /> <br /> Bảng 1: Phân bố nhóm tuổi của người bệnh <br /> Phân bố nhóm tuổi<br /> 10<br /> Tổng<br /> <br /> Tiến  hành  điều  trị  xạ  phẫu  bằng  RGK  theo <br /> phác đồ đã được hội chẩn. <br /> Đánh giá tác dụng không mong muốn trong <br /> và  sau  xạ  phẫu  bằng  tiêu  chuẩn  đánh  giá  các <br /> biến  cố  bất  lợi  (Common  Terminology  Criteria <br /> for  Adverse  Events  Version  4.0  (CTCAE))  của <br /> Viện Ung thư quốc gia của Mỹ năm 2009. <br /> Đánh giá đáp ứng sau điều trị: Đánh giá đáp <br /> ứng cơ năng thông qua hỏi bệnh bác sỹ điều trị, gia <br /> đình  người  bệnh  trực  tiếp  hoặc  qua  điện  thoại. <br /> Thời điểm đánh giá: 3 tháng sau khi điều trị. <br /> Đánh  giá  tỷ  lệ  tử  vong  thông  qua  gọi  điện <br /> thoại  cho  gia  đình  và  hỏi  tình  trạng  bệnh  của <br /> bệnh nhi. Đánh giá tỷ lệ tử vong bằng cách ghi <br /> nhận ngày người bệnh bắt đầu xạ phẫu và ngày <br /> người bệnh tử vong. Thời điểm đánh giá: Tháng <br /> 2/2014. <br /> Đánh  giá  đáp  ứng  dựa  vào  chụp  cắt  lớp  vi <br /> tính  hoặc  cộng  hưởng  từ  sọ  não  trước  và  sau <br /> điều  trị:  Đánh  giá  theo  tiêu  chuẩn  RECIST  với <br /> đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần, bệnh ổn <br /> định, bệnh tiến triển. <br /> Quy trình xạ phẫu: Người bệnh chỉ cần gây <br /> tê tại chỗ 4 điểm đặt khung định vị trên đầu (trừ <br /> trường  hợp  trẻ  nhỏ  cần  phải  có  bác  sỹ  chuyên <br /> khoa  Gây  mê  hỗ  trợ).  Sau  đó  người  bệnh  được <br /> chụp mô phỏng CT hoặc MRI tùy theo từng loại <br /> bệnh.  Bác  sỹ  lập  kế  hoạch  xạ  phẫu  sẽ  xác  định <br /> chính xác vị trí và phạm vi tổn thương, từ đó có <br /> <br /> 368<br /> <br /> n<br /> 2<br /> 32<br /> 33<br /> 67<br /> <br /> %<br /> 3,0<br /> 47,8<br /> 49,2<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Nhóm tuổi hay gặp nhất là trên 10 <br /> tuổi (49,2%), tuổi trung bình: 10,5 tuổi, tuổi thấp <br /> nhất  là  4,  cao  nhất  là  15  tuổi.  Tỉ  lệ  nam/nữ  là: <br /> 43/24=1,8. <br /> <br /> Phương pháp điều trị trước xạ phẫu <br /> 15.1<br /> 5.3<br /> <br /> 5.8<br /> <br /> Chưa điều trị<br /> <br /> 73.8<br /> <br /> Đã xạ trị gia tốc<br /> Đã phẫu thuật<br /> Đã nút mạch<br /> <br />  <br /> Biểu đồ 3: Tình trạng bệnh trước xạ phẫu <br /> Nhận  xét:  Đa  số  các  người  bệnh  được  xạ <br /> phẫu  Gamma  Knife  khi  chưa  được  điều  trị  gì <br /> trước đó (82,1%).  <br /> <br /> Phương pháp cố định khung định vị  <br /> Đa số các bệnh nhi chỉ cần gây tê để cố định <br /> khung  định  vị  59/67=  94,0%;  chỉ  có  4/67=  6,0% <br /> trường hợp cần phải gây mê. <br /> Bảng 2: Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trước xạ <br /> phẫu <br /> Triệu chứng<br /> Đau đầu<br /> Buồn nôn, nôn<br /> Động kinh<br /> Bán manh<br /> Rối loạn nội tiết<br /> Giảm trí nhớ<br /> <br /> n<br /> 49<br /> 36<br /> 17<br /> 3<br /> 1<br /> 3<br /> <br /> %<br /> 73,1<br /> 53,7<br /> 25,4<br /> 4,5<br /> 1,5<br /> 4,5<br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> Triệu chứng<br /> Yếu, liệt ½ người<br /> Sụp mi<br /> Hội chứng tiểu não<br /> Đái nhạt<br /> Rối loạn ý thức<br /> Chóng mặt<br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> 14<br /> 2<br /> 4<br /> 1<br /> 1<br /> 4<br /> 67<br /> <br /> %<br /> 20,9<br /> 3,0<br /> 6,0<br /> 1,5<br /> 1,5<br /> 6,0<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là <br /> đau đầu (73,1%); các triệu chứng khác ít gặp hơn. <br /> Bảng 3: Tỷ lệ một số loại u và bệnh lý sọ não <br /> Loại tổn thương<br /> Dị dạng động tĩnh mạch (AVM)<br /> U máu thể hang<br /> U màng não thất<br /> U sao bào<br /> U tuyến tùng<br /> U sọ hầu<br /> U tuyến yên<br /> U màng não<br /> U thân não<br /> U nguyên tuỷ bào<br /> U góc cầu tiểu não<br /> U nền sọ<br /> Khác<br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> 15<br /> 4<br /> 4<br /> 5<br /> 11<br /> 4<br /> 5<br /> 1<br /> 5<br /> 1<br /> 2<br /> 2<br /> 8<br /> 67<br /> <br /> %<br /> 22,4<br /> 6,0<br /> 6,0<br /> 7,5<br /> 16,4<br /> 6,0<br /> 7,5<br /> 1,5<br /> 7,5<br /> 1,5<br /> 2,9<br /> 2,9<br /> 11,9<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Loại u thường gặp nhất là dị dạng <br /> động tĩnh mạch não: 22,4%; u tuyến tùng 16,4%; <br /> u sao bào: 7,5%; u tuyến yên: 7,5%; u vùng thân <br /> não:  7,5%;  u  máu  thể  hang  6,0%;  u  màng  não <br /> thất  6,0%...  các  loại  u  và  bệnh  lý  sọ  não  khác <br /> chiếm tỷ lệ thấp hơn. <br /> Bảng 4: Phân loại u theo vị trí <br /> Phân loại u theo vị trí<br /> U trên lều<br /> Trán<br /> Thái dương<br /> Đỉnh<br /> Chẩm<br /> U hệ thống não thất<br /> U nền sọ<br /> U dưới lều<br /> Thân não<br /> U tiểu não<br /> U ngoài trục và u tuyến yên<br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> 18<br /> 20<br /> 2<br /> 1<br /> 4<br /> 2<br /> 5<br /> 6<br /> 9<br /> 67<br /> <br /> %<br /> 26,8<br /> 29,9<br /> 3,0<br /> 1,5<br /> 6,0<br /> 2,9<br /> 7,5<br /> 9,0<br /> 13,4<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Chủ yếu là u trên lều chiếm 70,1%; <br /> u dưới lều chiếm 16,5% trong đó đặc biệt u thân <br /> <br /> Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br /> <br /> não  chiếm  7,5%;  tỷ  lệ  còn  lại  thuộc  các  u  ngoài <br /> trục và các u tuyến. <br /> Bảng 5: Kích thước của tổn thương  <br /> Kích thước tổn thương<br /> < 2cm<br /> 2 – 3cm<br /> > 3cm<br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> 15<br /> 38<br /> 14<br /> 67<br /> <br /> %<br /> 22,4<br /> 56,7<br /> 20,9<br /> 100<br /> <br /> Nhận  xét:  Kích  thước  u  trung  bình:  2,13 <br /> ±1,24cm.  Kích  thước  nhỏ  nhất  1cm,  kích  thước <br /> lớn  nhất  4,5cm.  Chủ  yếu  tổn  thương  có  kích <br /> thước 2‐3cm (56,7%). <br /> Bảng 6: Liều xạ phẫu, số trường chiếu xạ, thời gian <br /> xạ trị <br /> Liều xạ phẫu (Gy)<br /> Số trường chiếu xạ trị<br /> Thời gian chiếu xạ (phút)<br /> <br /> Min<br /> 8<br /> 1<br /> 8,4<br /> <br /> Max Trung bình<br /> 20<br /> 14,4<br /> 19<br /> 7,78<br /> 170,8<br /> 48,9<br /> <br /> SD<br /> 3,01<br /> 4,5<br /> 27,3<br /> <br /> Nhận  xét:  Liều  xạ  phẫu  trung  bình  khác <br /> nhau tùy  theo  loại  bệnh,  cao nhất  là  u  máu thể <br /> hang  20Gy,  thấp  nhất  là  u  sọ  hầu  8Gy  (isodose <br /> 50%). <br /> <br /> Kết quả điều trị <br /> Bảng 7: Đáp ứng cơ năng sau điều trị <br /> Triệu chứng<br /> <br /> Đau đầu<br /> Buồn nôn, nôn<br /> Động kinh<br /> Bán manh<br /> Rối loạn nội tiết<br /> Giảm trí nhớ<br /> Yếu, liệt ½ người<br /> Sụp mi<br /> Hội chứng tiểu não<br /> Đái nhạt<br /> Rối loạn ý thức<br /> <br /> Trước điều trị<br /> n/67<br /> 49<br /> 36<br /> 17<br /> 3<br /> 1<br /> 3<br /> 14<br /> 2<br /> 4<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Sau điều trị 3<br /> tháng<br /> n/67<br /> %<br /> 18<br /> 26,9<br /> 12<br /> 17,9<br /> 14<br /> 20,9<br /> 3<br /> 4,5<br /> 1<br /> 1,5<br /> 3<br /> 4,5<br /> 6<br /> 8,9<br /> 1<br /> 1,5<br /> 2<br /> 3,0<br /> 1<br /> 1,5<br /> 1<br /> 1,5<br /> <br /> %<br /> 73,1<br /> 53,7<br /> 25,4<br /> 4,5<br /> 1,5<br /> 4,5<br /> 20,9<br /> 3,0<br /> 6,0<br /> 1,5<br /> 1,5<br /> <br /> Nhận  xét:  55  người  bệnh  (82,1%)  cải  thiện <br /> triệu chứng lâm sàng rõ rệt: giảm đau đầu, giảm <br /> buồn nôn, giảm bớt cơn động kinh... <br /> Bảng 8: Đáp ứng thực thể sau điều trị <br /> Tình trạng đáp ứng<br /> Đáp ứng hoàn toàn<br /> Đáp ứng một phần<br /> Bệnh ổn định<br /> <br /> n<br /> 15<br /> 26<br /> 14<br /> <br /> %<br /> 22,4<br /> 38,8<br /> 20,9<br /> <br /> 369<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> Tình trạng đáp ứng<br /> Bệnh tiến triển<br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> 12<br /> 67<br /> <br /> %<br /> 17,9<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Đa số các người bệnh đạt đáp ứng <br /> sau  điều  trị  (61,2%)  trong  đó  22,4%  bệnh  nhi <br /> (15/67) đạt đáp ứng hoàn toàn. <br /> Bảng 9: Tác dụng phụ trong và sau xạ phẫu <br /> Tác dụng phụ<br /> Tăng áp lực nội sọ sau điều trị<br /> Rụng tóc vùng chiếu xạ<br /> <br /> n<br /> 16<br /> 8<br /> <br /> %<br /> 23,9<br /> 11,9<br /> <br /> Nhận xét: Các tác dụng phụ trong và sau xạ <br /> trị  không  nhiều,  chủ  yếu  có  tăng  áp  lực  nội  sọ <br /> sau điều trị (đau đầu, buồn nôn, nôn tăng) <br /> Tỷ  lệ  tử  vong  sau  điều  trị:  12  người  bệnh <br /> (17,9%) đã tử vong  <br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Dao gamma đầu tiên do Lars Leksell (người <br /> Thuỵ Điển) sử dụng năm 1968 để điều trị một số <br /> bệnh  lý  sọ  não.  Nguyên  lý  là  sử  dụng  nhiều <br /> chùm  tia  gamma  hội  tụ  tại  một  điểm  làm  tăng <br /> liều  phóng  xạ  tại  điểm  đó  để  huỷ  diệt  mô  tổn <br /> thương  nằm sâu  trong não  mà  không gây  chảy <br /> máu,  nhiễm  trùng,  ít  gây  tổn  th¬ương  tổ  chức <br /> lành  xung  quanh.  Các  chùm  tia  gamma  của <br /> nguồn Co‐60 chiếu từ nhiều hư¬ớng khác nhau <br /> nh¬ưng có thể điều chỉnh để hội tụ lại tại tổ chức <br /> bệnh lý cần phá huỷ. Phương tiện này giúp loại <br /> bỏ tổ chức bệnh lý trong não mà không cần phẫu <br /> thuật mở hộp sọ, mang lại rất nhiều lợi ích cho <br /> người bệnh và xã hội.  <br /> Hệ thống RGK gồm hệ thống các collimator <br /> quay quanh đầu, hệ thống APS tự động định vị <br /> có độ chính xác rất cao (0,1mm) kết hợp với máy <br /> chụp CT hay MRI mô phỏng tùy theo từng loại <br /> bệnh và phần mềm lập kế hoạch xạ phẫu Orisix <br /> 4D giúp cho việc lập kế hoạch nhanh, chính xác <br /> và hiệu quả.  <br /> <br /> Đặc  điểm  lâm  sàng  và  cận  lâm  sàng  của <br /> nhóm người bệnh nghiên cứu <br /> Từ tháng 7 năm 2007 hệ thống RGK do Hoa <br /> Kỳ  sản  xuất  lần  đầu  được  ứng  dụng  tại  Trung <br /> tâm  Y  học  hạt  nhân  và  Ung  b¬ướu,  Bệnh  viện <br /> Bạch Mai, chỉ định điều trị cho u não và một số <br /> <br /> 370<br /> <br /> bệnh lý sọ não. Sau 6 năm hoạt động chúng tôi đã <br /> điều trị cho 67 bệnh nhi có chỉ định xạ phẫu bằng <br /> RGK. Nhóm tuổi hay gặp là trên 10 tuổi (49,2%), <br /> tuổi  trung  bình:  10,5  tuổi,  cùng  tuổi  với  nghiên <br /> cứu của các tác giả Massager, N. và cộng sự(6). <br /> Tại  Việt  Nam  hiện  nay  và  nhiều  nước  trên <br /> thế giới, với các khối u sọ não và tổn thương tại <br /> não  có  nhiều  phương  pháp  điều  trị  khác  nhau <br /> như nút mạch, phẫu thuật, xạ trị… với mỗi một <br /> phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm <br /> riêng.  Tùy  thuộc  vào  kích  thước  khối  u,  đặc <br /> điểm khối u trên hình ảnh cộng hưởng từ sọ não, <br /> kích thước khối u mà Hội đồng hội chẩn sẽ đưa <br /> ra quyết định về hướng điều trị cho từng người <br /> bệnh.  82,1%  người  bệnh  chưa  được  điều  trị; <br /> 10,4%  bệnh  nhi  đã  được  phẫu  thuật  trước  đó; <br /> 6,0% người bệnh đã phẫu thuật và xạ trị gia tốc; <br /> 1,5% người bệnh đã nút mạch. Nghiên cứu cũng <br /> cho  thấy  sự  phù  hợp  về  triệu  chứng  lâm  sàng <br /> của bệnh so với tác giả Ninh Thị Ứng và Hà Kim <br /> Trung(1,8):  trước  điều  trị  73,1%  người  bệnh  đau <br /> đầu; 53,7% người bệnh buồn nôn, nôn; 25,4% co <br /> giật; 20,9% người bệnh yếu nửa người; 6% người <br /> bệnh có hội chứng tiểu não.  <br /> Về  loại  tổn  thương:  Thường  gặp  nhất  là  dị <br /> dạng  động  tĩnh  mạch  não:  22,4%;  u  tuyến  tùng <br /> 16,4%;  u  sao  bào:  7,5%;  u  tuyến  yên:  7,5%;  u <br /> vùng  thân  não:  7,5%;  u  máu  thể  hang  6,0%;  u <br /> màng  não  thất  6,0%...  các  loại  u  và  bệnh  lý  sọ <br /> não  khác  chiếm  tỷ  lệ  thấp  hơn.  Về  vị  trí  tổn <br /> thương:  u  trên  lều  chiếm  70,1%  ;  u  dưới  lều <br /> chiếm 16,5% trong đó đặc biệt u thân não chiếm <br /> 7,5%; tỷ lệ còn lại thuộc các u ngoài trục và các u <br /> tuyến. Tổn thương vùng trán‐thái dương hai bên <br /> hay gặp nhất chiểm tỷ lệ 56,7%. Kết quả nghiên <br /> cứu cho thấy đa số tổn thương có kích thước 2‐<br /> 3cm (56,7%); Kích thước nhỏ nhất 1cm, lớn nhất <br /> 4,5cm;  trung  bình:  2,13±1,24cm.  Đa  số  các  bệnh <br /> nhi  chỉ  cần  gây  tê  để  cố  định  khung  định  vị <br /> 59/67= 94,0%;  chỉ  có 4/67= 6,0%  trường hợp  cần <br /> phải gây mê. Liều xạ phẫu trung bình khác nhau <br /> tùy theo loại bệnh, liều trung bình 14,4Gy, thấp <br /> nhất là 8Gy, cao nhất là 20Gy. Liều xạ phẫu phụ <br /> thuộc  nhiều  yếu  tố  như  loại  bệnh,  vị  trí  tổn <br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
57=>0