TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CẤP DO<br />
ROTAVIRUS BẰNG RACECADOTRIL Ở BỆNH NHI DƢỚI 6 TUỔI<br />
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Lương Cao Đồng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tác dụng của racecadotril trong điều trị tiêu chảy cấp (TCC) do Rotavirus<br />
ở trẻ em. Phương pháp: nghiên cứu lâm sàng 57 bệnh nhi (BN) từ 6 tháng - 5 tuổi bị TCC do<br />
Rotavirus. BN đƣợc phân loại ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm 30 trẻ, điều trị bằng phác<br />
đồ thông thƣờng; nhóm 2 gồm 27 trẻ, điều trị bằng phác đồ thông thƣờng kết hợp racecadotril.<br />
So sánh số lần tiêu chảy trung bình/ngày, mức độ mất nƣớc và thời gian tiêu chảy cả đợt giữa<br />
2 nhóm. Kết quả: số lần tiêu chảy trung bình/ngày sau 24 giờ, 48 giờ ở nhóm dùng<br />
racecadotril giảm so với nhóm chứng. Thời gian tiêu chảy trong cả đợt của nhóm dùng<br />
racecadotril ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Sau 24 giờ và 48 giờ điều trị,<br />
ở nhóm điều trị bằng racecadotril, tỷ lệ BN hết mất nƣớc hoặc chỉ còn mất nƣớc nhẹ tăng có ý<br />
nghĩa so với nhóm chứng.<br />
* Từ khóa: Tiêu chảy cấp; Bệnh nhi; Rotavirus; Racecadotril.<br />
<br />
Evaluation of Effect of Racecadotril on Treatment of Acute<br />
Diarrhea Caused by Rotavirus in Patients under 6 Years at Pediatric<br />
Department, 103 Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the efficacy of racecadotril on treatment of pediatric patients with<br />
Rotavirus diarrhea. Methods: The randomized controlled clinical trial involving 57 pediatric<br />
patients (from 6 months to 5 years of age) with Rotavirus diarrhea. 30 treated patients with<br />
traditional method (group 1) and 27 treated with traditional method plus racecadotril (group 2).<br />
The major outcome measures (numbers of stool output, dehydration levels, mean duration of<br />
diarhhea) were compared between the groups. Results: Patients in group 2 decreased the<br />
numbers of stool passed after 24 hours and 48 hours treated with racecadotril comparing with<br />
that of patients in group 1. In addition, the mean durations of diarrhea for the patients of group 2<br />
were significantly less than those for the patients in group 1. After 24 hours and 48 hours of<br />
treatment with racecadotril, the rate of patients with non-dehydration and mild dehydration in<br />
group 2 were significantly higher than that of patients in group 1.<br />
* Key words: Acute diarrhea; Pediatric patients; Rotavirus; Racecadotril.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lương Cao Đồng (luongcaodong@hotmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 17/03/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/04/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 06/05/2015<br />
<br />
105<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tiêu chảy cấp là một trong những<br />
nguyên nhân chủ yếu gây bệnh và tử<br />
vong ở trẻ em, đứng thứ hai sau nhiễm<br />
khuẩn hô hấp cấp tính [1, 4, 5]. Rotavirus<br />
là căn nguyên hàng đầu gây TCC trẻ em<br />
trên toàn thế giới [6, 8, 9]. Điều trị TCC do<br />
Rotavirus chủ yếu là bù nƣớc và điện<br />
giải, kết hợp với chế độ dinh dƣỡng phù<br />
hợp. Tuy nhiên, bù dịch đơn thuần không<br />
giảm đƣợc khối lƣợng phân, số lần đi<br />
ngoài cũng nhƣ thời gian tiêu chảy.<br />
Racecadotril đƣợc biết đến là thuốc giảm<br />
tiết dịch trong ống tiêu hóa do ức chế<br />
chọn lọc enzym enkephalinase, qua đó<br />
làm giảm thể tích phân và có tác dụng<br />
cầm đi ngoài. Đặc biệt, đây là loại thuốc<br />
có thể sử dụng an toàn cho trẻ trong khi<br />
loperamid là thuốc cầm ỉa không đƣợc<br />
khuyến cáo dùng cho trẻ em [7, 9, 10].<br />
Thuốc đƣợc sử dụng tƣơng đối lâu trên<br />
thế giới và đƣợc khuyến cáo điều trị hỗ<br />
trợ bệnh TCC ở trẻ em Việt Nam [4, 7, 8,<br />
9]. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện vẫn chƣa<br />
có nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả của<br />
thuốc racecadotril trong điều trị TCC, đặc<br />
biệt là TCC do Rotavirus ở trẻ em. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm:<br />
Đánh giá tác dụng của racecadotril trong<br />
điều trị TCC do Rotavirus ở BN < 6 tuổi.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
57 BN nhi từ 6 tháng - 5 tuổi, đƣợc<br />
chẩn đoán xác định TCC do Rotavirus,<br />
điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Quân y<br />
103, gồm 30 trẻ điều trị bằng phác đồ<br />
thông thƣờng (nhóm 1) và 27 trẻ điều trị<br />
bằng phác đồ thông thƣờng kết hợp<br />
racecadotril (nhóm 2), thời gian từ tháng<br />
9 - 2011 đến 4 - 2012.<br />
106<br />
<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
- Tuổi: từ 6 tháng đến < 6 tuổi.<br />
- Điều trị nội trú tại Khoa Nhi, Bệnh<br />
viện Quân y 103.<br />
- Đƣợc chẩn đoán xác định TCC do<br />
Rotavirus [Kết quả xét nghiệm phân: test<br />
Rota (+), soi phân tìm ký sinh trùng (-),<br />
cấy phân (-)].<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Trẻ > 6 tuổi và < 6 tháng tuổi.<br />
- BN bị các bệnh lý phối hợp.<br />
- Trẻ đã dùng kháng sinh hoặc thuốc<br />
cầm ỉa trƣớc khi vào viện.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Theo dõi dọc, tiến cứu, so sánh.<br />
- Các chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng<br />
do bác sỹ chuyên khoa nhi thu thập, số<br />
liệu đƣợc ghi chép theo mẫu bệnh án<br />
thống nhất.<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
- Xét nghiệm phân: bằng kỹ thuật miễn<br />
dịch sắc ký phát hiện kháng nguyên<br />
Rotavirus trong phân, sử dụng kháng thể<br />
đơn dòng đặc hiệu theo nguyên lý phản<br />
ứng kháng nguyên kháng thể [1, 5, 6].<br />
- Cấy phân xác định vi khuẩn để chẩn<br />
đoán loại trừ: nuôi cấy, phân lập và định<br />
danh vi khuẩn, soi phân và xác định ký sinh<br />
trùng theo phƣơng pháp la bô chuẩn [3].<br />
- Điều trị BN:<br />
+ BN nhóm 1 đƣợc điều trị theo phác<br />
đồ thông thƣờng.<br />
+ BN nhóm 2 dùng phác đồ thông<br />
thƣờng kết hợp racecadotril 1,5 mg/kg/lần,<br />
uống mỗi 8 giờ.<br />
+ Tiến hành điều trị cho đến khi cầm<br />
tiêu chảy.<br />
+ Tiêu chảy đƣợc coi là cầm nếu 2 lần<br />
đi ngoài liên tiếp có phân khuôn hoặc<br />
không thấy đi ngoài trong vòng 12 giờ [10].<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
+ Phân loại mức độ mất nƣớc theo<br />
tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và<br />
khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam [2].<br />
<br />
* Xử lý số liệu: theo phƣơng pháp thống<br />
kê y học bằng phần mềm SPSS 12.0.<br />
* Đạo đức nghiên cứu:<br />
- Cha hoặc mẹ BN đƣợc giải thích cặn<br />
kẽ mục đích của nghiên cứu, những<br />
ngƣời từ chối tham gia có thể rút tên khỏi<br />
danh sách nghiên cứu.<br />
<br />
* Các chỉ tiêu đánh giá:<br />
- So sánh số lần tiêu chảy/ngày trƣớc<br />
điều trị giữa 2 nhóm.<br />
- So sánh số lần tiêu chảy/ngày giữa<br />
2 nhóm sau 24 giờ, 48 giờ điều trị.<br />
<br />
- Thuốc có giấy phép nhập khẩu vào<br />
Việt Nam và đƣợc Bộ Y tế cho phép dùng<br />
trong điều trị lâm sàng, tác dụng phụ rất ít<br />
và không làm ảnh hƣởng đến sức khỏe<br />
của BN.<br />
<br />
- So sánh mức độ mất nƣớc sau<br />
24 giờ, sau 48 giờ điều trị giữa 2 nhóm.<br />
- So sánh thời gian tiêu chảy cả đợt giữa<br />
2 nhóm.<br />
<br />
- Kể cả nhóm dùng và không dùng<br />
racecadotril đều điều trị theo phác đồ điều<br />
trị TCC của Bộ Y tế.<br />
<br />
* Phương pháp thu thập số liệu:<br />
Số liệu thu nhập từ bệnh án, mỗi BN<br />
đƣợc lập một bệnh án nghiên cứu riêng<br />
(có mẫu bệnh án nghiên cứu kèm theo).<br />
<br />
- Các số liệu, kết quả nghiên cứu chỉ<br />
sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu, không<br />
sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ<br />
1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Phân bố theo tuổi và giới.<br />
NHÓM<br />
<br />
NHÓM 1 (n = 30)<br />
<br />
NHÓM 2 (n = 27)<br />
<br />
TỔNG (n = 57)<br />
<br />
TUỔI (THÁNG)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
0 - 12<br />
<br />
14<br />
<br />
46,7<br />
<br />
13<br />
<br />
48,1<br />
<br />
27<br />
<br />
47,4<br />
<br />
13 - 24<br />
<br />
13<br />
<br />
43,3<br />
<br />
13<br />
<br />
48,1<br />
<br />
26<br />
<br />
45,6<br />
<br />
25 - 60<br />
<br />
3<br />
<br />
10,0<br />
<br />
1<br />
<br />
3,8<br />
<br />
4<br />
<br />
7,0<br />
<br />
Nam<br />
<br />
18<br />
<br />
60<br />
<br />
15<br />
<br />
55,6<br />
<br />
33<br />
<br />
57,9<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
12<br />
<br />
40<br />
<br />
12<br />
<br />
44,4<br />
<br />
24<br />
<br />
42,1<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Tỷ lệ trẻ mắc TCC do Rotavirus ở BN<br />
≤ 24 tháng ở nhóm 1 và nhóm 2 tƣơng<br />
ứng 90% và 96,2%. Số trẻ < 24 tháng<br />
mắc TCC do Rotavirus chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất (93,0%). Số trẻ > 24 tháng tuổi mắc<br />
TCC do Rotavirus chiếm tỷ lệ rất thấp<br />
(7,0%). Kết quả này tƣơng tự nghiên cứu<br />
của Vũ Thị Huyền: trẻ từ 13 - 24 tháng có<br />
tỷ lệ mắc cao nhất (58,2%) [4].<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ trẻ nam mắc bệnh (57,9%) cao<br />
hơn trẻ nữ (42,1%), tỷ lệ trẻ nam/nữ =<br />
1,4. Kết quả này tƣơng đồng với Tôn Nữ<br />
Vân Anh: tỷ lệ trẻ trai là 61,3%, trẻ gái<br />
38,7%, tỷ lệ nam/nữ là 1,58 [1].<br />
Trƣớc điều trị, 2 nhóm nghiên cứu<br />
tƣơng đồng nhau về tuổi, giới cũng nhƣ<br />
một số triệu chứng lâm sàng, khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
107<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
2. Đánh giá tác dụng của racecadotril trong điều trị tiêu chảy do Rotavirus.<br />
Bảng 2: Số lần tiêu chảy trong 24 giờ trƣớc điều trị.<br />
NHÓM 1 (n = 30)<br />
<br />
NHÓM<br />
SỐ LẦN<br />
<br />
NHÓM 2 (n = 27)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
4 - 5 lần<br />
<br />
4<br />
<br />
13,3<br />
<br />
2<br />
<br />
7,4<br />
<br />
6 - 9 lần<br />
<br />
22<br />
<br />
73,4<br />
<br />
19<br />
<br />
70,4<br />
<br />
≥ 10 lần<br />
<br />
4<br />
<br />
13,3<br />
<br />
6<br />
<br />
22,2<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
30<br />
<br />
100,0<br />
<br />
27<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Mean ± SD<br />
<br />
7,4 ± 3,1<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
8,0 ± 2,8<br />
<br />
Số lần tiêu chảy trong 24 giờ trƣớc vào viện giữa 2 nhóm tƣơng đồng nhau.<br />
Bảng 3: So sánh số lần tiêu chảy/ngày sau 24 giờ điều trị.<br />
NHÓM 1 (n = 30)<br />
<br />
NHÓM<br />
SỐ LẦN<br />
<br />
n<br />
<br />
Không ỉa<br />
<br />
0<br />
<br />
1 - 5 lần<br />
<br />
7<br />
<br />
6 - 9 lần<br />
<br />
20<br />
<br />
66,7<br />
<br />
NHÓM 2 (n = 27)<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
0,0<br />
<br />
3<br />
<br />
11,1<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
23,3<br />
<br />
18<br />
<br />
66,7<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
6<br />
<br />
22,2<br />
<br />
< 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
≥ 10 lần<br />
<br />
3<br />
<br />
20,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
30<br />
<br />
100,0<br />
<br />
27<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Mean ± SD (lần)<br />
<br />
6,6 ± 1,8<br />
<br />
Sau 24 giờ điều trị, ở nhóm dùng<br />
thêm racecadotril đã có 3 trẻ cầm đi<br />
ngoài (11,1%). Số trẻ chỉ đi ngoài từ 2 5 lần chiếm 66,7% tăng hơn hẳn so với<br />
nhóm 1 là 23,3%. Trong khi đó ở nhóm<br />
2, số trẻ ỉa nhiều từ 6 - 9 lần/ngày chỉ<br />
chiếm 22,2%, thấp hơn nhiều so với<br />
nhóm 1 là 66,7%. Số lần tiêu chảy trung<br />
bình của nhóm 2 sau 24 giờ điều trị là<br />
4,1 ± 1,4 lần, thấp hơn so với nhóm 1 là<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
4,1 ± 1,4<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
6,6 ± 1,8 lần, khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê (p < 0,05).<br />
Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên<br />
cứu của Vũ Thị Huyền [4]: sau 24 giờ<br />
điều trị, số lần tiêu chảy trung bình của<br />
nhóm dùng racecadotril giảm từ 8,0 ± 2,8<br />
xuống 5,8 ± 4,7 lần/ngày; tƣơng đƣơng<br />
với nghiên cứu của Mar Santos [9]: sau<br />
24 giờ điều trị, số lần đi ngoài của nhóm<br />
dùng racecadotril là 4,6 ± 2,7 lần/ngày.<br />
<br />
Bảng 4: So sánh số lần tiêu chảy/ngày sau 48 giờ điều trị.<br />
NHÓM 1 (n = 30)<br />
<br />
NHÓM<br />
SỐ LẦN<br />
<br />
n<br />
<br />
NHÓM 2 (n = 27)<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
p<br />
<br />
Không ỉa<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
9<br />
<br />
33,3<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
1 - 5 lần<br />
<br />
17<br />
<br />
56,7<br />
<br />
17<br />
<br />
63,0<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
6 - 9 lần<br />
<br />
13<br />
<br />
43,3<br />
<br />
1<br />
<br />
3,7<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Mean ± SD (lần)<br />
<br />
5,4 ± 1,6<br />
<br />
2,4 ± 1,8<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Số lần đi ngoài trung bình/ngày ở nhóm 1 là 5,4 ± 1,6, nhóm 2 là 2,4 ± 1,8 lần/ngày.<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
108<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
Kết quả của chúng tôi khác biệt so với<br />
<br />
Rotavirus, còn Mar Santos nghiên cứu tất<br />
<br />
nghiên cứu của Mar Santos [9]: số lần đi<br />
<br />
cả trẻ TCC nói chung.<br />
<br />
ngoài trung bình sau 48 giờ là 3,8 ± 2,4<br />
<br />
Kết quả của Vũ Thị Huyền [4] cũng<br />
tƣơng đồng với chúng tôi: số lần tiêu<br />
chảy trung bình ở nhóm dùng racecadotril<br />
là 2,52 ± 1,3 lần/ngày so với nhóm chứng<br />
là 4,8 ± 1,3 lần/ngày (p < 0,05).<br />
<br />
lần/ngày (nhóm dùng racecadotril) và 4,1<br />
± 2,8 lần/ngày (nhóm chứng). Kết quả<br />
này có thể do đối tƣợng nghiên cứu của<br />
chúng tôi là trẻ bị TCC do nhiễm<br />
<br />
Bảng 5: So sánh mức độ mất nƣớc sau 24 giờ điều trị.<br />
NHÓM 1 (n = 30)<br />
<br />
NHÓM<br />
<br />
NHÓM 2 (n = 27)<br />
<br />
p<br />
<br />
MỨC ĐỘ<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nhẹ hoặc không mất nƣớc<br />
<br />
10<br />
<br />
33,3<br />
<br />
18<br />
<br />
66,7<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
20<br />
<br />
66,7<br />
<br />
9<br />
<br />
33,3<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
30<br />
<br />
100,0<br />
<br />
27<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Sau 24 giờ điều trị, 66,7% trẻ ở nhóm 2 chỉ còn mất nƣớc nhẹ hoặc không mất<br />
nƣớc, trong khi ở nhóm 1 là 33,3%.<br />
Bảng 6: So sánh mức độ mất nƣớc sau 48 giờ điều trị.<br />
NHÓM<br />
<br />
NHÓM 1 (n = 30)<br />
<br />
NHÓM 2 (n = 27)<br />
<br />
p<br />
<br />
MỨC ĐỘ<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nhẹ hoặc không mất nƣớc<br />
<br />
18<br />
<br />
60,0<br />
<br />
24<br />
<br />
88,9<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Mất nƣớc vừa<br />
<br />
12<br />
<br />
40,0<br />
<br />
3<br />
<br />
11,1<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Sau 24 giờ điều trị, 66,7% trẻ ở<br />
nhóm 2 không mất nƣớc hoặc mất<br />
nƣớc nhẹ, số trẻ mất nƣớc mức độ vừa<br />
giảm xuống 33,3%, trong khi ở nhóm 1<br />
số trẻ mất nƣớc mức độ vừa vẫn chiếm<br />
tỷ lệ cao (66,7%). Sau 48 giờ điều trị,<br />
số trẻ không mất nƣớc hoặc mất nƣớc<br />
nhẹ ở nhóm 2 tăng lên 88,9%, số trẻ<br />
mất nƣớc mức độ vừa chỉ còn 11,1%,<br />
thấp hơn rất nhiều so với nhóm 1<br />
<br />
(40,0%) (p < 0,05). Chứng tỏ tình trạng<br />
mất nƣớc đã đƣợc cải thiện sau khi<br />
dùng thuốc.<br />
Kết quả của chúng tôi tƣơng đƣơng<br />
với Salazar - Lindo [10] và Vũ Thị Huyền<br />
[4], các tác giả tính lƣợng dịch bù<br />
đƣờng uống ở nhóm dùng racecadotril<br />
ít hơn so với nhóm chứng, chứng tỏ<br />
nhóm dùng racecadotril có mức độ mất<br />
nƣớc ít hơn nhóm chứng.<br />
109<br />
<br />