intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả điều trị với kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân 18-65 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức

Chia sẻ: Bigates Bigates | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả điều trị với kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng đối tượng người lớn (18-65 tuổi) được chẩn đoán mắc viêm phổi cộng đồng và nhập viện tại BV Đa khoa Khu vực Thủ Đức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả điều trị với kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân 18-65 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức

  1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VỚI KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG TRÊN BỆNH NHÂN 18- 65 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC Trần Bảo Minh Hiền, Đinh Quỳnh Như, Nguyễn Thị Phương Dung, Phan Bảo Châu Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Nguyễn Thị Đức Hạnh, ThS.DS. Nguyễn Việt Xuân Phương, DS. Nguyễn Minh Hiền TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả điều trị với kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng đối tượng người lớn (18-65 tuổi) được chẩn đoán mắc viêm phổi cộng đồng và nhập viện tại BV Đa khoa Khu vực Thủ Đức. Đề tài tiến hành hồi cứu từ giai đoạn tháng 08/2020-tháng 03/2021 thông qua ghi nhận hồ ơ bệnh án của những bệnh nhân thoả tiêu chí chọn mẫu. Thông tin về đặc điểm bệnh nhân, lâm sàng, cận lâm sàng, quá trình điều trị được ghi nhận lại để phân tích hiệu quả điều trị với kháng sinh của bệnh nhân dựa trên kháng sinh kh i đầu, số lần chuyển đổi kháng sinh, mức độ cải thiện triệu chứng và kết cục lâm sàng. Kết quả cho thấy tỷ lệ 95/210 (45,24%) bệnh nhân điều trị thành công với kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm. 50/103 bệnh nhân (48,54%) thành công với phác đồ đơn trị và 45/107 bệnh nhân (42,06%) thành công với phác đồ phối hợp. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ điều trị thành công giữa nhóm điều trị với β- lactam/chất ức chế β-lactamase so với quinolon hô hấp đơn trị (p=0,011) và (p=0,044). Tác nhân gây bệnh là S. aureus và H. influenzae chiếm tỷ lệ tương đương nhau (20%) trong tổng số mẫu phân lập. Các căn nguyên gây bệnh đã đề kháng với các kháng sinh được khuyến cáo trong điều trị viêm phổi. Tỷ lệ thành công toàn đợt điều trị là 99,05%. Tất cả bệnh nhân đều được xuất viện. Từ khoá: đa khoa Khu vực Thủ Đức, hiệu quả điều trị, kháng sinh, viêm phổi cộng đồng, 18 – 65 tuổi. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính gây ra b i một hoặc nhiều tác nhân gây bệnh và xảy ra cộng đồng [1]. VPCĐ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh nhiễm trùng [2]. Tại Việt Nam, VPCĐ chiếm 12% và đứng thứ tư trong các bệnh phổi thường gặp trên lâm sàng [3]. Vi khuẩn gây bệnh viêm phổi đang có xu hướng đề kháng kháng sinh (KS) và tạo ra các chủng đa kháng thuốc khiến cho những kháng sinh an toàn và có lợi ích kinh tế không còn hiệu quả [4]. Do vậy, đề tài đã được thực hiện nhằm phân tích hiệu quả điều trị VPCĐ bệnh nhân từ 18-65 tuổi nhập viện 674
  2. tại BV Đa khoa Khu vực Thủ Đức. Kết quả thu được từ đề tài là cơ s tham khảo cho nhân viên y tế trong việc lựa chọn kháng sinh điều trị VPCĐ nhằm tối ư hoá kết cục điều trị và đem lại lợi ích kinh tế cho bệnh nhân. 2 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân mắc VPCĐ nhập viện tại BV Đa khoa khu vực Thủ Đức đủ tiêu chuẩn nghiên cứu từ 01/08/2019 đến hết 15/03/2021. 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu Tuổi từ 18 – 65 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh VPCĐ theo tiêu chuẩn của WHO và X- quang có tổn thương nhu mô phổi. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân từ cơ s y tế khác chuyển đến, có tiền sử nhập viện trong vòng 2 tuần gần đâ , xin về trước khi có kết quả điều trị hoặc chuyển viện. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu từ 01/08/2019 – hết 15/03/2021. 2.2.2 Cỡ mẫu: 210. 2.3 Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành như sau: thu thập thông tin cần thiết từ bệnh án của các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 01/08/2019 đến hết 15/03/2021. Ghi nhận quá trình điều trị gồm: lâm sàng, cận lâm sàng, phác đồ điều trị (KS ban đầu, KS chuyển đổi, thời gian chuyển đổi), hiệu quả và đáp ứng điều trị (đánh giá đáp ứng điều trị sau 48 – 72 giờ, đáp ứng điều trị KS bước kh i đầu và toàn đợt điều trị về lâm sàng và cận lâm sàng). 2.2.4 Phương pháp thống kê: dữ liệu được nhập và phân tích thống kê bằng MS Excel 2020. Dùng phép kiểm χ2 và Fi her’ exact test để so sánh 2 tỷ lệ. Mọi khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05. 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 01/08/2019 - hết 15/03/2021, 210 bệnh nhân nhập viện tại BV Đa khoa Khu vực Thủ Đức được đưa vào nghiên cứu. 3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn so với nữ (55% so với 45%). Tuổi trung bình 51 ± 12 (từ 18- 65 tuổi). Trong đó nhóm bệnh nhân từ 55-65 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (55,24%), nhóm 18- 35 tuổi, 36-45 tuổi và 46-54 tuổi có tỷ lệ gần tương đương nhau (13,33% - 18,10%). Nghề 675
  3. nghiệp được ghi nhận là dân/nhân dân chiếm 82,86% và chưa được ghi nhận cụ thể do bệnh nhân đến khám theo bảo hiểm y tế của công ty và thường khai tên nơi công tác hoặc không cung cấp nghề nghiệp cụ thể. Tỷ lệ thấp hơn nhóm công nhân (8,10%), hư trí (5,24%). Tỷ lệ nơi cư trú cao nhất tại Quận 9 (36,28%), tiếp theo là Quận Thủ Đức, Dĩ An và các tỉnh thành khác. Tỷ lệ bệnh nhân tiên lượng trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (39,05%), tiên lượng nặng (28,10%), dè dặt và khá có tỷ lệ tương đương (7,14% và 8,57%). Tiên lượng tốt chiếm tỷ lệ thấp chỉ 1,90%. 170/210 bệnh nhân (80,95%) mắc VPCĐ có bệnh nền. Trong đó bệnh tim mạch mắc kèm chiếm tỷ lệ cao nhất (51,90%). (Bảng 1). Bảng 1. Tiền sử và bệnh mắc kèm của bệnh nhân Tiền sử và bệnh mắc kèm n % Tiền sử và bệnh mắc kèm n % Hút thuốc 10 4,76 Bệnh phổi mạn tính 17 8,10 Nghiện rượu 4 1,90 Đái tháo đường 53 25,24 Nghiện ma tuý 1 0,48 Bệnh gan mạn tính 7 3,33 Dùng corticoid trong vòng 3 6 2,86 Bệnh lý dạ dày - tá tràng 23 10,95 tháng qua Dùng kháng sinh trong vòng 3 9 4,29 Bệnh thận mạn tính 14 6,67 tháng qua Bệnh lý mạch máu não 6 2,86 Lao phổi 12 5,71 Bệnh lý tim mạch 109 51,90 Viêm phổi 2 0,95 3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Lâm sàng: triệu chứng mắc VPCĐ thường gặp nhất bệnh nhân từ 18-65 tuổi là ho (71,43%), ran phổi (53,33%), sốt (46,19%), đờm (43,81%), mệt mỏi (40,48%) và khó th (39,05%). Các triệu chứng trên trong mẫu nghiên cứu phù hợp với dấu hiệu lâm sàng được Hiệp hội Lồng ngực Hoa kỳ/Hiệp hội Bệnh nhiễm Hoa Kỳ (ATS/IDSA) và Bộ Y Tế (BYT) đưa ra. [3], [5]. Cận lâm sàng: trong mẫu nghiên cứu, các chỉ số gồm WBC (44,29%), NEU (51,43%), CRP (17,14%), procacitonin (8,57%) tăng tại thời điểm nhập viện. Đặc điểm công thức máu phù hợp với hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của ATS/IDSA và BYT, riêng CRP và procalcitonin là dấu hiệu cận lâm sàng được BYT đưa ra. Kết quả vi sinh trong các trường hợp được chỉ định cho thấy các tác nhân gây bệnh phân lập được gồm: H. influenzae, K. pneumoniae, S. aureus, E. coli. Tuy nhiên, kết quả còn hạn chế do bác ĩ chưa chỉ định thường quy, chỉ áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng KS bước 1. Kết quả KS đồ cho thấy vi khuẩn đã đề kháng với amoxicillin/a. clavulanic, ampicillin/sulbactam, azithromycin, clarithromycin, levofloxacin, ciprofloxacin … 676
  4. 3.3 Đánh giá kháng sinh điều trị VPCĐ Trong mẫu nghiên cứu, KS kh i đầu theo kinh nghiệm với phác đồ đơn trị chiếm 49,52% và phác đồ phối hợp là 50,48%. KS amoxicillin/a. clavulanic và ceftriaxon đơn trị có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất (23,30% và 21,36%). Tỷ lệ sử dụng meropenem và metronidazole là thấp nhất (0,97%). Với chỉ định phối hợp, KS ampicillin/sulbactam + levofloxacin chiếm tỷ lệ cao nhất (15,53%). (Bảng 2). Một số trường hợp cụ thể, chỉ định KS ban đầu theo kinh nghiệm tuỳ vào cân nhắc giữa phác đồ của BYT và tình trạng thực tế của bệnh nhân. Bảng 2. Kháng sinh kh i đầu điều trị Loại kháng sinh n % Loại kháng sinh n % Đơn trị Amoxicillin/A. Clavulanic 24 23,30 Ceftriaxon 22 21,36 Ampicillin/Sulbactam 17 16,50 Cefuroxim 14 13,59 Cefoperazon/Sulbactam 12 11,65 Levofloxacin 5 4,85 Ceftazidim 4 3,88 Ticarcillin/A. Clavulanic 2 1,94 Ceftizoxim; Meropenem; 1 0,97 Tổng cộng 103 100 Metronidazole Phối hợp Amoxicillin/A. Clavulanic + 5 4,72 Ceftriaxon + 2 1,94 Clarithromycin Moxifloxacin Amoxicillin/A. Clavulanic + 2 1,89 Ceftriaxon + 1 0,97 Levofloxacin Levofloxacin + Levofloxacin Ampicillin/Sulbactam + 1 0,97 Cefuroxim + 3 2,91 Ciprofloxacin Clarithromycin Ampicillin/Sulbactam + 9 8,74 Cefuroxim + 2 1,94 Clarithromycin Levofloxacin Ampicillin/Sulbactam + 16 15,53 Cefuroxim + 1 0,97 Levofloxacin Metronidazol Ampicillin/Sulbactam + 1 0,97 Cefuroxim + 1 0,97 Moxifloxacin Ampicillin/Sulbactam + Clarithromycin Ampicillin/Sulbactam + 1 0,97 Levofloxacin + 2 1,94 Levofloxacin + Co-trimoxazole Cefoperazon/Sulbactam + Ceftriaxon Cefoperazon + Levofloxacin 2 1,94 Levofloxacin + 1 0,97 Ceftizoxim Cefoperazon/Sulbactam + 2 1,94 Levofloxacin + 2 1,94 Clarithromycin Ceftriaxon Cefoperazon/Sulbactam + 9 8,74 Levofloxacin + 1 0,97 677
  5. Loại kháng sinh n % Loại kháng sinh n % Levofloxacin Cefuroxim Cefoperazon/Sulbactam + 5 4,85 Levofloxacin + 1 0,97 Moxifloxacin Ciprofloxacin Ceftazidim + Azithromycin 1 0,97 Levofloxacin + 3 2.91 Piperacillin/Tazobactam Ceftazidim + Gentamicin 1 0,97 Meropenem + Linezolid 1 0,97 Ceftizoxim + Clarithromycin 6 5,83 Meropenem + 1 0,97 Piperacillin/Tazobactam Ceftizoxim + Levofloxacin 1 0,97 Metronidazol + 1 0,97 Ceftazidim Ceftizoxim + Moxifloxacin 1 0,97 Moxifloxacin + 1 0,97 Cefoperazon/Sulbactam Ceftizoxim + Netilmicin 1 0,97 Moxifloxacin + 5 4,72 Ticarcillin/A. Clavulanic Ceftizoxim + Clarithromycin + 1 0,97 Ticarcillin/A. Clavulanic 2 1,89 Moxifloxacin + Clarithromycin Ceftriaxon + Metronidazol 1 0,97 Ticarcillin/A. Clavulanic 1 0,97 + Moxifloxacin Ceftriaxon + Levofloxacin 13 12,62 Tổng cộng 107 100 50/103 bệnh nhân (48,54%) thành công với KS kh i đầu đơn trị, trong đó 30/50 (60%) bệnh nhân điều trị thành công với phác đồ KS kh i đầu theo kinh nghiệm của BYT là β- lactam/chất ức chế β-lactamase +/- macrolid (clarithromycin, azithromycin) hoặc dùng quinolon hô hấp đơn trị (levofloxacin, moxifloxacin). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ điều trị thành công giữa nhóm điều trị với amoxicillin/a. clavulanic so với levofloxacin (37,5% so với 100%) (p=0,011), cefoperazon/sulbactam so với levofloxacin (41,67% so với 100%) (p=0,044). (Bảng 3). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ điều trị thành công giữa nhóm điều trị với ampicillin/sulbactam đơn trị so với ampicillin/sulbactam phối hợp với clarithromycin (61,74% so với 28,57%) (p=0,211). Bảng 3. Thành công (TC) và thất bại (TB) trong điều trị với KS kh i đầu đơn trị của mẫu nghiên cứu KS điều trị TC - n (%) TB – n (%) P KS điều trị TC - n (%) TB - n (%) P Amoxicillin/A. Cefoperazon/ 9 (37,5) 15 (62,50) 5 (41,67) 7 (58,33) Clavulanic Sulbactam 0,452 0,671 Cefuroxim 7 (50) 7 (50) Cefuroxim 7 (50) 7 (50) Amoxicillin/A. Cefoperazon/ 9 (37,5) 15 (62,50) 5 (41,67) 7 (58,33) Clavulanic Sulbactam 0,285 0,569 Ceftazidim 3 (75) 1 (25) Ceftazidim 3 (75) 1 (25) Amoxicillin/A. 9 (37,5) 15 (62,50) 1 Cefoperazon/ 5 (41,67) 7 (58,33) 1 Clavulanic 678
  6. KS điều trị TC - n (%) TB – n (%) P KS điều trị TC - n (%) TB - n (%) P Sulbactam Ceftizoxim Ceftizoxim hoặc hoặc Meropenem 0 1 Meropenem 0 1 hoặc hoặc Metronidazole Metronidazole Amoxicillin/A. Cefoperazon/ 9 (37,5) 15 (62,50) 5 (41,67) 7 (58,33) Clavulanic Sulbactam 0,584 0,832 Ceftriaxon 10 (45,45) 12 (54,55) Ceftriaxon 10 (45,45) 12 (54,55) Amoxicillin/A. Cefoperazon/ 9 (37,5) 15 (62,50) 5 (41,67) 7 (58,33) Clavulanic Sulbactam 0,011 0,044 Levofloxacin 5 (100) 0 Levofloxacin 5 (100) 0 Ampicillin/ Ticarcillin/A. 9 (52,94) 8 (47,06) 2 (100) 0 Sulbactam Clavulanic 0,870 0,475 Cefuroxim 7 (50) 7 (50) Cefuroxim 7 (50) 7 (50) Ampicillin Ticarcillin/A. 9 (52,94) 8 (47,06) 2 (100) 0 /Sulbactam Clavulanic 0,603 1 Ceftazidim 3 (75) 1 (25) Ceftazidim 3 (75) 1 (25) Ampicillin/ Ticarcillin/A. 9 (52,94) 8 (47,06) 2 (100) 0 Sulbactam Clavulanic 1 Ceftizoxim 0,333 Ceftizoxim hoặc hoặc Meropenem 0 1 Meropenem 0 1 hoặc hoặc Metronidazole Metronidazole Ampicillin/ Ticarcillin/A. 9 (52,94) 8 (47,06) 2 (100) 0 Sulbactam Clavulanic 0,643 Ceftriaxon 10 (45,45) 12 (54,55) 0,478 Ampicillin/ 9 (52,94) 8 (47,06) Ceftriaxon 10 (45,45) 12 (54,55) Sulbactam 0,115 Levofloxacin 5 (100) 0 7/50 (14%) bệnh nhân mắc VPCĐ và không mắc kèm bệnh nền thành công với KS kh i đầu đơn trị, trong đó 4/7 (57,14%) bệnh nhân được điều trị theo phác đồ của BYT. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thành công giữa nhóm điều trị với amoxicillin/a. clavulanic so với cefuroxim đơn trị (25% so với 28,57%) (p=1). 43/50 (86%) bệnh nhân mắc VPCĐ và mắc kèm ít nhất 1 bệnh nền điều trị thành công với KS kh i đầu đơn trị, trong đó 26/43 (60,47%) bệnh nhân được điều trị theo phác đồ của BYT. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thành công giữa nhóm điều trị với amoxicillin/a. clavulanic đơn trị so với cefuroxim đơn trị (40% so với 71,43%) (p = 0,208), (Bảng 4). Có/không mắc bệnh nền không ảnh hư ng đến hiệu quả điều trị KS ban đầu theo kinh nghiệm (p=0,118). 679
  7. Bảng 4. Thành công (TC) và thất bại (TB) trong điều trị với KS kh i đầu đơn trị của mẫu nghiên cứu Kháng sinh điều trị TC - n (%) TB - n (%) P TC - n (%) TB - n (%) P Mắc VPCĐ và không mắc bệnh nền Mắc VPCĐ và mắc ít nhất 1 bệnh nền Amoxcillin/A. Clavulanic 1 (25) 3 (75) 1 8 (40) 12 (60) 0,208 Cefuroxim 2 (28,57) 5 (71,43) 5 (71,43) 2 (28,57) Amoxcillin/A. Clavulanic 1 (25) 3 (75) 0,40 8 (40) 12 (60) 0,556 Ceftazidim 1 (100) 0 2 (66,67) 1 (33,33) Amoxicillin/A. Clavulanic 1 (25) 3 (75) 0,40 8 (40) 12 (60) 0,093 Levofloxacin 1 (100) 0 4 (100) 0 Amoxcillin/A. Clavulanic 8 (40) 12 (60) 1 Ceftizoxim hoặc Meropenem hoặc Metronidazole 0 1 (100) Amoxcillin/A. Clavulanic 1 (25) 3 (75) 1 8 (40) 12 (60) 0,623 Ceftriaxon 0 1 (100) 10 (47,62) 11 (52,38) Ampicillin/Sulbactam 1 (25) 3 (75) 1 8 (61,54) 5 (38,46) 1 Cefuroxim 2 (28,57) 5 (71,43) 5 (71,43) 2 (28,57) Ampicillin/Sulbactam 1 (25) 3 (75) 0,4 8 (61,54) 5 (38,46) 1 Ceftazidim 1 (100) 0 2 (66,67) 1 (33,33) Ampicillin/Sulbactam 1 (25) 3 (75) 1 8 (61,54) 5 (38,46) 0,429 Ceftriaxon 0 1 (100) 10 (47,62) 11 (52,38) Ampicillin/Sulbactam 1 (25) 3 (75) 0,40 8 (61,54) 5 (38,46) 0,261 Levofloxacin 1 (100) 0 4 (100) 0 Cefoperazon/Sulbactam 1 (33,33) 2 (66,67) 1 4 (44,44) 5 (55,56) 0,358 Cefuroxim 2 (28,57) 5 (71,43) 5 (71,43) 2 (28,57) Cefoperazon/Sulbactam 1 (33,33) 2 (66,67) 1 4 (44,44) 5 (55,56) 1 Ceftazidim 1 (100) 0 2 (66,67) 1 (33,33) Cefoperazon/Sulbactam 1 (33,33) 2 (66,67) 1 4 (44,44) 5 (55,56) 1 Ceftriaxon 0 1 (100) 10 (47,62) 11 (52,38) Cefoperazon/Sulbactam 1 (33,33) 2 (66,67) 1 4 (44,44) 5 (55,56) 0,105 Levofloxacin 1 (100) 0 4 (100) 0 Ticarcillin/A. Clavulanic 2 (100) 0 1 680
  8. Kháng sinh điều trị TC - n (%) TB - n (%) P TC - n (%) TB - n (%) P Mắc VPCĐ và không mắc bệnh nền Mắc VPCĐ và mắc ít nhất 1 bệnh nền Cefuroxim 5 (71,43) 2 (28,57) Ticarcillin/A. Clavulanic 2 (100) 0 0,333 Ceftizoxim hoặc Meropenem hoặc Metronidazol 0 1 (100) 3.4 Hiệu quả điều trị viêm phổi cộng đồng toàn đợt điều trị 95/210 (45,24%) bệnh nhân điều trị thành công với KS kh i đầu. 115/210 bệnh nhân (54,76%) cần tiếp tục điều trị với KS chuyển đổi (KSCĐ) trong đó 75/115 bệnh nhân (65,22%) thành công với KSCĐ bước 1, 25/115 bệnh nhân (21,74%) thành công với KSCĐ bước 2, 7/115 bệnh nhân (06,09%) thành công với KSCĐ bước 3, 4/115 bệnh nhân (3,48%) thành công với KSCĐ bước 4 và 4/115 bệnh nhân (3,48%) thành công với KSCĐ bước 5. 45/107 bệnh nhân (42,05%) thành công với KS kh i đầu phối hợp, với 11/45 bệnh nhân (24,44%) không mắc bệnh nền và 34/45 bệnh nhân (75,56%) mắc kèm ít nhất 1 bệnh nền và 12/45 (26,67%) bệnh nhân được điều trị theo phác đồ của BYT. Tỷ lệ thành công toàn đợt điều trị là 99,05%. 3.5. Thời gian nằm viện trung bình: thay đổi từ 3-29 ngày, trung bình là 11,0±4,44 ngày. 4 BÀN LUẬN & KẾT LUẬN Kết quả ban đầu cho thấy tỷ lệ mắc VPCĐ nam > nữ và thường có bệnh nền. Tuổi trung bình là 51 tuổi, số ngày nằm viện trung bình là 11 ngày. Triệu chứng thường gặp trong mẫu nghiên cứu gồm ho (71,43%), ran phổi (53,33%), sốt (46,19%), đờm (43,81%), mệt mỏi (40,48%) và khó th (39,05%). WBC, NEU, CRP và procalcitonin thường tăng trong kết quả lần đầu khi nhập viện. Tỷ lệ sử dụng KS đơn trị (49,53%) tương đương phối hợp (50,48%). Tỷ lệ bệnh nhân kh i trị bằng KS đường tiêm (54,76%) có tỷ lệ cao hơn so với bệnh nhân được phối hợp KS đường tiêm và đường uống (24,76%) và chỉ dùng bằng đường uống (20,48%). Bệnh nhân phải tiếp tục điều trị với KS chuyển đổi có tỷ lệ cao hơn so với chỉ dùng KS kh i đầu. Tác nhân gây bệnh là S. aureus và H. influenzae chiếm tỷ lệ tương đương nhau (20%) trong tổng số mẫu được phân lập và đã đề kháng với các KS được khuyến cáo điều trị trong VPCĐ của ATS/IDSA và BYT. Tất cả đều được xuất viện. Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất cần thực hiện KS đồ để tìm ra căn nguyên gây bệnh và đánh giá mức độ đề kháng những bệnh nhân có tiên lượng nặng, số ngày nằm viện kéo dài và phải chuyển đổi kháng sinh 2-3 lần/đợt điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Metlay J.P., Waterer G.W., Long A.C., et al. (2019). Diagnosis and Treatment of Adults with Community-acquired Pneumonia. An Official Clinical Practice Guideline of the American Thoracic Society and Infectious Diseases Society of America. Am J Respir Crit Care Med, 200(7), e45–e67. 681
  9. [2] Regunath H. and Oba Y. (2020). Community-Acquired Pneumonia. StatPearls. StatPearls Publishing, Treasure Island (FL). [3] Bộ Y Tế (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng người lớn. 67. [4] Kim S.H., Song J.-H., Chung D.R., et al. (2012). Changing trends in antimicrobial resistance and serotypes of Streptococcus pneumoniae isolates in Asian countries: an Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens (ANSORP) study. Antimicrob Agents Chemother, 56(3), 1418–1426. [5] Mandell L.A., Wunderink R.G., Anzueto A., et al. (2007). Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society Consensus Guidelines on the Management of Community-Acquired Pneumonia in Adults. Clinical Infectious Diseases, 44(Supplement_2), S27–S72. 682
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2