intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch bằng enoxaparin trên bệnh nhân thay khớp háng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) là một biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật thay khớp háng. Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả dự phòng VTE trên bệnh nhân (BN) phẫu thuật thay khớp háng bằng enoxaparin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch bằng enoxaparin trên bệnh nhân thay khớp háng

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 dùng adrenalin, noadrenaline và dobutamin. Chỉ số vận mạch giao động lớn: 10-380. Các nguyên nhân gây sốc nhiễm khuẩn là viêm phổi, nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên có 6 bệnh nhân (chiếm 20%) không xác định căn nguyên. 4.2. Biến thiên vận tốc dòng máu ở đường ra thất trái có giá trị dự đoán đáp ứng truyền dịch ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được thở máy. Ngưỡng cutoff 21,18% có giá trị dự đoán tốt nhất với độ nhạy 93%, độ đặc hiệu là 77%. Giá trị cutoff này là lớn hơn so với nghiên cứu của Feisel M [8] sử dụng biến thiên vận tốc dòng máu cực đại ở động mạch chủ (∆Vpeak) đo qua siêu âm Doppler tim qua thực quản là 10%, độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu 89%. Nghiên cứu của Yunfan Wu [9] sử dụng LVOT ∆VTI với điểm cắt 19%, có giá trị dự đoán đáp ứng truyền dịch với độ nhạy 89%, độ đặc hiệu 100%. 4.3.Hạn chế của nghiên cứu Siêu âm tim qua thành ngực khó thực hiện ở bệnh nhân thở máy hơn ở các bệnh nhân không thở máy, đặc biệt là trong trường hợp có tổn thương phổi đi kèm. V. KẾT LUẬN Biến thiên tích phân vận tốc dòng máu ở đường ra thất trái có giá trị đánh giá đáp ứng bù dịch ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được thở máy Tài liệu tham khảo 1. Rhodes A., Evans L.E., Alhazzani W. và cộng sự (2017). Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Sepsis and Septic Shock: 2016. Intensive Care Med, 43(3), 304–377. 2. John H. Boyd; Jason Forbes; Taka-aki Nakada; Keith R. Walley; James A. Russell (2011). Fluid resuscitation in septic shock: A positive fluid balance and elevated central venous pressure are associated with increased mortality. Critical Care Medicine. 39(2):259-265, FEB 2011. 3. Singer M., Deutschman C.S., Seymour C.W. và cộng sự (2016). The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA, 315(8), 801–810. 4. Tobin M. J. and Laghi F (2013). Indications for mechanical ventilation. Principles and Practice of Mechanical Ventilation. 3nd Edn. New York, McGraw-Hill, 101-129., . 5. Jennifer Sheffer and Warren Isakow (2012). Functional Hemodynamic Monitoring. The Washington Manual of Critical Care. Second Edition. 623-629, . 6. Bùi Thị Hương Giang (2016). Nghiên cứu một số thông số huyết động và chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Luận văn tiến sỹ. Trường đại học Y Hà Nội 7. Nguyễn Tiến Dũng (2016). Nghiên cứu áp dụng siêu âm tĩnh mạch chủ dưới trong đánh giá đáp ứng truyền dịch ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn thở máy. Luận văn thạc sỹ. Trường đai học Y Hà Nội 8. Feissel M, Michard F, Mangin I, và et al (2001). Respiratory changes in aortic blood velocity as an indicator of fluid responsiveness in ventilated patients with septic shock. Chest. 119(3), 867- 873. 9. Wu Y., Zhou S., Zhou Z. và cộng sự (2014). A 10-second fluid challenge guided by transthoracic echocardiography can predict fluid responsiveness. Crit Care, 18(3), R108. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH BẰNG ENOXAPARIN TRÊN BỆNH NHÂN THAY KHỚP HÁNG Võ Thành Toàn, Bùi Văn Anh Khoa Ngoại Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM Chịu trách nhiệm chính: Võ Thành Toàn, ĐT: 0918554748, Email:vothanhtoan1990@yahoo.com TÓM TẮT 315
  2. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 Mở đầu: Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) là một biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật thay khớp háng. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả dự phòng VTE trên bệnh nhân (BN) phẫu thuật thay khớp háng bằng enoxaparin.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứutiến hành dựa trên hồ sơ bệnh án của BN phẫu thuật thay khớp háng từ 40 tuổi trở lên. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm BN sử dụng thuốc kháng đông trước đó, suy thận mạn, suy gan, ung thư, dị ứng thuốc kháng đông hay sử dụng các biện pháp dự phòng cơ học sau phẫu thuật. 65 BN được chọn ngẫu nhiên trong mỗi nhóm - không và có dự phòng VTE bằng enoxaparin 40 mg tiêm dưới da một lần/ngày trong 7-14 ngày. Hiệu quả dự phòng được đánh giá dựa vào so sánh tỷ lệ VTE sau phẫu thuật ở 2 nhóm. Kết quả: Đa số BN trong nghiên cứu trên 60 tuổi (79,2%). Không ghi nhận trường hợp nào bị thuyên tắc phổi. Có 11 BN mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) ở nhóm không dự phòng (17,2%) so với 2 BN ở nhóm dự phòng (3,1%). Sau khi hiệu chỉnh thời gian nằm viện sau phẫu thuật, việc dự phòng bằng enoxaparin giúp làm giảm 89,7% nguy cơ DVT (OR 0,103, khoảng tin cậy 95% 0,019–0,569, p=0,009), đặc biệt với BN trên 60 tuổi (OR 0,147, khoảng tin cậy 95% 0,026– 0,822, p=0,029). Kết luận: Việc dự phòng bằng enoxaparin giúp làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ mắc DVT sau phẫu thuật thay khớp háng, đặc biệt ở đối tượng BN trên 60 tuổi. Từ khóa: thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, phẫu thuật thay khớp háng. ABTRACT: EVALUATION OF THE EFFECTIVENESS OF VENOUS THROMBOEMBOLISM PROPHYLAXIS USING ENOXAPARIN IN PATIENTS UNDERGOING HIP REPLACEMENT Objectives: To evaluate the effectiveness of thromboprophylaxis using enoxaparin in patients undergoing hip replacement.Methods: A retrospective cohort study was conducted using medical records of patients aged 40 years and older undergoing hip replacement. Patients who had used anticoagulants for the prevention of other diseases, who suffered chronic renal failure, liver failure, cancer or allergy to anticoagulant and patients who were indicated mechanical prophylaxis were excluded. 65 patients were randomized for each group - control group and VTE prophylaxis group (using subcutaneous enoxaparin 40 mg daily for 7-14 days). The effectiveness of prophylaxis was evaluated based on comparison of VTE incidence after surgery between groups.Results: Most of patients in this study were over 60 years old (79.2%). No case of pulmonary embolism was observed. There were 11 patients in the control group (17.2%) developed deep venous thrombosis (DVT) versus 2 patients in the prophylaxis group (3.1%). After adjusted for post-surgical length of time, VTE prophylaxis with enoxaparin reduced 89.7% risk of DVT (OR 0.103, 95% confidence interval 0.019- 0.569, p=0.009), especially in patients over 60 years old (OR 0.147, 95% confidence interval 0.026- 0.822, p=0.029).Conclusion: VTE prophylaxis with enoxaparin has significantly reduced the incidence of DVT in patients undergoing hip replacement, especially in patients over 60 years old. Key words: venous thromboembolism, hip replacement. 1-ĐẶT VẤN ĐỀ Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE: venous thromboembolism) hiện là mối đe dọa cho các bệnh nhân (BN) phẫu thuật và là gánh nặng cho các hệ thống chăm sóc y tế trên thế giới.Tại Mỹ, hằng năm có tới 900 000 ca mới mắc và gần 300 000 ca tử vong liên quan đến VTE (4). Trong đó, phẫu thuật thay khớp háng là một yếu tố nguy cơ cao của VTE. Sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần nếu không có bất cứ một biện pháp dự phòng nào, tỷ lệ BN mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT: Deep vein thrombosis) và thuyên tắc phổi (PE: Pulmonary embolism) lần lượt là 42-57% và 0,9-28% và sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần, các tỷ lệ này lần lượt là 46-60% và 3-11%(3). Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều hướng dẫn về dự phòng VTE đã được ban hành như hướng dẫn dự phòng VTE cho những BN trải qua phẫu thuật thay khớp của Hội bác sĩ lồng ngực Hoa Kỳ (ACCP) đã được sử dụng rộng rãi tại Bắc Mỹ và trên thế giới trong hơn 25 năm qua (3). Tại Việt Nam, hướng dẫn điều trị dự phòng VTE sau phẫu thuật thay khớp háng hoặc khớp gối được khuyến cáo bởi Hội chấn thương chỉnh hình Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2013(5). Từ năm 2014, tại bệnh viện Thống Nhất, việc dự phòng VTE bằng heparin trọng lượng phân tử thấp (enoxaparin) cho BN phẫu thuật thay khớp háng được triển khai và cần có nghiên cứu đánh giá hiệu quả của biện pháp dự phòng này. 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 316
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành dựa trên hồ sơ bệnh án của những BN từ 40 tuổi trở lên được phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện Thống Nhất từ 01/2014 đến 01/2017. Hồ sơ bệnh án của các BN đã dùng thuốc kháng đông để dự phòng các bệnh lý khác trước đó, BN suy thận mạn, suy gan, ung thư, dị ứng thuốc kháng đông hay được chỉ định biện pháp dự phòng cơ học sau phẫu thuật được loại khỏi nghiên cứu. Cỡ mẫu cần thiết được tính toán dựa trên nghiên cứu của Yoo và cộng sự về hiệu quả dự phòng VTE của heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) trên đối tượng BN châu Á (Error! Reference source not found.) là 130 BN, bao gồm 65 BN ở nhóm không dự phòng (không được chỉ định thuốc kháng đông) và 65 BN ở nhóm dự phòng (được chỉ định dùng enoxaparin (LOVENOX®) tiêm dưới da 40 mg/ngày trong 7 – 14 ngày). Các hồ sơ bệnh án này được chọn ngẫu nhiên từ 2 nhóm BN nhờ phần mềm MS Excel 2010. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: đoàn hệ hồi cứu. Các hồ sơ bệnh án thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được lấy ngẫu nhiên từ 2 nhóm BN nhờ phần mềm MS Excel 2010. Thu thập các thông tin về đặc điểm BN (tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao, thời gian nằm viện, lý do nhập viện, tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng), đặc điểm phẫu thuật (nguyên nhân, phương pháp, thời gian phẫu thuật, có hay không có chỉ định dự phòng VTE bằng enoxaparin) và theo dõi sau phẫu thuật (dấu hiệu lâm sàng của DVT, PE, các xét nghiệm cận lâm sàng) được ghi nhận. Tiêu chuẩn chẩn đoán VTE tuân theo khuyến cáo của Hội Bác sĩ lồng ngực Hoa Kỳ (ACCP) năm 2012 và Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS) năm 2011(2).BN được xem là mắc VTE sau phẫu thuật khi có các biểu hiện lâm sàng kèm theo chẩn đoán xác định DVT dựa trên kết quả siêuâm Doppler hệ tĩnh mạch chân hay chẩn đoán xác định PE dựa trên kết quả CT-scan ngực. Số liệu được nhập và xử lí bằng phần mềmSPSS 20.0 với độ tin cậy 95%. Các biến cóphân phối chuẩn được trình bày bằng trung bình ± độ lệch chuẩn(khoảng dao động) – Mean±SD (range), các biến có phân phối không chuẩn được trình bày bằng trung vị (khoảng dao động) – Median (range). Thống kê mô tả dùng để tính phần trăm, trung bình, trung vị của các biến. Phép kiểm Student được sử dụng để so sánh giá trị trung bình của các biến số theo phân phối chuẩn. Trong trường hợp biến có phân phối không chuẩn, phép kiểm được sử dụnglà Mann-Whitney. Để so sánh tỉ lệ phần trăm giữa 2 nhóm, chúng tôi dùng phép kiểm Chi bình phương nếu giá trị mong đợi trung bình trong các ô ≥ 5 hoặc phép kiểm Fisher khi ít nhất 1 ô có giá trị mong đợi< 5. Hồi quy logistic được dùng để hiệu chỉnhbiến gây nhiễu (nếu có). Giá trị p < 0,05 được xem là khác biệt có ý nghĩa thống kê. 3-KẾT QUẢ Trong 130 hồ sơ được khảo sát, nam giới chiếm đa số(55,4%). Tuổi trung vị của các BN trong nghiên cứu là 78 (40 – 99), trong đó BN trên 60 tuổi chiếm 79,2%. Các BN được cân đo và tính tỷ số khối cơ thể (BMI), ngoại trừ một số BN gãy cổ xương đùi nặng kèm tuổi cao, thể trạng gầy yếu không thể cân đo được. BMI trung bình của 109 BN được cân đo (60 BN ở nhóm không dự phòng và 49 BN ở nhóm có dự phòng) là 21,3 ± 3,2 kg/m 2 (12,5 – 27,8). Các bệnh kèm được ghi nhận gồm tăng huyết áp, thoái hóa khớp, đái tháo đường, phẫu thuật can thiệp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và các bệnh khác (rối loạn lipid huyết, viêm dạ dày mạn, phì đại tuyến tiền liệt lành tính, gout, sa sút trí tuệ, Parkinson). Nguyên nhân dẫn đến phẫu thuật thay khớp háng được ghi nhận gồm có gãy cổ xương đùi (83,8%) và thoái hóa khớp háng (16,2%). Có 79,2% BN được phẫu thuật thay khớp háng bán phần và 20,8% được thay khớp háng toàn phần. So sánh đặc điểm dân số của nhóm không dựphòng và nhóm d ựphòng được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm dân số 2 nhóm nghiên cứu Không dự phòng Có dự phòng Đặc điểm p (n = 65) (n = 65) Giới tính, n (%) ‒ Nữ 27 (41,5) 31 (47,7) 0,480 ‒ Nam 38 (58,5) 34 (52,3) 317
  4. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 Nhóm tuổi, n (%) ‒ 40 – 60 tuổi 14 (21,5) 13 (20,0) 0,829 ‒ > 60 tuổi 51 (78,5) 52 (80,0) Nhóm BMI*, n (%) ‒ < 18,5 11 (18,3) 11 (22,5) ‒ 18,5 – 22,9 30 (50,0) 24 (49,0) 0,932 ‒ 23,0 – 24,9 12(20,0) 8 (16,3) ‒ 24,0 – 29,9 7 (11,7) 6 (12,2) Bệnh kèm, n (%) ‒ Tăng huyết áp 37 (56,9) 40 (61,5) 0,592 ‒ Thoái hóa khớp 11 (16,9) 11 (16,9) 1,000 ‒ Đái tháo đường 7 (10,8) 13 (20,0) 0,145 ‒ Phẫu thuật can thiệp 5 (7,7) 6 (9,2) 0,753 ‒ COPD 1 (1,5) 2 (3,1) 0,559 ‒ Khác 18 (27,7) 14 (21,5) 0,415 Nguyên nhân phẫu thuật, n (%) ‒ Gãy cổ xương đùi 55 (84,6) 54 (83,1) 0,812 ‒ Thoái hóa khớp háng 10 (15,4) 11 (16,9) Phương pháp phẫu thuật, n (%) ‒ Thay khớp bán phần 51 (78,5) 52 (80,0) 0,829 ‒ Thay khớp toàn phần 14 (21,5) 13 (20,0) Thời gian nằm viện (ngày), median (range) ‒ Trước phẫu thuật 5 (1 – 33) 4 (1 – 65) 0,194 ‒ Sau phẫu thuật 15 (8 – 35) 19 (7 – 51) 0,017 Thời gian phẫu thuật (phút), median (range) 100 (60 – 190) 95 (55 – 290) 0,012 (1) * Phân loại BMI cho người châu Á . Nhóm không d ựphòng (n = 60) và nhóm có d ựphòng (n = 49). Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu, không ghi nhận được ca nào mắc PE sau phẫu thuật. Có tất cả 16 BN xuất hiện triệu chứng của DVT, trong đó 14 BN được chẩn đoán xác định DVT dựa vào kết quả siêu âm Doppler hệ tĩnh mạch chân dương tính với huyết khối. Các triệu chứng ghi nhận ở 14 BN này gồm tăng cảm giác nóng tại chỗ (13/14 ca), tăng thể tích bắp chân (14/14 ca) và đau khi sờ vào bắp chân (10/14 ca) và phù mắt cá chân (7/14 ca). Ở nhóm không dự phòng, có 12 BN (18,5%) xuất hiện huyết khối sau phẫu thuật. Trong đó, một BN 57 tuổi bị nhiễm trùng bệnh viện phức tạp khiến thời gian nằm viện sau phẫu thuật kéo dài (103 ngày), hạn chế khả năng vận động và được chẩn đoán DVT vào ngày thứ 59. Khi loại trường hợp này, số BN mắc DVT ở nhóm không dự phòng còn lại 11 trên tổng số 64 BN (17,2%). Số lượng BN mắc DVT ở nhóm dự phòng được ghi nhận là 2 trường hợp (3,1%). Kết quả so sánh tỷ lệ DVT giữa 2 nhóm có và không có dự phòng bằng enoxaparin sau khi hiệu chỉnh biến gây nhiễu thời gian nằm viện sau phẫu thuật được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Phân bố BN mắc DVT OR (khoảng tin cậy Nhóm Không d ựphòng Có d ựphòng p 95%) Tất cả, n/N (%) 11/64 (17,2)* 2/65 (3,1) 0,103 (0,019 – 0,569) 0,009 40 – 60 tuổi, n/N (%) 2/13 (21,4)* 0/13 (0) 0,000 0,998 > 60 tuổi, n/N (%) 9/51 (17,6) 2/52 (3,8) 0,147 (0,026 – 0,822) 0,029 n: Số BN được chẩn đoán xác định DVT 318
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 N: Tổng số BN * Loại 1 trường hợp thời gian nằm viện sau phẫu thuật 103 ngày. Trong thời gian điều trị, chúng tôi ghi nhận 2 ca buộc phải ngưng thuốc kháng đông sớm vào ngày hậu phẫu thứ 5. Một trường hợp là BN nam 67 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp và thoái hóa khớp háng, ngưng thuốc do tụ máu nhiều ở vết mổ. Trường hợp còn lại là BN nam 79 tuổi, có tiền sử thiếu máu cơ tim, viêm đại tràng mạn và trĩ, được chỉ định ngưng thuốc do đi tiêu ra máu. 4-BÀN LUẬN Phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu khá tương đồng nhau khi nam chiếm 55,6% và nữ chiếm 44,6%. Phần lớn BN trên 60 tuổi (79,2%) cho thấy dân số trong nghiên cứu có nguy cơ cao mắc DVT(Error! Reference source not found.). Kết quả về độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với báo cáo về đặc điểm BN thay khớp háng ở Việt Nam của tác giả Trần Trung Dũng (Error! Reference source not found.) . Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào BN bị béo phì đến mức cần hiệu chỉnh liều thuốc kháng đông(8). Nguyên nhân phẫu thuật chủ yếu trong nghiên cứu là do gãy cổ xương đùi (83,8%) và phần lớn BN được phẫu thuật thay khớp háng bán phần (79,2%). Kết quả này phù hợp với báo cáo của Trần Trung Dũng khi có tới 82,1% BN thay khớp háng do gãy cổ xương đùi và tỷ lệ thay khớp háng bán phần là 61,5%(Error! Reference source not found.). Thời gian nằm viện trước phẫu thuật của 2 nhóm BN trong nghiên cứu này cao hơn so với thời gian nằm viện trước phẫu thuật trong nghiên cứu SMART(6) (trung vị 4-5 ngày so với 2 ngày), từ đó có thể thấy đối tượng BN trong nghiên cứu có nguy cơ mắc DVT cao hơn so với những nghiên cứu khác khi xét về yếu tố bất động trước phẫu thuật. Kết quả bảng 1 cho thấy đặc điểm BN trong 2 nhóm nghiên cứu tương đồng với nhau (p>0,05), ngoại trừ thời gian nằm viện sau phẫu thuật của nhóm dự phòng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không dự phòng (trung vị 19 ngày so với 15 ngày, p=0,017). Như vậy, BN ở nhóm dự phòng bằng enoxaparin có hơn 1 yếu tố nguy cơ DVT so với nhóm không dự phòng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật thay khớp háng, tất cả các BN tại bệnh viện Thống Nhất đều được hướng dẫn vận động sớm nên sự khác biệt này có thể không ảnh hưởng đến nguy cơ VTE của 2 nhóm. Kết quả sau khi hiệu chỉnh biến gây nhiễu là thời gian nằm viện sau phẫu thuật cũng cho thấy việc sử dụng enoxaparin dự phòng VTE giúp làm giảm 89,7% nguy cơ DVT so với không sử dụng bất kỳ biện pháp dự phòng nào (OR 0,103, khoảng tin cậy 95% 0,019 – 0,569, p=0,009). Hiệu quả dự phòng DVT sau phẫu thuật thay khớp háng của enoxaparin trong nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố trên BN châu Á. Tại Hàn Quốc, nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu của Yoo M.C. và cộng sự năm 1997 nhằm so sánh tỷ lệ mắc DVT giữa 2 nhóm BN thay khớp háng trên 40 tuổi không và có dự phòng bằng LMWHcho kết quả tỷ lệ mắc DVT của nhóm không dự phòng cao hơn có ý nghĩa thống kê (16% so với 2%, p=0,015)(Error! Reference source not found.). Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu của Li X.L. năm 2001 tại Trung Quốc ở đối tượng BN thay khớp trên 40 tuổi cũng cho kết quả tỷ lệ mắc DVT ở nhóm không dự phòng cao hơn so với nhóm dự phòng bằng LMWH (34,8% so với 4,3%, p < 0,05). (7) Ngoài ra, các nghiên cứu khác trên thế giới cũng đã chứng minh hiệu quả dự phòng DVT của LMWH ở BN thay khớp háng như nghiên cứu của Turpie và cộng sự năm 1986(Error! Reference source not found.), Planes và cộng sự năm 1996(9) Samama và cộng sự năm 1997(Error! Reference source not found.). Gần 80% BN trong nghiên cứu này trên 60 tuổi, là nhóm tuổi có nguy cơ cao mắc VTE. Ở nhóm tuổi trên 60, việc sử dụng enoxaparin dự phòng VTE sau phẫu thuật thay khớp háng đã chứng minh hiệu quả khi giúp làm giảm 85,3% nguy cơ DVT so với không sử dụng bất kỳ biện pháp dự phòng nào (OR 0,147, khoảng tin cậy 95% 0,026 – 0,822, p=0,029). Kết quả này cho thấy chỉ định enoxaparin cho BN thay khớp háng trên 60 tuổi là thực sự cần thiết để giảm nguy cơ VTE sau phẫu thuật. 5- KẾT LUẬN Việc sử dụng enoxaparin để dự phòng VTE trên BN thay khớp háng ở bệnh viện Thống Nhất thực sự có hiệu quả, đặc biệt với BN trên 60 tuổi TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Annurad E, Shiwaku K, Nogi A, et al. (2003). The new BMI criteria for Asians by the Regional Office for Western Pacific Region of WHO are suitable for screening of overweight to prevent metabolic syndrome in elder Japanese workers. Journal of Occupational Health, 45: 335-343. 2. Barrack RL (2012). Current guidelines for total joint VTE prophylaxis: Dawn of a new day. The Journal of Bone and Joint Surgery, 94-B (11): A3-A7. 319
  6. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 3. Geerts WH, Bergqvist D, Pinel GF, et al. (2008). Prevention of Venous thromboembolism: America College of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guideline (8th Edition). Chest, 133 (6 Suppl): 381S-453S. 4. Heit JA, Cohen AT, Anderson FA, et al. (2005). Estimated annual number of incident and recurrent, non-fatal and fatal venous thromboembolism (VTE) events in the US. Blood, 106: abstract 910. 5. Hội chấn thương chỉnh hình Tp HCM (2013). Hướng dẫn điều trị dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối. 6. Leizorovicz A, Turpie AGG, Cohen AT, et al.(2005). Epidemiology of venous thromboembolism in Asian patients undergoing major orthopedic surgery without thromboprophylaxis. The SMART study. Journal of Thrombosis and Haemostasis, 3: 28-34. 7. Li XL, Lu WJ, Yu NS (2001). Prophylaxis for deep vein thrombosis with low molecular weight heparin following hip and knee surgery. Chinese Journal of Reparative and Reconstructive Surgery, 15 (1): 39-41. 8. Nutescu EA, Spinler SA, Wittkowsky A, et al. (2009). Low molecular weight heparin in renal impairment and obesity: available evidence and clinical practice recommendation across medical and surgical settings. The Annals of Pharmacotherapy, 43: 1064-1083. 9. Planes A, Vochelle N, Darmon JY, et al.(1996). Risk of deep-venous thrombosis after hospital discharge in patients having undergone total hip replacement: double-blind randomised comparison of enoxaparin versus placebo. The Lancet, 384 (9022): 224-228. BƠM HƠI ÁP LỰC NGẮT QUÃNG TRONG DỰ PHÒNG THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO CẤP CÓ CHỐNG CHỈ ĐỊNH THUỐC CHỐNG ĐÔNG Hà Quang Huy, Hoàng Bùi Hải Trường Đại học Y Hà Nội Người chịu trách nhiệm chính: Hà Quang Huy; Tel:0856584413 Email: hqhbsbghmu@gmail.com Tóm tắt Mục tiêu: Đặc điểm liên quan đến dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM) ở bệnh nhân đột qụi cấp nguy cơ cao bằng thiết bị bơm hơi áp lực ngắt quãng (IPC). Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, không đối chứng. Đối tượng là các bệnh nhân đột quỵ cấp được điều trị tại đơn vị Hồi sức tích cực; có nguy cơ TTHKTM cao (PADUA ≥ 4) và nguy cơ chảy máu cao (nhồi máu não (NMN) diện rộng hoặc IMPROVE ≥ 7). IPC được dùng trong thời gian nằm viện, theo dõi tình trạng TTHKTM với quy trình: thang điểm lâm sàng / D-Dimer/ Siêu âm tĩnh mạch chi dưới có ép/ hoặc Chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi nếu cần, trước khi sử dụng IPC (ngày 0) và ngày thứ 7. Kết quả: Có 30 bệnh nhân đột quị cấp được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 19/30 (63,3%) ca xuất huyết não (XHN), 11/30(36,6%) ca NMN diện rộng, 6/11(54,5%) ca NMN có xuất huyết chuyển dạng, 8/11(72,7%) ca NMN diện rộng được mở sọ giảm áp. Có 1/30 (3,33%) bệnh nhân bị tắc động mạch phổi (TĐMP) và huyết khối tĩnh mạch sâu cấp ở ngày thứ 6 khi đang được sử dụng IPC; 5/30(16,7%) bệnh nhân có trầy xước da tại vị trí tiếp xúc với bao chi nhưng không phải ngừng sử dụng thiết bị. Kết luận: Tỷ lệ TTHKTM ở bệnh nhân đột quỵ não cấp nguy cơ cao, được dự phòng bằng thiết bị IPC là 3,33%. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng của IPC được ghi nhận. Từ khoá: Bơm hơi áp lực ngắt quãng, dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, đột quỵ não cấp Abstract PROPHYLAXIS OF VENOUS THROMBO-EMBOLISM BY USING THE INTERMITTENT PNEUMATIC COMPRESSION DEVICE IN ACUTE STROKE PATIENTS AT HIGH RISK 320
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2