2. Nghiên cứu khoa học của khối điều dưỡng<br />
<br />
LTS: Những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học của điều dưỡng trong<br />
ngành mắt đã được quan tâm và ngày càng phát triển. Tuy rằng một số nghiên cứu còn<br />
khá đơn giản nhưng cũng có những giá trị khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao<br />
chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân. Những nghiên cứu này rất đáng được trân<br />
trọng và động viên. Từ số này Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam sẽ mở chuyên mục “Nghiên<br />
cứu khoa học của khối điều dưỡng” để đăng tải, giới thiệu nghiên cứu khoa học, sáng<br />
kiến cải tiến của khối điều dưỡng chuyên khoa mắt. Rất mong nhận được sự quan tâm<br />
ủng hộ và tham gia của các điều dưỡng viên trong cả nước.<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DUNG DỊCH SÁT KHUẨN TAY<br />
NHANH<br />
SDS HAND RUB TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN MẮT<br />
TRUNG ƯƠNG<br />
PHẠM THỊ KIM ĐỨC CÙNG NHÓM CỘNG SỰ<br />
<br />
Bệnh viện Mắt Trung ương<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá hiệu quả sát khuẩn tay của dung dịch SDS HAND<br />
RUB tại phòng khám Bệnh viện Mắt TW. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử<br />
nghiệm (đánh giá tác dụng sát khuẩn tay của dung dịch SDS HAND RUB tại phòng<br />
khám Bệnh viện Mắt TW). Thời gian nghiên cứu tháng 11 năm 2007. Kết quả nghiên<br />
cứu được tiến hành trên 28 mẫu tương đương với 56 bàn tay qua nuôi cấy vi khuẩn thấy<br />
có sự khác biệt rõ có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 giữa mẫu trước và sau sát khuẩn tay<br />
bằng dung dịch sát khuẩn SDS HABD RUB. Số mẫu bị nhiễm khuẩn trước khi sát khuẩn<br />
tay chiếm 82,14% và sau sát khuẩn tay bằng dung dịch trên đã giảm xuống chỉ còn<br />
21,43%. Trước sử dụng DD. sát khuẩn số mẫu dương tính với 0 loại vi khuẩn chiếm<br />
17,5% nhưng sau sát khuẩn tay số mẫu này tăng lên đến 79%. Qua nghiên cứu cho thấy<br />
dung dịch trên có tác dụng diệt hoàn toàn đối với staphylococcus spp và staphylococcus<br />
<br />
93<br />
<br />
aureus (tụ cầu vàng). Kết luận: Dung dịch SDS HAND RUB có tác dụng diệt khuẩn cao,<br />
dễ sử dụng, ít tốn kém.<br />
<br />
I.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiễm khuẩn bệnh viện là thách<br />
thức lớn đối với các bệnh viện [1].<br />
Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm<br />
khuẩn phát triển trong bệnh viện xuất<br />
hiện sau 48 giờ tính từ khi người bệnh<br />
nhập viện. Để giúp Người bệnh tránh các<br />
biến chứng nhiễm khuẩn, sớm phục hồi<br />
sức khoẻ, nhanh lành bệnh, rút ngắn thời<br />
gian nằm viện thì công tác chống nhiễm<br />
khuẩn luôn phải đặt lên hàng đầu.<br />
Trong những năm qua ở nước ta,<br />
cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ<br />
thuật y học, công tác chống nhiễm khuẩn<br />
bệnh viện đã có nhiều tiến bộ, góp phần<br />
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng<br />
khám chữa bệnh, chăm sóc và phục vụ<br />
người bệnh.<br />
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến<br />
nhiễm khuẩn bệnh viện: như nước không<br />
sạch, môi trường không sạch, không khí ô<br />
nhiễm, không tuân thủ các nguyên tắc vô<br />
khuẩn khi thăm khám, chăm sóc và làm<br />
các thủ thuật khác cho người bệnh…. và<br />
nhiều khi còn do cả bản thân người bệnh,<br />
bệnh nhạy cảm…. Phải nói thêm rằng,<br />
bàn tay là yếu tố quan trọng làm lây<br />
truyền các tác nhân gây bệnh từ người này<br />
sang người khác. Năm 1861 Ignaz<br />
Semmelweis xác định “bàn tay của bác sỹ,<br />
sinh viên mổ tử thi trước khi khám cho<br />
sản phụ là nguyên nhân gây sốt hậu sản”<br />
và đề ra biện pháp can thiệp là rửa tay.<br />
Rửa tay, sát khuẩn tay đóng vai trò quan<br />
trọng trong việc giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn<br />
mắc phải trong bệnh viện.<br />
<br />
Đã có nhiều nghiên cứu trong nước<br />
và quốc tế nghiên cứu về vấn đề này. Kết<br />
quả xét nghiệm vi sinh trên bàn tay nhân<br />
viên y tế tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM)<br />
cho thấy trung bình mỗi bàn tay có gần<br />
270.000 vi khuẩn.<br />
Mặc dù rửa tay, sát khuẩn tay thật<br />
đơn giản nhưng không phải tất cả nhân<br />
viên y tế đều đã nhận thức được điều này<br />
một cách đầy đủ. Trong thực tế, do người<br />
bệnh quá đông, thời gian để tiến hành rửa<br />
tay thường quy chuẩn sẽ mất nhiều thời<br />
gian, bác sỹ, điều dưỡng phải đứng lên<br />
ngồi xuống đi lại nhiều lần…dẫn đến<br />
thời gian khám bệnh, giải thích, dặn dò,<br />
tư vấn đối với người bệnh, người nhà<br />
người bệnh bị hạn chế, điều đó thật<br />
không khả thi.<br />
Dung dịch sát khuẩn tay SDS –<br />
HAND RUB do hãng SDS Việt nam JSC<br />
sản xuất với thành phần Ethanol,<br />
Isopropyl<br />
Alcohol,<br />
Chlorhexidine,<br />
Digluconate, chất dưỡng da và hương<br />
liệu. Có tác dụng diệt hầu hết các loại vi<br />
sinh vật gây bệnh (Tụ cầu, trực khuẩn<br />
đường ruột, trực khuẩn lao, nấm….). Sản<br />
phẩm có hương thơm dễ chịu, sử dụng<br />
được nhiều lần trong ngày, không hại da<br />
tay, chuyên dùng trong các cơ sở y tế.<br />
Bệnh viện Mắt Trung Ương từ<br />
nhiều năm nay sử dụng dung dịch sát<br />
khuẩn tay (DDSK) là cồn 70° pha với Iốt<br />
1% và găng tay sạch một lần, găng tay<br />
vô khuẩn. Dung dịch sát khuẩn tay SDS HAND RUB mới được đưa vào sử dụng<br />
<br />
93<br />
<br />
thí điểm tại phòng khám khu G từ tháng<br />
10/2006 đến nay, dung dịch này cũng đã<br />
và đang được sử dụng trong nhiều bệnh<br />
viện. Ví dụ: bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà<br />
Bình ….<br />
Cũng đã có nhiều nghiên cứu cho<br />
thấy dung dịch này có tác dụng diệt hầu<br />
hết các loại vi sinh vật gây bệnh nhưng<br />
tại Bệnh viện Mắt TW, chúng tôi chưa<br />
thấy tác giả nào nghiên cứu đánh giá hiệu<br />
quả sử dụng của dung dịch này.<br />
Xuất phát từ thực tế trên, nhóm<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh<br />
giá hiệu quả DDSK tay nhanh SDS –<br />
HAND RUB tại phòng khám - Bệnh viện<br />
Mắt TW” nhằm thay thế một phần cho<br />
việc rửa tay thường quy nhiều lần trong<br />
ngày, thay thế một phần cho việc sử<br />
dụng găng tay sạch…..nhưng vẫn đảm<br />
bảo được tính vô khuẩn trong thăm khám,<br />
chăm sóc và điều trị cho người bệnh.<br />
<br />
Bàn tay của các bác sĩ, điều dưỡng<br />
đang làm việc tại phòng khám – Bệnh viện<br />
Mắt TW, đối tượng tự nguyện tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
Loại trừ những người có bàn tay<br />
ướt, bàn tay dính máu, dịch, mủ.<br />
Cỡ mẫu là 28 người (tương đương<br />
56 bàn tay) gồm: 14 bác sĩ: 28 bàn tay;<br />
14 điều dưỡng: 28 bàn tay<br />
2.2. Phương pháp<br />
Nghiên cứu thử nghiệm (Đánh giá<br />
tác dụng sát khuẩn của dung dịch SDS –<br />
HAND RUB tại phòng khám – Bệnh<br />
viện Mắt TW).<br />
<br />
Quy trình sát khuẩn tay bằng<br />
dung dịch khử khuẩn: Gồm 6 bước<br />
<br />
Bước (1 – a): Bơm 3 – 5ml dung<br />
dịch SDS – HAND RUB vào lòng bàn<br />
tay.<br />
<br />
Từ bước (1 – b) đến bước 6: Mỗi<br />
bước thực hiện 5 lần cho mỗi bàn tay.<br />
Sau khi hoàn thành các bước, bắt đầu<br />
lại quy trình từ bước 1 – b cho đến khi tay<br />
khô tương ứng với thời gian sát khuẩn tay<br />
trong<br />
30<br />
giây.<br />
<br />
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá<br />
hiệu quả dung dịch sát khuẩn tay SDS<br />
– HAND RUB tại phòng khám - Bệnh<br />
viện Mắt TW.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP<br />
2.1. Đối tượng<br />
<br />
93<br />
<br />
(1-a) Bơm 3-5ml dung dịch khử khuẩn SDS – HAND RUB vào lòng bàn tay<br />
<br />
Dùng tăm bông vô khuẩn lấy mẫu<br />
xét nghiệm từ lòng bàn tay, móng tay, kẽ<br />
giữa các ngón tay ở cả hai bàn tay của<br />
bác sĩ, điều dưỡng sau khi chăm sóc,<br />
thăm khám và điều trị cho người bệnh.<br />
<br />
<br />
Lấy mẫu xét nghiệm vào 2 thời<br />
điểm:<br />
<br />
Lần 1: Sau khi thăm khám, chăm<br />
sóc và điều trị cho người bệnh.<br />
<br />
Lần 2: 30 giây sau khi sát khuẩn<br />
tay bằng dung dịch SDS – HAND RUB<br />
<br />
Kỹ thuật lấy mẫu:<br />
<br />
2.3. Thu thập số liệu:<br />
<br />
93<br />
<br />
Hướng dẫn đối tượng nghiên cứu<br />
cách sử dụng dung dịch sát khuẩn tay<br />
SDS – HAND RUB và quy trình sát<br />
khuẩn tay bằng dung dịch có chứa cồn.<br />
Trước khi thăm khám, chăm sóc và<br />
điều trị cho người bệnh, đối tượng<br />
nghiên cứu đã thực hiện rửa tay thường<br />
quy chuẩn. Ngay sau khi đối tượng<br />
nghiên cứu thăm khám, chăm sóc và điều<br />
trị cho người bệnh, khoa xét nghiệm tiến<br />
hành kỹ thuật lấy mẫu lần 1.<br />
Đối tượng nghiên cứu thực hiện sát<br />
khuẩn tay bằng dung dịch SDS – HAND<br />
RUB trước khi tiến hành khám cho<br />
<br />
người bệnh tiếp theo, khoa xét nghiệm<br />
tiến hành kỹ thuật lấy mẫu lần 2 sau 30<br />
giây tính từ khi đối tượng nghiên cứu sử<br />
dụng dịch sát khuẩn tay SDS – HAND<br />
RUB.<br />
Nhận kết quả vi sinh.<br />
Xử lý số liệu: tổng hợp và phân tích<br />
số liệu bằng phương pháp thống kê y học<br />
trên phần mềm Excel.<br />
2.4. Thời gian thực hiện: Tháng<br />
11/2007<br />
2.5. Địa điểm: Phòng khám - Bệnh viện<br />
Mắt TW<br />
<br />
III.<br />
3.1.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên 28 mẫu về tuổi – giới, được trình bày ở bảng 1<br />
như sau:<br />
Bảng 1. Phân bố về tuổi – giới của đối tượng nghiên cứu<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tuổi<br />
n<br />
X ± SD<br />
n<br />
X ± SD<br />
20 -29 tuổi<br />
0<br />
0<br />
3<br />
27,33 ± 1,15<br />
30 – 39 tuổi<br />
4<br />
34,25 ± 1,50<br />
11<br />
36,18 ± 1,54<br />
40 tuổi trở lên<br />
5<br />
46,40 ± 7,02<br />
5<br />
49,6 ± 8,08<br />
9<br />
19<br />
Tổng số<br />
Đối tượng nghiên cứu của chúng<br />
tôi là các bác sĩ và điều dưỡng của phòng<br />
khám được chọn ngẫu nhiên theo tiêu<br />
chuẩn lựa chọn trước. Qua thực nghiệm<br />
chúng tôi thống kê được trong đó có 19<br />
người là nữ giới, 9 người là nam giới.<br />
<br />
CNK<br />
Nghề nghiệp<br />
Bác sỹ<br />
Điều dưỡng<br />
Tổng số<br />
<br />
Tuổi trung bình là 36,18 ± 1,54 với 11<br />
người.<br />
Nghiên cứu theo nghề nghiệp của<br />
đối tượng, chúng tôi xin được trình bày ở<br />
bảng 2 như sau:<br />
<br />
Bảng 2. Phân bố theo nghề nghiệp<br />
Đào<br />
tạo<br />
Đã được đào tạo CNK<br />
n<br />
%<br />
14<br />
14<br />
28<br />
<br />
93<br />
<br />
50<br />
50<br />
100<br />
<br />