Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG GHÉP CỦNG MẠC ĐÔNG KHÔ<br />
TRONG PHẪU THUẬT ĐẶT VAN AHMED<br />
Phạm Thị Thủy Tiên*, Trang Thanh Nghiệp**, Trần Công Toại***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả sử dụng mảnh ghép củng mạc đông khô trong phẫu thuật đặt<br />
van Ahmed.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt dọc, tiến cứu, ứng dụng lâm sàng. Bệnh nhân gồm trẻ<br />
em và người lớn có chỉ định được phẫu thuật đặt van Ahmed và ghép củng mạc đông khô tại Bệnh viện Mắt<br />
TPHCM từ 2009 -2010. Ghi nhận thời gian tiêu mảnh ghép và các biến chứng của ghép củng mạc như dellen<br />
giác mạc, phản ứng loại mảnh ghép, nhiễm trùng mảnh ghép, dò ống van.<br />
Kết quả: Có 76 mắt (40 mắt của người lớn và 36 của trẻ em) được ghép củng mạc đông khô phủ lên van<br />
Ahmed với thời gian theo dõi trung bình 14,84 ± 6,21 tháng (6-29 tháng). Thời gian tiêu mảnh ghép 7,29 ± 1,44<br />
tháng (5-14 tháng). Ngoại trừ dellen giác mạc gặp trong một trường hợp, còn các biến chứng khác như nhiễm<br />
trùng, phản ứng loại mảnh ghép, dò ống van không xảy ra.<br />
Kết luận: Củng mạc đông khô dung nạp tốt và có thể sử dụng an toàn như mảnh ghép phủ lên ống dẫn lưu<br />
trong phẫu thuật đặt van dẫn lưu Ahmed.<br />
Từ khoá: glôcôm, củng mạc đông khô, van dẫn lưu Ahmed.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DEHYRATED SCLERAL PATCH GRAFT IN AHMED GLAUCOMA VAVLE IMPLANT SURGERY<br />
Pham Thi Thuy Tien, Trang Thanh Nghiep, Tran Cong Toai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 69 - 76<br />
Objectives: To determine the safety and effectiveness of dehydrated scleral patch grafts in Ahmed valve<br />
implantation.<br />
Patients and methods: A prospective, applied research was conducted on patients including adults and<br />
children who were implanted Ahmed glaucoma valves with the use of the dehydrated scleral patch grafts to cover<br />
the tubes in HCMC Eye Hospital in 2009-2010. Time for absorption and complications of scleral graft such as<br />
dellen formation, graft rejection, graft-related infection, and graft thinning or tube erosion were recorded.<br />
Results: Seventy- six eyes of children and adults were received AVG and covered silicon tube by dehydrated<br />
scleral patch grafts. The mean follow-up time was 14.84 ± 6.21 months (6-29 months). It took 7.29 ± 1.44 months<br />
for the grafts to be absorbed completely. Besides one case of corneal dellen, no other complications such as graft<br />
rejection, graft infection, or tube erosion was observed.<br />
Conclusions: Dehydrated scleral patch grafts appear to be well tolerated and can be used as tube coverage in<br />
the implanted glaucoma drainage devices.<br />
Key words: glaucoma, dehydrated sclera, Ahmed drainage implant.<br />
<br />
* Bệnh viện Mắt TP.HCM, Đại học Y Dược TP.HCM ** Bệnh viện Mắt TP.HCM<br />
*** Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Công Toại<br />
<br />
ĐT: 0913914672<br />
<br />
Email: toaiphd@yahoo.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
69<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
Phẫu thuật đặt van Ahmed được chỉ định<br />
trong các trường hợp glôcôm tái phát khó điều<br />
trị, glôcôm tân mạch, glôcôm trẻ em,… Van<br />
Ahmed gồm hai phần: thân van và ống van. Sau<br />
khi cố định thân van Ahmed vào thành củng<br />
mạc ở vị trí cùng đồ, phẫu thuật viên sẽ cắt ngắn<br />
đầu ống van đưa vào tiền phòng và khâu phủ<br />
một lớp màng ngoài tim lên thân ống silicon,<br />
khâu kết mạc. Theo các báo cáo nghiên cứu,<br />
phẫu thuật viên có thể tạo vạt củng mạc tự thân<br />
hoặc dùng màng ngoài tim, màng cứng, củng<br />
mạc tươi che phủ ống van nhằm bảo vệ và tránh<br />
dò ống van(5,7).<br />
Tạo vạt củng mạc tự thân có ưu điểm hạn<br />
chế hiện tượng phản ứng thải loại mảnh ghép<br />
người cho sau phẫu thuật, trông thẩm mỹ hơn<br />
vì bệnh nhân có cùng màu củng mạc của mình,<br />
cũng như tránh những bệnh truyền nhiễm khác<br />
do mảnh ghép đồng loại gây ra. Tuy nhiên củng<br />
mạc bệnh nhân glôcôm thường mỏng, nhất là ở<br />
trẻ em có vùng rìa giác củng mạc bị dãn hoặc<br />
người bị cận thị có củng mạc cực sau mỏng, thì<br />
tạo vạt tự thân có thể gây dò củng mạc(4). Do đó<br />
việc sử dụng một mảnh ghép khác phủ lên ống<br />
silicon được ưa chuộng hơn nhằm giữ nguyên<br />
củng mạc của bệnh nhân.<br />
Freedman (1987) mô tả đầu tiên sử dụng<br />
mảnh ghép củng mạc phủ lên ống dẫn lưu<br />
Molteno với kết quả thành công tốt. Brandt<br />
(1993) báo cáo sử dụng chất liệu mảnh ghép là<br />
màng cứng đông khô(2). Từ đó, hàng loạt chất<br />
liệu khác được đưa vào sử dụng như màng<br />
ngoài tim, cân cơ, giác mạc(7), màng ối(1).<br />
Tại Việt Nam, giá thành một miếng màng<br />
ngoài tim (Tutoplast) rất đắt, chỉ sử dụng cho<br />
một bệnh nhân và không có sẵn. Với mong<br />
muốn tiết kiệm kinh tế cho những bệnh nhân<br />
glôcôm, chúng tôi tiến hành dùng củng mạc của<br />
người sau khi cắt bỏ nhãn cầu (do glôcôm, chấn<br />
thương) đã được xử lý và đông khô như một<br />
mảnh ghép che phủ ống silicon trong phẫu<br />
thuật đặt van Ahmed.<br />
Mặc dầu, có nhiều ưu điểm ứng dụng ghép<br />
<br />
70<br />
<br />
củng mạc trong bệnh lý nhãn cầu nhưng nó có<br />
thể ảnh hưởng bởi quá trình phản ứng miễn<br />
dịch, viêm gây hoại tử, tự tiêu do không có<br />
mạch máu nuôi. Theo các tài liệu y văn mà<br />
chúng tôi có được, củng mạc sử dụng như mảnh<br />
ghép che phủ ống van đều là củng mạc tươi;<br />
chưa có nghiên cứu nào sử dụng củng mạc<br />
đông khô. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn<br />
của việc sử dụng ghép củng mạc đông khô che<br />
phủ ống van trong phẫu thuật đặt van Ahmed.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đây là nghiên cứu cắt dọc tiến cứu, ứng<br />
dụng lâm sàng. Bệnh nhân gồm trẻ em và người<br />
lớn có chỉ định đặt van Ahmed tại khoa Glôcôm<br />
và khoa Nhi Bệnh viện Mắt TP.HCM trong hai<br />
năm từ 2009 – 12/2010.<br />
<br />
Quy trình sản xuất củng mạc đông khô (sơ<br />
đồ 1)<br />
Người hiến mô<br />
(củng mạc)<br />
Xét nghiệm<br />
vi sinh âm tính<br />
Cắt bỏ nhãn cầu<br />
Làm sạch hắc mạc, cố định<br />
bằng dung dịch Optisol<br />
Củng mạc tươi<br />
Xử lý tại ngân hàng Mô<br />
Củng mạc đông khô<br />
Đóng gói, lưu trữ<br />
Ghép củng mạc<br />
Sơ đồ 1: Quy trình lấy củng mạc và sản xuất củng<br />
mạc đông khô.<br />
Tại bệnh viện Mắt TPHCM, bệnh nhân cắt<br />
bỏ nhãn cầu muốn hiến củng mạc được làm tất<br />
cả xét nghiệm vi sinh gồm viêm gan siêu vi B<br />
(HBsAg), viêm gan siêu vi C (HCV), HIV (test<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Elisa), giang mai (VDRL) cho kết quả âm tính<br />
mới chấp nhận lấy mô. Tất cả bệnh nhân đồng ý<br />
hiến củng mạc cho nghiên cứu khoa học đều<br />
được giải thích lợi ích của việc hiến mô và đồng<br />
ký biên bản đồng ý hiến mô. Các củng mạc cho<br />
đều đánh số, lưu hồ sơ.<br />
Những củng mạc của mắt bị cắt bỏ được xử<br />
lý ban đầu làm sạch hắc mạc bên trong bằng<br />
dung dịch nước muối sinh lý. Sau đó củng mạc<br />
được cố dịnh bằng dung dịch Optisol được sản<br />
xuất tại Bộ môn Mô Phôi trường Đại Học Phạm<br />
Ngọc Thạch (Ngân hàng Mô) trong vòng 24 giờ<br />
sau khi lấy mắt. Tại đây, củng mạc được cắt nhỏ<br />
với diện tích 10x10mm, gọi là đơn vị củng mạc,<br />
xử lý vô trùng, đông khô, đóng gói theo quy<br />
trình của hiệp hôi ngân hàng mô Hoa Kỳ AATB,<br />
cho mã số củng mạc, khử trùng bằng tia bức xạ<br />
gamma và có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng trong<br />
vòng năm năm kể từ ngày sản xuất.<br />
<br />
Quy trình ghép củng mạc đông khô<br />
Tất cả bệnh nhân có chỉ định đặt van được<br />
phẫu thuật viên giải thích và ký vào biên bản<br />
đồng ý đặt van và ghép mô đồng loại. Sau khi<br />
củng mạc được ghép, tem nhãn có mã số củng<br />
mạc ghép được dán vào hồ sơ bệnh án. Phẫu<br />
thuật viên ký vào phiếu biên bản ghép mô; biên<br />
bản này sẽ gửi về Bộ môn Mô Phôi trường Đại<br />
Học Phạm Ngọc Thạch lưu hồ sơ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân gồm người lớn và trẻ em được<br />
phẫu thuật đặt van Ahmed và ghép củng mạc<br />
đông khô tại bệnh viện Mắt TPHCM trong hai<br />
năm từ 2009 - 2010 được tái khám và theo dõi<br />
định kỳ ít nhất 6 tháng.<br />
<br />
Tiến hành phẫu thuật<br />
Bệnh nhân được đặt van dẫn lưu Ahmed<br />
theo quy trình đặt van thường quy. Sau đó,<br />
phẫu thuật viên tiến hành ghép củng mạc phủ<br />
lên ống van. Củng mạc được ngâm trong dung<br />
dịch nước muối sinh lý 20 phút trước khi sử<br />
dụng. Sau đó, củng mạc được cắt nhỏ lại<br />
khoảng 4x7mm sao cho vừa phủ lên ống silicon<br />
của van Ahmed. Khâu đính củng mạc ghép vào<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
củng mạc bệnh nhân bằng 3-4 mối chỉ rời nylon<br />
9/0 hoặc 10/0. Dấu mối chỉ dưới củng mạc ghép.<br />
Khâu phủ vạt kết mạc lên. Nếu mở kết mạc cùng<br />
đồ, khâu tenon – kết mạc hai lớp bằng vicryl 8/0;<br />
nếu mở kết mạc rìa thì khâu đính hai góc tenon<br />
và kết mạc vào rìa giác củng mạc bằng nylon<br />
10/0 và phần kết mạc xung quanh khâu kín bằng<br />
chỉ vicryl 8/0. Thuốc sau phẫu thuật gồm kháng<br />
sinh và kháng viêm steroid nhỏ tại chỗ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá<br />
Bệnh nhân đã được phẫu thuật đặt van<br />
Ahmed có ghép củng mạc đông khô, được tái<br />
khám và theo dõi định kỳ mỗi tháng trong 6<br />
tháng đầu, mỗi 2 tháng và mỗi 3 tháng sau đó.<br />
Các thông số về nhân chủng học, các biến<br />
chứng như dellen giác mạc, phản ứng loại<br />
mảnh ghép, nhiễm trùng mảnh ghép, mảnh<br />
ghép mỏng, tiêu mảnh ghép gây nhô ống van<br />
nằm bên dưới và tiêu mảnh ghép gây dò ống<br />
van đều được ghi nhận.<br />
<br />
Thống kê, xử lý số liệu<br />
Nhập, xử lý và phân tích số liệu bằng phần<br />
mềm SPSS for Window 16.0. Biến số định lượng<br />
được trình bày bằng số trung bình độ lệch<br />
chuẩn. Mối liên quan giữa hai biến định lượng<br />
được kiểm định bằng Student test. Các test có ý<br />
nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Chúng tôi tiến hành ghép củng mạc cho 92<br />
mắt của 87 bệnh nhân; trong đó 90 mắt đặt van<br />
Ahmed do glôcôm và 2 mắt (hai bệnh nhân) vá<br />
củng mạc do chấn thương thủng củng mạc mất<br />
chất. Để nghiên cứu có tính đồng nhất nên<br />
chúng tôi loại hai bệnh nhân vá củng mạc do<br />
chấn thương và đánh giá những bệnh nhân sử<br />
dụng củng mạc đông khô trong phẫu thuật đặt<br />
van Ahmed. Chỉ 76 mắt của 71 bệnh nhân<br />
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân ghép củng mạc đông<br />
khô phủ lên ống van Ahmed<br />
Đặc điểm<br />
Số bệnh nhân<br />
Trẻ em<br />
Người lớn<br />
Số mắt<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Số lượng (%)<br />
71<br />
32 (45,1)<br />
39 (54,9)<br />
76<br />
<br />
71<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Số lượng (%)<br />
Trẻ em<br />
36 (47,4)<br />
Người lớn<br />
40 (52,6)<br />
Giới<br />
Trẻ em nam<br />
13<br />
Trẻ em nữ<br />
19<br />
Người lớn nam<br />
16<br />
Người lớn nữ<br />
23<br />
Tuổi trung bình (năm)<br />
28,60 ± 24,44<br />
Trẻ em (dãy)<br />
7,60 ± 4,95 (1-16)<br />
Người lớn<br />
47,00 ± 19,16 (16-80)<br />
Thời gian theo dõi (tháng)<br />
14,84 ± 6,21<br />
Trẻ em (dãy)<br />
16,19 ± 7,34 (6-29)<br />
Người lớn<br />
13,62 ± 4,74 (6-21)<br />
Chẩn đoán<br />
Glôcôm tái phát/ POAG, PACG<br />
Glôcôm sau lấy thể thủy tinh<br />
14 (18,4)<br />
Glôcôm thứ phát/ ICE<br />
12 (15,8)<br />
Glôcôm tân mạch<br />
5 (6,6)<br />
Glôcôm do VMBĐ<br />
14 (18,4)<br />
Glôcôm tái phát/glôcôm bẩm sinh<br />
2 (2,6)<br />
Glôcôm trẻ em thứ phát do các hội<br />
22 (28,9)<br />
chứng tại mắt<br />
7 (9,2)<br />
<br />
Đặt van Ahmed và ghép củng mạc đông khô<br />
được đủ tiêu chuẩn theo dõi ít nhất sáu tháng<br />
sau phẫu thuật mới chọn vào nghiên cứu. Có 66<br />
bệnh nhân ghép củng mạc một mắt và 5 bệnh<br />
nhân (một người lớn và bốn trẻ em) ghép củng<br />
mạc hai mắt (bảng 1). Dường như giới nữ 42/71<br />
(59,2%) chiếm ưu thế hơn trong bệnh glôcôm<br />
được đặt van và ghép củng mạc đông khô<br />
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống<br />
kê (p= 0,10). Ngoài ra, sự khác biệt giới tính giữa<br />
hai nhóm trẻ em và người lớn cũng không có ý<br />
nghĩa thống kê (p=0,75).<br />
Tuổi trung bình của trẻ em lúc phẫu thuật<br />
7,60 ± 4,95 năm (1-16 tuổi) và của người lớn là<br />
47,00 ± 19,16 năm (16-80 tuổi).<br />
Thời gian theo dõi trung bình 14,84 ± 6,21<br />
tháng (6-29 tháng). Không có khác biệt có ý<br />
<br />
nghĩa thống kê về thời gian theo dõi giữa hai<br />
nhóm trẻ em và người lớn.<br />
Thời gian trung bình tiêu củng mạc đông<br />
khô là 7,29 ± 1,44 tháng (5-14 tháng), trong đó<br />
nhóm trẻ em với thời gian 6,92 ± 1,61 tháng và<br />
nhóm người lớn là 7,68 ± 1,12 tháng (bảng 2). Sự<br />
khác biệt về thời gian tiêu củng mạc giữa hai<br />
nhóm có ý nghĩa thống kê với p=0,02 (