Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ CÁC BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN<br />
TEO ĐƯỜNG MẬT BẨM SINH SAU MỔ KASAI TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2010<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2<br />
Nguyễn Diệu Vinh*, Phạm Thị Ngọc Tuyết*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát kết quả và diễn tiến của bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh sau phẫu thuật Kasai từ<br />
năm 2003 đến 2009 tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.<br />
Bệnh nhân: Gồm tất cả các bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh đã được phẫu thuật Kasai tại Bệnh Viện Nhi<br />
Đồng 2.<br />
Kết quả: Có 31 bệnh nhân. Nữ nhiều hơn nam (64,5%), đa số (96,8%) trẻ sinh đủ tháng, phần lơn trẻ<br />
không được ghi nhân vàng da trong giai đoạn sơ sinh (77,4%) Tuổi trung bình khi trẻ nhập viện: 76,7 ngày tuổi<br />
(36 -166). Tuổi trung bình khi phẫu thuật Kasai: 95,8 ngày tuổi (50-170). Thời gian nằm viện trung bình cho đợt<br />
mổ: 40,2 ngày (10-95). 46,7% trẻ có CMV-IgM dương tính. 32,3% bệnh nhân phẫu thuật sau 71 ngày tuổi và<br />
38,7% sau 91 ngày tuổi. 29 (93,5%) trẻ teo đường mật type 3. 38,7% trường hợp dẩn lưu mật thành công. Tỉ lệ<br />
tử vong là 8/28 (28,6%) Tỉ lệ phẫu thuật Kasai thất bại cao nhất và tử vong nhiều nhất ở trẻ mổ sau 91 ngày:<br />
50% và 45,5%. Suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao: 62,5% và 56% ở trẻ phẫu thuật Kasai không thành công và dẫn<br />
lưu mật một phần. Nhiễm trùng đường mật chiếm tỉ lệ cao hơn ở nhóm phẫu thuật Kasai thành công và dẫn lưu<br />
mật một phần. 100% trẻ phẫu thuật Kasai không thành công có dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong vòng<br />
12 tháng sau mổ 12,5% trẻ dẫn lưu mật thành công có biểu hiện tăng áp lực TMC.<br />
Kết luận: Tỉ lệ dẫn lưu mật thành công trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ thấp, do đa số<br />
bệnh nhân được phẫu thuật trễ. Trẻ phẫu thuật Kasai thất bại có tỉ lệ các biến chứng suy dinh dưỡng, tăng áp lực<br />
tĩnh mạch cửa trong năm đầu sau mổ, và tử vong cao. Chúng ta có thể cải thiện hiệu quả điều trị teo đường mật<br />
bằng cách giáo dục sức khỏe cộng đồng và nhân viên y tế giúp bệnh nhân đến bệnh viện sớm và rút ngắn thời<br />
gian chờ phẫu thuật. Nên phẫu thuật khi bệnh nhân đến trễ sau 91 ngày vì tỉ lệ dẫn lưu mật thành công là:<br />
33,3%.<br />
Từ khoá: Teo đường mật bẩm sinh, phẫu thuật Kasai.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TO EVALUATE THE EFFECTIVE AND THE COMPLICATIONS AFTER KASAI OPERATION IN<br />
BILIARY ATRESIA AT CHILDREN’S HOSPITAL 2<br />
Nguyen Dieu Vinh, Pham Thi Ngoc Tuyet<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 66 - 72<br />
Objectives: To evaluate the effective and the complications after kasai operation in biliary atresia at Children<br />
Hospital N0 2.<br />
Method: Prospective, descriptive study.<br />
Patients: All of biliary atresia patients were kasai operated from 1/2008 to 6/2010 at Children’s Hospital 2.<br />
Result: There were 31 patients, female: 64.5%. Jaundice was not noticed in most of children in neonatal<br />
* Khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi đồng 2<br />
Tác giả liên lạc: Ths.BS Nguyễn Diệu Vinh, ĐT: 0908644975, Email: dieuvinhgastro@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
65<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
period (77.4%). Median age of referral: 76.7 days (36-166), median age at Kasai operation: 95.8 days (50-170).<br />
The mean day hospitalized for Kasai operation: 40.2 days (10-95). 46.7% has CMV infection. The age of the<br />
patients at surgery 32.3% after 71days and 38.7% after 91 days. The type of atresia was 93.5% type 3. Jaundice<br />
disappear rate was 38.7%. The mortality rate was 28.6%. The rate of unsuccessful surgery and the mortality rate<br />
were highest in the patients surgery after 91 days: 50% and 45.5%, respectively. The rate of malnutrition was<br />
high (62.5%) in the unsuccessful surgery patients. The high rate of cholangitis in successful Kasai operation. The<br />
most unsuccessful Kasai operation and 12.5% successful Kasai operation have portal hypertension in the first<br />
year after operation.<br />
Conclusions: The rate of successful Kasai operation was not high. Almost the patients have late undergone<br />
operation. The unsuccessful surgery patients have high rate of complications such as malnutrion, portal<br />
hypertension in the first year, and mortality. Management has been improved by public and professional<br />
education to encourage early referral and diagnosis early. We should shorten waiting time for surgery and the<br />
Kasai operation should be done in the patient with age of referral after 91 days.<br />
Key words: Biliary atresia, Kasai operation.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phẫu thuật Kasai (portoenterostomies) là<br />
phẫu thuật nối mật-ruột, là phương pháp điều<br />
trị bước đầu bệnh lý teo đường mật bẩm sinh,<br />
và sau đó là ghép gan khi có chỉ định. Phẫu<br />
thuật giúp kéo dài sự sống bệnh nhân trong<br />
thời gian chờ ghép gan. Nếu phẫu thuật Kasai<br />
dẫn lưu mật thành công, trẻ tiêu phân có màu<br />
và vàng da giảm dần. Quá trình này có thể kéo<br />
dài vài tuần đến vài tháng. Diễn tiến đến xơ<br />
gan ứ mật được phòng ngừa hay ít nhất cũng<br />
làm chậm lại, trẻ teo đường mật sống với gan<br />
tự nhiên đến tuổi trưởng thành cũng đã được<br />
báo cáo.<br />
Sau phẫu thuật Kasai (ngay cả trường hợp<br />
thành công), các biến chứng như: suy dinh<br />
dưỡng, nhiễm trùng đường mật hướng lên<br />
(ascending cholangitis), tăng áp lực tĩnh mạch<br />
cữa, hội chứng gan phổi, bệnh não gan cũng<br />
thường gặp. Phòng ngừa và kiểm soát các biến<br />
chứng trên bệnh nhân sau phẫu thuật là mục<br />
tiêu thứ hai trong quá trình điều trị bệnh nhân<br />
teo đường mật (sau mục tiêu thứ nhất là phẫu<br />
thuật dẫn lứu mật đúng thời điểm). Do đó việc<br />
theo dõi, có kế hoạch phòng ngừa và điều trị<br />
tốt các biến chứng đóng vai trò quan trọng,<br />
giúp kéo dài và tăng chất lượng cuộc sống<br />
trong khi chờ ghép gan (ghép gan là mục tiêu<br />
điều trị cuối cùng).<br />
<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá<br />
hiệu quả và các biến chứng ở bệnh nhân teo<br />
đường mật bẩm sinh sau mổ Kasai” nhằm<br />
đánh giá kết quả phẫu thuật Kasai tại Bệnh<br />
viện Nhi Đồng 2 trong những năm qua và<br />
tổng kết quá trình theo dõi bệnh nhân trong<br />
thời gian vừa qua tại khoa Tiêu Hoá, đồng thời<br />
đề ra các biện pháp chẩn đoán sớm, phòng<br />
ngừa, điều trị thích hợp các biến chứng và có<br />
chỉ định ghép gan kịp thời.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca<br />
<br />
Đối tượng bệnh nhân<br />
Tất cả bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh<br />
đã được phẫu thuật Kasai tại Bệnh viện Nhi<br />
Đông 2, TP Hồ Chí Minh từ tháng 1/2008 đến<br />
tháng 6/2010.<br />
<br />
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu<br />
Chọn vào lô nghiên cứu tất cả những trẻ<br />
được chẩn đoán teo đường mật bẩm sinh và<br />
phẫu thuật Kasai tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong<br />
thời gian từ 1/2008 đến 6/2010. Ghi nhận theo<br />
mẫu phiếu soạn sẵn. Sau phẫu thuật, tất cả các<br />
bệnh nhân sẽ được điều trị kháng sinh phòng<br />
ngừa trong năm đầu tiên, uống Ursodeoxycholic<br />
acid, bổ sung Vitamin A, D, E, K, và theo dõi tại<br />
phòng khám ngoại trú (phòng khám tiêu hóa và<br />
phòng khám dinh dưỡng), ghi nhận số lần nhập<br />
<br />
66<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
viện, các biến chứng đến khi kết thúc nghiên cứu<br />
hoặc khi trẻ tử vong hay bỏ tái khám.<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 for<br />
Windows.<br />
<br />
Định nghĩa một số biến số<br />
Phân loại giải phẫu teo đường mật<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Suy dinh dưỡng<br />
Dựa vào chuẩn tăng trưởng của WHO 2007.<br />
Ghi nhận các biến chứng: Suy dinh dưỡng,<br />
nhiễm trùng đường mật trong vòng tháng sau<br />
mổ, tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong vòng 12<br />
tháng sau mổ.<br />
<br />
Có 4 dạng<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
- Type I: tổn thương phần xa của ống mật<br />
chủ.<br />
<br />
Có 31 bệnh nhi, có 3 trẻ bỏ tái khám sau mổ 7<br />
tháng.<br />
<br />
- Type II: tổn thương ống gan chung nhưng<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhi<br />
<br />
không ảnh hưởng đến túi mật và ống mật<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhi (N=31)<br />
<br />
chủ .<br />
- Type III: tổn thương ống gan phải, trái và<br />
túi mật.<br />
- Teo đường mật dạng nang.<br />
Đánh giá hiệu quả dẫn lưu mật sau phẫu<br />
thuật (sau mổ 6 tháng)(3) .<br />
Dẫn lưu mật thành công: bệnh nhân hết<br />
vàng da, Bil/máu < 2 mg/dl.<br />
Dẫn lưu mật một phần: có giảm nhưng còn<br />
vàng da, lâm sàng ổn định.<br />
Không thành công: Vàng da ngày càng tăng,<br />
<br />
Nữ/Nam<br />
Đủ tháng/thiếu tháng<br />
Ghi nhận vàng da sơ sinh<br />
Tim bẩm sinh<br />
Sứt môi-chẻ vòm<br />
Hội chứng teo ñường mật<br />
Tuổi trung bình khi trẻ nhập viện (ngày)<br />
Tuổi trung bình khi phẫu thuật Kasai (ngày)<br />
Nhóm tuổi khi phẫu thuật:<br />
Trước 60 ngày tuổi<br />
Từ 61-70 ngày tuổi<br />
Từ 71-90 ngày tuổi<br />
Sau 91 ngày tuổi<br />
Thời gian nằm viện trung bình cho ñợt phẫu<br />
thuật (ngày)<br />
Thời gian theo dõi trung bình sau mổ (tháng)<br />
<br />
diễn tiến xấu.<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng đường<br />
mật(10)<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng<br />
<br />
Lâm sàng: Sốt, vàng da tăng hơn, phân bạc<br />
màu, không có vị trí nhiễm trùng khác.<br />
Cận lâm sàng: CRP tăng, Bil/máu tăng hơn,<br />
giảm khi đáp ứng với kháng sinh.<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá có tăng áp lực tĩnh<br />
mạch cửa(10)<br />
Khi bệnh nhân có lách to, cường lách, có thể<br />
có báng bụng, tuần hoàn bàng hệ.<br />
Siêu âm Doppler hệ tĩnh mạch cửa, khảo sát<br />
tuần hoàn bàng hệ (cửa–chủ), tính RI (Resistance<br />
Index), xác định qua nội soi tiêu hóa trên.<br />
<br />
20/11<br />
30/1<br />
6/31<br />
1/31<br />
1/31<br />
1/31<br />
76,7(36-166)<br />
95,8 (50-170<br />
1 (3,2%)<br />
8 (25,8%)<br />
10 (32,3%)<br />
12 (38,7%)<br />
40,2 (10-95)<br />
13,23 (2-30)<br />
<br />
Các men ñường mật<br />
PAL<br />
GGT<br />
Nhiễm CMV<br />
<br />
1523 UI/l<br />
647 UI/l<br />
14/31<br />
<br />
SA bụng gợi ý teo ñường mật<br />
<br />
28/31<br />
<br />
Phẫu thuật Kasai<br />
Bảng 3: Các dạng teo đường mật và tình trạng dẫn<br />
lưu mật sau phẫu thuật<br />
Dạng teo ñường mật<br />
Type1<br />
Dạng nang<br />
Type 3<br />
Tình trạng dẫn lưu mật sau phẫu thuật<br />
Thành công<br />
Dẫn lưu mật một phần<br />
Không thành công<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
N =31 (100%)<br />
1 (3,2)<br />
1 (3,2)<br />
29(93,5)<br />
12 (38,7)<br />
9 (29)<br />
10 (32,3)<br />
<br />
67<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Tuổi trung bình khi trẻ nhập viện<br />
<br />
Bảng 4: Liên quan giữa tuổi phẫu thuật với tình<br />
trạng dẫn lưu mật và tử vong sau mổ<br />
Tuổi phẫu<br />
Phẫu thuật Kasai<br />
thuật Không thành Dẫn lưu<br />
(ngày)<br />
công<br />
một phần<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
< 60<br />
0<br />
0<br />
61-70<br />
2 (25)<br />
3 (37,5)<br />
71-90<br />
2 (20)<br />
4 (40)<br />
6 (50)<br />
91<br />
2 (16,7)<br />
<br />
Thành<br />
công<br />
n (%)<br />
1(100)<br />
3 (37,5)<br />
4 (40)<br />
4 (33,3)<br />
<br />
76,7 ngày (36-166).<br />
<br />
Tử vong<br />
n (%)<br />
<br />
0<br />
2 (25)<br />
1(12,5)<br />
5 (45,5)<br />
<br />
Tỉ lệ phẫu thuật Kasai thất bại cao nhất (50%)<br />
và tỉ lệ tử vong cao nhất (45,5%) ở trẻ được phẫu<br />
thuật sau 91 ngày.<br />
<br />
Các biến chứng sau mổ<br />
Bảng 5: Liên quan giữa dẫn lưu mật sau mổ với các<br />
biến chứng sau mổ, tỉ lệ tử vong<br />
Phẫu thuật<br />
Kasai<br />
<br />
Suy dinh Nhiễm trùng<br />
dưỡng ñường mật<br />
n%<br />
n%<br />
Không thành 5 (62,5)<br />
2 (28,6)<br />
công<br />
Dẫn lưu mật 5(56%)<br />
4 (44,5%)<br />
một phần<br />
Thành công 3(25%)<br />
5 (41,7%)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tử<br />
Tăng áp<br />
lực TMC vong<br />
n%<br />
6 (100%) 8 (80%)<br />
3(75%)<br />
<br />
0<br />
<br />
1(12,5%)<br />
<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ nhiễm trùng đường mật trong 6 tháng<br />
đầu sau mổ<br />
37,9% (11/29), có 30 đợt nhiễm trùng đường<br />
mật ở những trẻ này (ít nhất là 1 đợt, nhiều nhất<br />
là 5 đợt). Cấy máu âm tính trong phần lớn các<br />
trường hợp. 2/30 dương tính với Klebsiella.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm bệnh nhi<br />
Giới<br />
Nữ chiếm ưu thế: 20/31 ca (64,5%). Tương tự<br />
ghi nhận trong các nghiên cứu khác: Theo tác giả<br />
Schoen BT, năm 2001, tại Hoa Kì: Nữ chiếm<br />
74%(1). Tác giả Carceller A, năm 2000, tại Canada:<br />
Nữ chiếm (50/77) 64,9%(7).<br />
<br />
Các dị tật khác đi kèm<br />
Đa số trẻ không có dị tật bẩm sinh khác đi<br />
kèm, chỉ có một ca hội chứng teo đường mật có<br />
kèm đa lách, đảo ngược phủ tạng, tim bẩm sinh.<br />
Phù hợp y văn(2).<br />
<br />
Đa số trẻ nhập viện khá trễ, theo nghiên cứu<br />
của Lee WS tại Malaysia năm 2009, tuổi vào viện<br />
trung bình là 62 ngày. Điều này cho thấy thân<br />
nhân không được hướng dẫn theo dõi tình trạng<br />
vàng da của bé và thói quen nằm trong buồng<br />
tối của mẹ sau sinh nên không phát hiện triệu<br />
chứng vàng da.<br />
<br />
Tuổi trung bình khi phẫu thuật Kasai<br />
95,8 ngày tuổi (50 - 170).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ được<br />
phẫu thuật khá muộn so với những nơi khác:<br />
Richard A. Schreiber năm 2007 ở Canada, năm<br />
1985-1995 là: 65 ngày, 1996-2002 là: 65,5 ngày.<br />
Theo Wildhaber BE tại Thụy sĩ từ năm 1994-2004<br />
là 68 ngày tuổi (30-126)(3). Theo Lee WS tại<br />
Malaysia là 70 ngày tuổi. Điều này có thể do:<br />
bệnh nhân nhập viện trễ, sau khi nhập viện,<br />
bệnh nhân thường chờ làm một số xét nghiệm<br />
giúp chẩn đoán và hội chẩn ngoại khoa nhiều<br />
lần trước khi quyết định phẫu thuật.<br />
<br />
Thời gian nằm viện trung bình cho đợt mổ<br />
40,2 ngày (10-95)<br />
Đây là khoảng thời gian khá dài: Trước mổ<br />
bệnh nhân trải qua khoảng thời gian trung bình<br />
là 19,1 ngày để chẩn đoán bệnh. Một tỉ lệ không<br />
nhỏ trẻ bị các biến chứng sau mổ như: Dò dịch<br />
ống dẫn lưu kéo dài, viêm phúc mạc mật sau<br />
mổ, nhiễm trùng huyết, và nhiễm trùng đường<br />
mật sớm làm kéo dài thời gian hậu phẫu.<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
Các men đường mật<br />
GGT 647UI/l<br />
Theo nghiên cứu của Liu CS, Taiwan: nồng<br />
độ GGT >300 U/l được sử dụng như một tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán teo đường mật trước 10 tuần<br />
tuổi, độ chính xác 85%(4).<br />
Nhiễm CMV<br />
Có 30 trẻ được thử tìm CMV-IgM, 46,7% trẻ<br />
dương tính .<br />
<br />
68<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
CMV là virus nghi ngờ đã khởi phát đáp<br />
ứng viêm không kiểm soát được ở những trẻ<br />
nhạy cảm và có thể là bệnh nguyên của teo<br />
đường mật(2).<br />
Theo tác giả Shen C, trẻ nhiễm CMV sẽ có tỉ<br />
lệ hết vàng da thấp hơn và tỉ lệ nhiễm trùng<br />
đường mật sau mổ cao hơn so với trẻ không<br />
nhiễm CMV (p