BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG<br />
<br />
NGUYỄN HỮU CHÚT<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH TĂNG CƢỜNG PHÁT<br />
HIỆN SỚM KHUYẾT TẬT ĐỐI VỚI CÁC BÀ MẸ CÓ CON<br />
DƢỚI 6 TUỔI TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC – THÀNH PHỐ<br />
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 - 2016<br />
<br />
Chuyên ngành Y tế công cộng<br />
Mã số: 62.72.03.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG<br />
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH 62.72.03.01<br />
<br />
Hà Nội - 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Y tế công cộng<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học<br />
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thủy<br />
2. TS. Nguyễn Xuân Trƣờng<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Hương Giang<br />
Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Việt Cường<br />
Phản biện 3: PGS. TS. Trần văn Chương<br />
<br />
Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ cấp Trường<br />
tại Trường Đại học Y Tế Công Cộng vào hồi 9 giờ 00 phút, ngày 21 tháng 09<br />
năm 2017.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
1. Thư viện Quốc gia<br />
2. Thư viện trường Đại học Y tế công cộng<br />
<br />
1<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thời thơ ấu của trẻ em là giai đoạn quan trọng của tăng trưởng và phát triển bởi vì những trải nghiệm<br />
trong thời kỳ này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống sau này của một cá nhân. Đối với trẻ khuyết tật<br />
(TKT) thì việc phát hiện sớm (PHS) và can thiệp sớm (CTS) trong thời kỳ này rất quan trọng vì nó giúp cho<br />
TKT phát huy tối đa tiềm năng của mình và tạo cơ hội cho TKT hòa nhập xã hội, giảm bớt gánh nặng cho<br />
gia đình và xã hội. PHS một dạng khuyết tật đóng vai trò quan trọng không những trong việc thiết lập một<br />
chương trình CTS mà còn quyết định sự thành công của chương trình CTS cho dạng khuyết tật đó. Tuy<br />
nhiên có đến một nửa TKT không được xác định trước khi đi học. Điều này đã làm trẻ mất đi cơ hội được<br />
CTS và làm cho chí phí của xã hội tăng lên trong quá trình can thiệp sau này. Theo Shonkoff thì nếu TKT<br />
được phát hiện và được can thiệp trước khi học mẫu giáo thì có thể tiết kiệm cho xã hội từ 30.000$ đến<br />
100.000$/ mỗi TKT.<br />
Ở những quốc gia phát triển, hoạt động phát hiện sớm khuyết tật (PHSKT) ở trẻ em là một phần cơ bản<br />
trong hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ em. Hoạt động này thường được lồng ghép trong các hoạt động của<br />
hệ thống y tế, giáo dục và các dịch vụ chăm sóc xã hội khác. Với các nước có thu nhập thấp và trung bình thì<br />
việc thực hiện hoạt động PHSKT vẫn chưa được quan tâm đúng mức và việc triển khai thực hiện vẫn còn là<br />
một thách thức lớn.<br />
Tại Việt Nam, một trong những chương trình có nội dung PHSKT ở trẻ em đầu tiên là chương trình phục<br />
hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ). Bên cạnh chương trình PHCNDVCĐ cũng có một số đề<br />
án, dự án PHSKT ở trẻ em của chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân được triển khai, nhưng theo<br />
đánh giá của Bộ Y tế thì hoạt động này vẫn chưa phát triển.<br />
PHSKT là trách nhiệm của cả cộng đồng trong đó có trách nhiệm của gia đình. Trong gia đình thì bà mẹ<br />
là người gần gũi với trẻ nhiều nhất, họ thường quan sát, để ý đến sự phát triển của trẻ và họ đều có xu hướng<br />
so sánh con cái của họ với con cái của những người khác để hình thành những đánh giá hoặc họ so sánh sự<br />
phát triển từ những nhận thức, hành vi đơn giản cho đến các kỹ năng tư duy phức tạp. Họ tự tìm kiếm và sử<br />
dụng những thông tin về sự phát triển ở mức độ cơ bản nhất. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng bà mẹ<br />
là người sớm nhận ra các dấu hiệu bất thường (DHBT) của trẻ và những băn khoăn lo lắng của các bà mẹ về<br />
phát triển của con mình có độ nhạy và độ đặc hiệu như các công cụ sàng lọc chất lượng. Các nghiên cứu này<br />
cũng chỉ ra sự băn khoăn, lo lắng của các bà mẹ về sự phát triển và hành vi của trẻ có mối liên quan trực tiếp<br />
đến kết quả sàng lọc cho các vấn đề phát triển và hành vi.<br />
Glascoe đã chỉ ra những lợi thế của PHSKT thông qua các bà mẹ như: Sự hợp tác của các bà mẹ với nhân<br />
viên y tế được cải thiện đáng kể, khi bà mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường ở con mình thì thời gian để<br />
chẩn đoán được rút ngắn lại đáng kể. PHSKT ở trẻ em thông qua các bà mẹ loại bỏ được những thách thức<br />
như trẻ không hợp tác, sợ hãi, buồn ngủ hoặc bị bệnh… khi các chuyên gia y tế trực tiếp đo lường các kỹ<br />
năng của trẻ. PHSKT thông qua các bà mẹ đã cải thiện đáng kể tỷ lệ TKT được phát hiện sớm. Tuy nhiên<br />
nhiều cuộc điều tra quốc tế đã cho thấy nhiều phụ huynh cần được tư vấn về phương pháp phát hiện những<br />
DHBT về phát triển của trẻ em.<br />
Tại Việt Nam mới chỉ có một số ít nghiên cứu đề cập về kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ<br />
em trên nhóm đối tượng là cha/mẹ của TKT (TKT) và cũng đã ít nhiều đề cập tới các khía cạnh kiến thức,<br />
thái độ, thực hành của bà mẹ liên quan đến PHSKT ở trẻ em. Nghiên cứu “Đánh giá tác động của mô hình<br />
tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức – Thành<br />
<br />
2<br />
phố Hà Nội giai đoạn 2014-2016” với ba mục tiêu: 1) Mô tả thực trạng phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ<br />
dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội. 2) Đánh giá hiệu quả của can thiệp tăng cường phát<br />
hiện sớm khuyết tật lên sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm khuyết tật của các bà mẹ<br />
có con từ 0 - 12 tháng tuổi. 3) Bước đầu đánh giá sự thay đổi tuổi phát hiện khuyết tật ở trẻ khuyết tật dưới<br />
6 tuổi sau can thiệp.<br />
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Nghiên cứu này có một số đóng góp mới cho trong nghiên cứu về PHSKT ở trẻ em tại Việt Nam: Là một<br />
trong những số ít nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành tăng cường PHSKT ở trẻ em<br />
cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại Việt Nam.<br />
Mô hình thông tin, động lực, kỹ năng ứng xử lần đầu được áp dụng vào một chương trình can thiệp tăng<br />
cường PHSKT ở trẻ em tại Việt Nam và nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về sự phù hợp của mô hình<br />
trong can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em cho các bà mẹ.<br />
Nghiên cứu có một số kết quả mới chưa được tìm hiểu trong các nghiên cứu về PHSKT ở trẻ em tại Việt<br />
Nam như: Thực trạng PHSKT ở trẻ em tại huyện Hoài Đức năm 2014: Trung bình thời điểm phát hiện<br />
DHBT đầu tiên là 12,03 tháng. Trung bình thời điểm hỏi ý kiến người khác là 12,16 tháng. Trung bình thời<br />
điểm khẳng định trẻ không bình thường là 13,85 tháng. Trung bình thời điểm đưa trẻ đi khám là 19,15 tháng.<br />
Trung bình thời điểm trẻ được chẩn đoán xác định khuyết tật là 20,59 tháng. Trung bình thời gian từ khi phát<br />
hiện DHBT đầu tiên đến khi được chẩn đoán xác định khuyết tật chung là 8,72 tháng và dạng KT tật thần<br />
kinh/tâm thần có thời gian từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi được chẩn đoán xác định khuyết tật là<br />
muộn nhất (13,46 tháng). Các yếu tố liên quan đến thực trạng PHSKT ở trẻ em tại huyện Hoài Đức năm<br />
2014 như: Bà mẹ TKT có tình trạng mang thai bình thường thì phát hiện dấu hiệu khuyết tật ở TKT muộn<br />
hơn bà mẹ TKT có tình trạng mang thai bất thường và TKT cũng được chẩn đoán xác định khuyết tật muộn<br />
hơn (B = -4,79; p