intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng tại một số trường y và xây dựng công cụ hỗ trợ đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng

Chia sẻ: Ngan Ngan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

77
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm mô tả thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng ở một số trường y có đào tạo cử nhân y tế công cộng; xây dựng, thử nghiệm và đánh giá một số công cụ hỗ trợ đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng tại một số trường y và xây dựng công cụ hỗ trợ đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> BỘ Y TẾ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG<br /> <br /> ========<br /> <br /> NGUYỄN THỊ NGA<br /> <br /> THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG<br /> TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Y VÀ XÂY DỰNG CÔNG CỤ<br /> HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO<br /> CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG<br /> Mã số: 2<br /> .72.01.05<br /> Chuyên ngành: Y tế công cộng<br /> Mã số: 62.72.76.03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG<br /> <br /> HÀ NỘI - 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. KIM BẢO GIANG<br /> 2. PGS.TS. NGUYỄN THANH HÀ<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> PGS.TS Nguyễn Văn Hiến<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> PGS.TS Lã Ngọc Quang<br /> <br /> Phản biện 3: TS. Phạm Ngân Giang<br /> <br /> Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp<br /> Trường họp tại Trường Đại học Y tế Công Cộng<br /> Vào hồi 09 giờ 00 ngày 08 tháng 11 năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> Thư viện Quốc Gia<br /> Thư viện trường Đại học Y tế Công Cộng<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA<br /> TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> <br /> 1. Hoạt động ĐBCL trong Đào tạo Đại học tại một số trường có<br /> Đào tạo Cử nhân Y tế công cộng, Tạp chí Y học thực hành số<br /> 3 (998).<br /> 2. Kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ đơn vị ĐBCL tại một<br /> số trường có đào tạo cử nhân YTCC, Tạp chí Y học thực<br /> hành số 5 (1009).<br /> 3. Tính giá trị và độ tin cậy của một số công cụ thu nhận phản<br /> hồi từ giảng viên và sinh viên, Tạp chí Y học thực hành số 2<br /> (1034).<br /> <br /> 1<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đánh giá chương trình đào tạo là một hoạt động quan trọng và<br /> thường xuyên trong các trường đại học, là “một quá trình thu thập,<br /> phân tích và tổng hợp các dữ liệu nhằm liên tục cải tiến chương<br /> trình đào tạo”. Ở nhiều nước trên thế giới, đánh giá chương trình là<br /> một phần không thể thiếu trong quá trình kiểm định nhà trường và<br /> công nhận chương trình đào tạo. Ở Châu Âu, người ta thường chú<br /> trọng đến cơ chế kiể m đinh<br /> ̣ chấ t lươ ̣ng cấp chương trình đào tạo,<br /> còn công việc đánh giá các cơ sở đào tạo dành cho cơ quan nhà<br /> nước, tiêu biểu cho mô hình này là ở Hà Lan. Mạng lưới các trường<br /> đại học trong khu vực Đông Nam Á (AUN) cũng có bộ tiêu chuẩn<br /> đánh giá chương trình và bắt đầu thực hiện đánh giá chất lượng các<br /> chương trình giáo dục từ năm 2007.<br /> Hiện nay, ở Việt Nam đào tạo cử nhân y tế công cộng được thực<br /> hiện tại một số trường đại học y như: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y<br /> Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học<br /> Y Dược Huế, Đại học Y Dược Thái Bình, Đại học Y khoa Phạm<br /> Ngọc Thạch, Khoa Y - Đại học Tây Nguyên, Đại học Y khoa Vinh,<br /> Đại học Thăng Long. Cho đến hết năm 2015, chưa có trường nào<br /> trong cả nước tiến hành đánh giá chương trình cử nhân y tế công<br /> cộng, hướng dẫn đánh giá chương trình đào tạo này cũng chưa được<br /> xây dựng và phổ biến. Hoạt động đánh giá và kiểm định còn mới<br /> với các trường nên việc xây dựng hướng dẫn đánh giá và công cụ<br /> hỗ trợ quá trình đánh giá là rất cần thiết. Vì vậy, đề tài này nghiên<br /> cứu với mục tiêu:<br /> 1. Mô tả thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng ở một số<br /> trường y có đào tạo cử nhân y tế công cộng.<br /> 2. Xây dựng, thử nghiệm và đánh giá một số công cụ hỗ trợ<br /> đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng.<br /> CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br /> - Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến đánh giá chất lượng<br /> chương trình đào tạo nói chung và chương trình đào tạo y khoa nói riêng.<br /> - Luận án đã góp phần nêu một bức tranh tổng thể về thực trạng<br /> hệ thống ĐBCL của một số trường Đại học Y có đào tạo cử nhân Y<br /> tế công cộng tại Việt Nam.<br /> - Cung cấp một bộ công cụ hướng dẫn tự đánh giá và phiếu thu<br /> thập thông tin hỗ trợ đánh giá chương đào tạo cử nhân Y tế công<br /> cộng cùng với bằng chứng khoa học về tính phù hợp, tính khả thi<br /> của của các minh chứng, chỉ số; độ tin cậy, tính giá trị của các<br /> phiếu phản hồi. Các trường có thể xem xét áp dụng hoặc điều chỉnh<br /> cho phù hợp để áp dụng.<br /> <br /> 2<br /> BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN<br /> Luận án gồm 126 trang, 36 bảng, 2 biểu đồ, 5 hình vẽ và 125 tài<br /> liệu tham khảo, trong đó có 73 tài liệu tiếng Anh. Phần đặt vấn đề 2<br /> trang, mục tiêu 1 trang, tổng quan tài liệu 36 trang, đối tượng và<br /> phương pháp nghiên cứu 15 trang, kết quả 44 trang, bàn luận 24<br /> trang, kết luận 2 trang, khuyến nghị 1 trang và đóng góp mới 1<br /> trang.<br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Một số khái niệm<br /> 1.2. Tổng quan đảm bảo chất lượng giáo dục trên Thế giới và ở<br /> Việt Nam<br /> 1.2.1 Đảm bảo chất lượng giáo dục một số nước trên Thế giới<br /> Tùy thuộc vào văn hóa và tình hình kinh tế xã hội của mỗi nước<br /> mà Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) được thực hiện theo nhiều cách<br /> khác nhau và theo các cấp độ khác nhau.<br /> Việc ĐBCL được nhận thức và thực hiện rất khác nhau giữa các<br /> quốc gia. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ, ĐBCL là một qui trình đánh giá<br /> một cơ sở đào tạo hay một chương trình nhằm xác định xem các<br /> tiêu chuẩn về giáo dục Đại học, học thuật hay nguồn lực có đảm<br /> bảo không. ĐBCL ở Úc lại bao gồm các chính sách, thái độ, hành<br /> động và qui trình cần thiết. Ở Anh, ĐBCL là một công cụ mà qua<br /> đó, cơ sở giáo dục đại học đảm bảo rằng các điều kiện dành cho<br /> người học đã đạt tiêu chuẩn do nhà trường hay các cơ quan có thẩm<br /> quyền đề ra. Các nước như Đan Mạch, Hà Lan, Bồ Đào Nha tập<br /> trung vấn đề ĐBCL vào các chương trình đào tạo, vì thế họ rất chú<br /> trọng vào đánh giá chương trình. Trong khi đó, Pháp thực hiện cả<br /> đánh giá chương trình và cơ sở đào tạo.<br /> Việc ĐBCL ở các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng không<br /> giống nhau. Ở Thái Lan, ĐBCL được thể hiện qua hệ thống kiểm<br /> tra chất lượng nhà trường, đánh giá chất lượng bên ngoài và kiểm<br /> định công nhận. Ở Indonesia, ĐBCL được xác định thông qua kiểm<br /> tra nội bộ các chương trình học, các qui định của chính phù, cơ chế<br /> thị trường và kiểm định công nhận. Hầu hết các cơ quan ĐBCL<br /> quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều do Nhà nước<br /> thành lập, được nhà nước cấp kinh phí và chủ yếu là để thực hiện<br /> nhiệm vụ kiểm định.<br /> Nhìn chung, thời gian hình thành phát triển tổ chức ĐBCL khá<br /> khác nhau ở mỗi quốc gia, có nơi thành lập từ năm những năm<br /> 1940s, 1950s như Nhật Bản, Philipines; nhiều nước thành lập vào<br /> những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 như Hàn Quốc, Australia,<br /> Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,…<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1