BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ Y TẾ<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG<br />
LÊ THỊ LAN<br />
HƯƠNG<br />
<br />
LÊ THỊ LAN HƯƠNG<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP<br />
CẢI THIỆN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG<br />
BỆNH TAY – CHÂN - MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI TUỔI<br />
TẠI XÃ AN LÃO, BÌNH LỤC, HÀ NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Y tế công cộng<br />
Mã số chuyên ngành: 9720701<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG<br />
<br />
HÀ NỘI – 2018<br />
<br />
CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH<br />
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG<br />
Hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS. TS. Lê Thị Tài<br />
2. GS. TS. Lê Thị Hương<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân<br />
Phản biện 2: TS. Lê Thị Thanh Hương<br />
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Thị Ngọc Lan<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ cấp<br />
Trường tại Trường Đại học Y tế Công cộng. Vào hồi 9 giờ 00 ngày<br />
04 tháng 07 năm 2018.<br />
<br />
Có thể tìm luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia.<br />
- Thư viện trường Đại học Y tế Công cộng<br />
- Viện Thông tin - Thư viện Y học Trung Ương.<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC<br />
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Lê Thị Lan Hương, Lê Thị Tài, Lê Thị Hương (2016). Kiến thức, thái<br />
độ, thực hành về bệnh tay chân miệng của người dân tại xã An Lão, Bình<br />
Lục, Hà Nam năm 2013. Tạp chí Y học Việt Nam, số 2-5/2016, tập 442,<br />
trang 232-237.<br />
Lê Thị Lan Hương, Lê Thị Tài, Lê Thị Hương, Nguyễn Văn Hiến<br />
(2016). Thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh tay chân miệng<br />
của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau hai năm can thiệp bằng truyền thông tại<br />
xã An Lão, Bình Lục, Hà Nam. Tạp chí Y học Việt Nam, số 1-7/2016, tập<br />
444, trang 143-148.<br />
Lê Thị Lan Hương, Lê Thị Tài, Lê Thị Hương, Nguyễn Văn Hiến<br />
(2018). Sử dụng phương pháp DID để đánh giá hiệu quả can thiệp cải<br />
thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh Tay-chân-miệng của bà mẹ<br />
có con dưới 5 tuổi sau 2 năm can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức<br />
khoẻ. Tạp chí Y học Việt Nam, số 2-7/2018, tập 468, Trang 73-78.<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh tay-chân-miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang<br />
người, do vi rút đường ruột gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ em (dưới 5 tuổi) với<br />
các biểu hiện sốt (trên 37,5oC), biếng ăn, mệt mỏi, đau họng, loét miệng hoặc<br />
bọng mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối. Bệnh có<br />
thể lây theo đường tiêu hóa, nguồn lây trực tiếp từ nước bọt, phỏng nước và<br />
phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não,<br />
màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát<br />
hiện sớm và xử lý kịp thời.<br />
Bệnh TCM đã gặp ở tất cả các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Úc,<br />
Hungary, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam…, nhưng tập<br />
trung chủ yếu tại các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tại Việt Nam,<br />
ca bệnh TCM đầu tiên được phát hiện vào năm 2003 và bệnh có xu hướng tăng<br />
dần theo thời gian. Năm 2011, bệnh TCM bùng phát trên toàn quốc với số<br />
người mắc và tử vong cao nhất từ trước đến nay và đã xuất hiện ở cả 63 tỉnh<br />
thành phố, với 112.370 ca bệnh, trong đó có 169 ca tử vong, số ca tử vong tăng<br />
gấp 6 lần so với năm 2010.<br />
Hiện nay, bệnh TCM chưa có vắc xin dự phòng và thuốc điều trị đặc<br />
hiệu, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng, do vậy, kiến<br />
thức, thực hành của các bà mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng<br />
bệnh TCM. Với câu hỏi kiến thức và thực hành phòng bệnh TCM của các bà<br />
mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam như thế nào? những<br />
giải pháp can thiệp nào có thể cải thiện kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM<br />
của những bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại đây? Để trả lời các câu hỏi này chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức,<br />
thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi<br />
tại xã An Lão, Bình Lục, Hà Nam” với 2 mục tiêu:<br />
1. Mô tả kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà<br />
mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão và Đồn Xá, huyện Bình Lục, Hà<br />
Nam năm 2013.<br />
2. Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống<br />
bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão, huyện<br />
Bình Lục, Hà Nam năm 2015.<br />
<br />
2<br />
<br />
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN<br />
Để phòng bệnh TCM, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng<br />
bệnh, tuy nhiên trong thực tiễn, dịch bệnh TCM vẫn bùng phát ở một số địa<br />
phương, đặc biệt là những vùng có điều kiện vệ sinh môi trường chưa tốt. Cộng<br />
đồng nông thôn Hà Nam nói chung, xã An Lão nói riêng phát triển chăn nuôi<br />
rất mạnh, nhưng chưa giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường tạo điều kiện<br />
cho dịch bùng phát, trong đó có nguy cơ dịch bệnh TCM.<br />
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng là hoạt động nghiên cứu<br />
mang tính khoa học, có giá trị cao, kết quả đạt được thật sự là bằng chứng có<br />
sức thuyết phục đối với các nhà khoa học và các nhà quản lý. Hoạt động can<br />
thiệp dựa trên nguồn lực sẵn có từ hệ thống y tế cơ sở, cá nhân và sự tham gia<br />
của cộng đồng là chính, nên đảm bảo sự duy trì và tính bền vững.<br />
Đề tài chứng minh được hiệu quả can thiệp TT-GDSK trên toàn cộng<br />
đồng. Về can thiệp đã có cái mới là đa kênh, đa hình thức về truyền thông và có<br />
sự giám sát của hệ thống y tế, đánh giá được kiến thức, thực hành của bà mẹ có<br />
con dưới 5 tuổi trong việc phòng bệnh TCM. Đây là cơ sở và là bằng chứng<br />
khoa học giúp cho các nhà quản lý vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn<br />
để nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình dự phòng, phòng bệnh TCM<br />
cho cộng đồng.<br />
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích DID (Difference in<br />
Difference) để đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức/thực hành phòng chống<br />
bệnh TCM. Đây là một phương pháp mới trong đánh giá hiệu quả can thiệp khi<br />
không cùng cỡ mẫu trước và sau can thiệp.<br />
Bố cục của luận án: Luận án gồm 123 trang, 21 bảng, 09 biểu đồ, 05 sơ<br />
đồ và 109 tài liệu tham khảo, trong đó có 59 tài liệu bằng tiếng Anh. Đặt vấn đề<br />
gồm 2 trang, tổng quan tài liệu 33 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
21 trang, kết quả nghiên cứu 38 trang, bàn luận 26 trang, kết luận 1 trang và<br />
khuyến nghị 1 trang.<br />
<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN<br />
1.1. Giới thiệu về bệnh tay-chân-miệng<br />
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – bệnh TCM là một bệnh truyền<br />
nhiễm lây từ người sang người, do các vi rút thuộc nhóm đường ruột gây ra.<br />
Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi với các biểu hiện sốt (trên 37,50C), biếng<br />
ăn, mệt mỏi, đau họng, loét miệng hoặc bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn<br />
chân, vùng mông, đầu gối. Hầu hết các trường hợp là tự khỏi, mà không cần<br />
điều trị. Một tỷ lệ ít các trường hợp có thể nặng và biểu hiện triệu chứng thần<br />
<br />