Đánh giá kết quả cải thiện chức năng bệnh nhân bị hội chứng cổ vai cánh tay bằng phương pháp kéo giãn kết hợp bài tập vận động
lượt xem 2
download
Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện chức năng vùng cột sống cổ cho bệnh nhân bị hội chứng cổ vai cánh tay nguyên nhân do thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp kéo giãn kết hợp với bài tập vận động cột sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá kết quả cải thiện chức năng bệnh nhân bị hội chứng cổ vai cánh tay bằng phương pháp kéo giãn kết hợp bài tập vận động
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG BỆNH NHÂN BỊ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY BẰNG PHƯƠNG PHÁP KÉO GIÃN KẾT HỢP BÀI TẬP VẬN ĐỘNG Trịnh Minh Phong, Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Phương Sinh, Vũ Thị Tâm Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện chức năng vùng cột sống cổ cho bệnh nhân bị hội chứng cổ vai cánh tay nguyên nhân do thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp kéo giãn kết hợp với bài tập vận động cột sống. Phương pháp: nghiên cứu can thiệp so sánh ngẫu nhiên có so sánh đối chứng được thực hiện trên 60 bệnh nhân được điều trị tại khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 10 năm 2012. Các đối tượng nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: 30 bệnh nhân được điều trị can thiệp bằng phương pháp kéo giãn kết hợp với bài tập vận động cột sống của Mc Kenzie trong thời gian 1 tháng, số còn lại thuộc nhóm chứng. Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu được đánh giá tình trạng đau, sức cơ cạnh cột sống, tầm vận động cột sống cổ và chức năng sinh hoạt hàng ngày tại 3 thời điểm: trước can thiệp, sau can thiệp 15 ngày và sau can thiệp 30 ngày. Kết quả: sau can thiệp triệu chứng đau giảm nhiều chiếm 63,3%, sức cơ cạnh cột sống cổ cải thiện tốt chiếm 86,7%, tầm vận động cột sống gia tăng tất cả các tầm ở tất cả các đối tượng nghiên cứu và chức năng sinh hoạt hàng ngày được cải thiện tốt chiếm 80,0%. Kết luận: Kéo giãn cột sống cổ kết hợp với bài tập vận động của Mc Kenzie là phương pháp điều trị có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng lâm sàng cho bệnh nhân bị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm Từ khóa: Hội chứng cổ vai cánh tay – Kéo giãn cột sống – Bài tập Mc Kenzie EVALUATION OF FUNCTIONAL IMPROVEMENT IN PATIENTS WITH SHOULDER NECK ARM SYNDROME BY SPINAL TRACTION COMBINED WITH MC KENZIE’S EXERCISE Trinh Minh Phong, Nguyen Thi Phuong, Nguyen Phuong Sinh, Vu Thi Tam Thai Nguyen University of Medical and Pharmacy SUMMARY Objective: The aim of this study is to assess the effects of cervical spine function improvement for patients with shoulder neck arm syndrome caused by degenerative spine and spinal disc herniation by spinal traction combined with Mc Kenzie’s exercise. Methods: A interventional study was conducted on 60 patients who were treated in Rehabilitation Department in Thai Nguyen Central General Hospital from January 2012 to December 2012. These subjects were divided into two groups: 30 patients were treated by spinal traction combined with Mc Kenzie’s exercise for one month , the other were regarded as a control group. Main outcome measures: Pain symptom, muscle strength, movement of cervical spine, activities of daily living were evaluated before intervention and 15 days , 30 days after therapy. Results. In interventional group, at 30 days after therapy, pain symptoms significantly decreased in 63,3% of cases, 86,7% of cases showed a good improvement of muscle strength, Cervical spine’s range of 13
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 movement increased in all cases and 80,0% showed a good improvement of activities of daily living as compared to the control group. Conclusions. The therapy of cervical spine traction combined with Mc Kenzie’s exercise is effective in improving clinical symptoms for patients with shoulder neck arm syndrome caused by degenerative spine and spinal disc herniation . Key words: Shoulder neck arm syndrome – Spinal traction – Mc Kenzie’s exercise I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hóa cột sống (THCS) cổ và thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh cao đứng hàng thứ hai sau THCS thắt lưng và TVĐĐ cột sống thắt lưng [5]. Do đặc điểm giải phẫu của cột sống cổ nên khi THCS cổ và TVĐĐ cột sống cổ có thể gây chèn ép tủy sống và rễ thần kinh gây nên hội chứng cổ vai cánh tay một hoặc hai bên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng lao động, sản xuất, nặng hơn nữa là hạn chế khả năng sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng cổ vai cánh tay, nhưng theo các nhà khoa học thì có hai nguyên nhân thường gặp nhất đó là thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự chuyên môn hoá trong nghề nghiệp ngày càng cao đòi hỏi đầu và cổ phải chịu đựng một tư thế bắt buộc kéo dài, không sinh lý dẫn đến các quá trình biến đổi nhanh chóng sinh bệnh lý của cột sống cổ. Mặt khác tuổi thọ của con người ngày càng được nâng cao, đi kèm với nó là rất nhiều bệnh do giảm sút các hoạt động chức năng của cơ thể. Do vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời THCS cổ và TVĐĐ cột sống cổ là việc hết sức cần thiết. Các phương pháp điều trị THCS và TVĐĐ cột sống cổ hiện nay như: điều trị nội khoa, điều trị phẫu thuật, điều trị đông y và điều trị vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Tùy theo mức độ, tùy theo cơ thể mà lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp: Bảo tồn hay phẫu thuật. Điều trị Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng là một phương pháp điều trị bảo tồn không dùng thuốc, trong đó sử dụng kéo giãn cột sống cổ và bài tập vận động Mc Kenzie, có sự kết hợp với các phương pháp nhiệt. Thông qua các cơ chế tái thiết lập sinh cơ học của cơ cạnh cột sống, tầm vận động của các khớp cột sống và giải phóng chèn ép thần kinh, do đó giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ, phục hồi tầm vận động cột sống cổ, phục hồi chức năng dây thần kinh, cải thiện chức năng vùng cột sống cổ và cải thiện chức năng sinh hoạt. Bài tập Mc Kenzie là một trong những phương pháp tập luyện phục hồi chức năng hội chứng cổ vai cánh tay đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới, đạt được những kết quả rất khả quan và đóng một vai trò quan trọng không chỉ đạt được mục đích điều trị, mà còn có tác dụng phòng ngừa tái phát. Những năm gần đây tại khoa VLTL – PHCN Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên có số lượng bệnh nhân vào điều trị hội chứng cổ vai cánh tay nguyên nhân do thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm ngày càng nhiều bằng các phương pháp như: Nhiệt trị liệu, xoa bóp trị liệu, kéo giãn cột sống cổ, điện trị liệu... Tuy nhiên việc kết hợp phương pháp kéo giãn cột sống cổ và bài tập này chưa được áp dụng. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng bài tập Mc Kenzie cho bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay nguyên nhân do THCS cổ và TVĐĐ cột sống cổ có chỉ định điều trị bảo tồn nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả cải thiện chức năng vùng cột sống cổ trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay điều trị bằng phương pháp kéo giãn cột sống kết hợp bài tập vận động Mc Kenzie. 14
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 2.1.1. Công thức tính cỡ mẫu N = [(Z1-α/2)2.p.q] / D2 Trong đó: - Z là giá trị thu được từ bảng Z với α được chọn = 0,05 thì Z = 1,96. - p là tỉ lệ những trường hợp điều trị bảo tồn có hiệu quả. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tâm với tỷ lệ tốt là 50% [3]. Do vậy chúng tôi lấy: p = 0,5. Vậy q = 1- p = 1- 0,5 = 0,5 - D là khoảng sai lệch giữa kết quả nghiên cứu với tỉ lệ ước lượng. Chúng tôi mong muốn D = 0,18 Từ công thức trên chúng tôi tính được: N = (1,96) 2.0,5.0,5 / (0,18)2 = 29.64 Cỡ mẫu tính được n = 30 bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi chọn 30 bệnh nhân vào mẫu nghiên cứu và 30 bệnh nhân vào nhóm chứng. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là hội chứng cổ vai cánh tay nguyên nhân do thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm vào điều trị tại khoa VLTL – PHCN Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn. - Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân + Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa/thoát vị đĩa đệm có thời gian bị bệnh > 1 tuần. + Độ tuổi ≥ 20. + Có hình ảnh X. Quang của thoái hóa điển hình (hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương cầu xương) hoặc có hình ảnh thoát vị đĩa đệm C4 – C5, C5 – C6, có chèn ép rễ thần kinh ngang mức trên phim cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính cột sống cổ. + Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ + Bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông không do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm. + Bệnh nhân bị TVĐĐ cần điều trị bằng phẫu thuật hoặc bị thoái hóa, loãng xương mức độ nặng. Bệnh nhân bị vẹo cột sống cấu trúc. 2.2. Thời gian nghiên cứu: từ 01/2012 đến 10/2012 2.3. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên. 2.4. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng so sánh trước và sau điều trị. 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Dựa vào bảng phân bố ngẫu nhiên bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: + Nhóm chứng (n= 30): Dùng các phương pháp VLTL . + Nhóm nghiên cứu (n= 30): Dùng các phương pháp VLTL và bài tập cột sống cổ Mc Kenzie. 15
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Bệnh nhân chẩn đoán Hội chứng cổ vai cánh tay (n = 60) Nhóm chứng Nhóm nghiên cứu n = 30 n = 30 So sánh Kết quả Kết quả Kết luận 2.4.2. Phương pháp đánh giá kết quả: bệnh nhân vào điều trị được đánh giá tại 3 thời điểm, trước điều trị, sau điều trị 15 ngày và sau điều trị 30 ngày. 2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu: * Chỉ tiêu đánh giá: - Tình trạng đau vùng cột sống cổ và thần kinh cánh tay. - Lượng giá chức năng cơ - Tầm vận động của cột sống cổ. - Các chức năng sinh hoạt hàng ngày. - Kết quả điều trị chung. 2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị + Tình trạng đau vùng cột sống cổ: Được đánh giá theo thang nhìn VAS (Visual Analog Scale) [7] của hãng Astra- Zeneca. + Lượng giá chức năng cơ: theo phương pháp thử cơ bằng tay [2]. + Tầm vận động cột sống cổ: theo phương pháp Zero [2]. + Đánh giá ảnh hưởng của đau vùng cột sống cổ với chức năng sinh hoạt hàng ngày: Dựa vào bảng câu hỏi NPQ (Northwick Park Neck Pain Questionaire) [11]. 2.4.5. Các bước tiến hành: Các bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp vật lý hỗ trợ như: nhiệt, xoa bóp, điện thấp tần, kéo giãn cột sống trong đó nhóm nghiên cứu sử dụng hai phương pháp can thiệp chính: - Kéo giãn cột sống cổ: bằng máy TM - 300, nhãn hiệu ITO của Nhật bản sản xuất năm 2003. Sử dụng chế độ kéo ngắt quãng có lực nền, thời gian kéo từ 15 - 30 phút, kéo 1lần/ngày và một liệu trình kéo từ 15 đến 20 ngày lực kéo ban đầu 1/5 trọng lượng cơ thể, sau đó tăng dần lên tối đa < 20 kg. Trong quá trình kéo, nếu đau tăng lên thì phải giảm bớt lực kéo. Nếu vẫn còn đau thì phải dừng và tìm rõ nguyên nhân. Nghỉ ngơi thư giãn ở tư thế nằm 5 - 10 phút sau khi kéo để thích ứng dần dần với hoạt động cột sống trở lại, tránh các thay đổi đột ngột gây đau lại - Bài tập cột sống cổ: Áp dụng bài tập của Mc Kenzie [9]. (Phụ lục 1) Gồm 10 động tác (7 động tác ở tư thế ngồi và 3 động tác ở tư thế nằm) được tập 3 lần trong ngày (sáng, chiều và tối). Mỗi động tác tập từ 10-15 lần 2.5. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý và phân tích theo chương trình SPSS 16.0 của tổ chức Y tế thế giới bằng các thuật toán thống kê Fisher’s Exact test và Paired-Samples T Test. 16
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3. Đánh giá kết quả cải thiện chức năng vùng cột sống cổ trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay điều trị bằng phương pháp kéo giãn cột sống kết hợp bài tập vận động Mc Kenzie. 3.1. Cải thiện về mức độ đau Bảng 1: Cải thiện mức độ đau sau 15 ngày điều trị Nhóm Nhóm chứng Nhóm NC TĐT1 SĐT1 TĐT2 SĐT2 p p1 p2 Mức độ N % N % n % n % Không đau 0 0 5 16,7 0 0 6 20 Đau nhẹ 7 23,3 9 30 < 0,05 8 26,7 12 40 < > Đau vừa 18 60 13 43,3 16 53,3 9 30 0,05 0,05 Đau nặng 5 16,7 3 10 6 20 3 10 *TĐT: Trước điều trị, SĐT: Sau điều trị. Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị, tỉ lệ bệnh nhân đau của hai nhóm đều giảm rất rõ rệt (p < 0,05). Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bảng 2: Cải thiện mức độ đau sau 30 ngày điều trị Nhóm Nhóm chứng Nhóm NC TĐT1 SĐT1 TĐT2 SĐT2 P p1 p2 Mức độ N % N % n % n % Không 0 0 11 36,7 0 0 19 63,3 đau < 0,05 < 0,05 < 0,05 Đau nhẹ 7 23,3 15 50 8 26,7 9 30 Đau vừa 18 60 3 10 1 53,3 2 6,7 6 Đau nặng 5 16,7 1 3,3 6 20 0 0 Nhận xét: Mức độ đau của hai nhóm giảm rất rõ rệt sau 30 ngày sau điều trị, sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu với nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.2. Đánh giá tầm vận động cột sống cổ Bảng 3: Đánh giá tầm vận động cột sống cổ sau 15 ngày điều trị Nhóm Nhóm chứng Nhóm NC Động TĐT SĐT TĐT SĐT P tác p1 p2 ( X ± SD) ( X ± SD) ( X ± SD) ( X ± SD) Gấp cổ 27,5 ±9,45 30,2 ±6,2 < 0,05 28 ±8,87 31,1 ±6,2 < 0,05 < 0,05 Duỗi cổ 28,5 ±8,52 31,17 ±7,2 < 0,05 28 ±9,7 33,5 ±6,45 < 0,05 < 0,05 Xoay 33,17 33,67 36,33 35,33 ±5,4 < 0,05 < 0,05 < 0,05 phải ±6,88 ±6,15 ±4,53 Xoay 33,17 36,5 ±4,39 < 0,05 34 ±5,9 37,3 ±3,65 < 0,05 > 0,05 trái ±6,76 Nghiêng 30,17 32,83 33,17 ±6,22 < 0,05 34,67 ±5,4 < 0,05 < 0,05 phải ±8,46 ±7,03 Nghiêng 28,33 28,83 34,3 ±4,7 < 0,05 34,7 ±4,3 < 0,05 > 0,05 trái ±9,22 ±8,67 Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị, tầm vận động cột sống cổ của cả hai nhóm đều tăng lên và có ý nghĩa (p < 0,05). Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Động tác xoay trái và nghiêng trái không có sự khác biệt với p > 0,05 . 17
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Bảng 4: Đánh giá tầm vận động cột sống cổ sau 30 ngày điều trị Nhóm Nhóm chứng Nhóm NC TĐT SĐT TĐT SĐT P p1 p2 Động tác ( X ± SD) ( X ± SD) ( X ± SD) ( X ± SD) 35,83± < Gập cổ 27,5 ±9,45 33,3 ±3,5 < 0,05 28 ±8,87 < 0,05 3,95 0,05 35,2 < Duỗi cổ 28,5 ±8,52 < 0,05 28 ±9,7 37,2 ±2,5 < 0,05 ±2,7 0,05 Xoay 33,17 33,67 < 41 ±4,9 < 0,05 43,3 ±3,0 < 0,05 phải ±6,88 ±6,15 0,05 33,17 < Xoay trái 42,5 ± 3,1 < 0,05 34 ±5,9 44,16±1,89 < 0,05 ±6,76 0,05 Nghiêng 30,17 32,83 < 41,8 ±4,01 < 0,05 42,8 ±3,87 < 0,05 phải ±8,46 ±7,03 0,05 Nghiêng 28,33 28,83 < 41,2 ± 3,8 < 0,05 42,2 ±3,4 < 0,05 trái ±9,22 ±8,67 0,05 Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị, tầm vận động cột sống cổ của cả hai nhóm đều tăng lên một cách có ý nghĩa (p < 0,05). Sự cải thiện các động tác của nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.3. Đánh giá tình trạng sức cơ Bảng 5: Đánh giá tình trạng sức cơ sau 15 ngày điều trị Nhóm Nhóm chứng Nhóm NC TĐT1 SĐT1 TĐT2 SĐT2 p p1 p2 Mức độ N % N % n % n % Không 46, 53, 56, 14 16 15 50 17 liệt 7 3 7 36, 43, Liệt nhẹ 12 40 11 13 12 40 7 > 0,05 3 > 0,05 > 0,05 13, Liệt vừa 4 3 10 2 6,7 1 3,3 3 Liệt nặng 0 0 0 0 0 0 0 0 Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị, tình trạng của sức cơ của cả hai nhóm đều tăng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 6: Đánh giá tình trạng sức cơ sau 30 ngày điều trị Nhóm Nhóm chứng Nhóm NC TĐT1 SĐT1 TĐT2 SĐT2 p p1 p2 Mức độ N % N % n % n % Không liệt 14 46,7 24 80 15 50 26 86,7 Liệt nhẹ 12 40 5 16,7 13 43,3 4 13,3 < < Liệt vừa 4 13,3 1 3,3 2 6,7 0 0 > 0,05 0,05 0,05 Liệt nặng 0 0 0 0 0 0 0 0 Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị, tình trạng của sức cơ của cả hai nhóm đều tăng lên một cách có ý nghĩa (p < 0,05). Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 18
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 3.4. Đánh giá cải thiện chức năng sinh hoạt Bảng 7: Đánh giá cải thiện chức năng sinh hoạt sau 15 ngày Nhóm Nhóm chứng Nhóm NC TĐT1 SĐT1 TĐT2 SĐT2 p p1 p2 Mức độ N % N % n % n % Rất tốt 0 0 0 0 0 0 0 0 26, 36, Tốt 0 0 8 0 0 11 7 7 Khá 12 40 16 53, 10 33, 14 46, < < > 3 3 7 0,05 0,05 0,05 Trung 14 46, 6 20 14 46, 5 16, bình 7 7 6 Kém 4 13, 0 0 6 20 0 0 3 Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhân cải thiện chức năng SHHN ở cả hai nhóm đều tăng so với trước điều trị (p < 0,05). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chứng và nhóm nghiên cứu với p > 0,05. Bảng 8: Đánh giá cải thiện chức năng sinh hoạt sau 30 ngày Nhóm Nhóm chứng Nhóm NC TĐT1 SĐT1 TĐT2 SĐT2 p p1 p2 Mức độ n % n % n % n % Rất tốt 0 0 10 33,3 0 0 16 53,3 Tốt 0 0 10 33,3 0 0 8 26,7 Khá 12 40 7 23,3 10 33,3 5 16,7 < 0,05 < 0,05 < 0,05 Trung 14 46,7 3 10 14 46,7 1 3,3 bình Kém 4 13,3 0 0 6 30,2 0 0 Nhận xét: Chức năng SHHN của hai nhóm đều cải thiện tại thời điểm 30 ngày sau điều trị. Ở nhóm nghiên cứu sự cải thiện này ở mức độ tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ cao, sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu với nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.5. Đánh giá kết quả điều trị chung Bảng 9: Đánh giá kết quả điều trị sau 15 ngày điều trị Nhóm chứng Nhóm NC Kết quả p N % n % Tốt 5 16,7 6 20,0 Khá 9 30,0 12 40,0 Trung bình > 0,05 13 43,3 8 26,7 Kém 3 10,0 4 13,3 Tổng 30 100 30 100 Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân đạt kết quả tốt và khá của nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. 19
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Bảng 10: Đánh giá kết quả điều trị sau 30 ngày điều trị Nhóm chứng Nhóm NC Kết quả p N % n % Tốt 18 60,0 21 70,0 Khá 4 13,3 5 16,7 Trung bình 7 23,3 4 13,3 < 0,05 Kém 1 3,3 0 0 Tổng 30 100 30 100 Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị, cả hai nhóm đều đạt được kết quả cao. Ở nhóm nghiên cứu cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. IV. BÀN LUẬN 4.1. Đánh giá kết quả cải thiện chức năng vùng cột sống cổ trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay điều trị bằng phương pháp kéo giãn cột sống kết hợp bài tập vận động Mc Kenzie. 4.1.1. Tình trạng đau Đau thường xuất hiện sớm, thường xuyên và là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Sau 15 ngày điều trị có cải thiện nhưng mức độ chưa nhiều. Sở dĩ như vậy bởi tất cả số bệnh nhân của chúng tôi đều điều trị ngoại trú, đều nghỉ điều trị ngày thứ 7 và chủ nhật nên số ngày điều trị thực tế trong 2 tuần chỉ là 10 ngày, cùng với việc chế độ vận động và sinh hoạt không được kiểm soát chặt chẽ nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Kết quả điều trị tại bảng 2 cho thấy sau 30 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhân không đau và đau nhẹ của cả hai nhóm đều tăng lên hẳn so với trước điều trị (p < 0,05). So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm chúng tôi thấy mức độ giảm đau ở nhóm nghiên cứu cao hơn mức độ giảm đau ở nhóm chứng (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắm [4] cũng cho kết quả tương tự. Điều này cho thấy sử dụng phương pháp kéo giãn cột sống và bài tập vận động Mc Kenzie phối hợp với điều trị nhiệt có tác dụng, giảm co cứng cơ, các khoang đốt sống được mở rộng, giảm áp lực trong khoang gian đốt, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, làm giảm đau tại chỗ rất có hiệu quả. 4.1.2. Sự cải thiện về tầm vận động cột sống cổ sau điều trị Trước điều trị, tầm vận động cột sống cổ của hai nhóm là tương đương nhau (p > 0,05). Sau 15 và 30 ngày điều trị, cả hai nhóm đều tăng lên so với trước điều trị (p < 0,05). Khi so sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm chúng tôi nhận thấy mức độ cải thiện các động tác của nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này cũng tương đương với kết quả của tác giả Nguyễn Thành Tuyên [5] khi nghiên cứu trên bệnh nhân bị TVĐĐ. Động tác co cổ và ngửa cổ của bài tập Mc Kenzie có tác dụng lập lại cân bằng và duy trì tư thế thích hợp của cột sống cổ. Giai đoạn cuối tầm vận động của hai động tác có tác dụng quan trọng, phần sau của các thân đốt sống tăng áp lực lên phía sau của đĩa đệm mặt khác làm giảm áp lực ở phía trước của đĩa, nhân nhầy có xu hướng dịch chuyển về phía trước làm giảm mức độ chèn ép vào rễ thần kinh. Do vậy nếu bệnh nhân được tập luyện thường xuyên theo một chương trình phù hợp thì không chỉ giảm đau, tăng cường khả năng thực hiện động tác mà còn có tác dụng phục hồi và duy trì tầm vận động bình thường của cột sống cổ. Chính tác dụng của nhiệt kết hợp với kéo giãn cột sống làm giảm đau tại chỗ rất có hiệu quả, làm giãn cơ, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, nắn chỉnh sự di lệch của đốt sống và khớp đốt sống góp phần làm duỗi đốt sống, các khoang đốt sống được mở rộng, áp lực khoang gian đốt sống sẽ giảm, tổ chức đĩa đệm thoát vị có khả năng trở về vị trí cũ, do đó 20
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 tăng khả năng vận động và tính linh hoạt của cột sống cổ, khôi phục lại tầm vận động và độ giãn cột sống cổ. 4.1.3. Sự cải thiện về cơ lực Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả tại bảng 5 và 6 cho thấy: sau 15 ngày điều trị, tình trạng của sức cơ của cả hai nhóm đều tăng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tiếp tục điều trị và đánh giá lại sau 30 ngày điều trị, chúng tôi thấy rằng tình trạng của sức cơ của cả hai nhóm đều tăng lên một cách có ý nghĩa (p < 0,05). Cơ lực trở về bình thường đối với 24/30 (86,7%) bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, chỉ còn 4/30 (13,3%) bệnh nhân là cơ lực bậc 4. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Tuyên [5] cơ lực trở về bình thường là 80% chúng tôi nhận thấy kết quả của chúng tôi đạt cao hơn. Bài tập vận động Mc Kenzie có tác dụng kéo giãn các tổ chức mềm trở về ranh giới bình thường, hạn chế sự co cứng của bao khớp, lập lại độ dài bình thường cho các cơ và cho hoạt động của cơ. Mặt khác TVĐ còn tăng cường tuần hoàn cho những tổ chức trong sâu của vùng cột sống cổ. Tăng cường độ dẻo dai của cơ, tăng trương lực cho cơ qua đó tư thế và chức năng của vùng cột sống cổ cũng sẽ được tăng cường. 4.1.4. Đánh giá sự cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi NPQ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thoái hóa cột sống cổ và TVĐĐ trong hội chứng cổ vai cánh tay đến chức năng sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Phương pháp đánh giá đơn giản, sử dụng thuận tiện trong lâm sàng và là một công cụ có độ tin cậy và hiệu quả cao khi đánh giá các triệu chứng [11]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 7 và 8 cho thấy trước điều trị, các chức năng SHHN của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng là tương đương (p > 0,05). Sau 15 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhân cải thiện chức năng SHHN ở cả hai nhóm đều tăng so với trước điều trị (p < 0,05). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chứng và nhóm nghiên cứu với p > 0,05. Sau 30 ngày sau điều trị chức năng SHHN ở nhóm nghiên cứu có sự cải thiện ở mức độ tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ cao 80,0% so với nhóm chứng là 66,6%, sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu với nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả của chúng tôi tương đương với Muphy (78% bệnh nhân tốt) [10] nhưng thấp hơn Heckmann (89,7% tốt) với thời gian theo dõi trung bình 5,5 năm [6]. Điều trị Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng là một phương pháp điều trị bảo tồn không dùng thuốc, trong đó có sự kết hợp giữa các phương pháp: nhiệt, kéo giãn cột sống và bài tập vận động Mc Kenzie. Thông qua các cơ chế tái thiết lập sinh cơ học của cơ cạnh cột sống, tầm vận động của các khớp cột sống và giải phóng chèn ép thần kinh, do đó giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ, phục hồi tầm vận động cột sống cổ, phục hồi chức năng dây thần kinh, cải thiện chức năng vùng cột sống cổ và cải thiện chức năng sinh hoạt. 4.1.5. Đánh giá kết quả điều trị chung Mục đích của điều trị VLTL – PHCN hội chứng cổ vai cánh tay nguyên nhân do thoái hóa và TVĐĐ cột sống cổ là làm giảm đau, hết dị cảm, PHCN vận động hết chèn ép thần kinh. Sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân đạt kết quả tốt và khá của nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau 30 ngày điều trị (bảng 10), 86,7 % bệnh nhân của nhóm nghiên cứu đạt được kết quả tốt và khá. Có 73,3% các trường hợp của nhóm chứng đạt được kết quả trên. Chúng tôi nhận thấy kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu là cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi khi so sánh tác giả Muphy [10] thì ở nhóm 21
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 bệnh nhân điều trị VLTL đơn thuần cũng cho kết quả tương tự là 77,4 % còn ở nhóm nghiên cứu thì cao hơn là do chúng tôi có áp dụng thêm bài tập vận động Mc Kenzie. Sự thành công của một chương trình điều trị không chỉ nhằm đạt được sự giảm đau, giúp người lao động trở về với công việc càng sớm càng tốt, mà còn phải giảm tỷ lệ tái phát, phòng ngừa các di chứng. Vai trò của việc tuân thủ điều trị và bài tập trong việc phòng ngừa tái phát là nhờ việc làm khỏe các cơ vận động cột sống cổ, tạo cho hệ cơ và dây chằng néo giữ vững chắc giúp phân tán lực tải trọng lên đĩa đệm. Các động tác của bài tập vận động Mc Kenzie được thực hiện đúng phương pháp đều đặn hàng ngày, kết hợp với một vận động cột sống hợp lý sẽ giúp cho đĩa đệm thích nghi với những chức năng SHHN. KẾT LUẬN Sự cải thiện chức năng vùng cột sống cổ trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay điều trị bằng phương pháp kéo giãn cột sống kết hợp bài tập vận động Mc Kenzie. Tỷ lệ bệnh nhân cải thiện mức độ đau của nhóm nghiên cứu (90,3%) là cao hơn so với nhóm chứng (86,7%) sau 30 ngày điều trị với p < 0,05. Tầm vận động cột sống cổ ở nhóm nghiên cứu cải thiện tốt hơn nhóm chứng sau 15 ngày và 30 ngày điều trị. Có sự cải thiện tình trạng sức cơ của nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng tuy nhiên mức độ cải thiện không có ý nghĩa thống kê. Điều trị bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ kết hợp với bài tập Mc Kenzie cho kết quả tốt và khá là 86,7% cao hơn so với nhóm điều trị VLTL thông thường. Tỷ lệ bệnh nhân cải thiện chức năng SHHN của nhóm nghiên cứu (80%) là cao hơn nhóm chứng (66,6%) sau 30 ngày điều trị với p < 0,05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Hữu Lương (2006), Thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm, Nhà xuất bản Y học. 2. Nguyễn Xuân Nghiên và cs (2010), Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản y học, tr.28-66,170-320. 3. Nguyễn Thị Tâm (2001), “Nhận xét bước đầu về kết quả điều trị nội khoa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ”, Tạp chí Y học thực hành, (số 9), tr 36-38. 4. Nguyễn Thị Thắm (2008), Đánh giá hiệu quả điều trị đau cổ vai gáy trong thoái hóa cột sống cổ bằng một số phương pháp vật lý kết hợp vận động trị liệu, luận văn thạc sỹ y khoa, chuyên ngành Phục hồi chức năng, Trường Đại học Y Hà nội. 5. Nguyễn Thành Tuyên (2009), Đánh giá hiệu quả điều trị kết hợp của bài tập Mc Kenjie trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, luận văn thạc sỹ y khoa, chuyên ngành Phục hồi chức năng, Trường Đại học Y Hà nội. 6. Heckmann JG, Lang CJ, Zöbelein I … (1999), “Herniated cervical intervertebral discs with radiculopathy: an outcome study of conservatively or surgically treated patients” Journal of spinal …, ncbi.nlm.nih.gov. 7. Huskisson EC (1974). Measurent of pain, Luncf. 2, pp 1127-31. 8. Kjellman G, Öberg B (2002), “A randomized clinical trial comparing general exercise, McKenzie treatment and a control group in patients with neck pain”, Journal of Rehabilitation Medicine, informaworld.com. 9. Mc Kenzie RA (2000), 7 steps to a pain free life, Penguin Putnam Inc.., 375 Hudson Street, New York 10014 U.S.A 10. Murphy DR, Hurwitz EL, Gregory A, Clary R (2006), “ A nonsurgical approach to the management of patients with cervical radiculopathy: a prospective observational cohort study”, J Manipulative Physiol Ther 29(4):279-87. 11. Vernon H, Mior S (1991), “The Neck Disability Index: a study of reliability and validity”, J Manipulative Physiol Ther, 14(7), pp 409-15. 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước theo phương pháp hai bó ba đường hầm cải biên tại Bệnh viện 175
41 p | 60 | 4
-
Bài giảng Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị sa vùng đỉnh sau âm đạo - TS. BS. Nguyễn Trung Quân
8 p | 29 | 4
-
Đánh giá kết quả cải thiện lâm sàng và chức năng hô hấp sau phẫu thuật cắt ½ sau dây thanh một bên bằng dao siêu âm điều trị liệt khép hai dây thanh
6 p | 6 | 3
-
Đánh giá kết quả cải thiện chức năng thể chất của điều trị tiêu sợi huyết ở người bệnh cao tuổi nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
5 p | 9 | 3
-
Kết quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày của điện châm kết hợp đắp paraffin trên bệnh nhân hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ
3 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá kết quả can thiệp động mạch liên thất trước ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
7 p | 15 | 3
-
Đánh giá hiệu quả quản lý cải thiện lực cơ và giảm co cứng trên đối tượng khuyết tật vận động tại thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 5 | 3
-
Đánh giá hiệu quả cải thiện hội chứng rễ thần kinh của phác đồ thuốc thang, điện châm, kéo giãn cột sống trên bệnh nhân có hội chứng chèn ép rễ thần kinh điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ
8 p | 7 | 3
-
Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính bằng thang điểm VAS
3 p | 6 | 2
-
Đánh giá kết quả sử dụng laser Nd-YAG mở bao sau tại Bệnh viện Mắt Hà Nam
5 p | 38 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm amidan quá phát gây ngủ ngáy ở bệnh nhân trưởng thành tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ
8 p | 7 | 2
-
Đánh giá kết quả sau phẫu thuật tạo hình thành hầu trên bệnh nhân khe hở vòm miệng có thiểu năng vòm-hầu qua phim Cone Bean CT
8 p | 11 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco đường rạch 2,2 mm kết hợp cắt dịch kính 23G
7 p | 49 | 2
-
Đánh giá kết quả cải thiện lâm sàng sau 5 năm điều trị thoái hóa khớp gối bằng nội soi tạo tổn thương dưới sụn và ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân
6 p | 2 | 2
-
Bước đầu đánh giá kết quả điều trị folat ở bệnh nhân sẩy thai liên tiếp mang gen MTHFR đột biến
4 p | 23 | 1
-
Đánh giá hiệu quả phẫu thuật amidan quá phát điều trị ngáy ở bệnh nhân trưởng thành tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ
5 p | 40 | 1
-
Nghiên cứu loạt ca đánh giá kết quả cải thiện thị lực của phẫu thuật phaco đặt kính 3 tiêu cự điều trị đục thủy tinh thể
10 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn