
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước hai bó bốn đường hầm riêng biệt bằng gân cơ chân ngỗng tự thân
lượt xem 1
download

Dây chằng chéo trước (DCCT) là một cấu trúc quan trọng của khớp gối và khi bị đứt cần phải tái tạo lại. Kỹ thuật tái tạo DCCT một bó phổ biến trước đây có tỷ lệ thành công cao (90-95%) nhưng chưa khắc phục hoàn toàn sự mất vững xoay. Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá kết quả lâm sàng và chức năng của tái tạo DCCT hai bó với 4 đường hầm riêng biệt, bằng gân cơ chân ngỗng tự thân ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước hai bó bốn đường hầm riêng biệt bằng gân cơ chân ngỗng tự thân
- Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(2):93-101 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.12 Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước hai bó bốn đường hầm riêng biệt bằng gân cơ chân ngỗng tự thân Cao Thỉ1,*, Nguyễn Văn Bá2 1 Bộ môn Chấn Thương Chỉnh Hình và PHCN, Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Bệnh viện Đa Khoa Xuyên Á, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Dây chằng chéo trước (DCCT) là một cấu trúc quan trọng của khớp gối và khi bị đứt cần phải tái tạo lại. Kỹ thuật tái tạo DCCT một bó phổ biến trước đây có tỷ lệ thành công cao (90-95%) nhưng chưa khắc phục hoàn toàn sự mất vững xoay. Trong hai thập kỷ qua, nhiều biến thể của kỹ thuật tái tạo DCCT hai bó đã được nghiên cứu và áp dụng nhằm cải thiện tình trạng mất vững xoay. Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá kết quả lâm sàng và chức năng của tái tạo DCCT hai bó với 4 đường hầm riêng biệt, bằng gân cơ chân ngỗng tự thân ở Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca lâm sàng gồm 35 bệnh nhân từ 18-55 tuổi có đứt hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn DCCT được xác định bằng MRI và lâm sàng. Đánh giá lâm sàng bao gồm dấu ngăn kéo trước, dấu Lachman với dụng cụ Lachmeter và dấu bán trật xoay. Phẫu thuật sử dụng gân cơ thon và cơ bán gân cho tái tạo hai bó với 4 đường hầm riêng biệt ở xương đùi và xương chày. Kết quả được đánh giá bằng so sánh triệu chứng lâm sàng, điểm số theo thang điểm Lysholm trước và sau phẫu thuật. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 33 nam và 2 nữ, với thời gian theo dõi trung bình 15,7 tháng. Kết quả sau phẫu thuật cho thấy sự cải thiện đáng kể về độ vững và chức năng khớp gối. Sau phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều không còn dấu hiệu ngăn kéo trước. Dấu hiệu Lachman và dấu bán trật xoay cũng cải thiện đáng kể. Điểm số Lysholm tăng từ trung bình 64,54 trước mổ lên 94,4 sau mổ, với 91,4% bệnh nhân đạt kết quả tốt. Biến chứng gồm ba trường hợp hạn chế vận động gối và có hai trường hợp nhiễm trùng sau mổ không theo dõi được. Kết luận: Phẫu thuật tái tạo DCCT hai bó bằng gân cơ chân ngỗng cho thấy sự cải thiện rõ rệt về độ vững xoay và chức năng khớp gối trong giai đoạn theo dõi ngắn hạn. Từ khóa: dây chằng chéo trước; hai bó; gân cơ chân ngỗng; bốn đường hầm Ngày nhận bài: 09-12-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 01-03-2025 / Ngày đăng bài: 06-03-2025 *Tác giả liên hệ: Cao Thỉ. Bộ môn CTCH-PHCN, Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E- mail: caothibacsi@ump.edu.vn © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 93
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Abstract EVALUATION OF ARTHROSCOPIC DOUBLE-BUNDLE ANTERIOR CRUCIATE LIGAMENT RECONSTRUCTION WITH FOUR SEPARATE TUNNELS USING AUTOLOGOUS HAMSTRING TENDONS Cao Thi, Nguyen Van Ba Background: The anterior cruciate ligament (ACL) is an essential structure in the knee joint, and reconstruction is required when it isthis anatomical location shows ruptured. The single-bundle ACL reconstruction hasd a high success rate (90-95%) but did does not fully restore knee rotatory stability. In about two decades, double-bundle techniques with various modifications have been performed to improve the knee rotatory stability. This study evaluates evaluated the clinical and functional outcomes of anatomical double-bundle ACL reconstruction using autologous hamstring grafts with four separate tunnels in Vietnamese patients. Methods: A prospective descriptive study included 35 patients aged 18-55 with complete or near-complete ACL tears confirmed by MRI and clinical instability. Clinical assessments included the anterior drawer test, Lachman test with a Lachmeter, and pivot-shift test. The surgery involved using two hamstring tendons for the two-bundle reconstruction, with two separate femoral and tibial tunnels. The outcomes were assessed by comparing preoperative and postoperative clinical findings, using the Lysholm knee scoring scale. Results: The study cohort consisted of 33 males and 2 females, with a mean follow-up of 15.7 months. Postoperative results showed significant improvements in knee stability and function. All patients had negative anterior drawer tests, and Lachman tests showed a significant decrease in the amount of tibial anterior translation over time. The pivot-shift test results also demonstrated significant improvements. Functional outcomes improved significantly, with the Lysholm score increasing from an average of 64.54 preoperatively to 94.4 postoperatively, and 91.4% of patients achieving favorable results. Complications included three cases of limited knee motion and two cases of postoperative infection. Conclusion: Anatomical double-bundle ACL reconstruction using hamstring tendons significantly enhances rotational stability and knee function in the short term. Keywords: the anterior cruciate ligament; double-bundle; hamstring tendons; four tunnels 1. ĐẶT VẤN ĐỀ hầm riêng biệt, tuy nhiên ở Việt nam các số liệu báo cáo còn chưa nhiều. Nhằm tái tạo DCCT với cấu trúc gần giống giải phẫu nhất, chúng tôi thực hiện tái tạo DCCT bằng 2 bó với 4 Dây chằng chéo trước (DCCT) là một cấu trúc quan trọng đường hầm riêng biệt, dùng mảnh ghép là các gân cơ thon và giúp ổn định khớp gối, ngăn mâm chày di chuyển ra trước và cơ bán gân. Bó trước trong được cố định bằng nút treo trên đùi xoay trong quá mức. Khi DCCT bị đứt, thường không thể khâu và bắt vít chẹn đường hầm mâm chày. Bó sau ngoài cố định nối lại được mà phải tái tạo lại bằng mảnh ghép gân hoặc các dùng nút treo ở miệng đường hầm đùi và nút treo điều chỉnh ở vật liệu thay thế khác. Trước đây, kỹ thuật tái tạo DCCT một miệng đường hầm xương chày theo kỹ thuật "tất cả bên trong", bó hai đường hầm rất phổ biến, tỷ lệ thành công lên đến 90- một số trường hợp dùng nút treo điều chỉnh ở cả 2 miệng đường 95% [1], nhưng các tác giả thừa nhận rằng phương pháp này hầm. Nghiên cứu này chủ yếu đánh giá sự phục hồi độ vững chưa khắc phục hoàn toàn sự mất vững xoay của khớp gối. xoay và chức năng khớp gối sau phẫu thuật. Trong hai thập kỷ qua, nhiều biến thể của kỹ thuật tái tạo DCCT bằng 2 bó theo giải phẫu đã được áp dụng nhằm khắc phục sự mất vững xoay của khớp gối. Một số tác giả tái tạo DCCT bằng 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2 bó chỉ với 2 đường hầm đùi và chày cũng cho kết quả khả NGHIÊN CỨU quan [2]. Nhiều giả đã tái tạo DCCT bằng 2 bó với 4 đường 94 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.12
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 2.1. Đối tượng nghiên cứu mm. Người thực hiện đứng cùng bên với chân cần khám, một Có 35 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 55 được chọn vào nghiên tay giữ phần trên của dụng cụ (tại xương bánh chè) và đầu cứu. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2018 đến tháng dưới xương đùi, tay còn lại đặt sau mâm chày đẩy một lực 9/2020 với thời gian theo dõi trên 7 tháng. mạnh từ sau ra trước và đọc kết quả trên bảng của thiết bị. Tùy mức độ mâm chày di chuyển ra trước mà chia ra độ 0: 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn ≤ 2mm, độ 1: 3-5mm, độ 2: 6-10mm, độ 3: > 10mm. Gọi là Đứt hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn DCCT thấy được trên lỏng khớp khi mâm chày di chuyển ra trước ở mức độ 2 hoặc 3. MRI; và Dấu Lachmann thấy mâm chày di chuyển ra trước >6 mm; và Diện bám chày và diện bám đùi của DCCT đo - Dấu bán trật xoay. Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc đứng được trong lúc mổ lớn hơn 14 mm. cùng bên với chân được khám, một tay nắm bên ngoài khớp gối, tay kia nắm bàn chân cho gối duỗi, dạng và bàn chân 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ xoay trong. Sau đó cho gối gấp từ từ 20 -30 độ và xoay ngoài Có kèm theo các tổn thương dây chằng khác. bàn chân, lúc này sẽ có cảm giác mâm chày di chuyển ra Tổn thương phức tạp vùng gối: gãy xương, tổn thương thần ngoài gây bán trật. Kế tiếp gập gối 40 độ khớp gối sẽ tự nắn kinh mạch máu, dập gân cơ... lại. Kết quả: Độ 0: giống như bên lành, MC không chạy ra trước, Độ 1: MC chạy nhẹ ra trước, cảm nhận khó. Độ 2: MC Có thoái hóa khớp gối trên lâm sàng và Xquang. chạy ra trước rõ nhưng không bị kẹt. Độ 3: MC ra trước và kẹt khớp. Về cận lâm sàng, bệnh nhân được chụp MRI để 2.2. Phương pháp nghiên cứu đánh giá dây chằng bị đứt và xem các tổn thương khác. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Phẫu thuật Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca lâm sàng. Phẫu thuật sử dụng sử dụng ba cổng vào khớp gối: cổng 2.2.2. Cỡ mẫu ngoài, cổng trong và cổng trong phụ. Cổng phụ lệch vào trong Nghiên cứu chọn mẫu thuận tiện. Tất cả bệnh nhân trong so với cổng trong. thời gian nghiên cứu thỏa mãn tiêu chuẩn chọn vào đều được đưa vào nghiên cứu. - Thì 1: Mở cổng ngoài đưa ống soi khảo sát khớp gối, đánh giá sụn chêm, dây chằng và sụn khớp… Chúng tôi tiến 2.2.3. Phương pháp thực hiện hành đo đường kính diện bám chày và lồi cầu của DCCT Khám lâm sàng trước khi quyết định tái tạo dây chằng 2 bó hay 1 bó. Dùng Bệnh nhân được ghi nhận các dấu hiệu ngăn kéo trước, dấu que dò có móc để xác định bờ sau của lồi cầu đùi, trên thân Lachman khám với dụng cụ Lachmeter, và dấu bán trật xoay. que dò có vạch xác định đường kính của diện bám của dây chằng. nếu diện bám DCCT trên lồi cầu đùi và mâm chày đều - Dấu ngăn kéo trước: Bệnh nhân nằm ngửa gối gập 90 độ, lớn hơn 14 mm thì sẽ tiến hành tái tạo 2 bó 4 đường hầm. bàn chân nằm trên bàn khám. Thầy thuốc ngồi đè lên mu bàn, hai tay nắm vào 1/3 trên cẳng chân kéo mâm chày ra trước và - Thì 2: Lấy mảnh ghép. Bệnh nhân nằm ngửa, gối duỗi, ghi nhận mâm chày trượt ra trước so với bên lành. Tùy mức rạch da 2-3cm cạnh trong mào chày cách lồi củ chày vào phía độ mâm chày di lệch ra trước mà chia ra độ 0: ≤ 2mm, độ 1: trong 1,5cm. Sau khi tách cơ may phía trên, khâu làm dấu cơ thon và bán gân bằng chỉ vicryl 1.0, cắt nơi bám tận của hai 3-5mm, độ 2: 6-10mm, độ 3: > 10mm. gân này, dùng dụng cụ tuốt gân để tách phần tiếp giáp giữa cơ - Dấu Lachman: Bệnh nhân nằm ngửa, gối gấp 25 độ. và gân để lấy phần gân ra ngoài. Dụng cụ Lachmeter được đặt trực tiếp lên chân bệnh nhân, - Thì 3: Chuẩn bị mảnh ghép. Sau khi tách phần cơ dính phần trên đặt tại vị trí trung tâm xương bánh chè, phần dưới lại trong gân, tiến hành đo chiều dài của từng gân. Trước khi đặt trực tiếp trên phần dưới của cẳng chân bệnh nhân và được tạo mảnh ghép, chúng tôi đo chiều dài gân bằng thước có cố định bằng sợi dây vải. Thiết bị đọc mức độ di lệch của vạch. Gân cơ bán gân được dùng làm mảnh ghép bó trước mâm chày được đặt tại lồi củ chày và chỉnh thiết bị về số 0 trong, được khâu bệnh 2 đầu bằng chỉ vicryl, sau đó chập đôi https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.12 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 95
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 sợi gân lại, treo sợi gân vào vòng treo và dùng chỉ siêu bền bám sao cho vách 2 đường hầm >2mm. Sau khi xác định khâu tăng cường đầu tự do nơi sẽ được bắt vít chẹn vào mâm điểm vào, khoan một kim Kirschner 2,2 mm lên theo hướng chày (Hình 1). Tiến hành đo để biết kích thước mảnh ghép. từ trước ra sau, góc ngắm hai bó sau ngoài và trước trong Gân cơ thon dùng làm mảnh ghép bó sau ngoài, được chuẩn khoảng 55-65 độ, khoảng cách hai đường hầm chày ngoài bị theo kỹ thuật tất cả bên trong [3,4]. Gân cơ thon được luồn khớp 1,5-2 cm [5]. Với đường hầm lồi cầu đùi, trung tâm của vào vòng treo Endobutton (thường 15-10mm) và vòng treo bó sau ngoài được đánh dấu khi gối gập 90 độ. Trung tâm bó điều chỉnh, căng trên bàn căng gân sao cho chiều dài từ 5,0- cách bờ sụn trước 6 mm và bờ sụn dưới 3-5 mm, tùy theo kích 5,3 cm (tùy vào ước lượng đường hầm), thông thường gân có thước của dây chằng định tái tạo. Sau khi làm dấu trung tâm thể chập 4 luồn thành 2 vòng, sau đó cố định sợi gân bằng chỉ của bó sau ngoài cho gối gấp 120 độ, khoan tạo đường hầm siêu bền. Hai bó trước trong và sau ngoài sau khi chuẩn bị bó sau ngoài qua cổng trước trong [6,7]. Đường hầm bó trước xong đều được căng trên bàn căng gân và đo đường kính của trong xác định khi gối gập 115-120 độ sao cho điểm nối trung mỗi bó. tâm của 2 bó là đường thẳng song song với mâm chày, khoảng cách hai tâm điểm phụ thuộc vào kích thước của mỗi bó sao cho vách đường hầm giữa 2 bó > 2mm [8]. Trung tâm của bó trước trong cách bờ sau của lồi cầu đùi 6mm. Tư thế gối khi cố định mảnh ghép: bó sau ngoài được cố định khi gối gấp 15- 20 độ, bó trước trong được cố định khi gối gấp 45- 60 độ. Tập phục hồi chức năng Bệnh nhân được tập phục hồi chức năng theo phác đồ của bệnh viện Đa khoa Xuyên Á. Giai đoạn 1: Trong 2 tuần sau mổ. Mục tiêu là giảm sưng đau. Tập duỗi thẳng gối, tầm vận động 0-90 độ theo chuỗi vận động kín. Đi 2 nạng có nẹp gối duỗi, tập gồng cơ tứ đầu. Dùng tay di động trượt xương bánh chè và mô mềm quanh khớp. Nằm tựa bàn chân trên tường tì gót chân tập trượt nhẹ gót chân lên xuống để gập duỗi gối. Giai đoạn 2: Từ 2-8 tuần sau mổ. Mục tiêu là chống teo cơ tứ đầu đùi. Tập từ duỗi thẳng gối đến gập gối 130 độ, tăng dần sức cơ tứ đầu và bắp chân, tăng dần biên độ vận động gối. Tập đạp xe đạp tăng dần, thăng bằng ngồi trên ghế 4 chân có bánh xe quay. Đi 2 nạng có nẹp gối tăng dần sức chịu lực. Giai đoạn 3: Từ 8 tuần đến 4 tháng. Mục tiêu là đạt tầm vận Hình 1. Lấy gân và chuẩn bị mảnh ghép. A: Gân cơ bán gân (trên) động đi bình thường, tập dáng đi, tập cảm giác sâu và thăng bằng. và cơ thon (dưới). B: Mảnh ghép gân cơ bán gân cho bó trước trong. C: Mảnh ghép gân cơ thon cho bó sau ngoài Giai đoạn 4: Từ 4 tháng đến 11 tháng. Tập tăng cường sức - Thì 4: Tạo đường hầm. Với đường hầm mâm chày, vị mạnh và sức bền cơ để hỗ trợ vận động. Tập chuỗi vận động trí trong khớp của bó sau ngoài là trung tâm điểm bám của bó hở, nâng tạ tăng từng kg tránh quá tải, tập chạy bộ nhẹ. sau ngoài nằm ở trung tâm của mâm chày hơi lệch ngoài, ra sau hơn so với điểm cao nhất của gai chày ngoài. Dùng kim Giai đoạn 5: Tập thể thao, sinh hoạt bình thường. Kirschner 2,2 mm khoan lên vị trí này, hướng khoang từ trong - Theo dõi: Bệnh nhân được đánh giá vào tuần đầu sau mổ ra ngoài [5]. Vị trí của bó trước trong được xác định ra trước và tái khám định kỳ: hai tháng đầu mỗi 2 tuần một lần, sau đó lệch trong, tùy theo đường kính của gân mà xác định điểm mỗi tháng một lần. Bệnh nhân được rút dẫn lưu 24 giờ sau 96 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.12
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 mổ, chăm sóc vết thương và thay băng hàng ngày. Theo dõi lọc hết nhiễm trùng, nhưng sau đó bệnh nhân không tái khám sưng đau, tràn dịch khớp gối và vấn đề nhiễm trùng sau mổ. nên chúng tôi không đánh giá được kết quả. Thời gian từ lúc bị tai nạn đến lúc mổ dao động từ 2 tuần đến 520 tuần, trung - Tầm vận động khớp gối: được theo dõi theo ba mức bình bình 36,9 tuần. Thời gian theo dõi sau mổ từ 7-22 tháng, trung thường, hạn chế duỗi và hạn chế gấp. Thời gian theo dõi theo thời bình 15,7 tháng. gian tập 2 tuần đầu, 8 tuần, 6 tháng, 12 tháng và lần cuối cùng. Chiều dài gân cơ thon, cơ bán gân (Hình 1) và đường kính - Dấu hiệu bán trật xoay: Dấu bán trật xoay được đánh mảnh ghép được cho trong Bảng 1. Diện bám chày nhỏ nhất trước mổ, 6 tháng, 12 tháng và lần cuối tái khám. 15mm, lớn nhất 19mm, trung bình 17,29 ± 1,12, diện bám đùi - Cơ năng của khớp gối được đánh giá dựa vào thang điểm nhỏ nhất 16mm, lớn nhất 19mm, trung bình 17,97 ± 0,92mm. Lysholm trước mổ, vào các mốc 6 tháng, 12 tháng và lần tái Bảng 1. Chiều dài gân và đường kính mảnh ghép khám cuối. Nhỏ Lớn Trung Trung bình nhất nhất vị 2.2.4. Biến số nghiên cứu Chiều dài cơ thon (cm) 20 27 22,91 ± 1,54 23 Các biến số nền. Chiều dài cơ bán gân (cm) 24 30 27,01 ± 1,69 27 Dấu ngăn kéo trước, dấu lachman có hỗ trợ Lachmeter, dấu Đường kính mảnh ghép 4,0 6,6 5,05 ± 0,76 5,0 bán trật xoay, thang điểm Lyshom trước mổ và theo dõi sau mổ. bó trước trong (mm) Đường kính mảnh ghép Hình ảnh MRI đứt DCCT. 4,0 6,0 5,0 ± 0,52 5,0 bó sau ngoài (mm) Thời gian phẫu thuật Bảng 2. Tỉ lệ dấu Lachman trước mổ và sau mổ Diện bám chày và diện bám lồi cầu của DCCT. Phân độTrước mổ Lúc 6 tháng Lúc 12 tháng Lần khám Lachman (n=35) (n=35) (n=32) cuối (n=35) Kích thước gân cơ thon, gân cơ bán gân, kích thước mảnh ghép bó trước trong, bó sau ngoài. Độ 0 0 21 (60,0%) 24 (75,0%) 31 (88,6%) Biến chứng vỡ vách đường hầm giữa hai bó, sưng gối, Độ 1 0 14 (40,0%) 8 (25,0%) 4 (11,4%) nhiễm trùng, đứt lại. Độ 2 21 (60,0%) 0 0 0 2.2.5. Xử lý số liệu Thông tin bệnh nhân được thu thập theo mẫu bệnh án Độ 3 14 (40,0%) 0 0 0 nghiên cứu. Giá trị p từng cặp
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Độ vững khớp gối: Trước phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều độ vững của khớp gối kết quả cho thấy với tái tạo DCCT 2 bó có dấu hiệu ngăn kéo trước từ độ 2 trở lên. Sau phẫu thuật, bốn đường hầm thì khớp gối có khả năng vững hơn so với tái 100% bệnh nhân không còn dấu hiệu này (McNemar test, tạo bằng một bó. p=0,001). Dấu hiệu Lachman đo có hỗ trợ của máy đo Đối với kỹ thuật tái tạo DCCT một bó dùng hai gân cơ thon Lachmeter thay đổi kết quả tốt dần lên theo thời gian (Bảng và cơ bán gân chập đôi thì mảnh ghép sẽ hơi nhỏ so với yêu 2). Dấu bán trật xoay sau mổ cải thiện nhiều so với trước mổ cầu. Nghiên cứu cho thấy kích thước mảnh ghép trung bình (Bảng 3). chỉ 7,5mm và có thể nhỏ đến 6,5mm [12]. Vì vậy, trong kỹ Bảng 4. Kết quả điểm Lysholm trước mổ và những lần khám sau thuật tái tạo bằng 2 bó, nếu dùng mỗi cơ chập đôi làm một bó mổ thì tổng 2 bó vẫn hơi nhỏ. Hơn nữa nếu lấy gân cơ thon chập Thang điểm Trước mổ Lúc 6 Lúc 12 Lần khám đôi thì kích thước quá nhỏ không đáp ứng kích thước một bó. tháng tháng cuối Lysholm (n=35) Vì vậy chúng tôi dùng gân cơ thon chập 4 làm mảnh ghép bó (n=35) (n=32) (n=35) sau ngoài và phải dùng kỹ thuật "tất cả bên trong". Gân cơ 64,54 ± 89,49 ± 89,79 ± 91,14 ± bán gân được chập đôi làm mảnh ghép bó trước trong cố định Trung bình 10,25 7,06 6,73 5,52 bằng nút treo trên xương đùi và bắt vít chẹn ở đường hầm Nhỏ nhất 44 71 74 74 mâm chày. Nếu chập 4 gân này làm theo kỹ thuật "tất cả bên Lớn nhất 82 97 96 97 trong" thì bó này lại không đủ dài và quá lớn không thích hợp Trung vị 66 92 92 93 với kích thước diện bám mâm chày và đùi. Theo cách chọn bệnh nhân thì chỉ khi diện bám của DCCT lớn hơn 14 mm thì Chênh lệch 24,94 26,82 26,60 chúng tôi mới tái tạo theo phương pháp 2 bó 4 đường hầm. Giá trị p (t test Vì nếu diện bám không đủ lớn thì vách đường hầm giữa hai
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 sau ngoài ở tư thế 15-20 độ. Với cách cố định này, kiểm tra Cũng như hầu hết các tác giả khác, chúng tôi nhận thấy kết sau khi cố định thấy gối vững ở cả tư thế gập và duỗi gối. quả có sự cải thiện dần theo thời gian. Nghiên cứu này còn một số hạn chế, bao gồm: (1) Cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ và thời gian theo dõi ngắn chưa thể đánh giá hiệu quả dài hạn của kỹ thuật; (2) Đánh giá kết quả chủ yếu dựa trên các nghiệm pháp lâm sàng chủ quan, chưa có công cụ khảo sát khách quan như MRI sau mổ; (3) Nghiên cứu không có nhóm đối chứng, do đó chưa thể so sánh trực tiếp với các phương pháp tái tạo DCCT khác; (4) Hình 2. Miệng 4 đường hầm trong mổ. A: Sau khi tạo đường hầm Chưa đánh giá trên nhóm bệnh nhân có tổn thương phối hợp và kéo dây mồi. B: Hai mảnh ghép riêng biệt ở trong khớp hoặc vận động viên chuyên nghiệp; (5) Chương trình phục Sau phẫu thuật tái tạo DCCT, hầu hết bệnh nhân trong hồi chức năng sau phẫu thuật chưa được kiểm soát chặt chẽ, nghiên cứu này có độ vững khớp gối được cải thiện đáng kể. có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Ngoài tất cả các bệnh nhân không còn dấu hiệu ngăn kéo trước thì dấu Lachman (Bảng 2) và dấu bán trật xoay (Bảng 3) cũng cải thiện đáng kể. Trong đó dấu bán trật xoay không 5. KẾT LUẬN thay đổi theo thời gian. Dấu hiệu bán trật xoay phản ánh độ vững xoay của khớp gối. Nhiều nghiên cứu cũng đã rút ra Kết quả nội soi tái tạo DCCT hai bó bốn đường hầm bằng nhận xét tái tạo DCCT 2 bó cải thiện mức độ vững xoay tốt gân cơ bán gân và gân cơ thon tự thân cho 35 bệnh nhân cho hơn so với tái tạo một bó [20,21]. thấy mức độ vững xoay của gối sau tái tạo dây chằng cải thiện đáng kể. Chức năng khớp gối theo thang điểm Lysholm cải Trong quá trình phẫu thuật chúng tôi nhận thấy, những thiện đáng kể sau mổ. Cũng như nhiều nghiên cứu khác, nghiên trường hợp ít chảy máu, cầm máu kỹ, cho bệnh nhân tập vận động sớm thì tầm vận động khớp không bị giới hạn. Ngược cứu này chỉ đánh giá kết quả gần sau mổ, không thể đánh giá lại, sau mổ gối sưng, tụ dịch bệnh nhân ngại tập sớm do đau nguy cơ thoái hóa khớp gối cho bệnh nhân. thì tầm vận động khớp hạn chế. Sau mổ có 3 bệnh nhân giới hạn vận động gối, chiếm 9,38%. trong số này có một bệnh Lời cảm ơn nhân sưng nhiều nên tập vận động chậm, hai trường hợp còn Cám ơn Lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Xuyên Á và Bộ môn lại thì hạn chế duỗi có thể do mảnh ghép dây chằng kéo quá Chấn thương Chỉnh hình trường Đai học Y khoa Phạm Ngọc căng. Các báo cáo lâm sàng khác cũng thường có những Thạch đã giúp đỡ hoàn thành đề tài nghiên cứu. trường hợp giới hạn vận động gối, tuy nhiên sau một thời gian tích cực tập vậy lý trị liệu, vận động gối đều trở về gần mức Nguồn tài trợ bình thường. Nghiên cứu không nhận tài trợ. Trước mổ điểm Lysholm của bệnh nhân trung bình chỉ 64,54± 10,25, từ 44-82 điểm. Điểm Lysholm sau mổ tập trung Xung đột lợi ích ở mức tốt 94,4%, trung bình chiếm tỷ lệ nhỏ, 8,6%, đặc biệt Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết không còn trường hợp nào còn ở mức độ xấu. Sự thay đổi này này được báo cáo. có ý nghĩa thống kê (Bảng 4). Các tác giả nước ngoài báo cáo kết quả tái tạo DCCT hai bó sử dụng gân bán gân và gân cơ ORCID thon như Muneta T điểm Lysholm sau 2 năm trung bình là 94,5 điểm [22]. Araki D báo cáo kết quả điểm Lysholm trung Cao Thỉ bình sau 1 năm theo dõi 94,3 ± 8,8 [23]. Như vậy kết quả https://orcid.org/0000-0001-7961-4707 chức năng khớp gối theo thang điểm Lysholm của các tác giả Nguyễn Văn Bá trong và ngoài nước tương đương với kết quả của chúng tôi. https://orcid.org/0009-0005-1649-5719 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.12 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 99
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Đóng góp của các tác giả reconstruction: a biomechanical study. Am J Sports Ý tưởng nghiên cứu: Cao Thỉ Med. 2010;38(2):263-272. Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Cao Thỉ, Nguyễn Văn Bá 5. Hussein M, van Eck CF, Cretnik A, Dinevski D, Fu FH. Thu thập dữ liệu: Cao Thỉ, Nguyễn Văn Bá Prospective randomized clinical evaluation of conventional single-bundle, anatomic single-bundle, and Giám sát nghiên cứu: Cao Thỉ anatomic double-bundle anterior cruciate ligament Nhập dữ liệu: Nguyễn Văn Bá reconstruction: 281 cases with 3- to 5-year follow-up. Quản lý dữ liệu: Nguyễn Văn Bá Am J Sports Med. 2012;40(3):512-520. Phân tích dữ liệu: Cao Thỉ, Nguyễn Văn Bá 6. Chechik O, Amar E, Khashan M, Lador R, Eyal G, Gold Viết bản thảo đầu tiên: Cao Thỉ A. An international survey on anterior cruciate ligament Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Cao Thỉ, Nguyễn reconstruction practices. Int Orthop. 2013;37(2):201- Văn Bá 206. 7. Kopf S, Forsythe B, Wong AK, et al. Nonanatomic Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu tunnel position in traditional transtibial single-bundle Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban anterior cruciate ligament reconstruction evaluated by three-dimensional computed tomography. J Bone Joint biên tập. Surg Am. 2010;92(6):1427-1431. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức 8. Pietrini SD, Ziegler CG, Anderson CJ, et al. Radiographic landmarks for tunnel positioning in Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong double-bundle ACL reconstructions. Knee Surg Sports nghiên cứu Y sinh học trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Traumatol Arthrosc. 2011;19(5):792-800. Thạch, số 201/HĐĐĐ-TĐHYKPNT ngày 25/12/2019. 9. Tsai AG, Wijdicks CA, Walsh MP, Laprade RF. Comparative kinematic evaluation of all-inside single- TÀI LIỆU THAM KHẢO bundle and double-bundle anterior cruciate ligament reconstruction: a biomechanical study. Am J Sports 1. Trương Trí Hữu, Phan Vương Huy Đổng, Nguyễn Văn Med. 2010;38(2):263-272. Quang. Tái tạo dây chằng chéo trước bằng mảnh ghép 10. Liu Y, Cui G, Yan H, Yang Y, Ao Y. Comparison bốn dải gân cơ thon. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2005; Between Single- and Double-Bundle Anterior Cruciate 314:79-85. Ligament Reconstruction With 6- to 8-Stranded 2. Xiang X, Qu Z, Sun H, Ma X, Wang W, Huang L. Hamstring Autograft: A Prospective, Randomized Single-tunnel anatomic double-bundle anterior cruciate Clinical Trial. Am J Sports Med. 2016;44(9):2314-2322. ligament reconstruction has the same effectiveness as 11. Kessler MA, Behrend H, Henz S, Stutz G, Rukavina A, double femoral, double tibial tunnel: A prospective Kuster MS. Function, osteoarthritis and activity after randomized study. Medicine (Baltimore). ACL-rupture: 11 years follow-up results of conservative 2019;98(11):e14851. versus reconstructive treatment. Knee Surg Sports 3. Tăng Hà Nam Anh, Huỳnh Đắc Vũ, Phạm Thế Hiển et Traumatol Arthrosc. 2008;16(5):442-448. al. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng 12. Đặng Hoàng Anh. Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo chéo trước sử dụng gân hamstring bằng kỹ thuật tất cả trước bằng gân chân ngỗng chập đôi: kỹ thuật hai đường bên trong. Tạp chí Chấn Thương Chỉnh Hình Việt Nam. mổ. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2008;12 (4):74-78 2013;Số đặc biệt:109-113. 13. Fu FH, Shen W, Starman JS, et al. Primary anatomic 4. Tsai AG, Wijdicks CA, Walsh MP, Laprade RF. double-bundle anterior cruciate ligament reconstruction: Comparative kinematic evaluation of all-inside single- a preliminary 2-year prospective study. Am J Sports bundle and double-bundle anterior cruciate ligament Med. 2008;36(7):1263-1274. 100 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.12
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 14. Muller B, Hofbauer M, Wongcharoenwatana J, Fu FH. 23. Araki D, Kuroda R, Kubo S, et al. A prospective Indications and contraindications for double-bundle randomised study of anatomical single-bundle versus ACL reconstruction. Int Orthop. 2013;37(2):239-246. double-bundle anterior cruciate ligament reconstruction: quantitative evaluation using an electromagnetic 15. Siebold R, Schuhmacher P. Restoration of the tibial measurement system. Int Orthop. 2011;35(3):439-446. ACL footprint area and geometry using the Modified Insertion Site Table. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc. 2012;20(9):1845-1849. 16. Hussein M, van Eck CF, Cretnik A, Dinevski D, Fu FH. Individualized anterior cruciate ligament surgery: a prospective study comparing anatomic single- and double-bundle reconstruction. Am J Sports Med. 2012;40(8):1781-1788. 17. Shen W, Jordan S, Fu F. Review article: anatomic double bundle anterior cruciate ligament reconstruction. J Orthop Surg (Hong Kong). 2007;15(2):216-221. 18. Lee YS, Lee SW, Nam SW, et al. Analysis of tunnel widening after double-bundle ACL reconstruction. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc. 2012;20(11):2243- 2250. 19. Sim JA, Lee YS, Kim KO, Kim JK, Lee BK. Anatomic Double-Bundle Anterior Cruciate Ligament Reconstruction Using an Outside-in Technique: Two- to Six-Year Clinical and Radiological Follow-up. Knee Surg Relat Res. 2015;27(1):34-42. 20. Ibrahim SA, Hamido F, Al Misfer AK, Mahgoob A, Ghafar SA, Alhran H. Anterior cruciate ligament reconstruction using autologous hamstring double bundle graft compared with single bundle procedures. J Bone Joint Surg Br. 2009;91(10):1310-1315. 21. Plaweski S, Grimaldi M, Courvoisier A, Wimsey S. Intraoperative comparisons of knee kinematics of double-bundle versus single-bundle anterior cruciate ligament reconstruction. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc. 2011;19(8):1277-1286. 22. Muneta T, Koga H, Mochizuki T, et al. A prospective randomized study of 4-strand semitendinosus tendon anterior cruciate ligament reconstruction comparing single-bundle and double-bundle techniques. Arthroscopy. 2007;23(6):618-628. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.12 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 101

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đánh giá kết quả phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh còn ống động mạch lớn
30 p |
53 |
7
-
Bài giảng Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước theo phương pháp hai bó ba đường hầm cải biên tại Bệnh viện 175
41 p |
65 |
4
-
Bài giảng Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
27 p |
62 |
3
-
Bài giảng Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín thân xương cẳng tay ở trẻ em bằng phương pháp xuyên kim Kirschner trên màn hình tăng sáng tại BVĐK Lâm Đồng từ 2/2020 tới 8/2021 - BS. Nguyễn Duy Huân
65 p |
26 |
3
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật đặt tấm lưới nhân tạo theo lichtenstein điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
6 p |
10 |
3
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối với transfix technich
5 p |
6 |
2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ và hai lỗ ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm tại Bệnh viện Phổi Trung ương
9 p |
7 |
2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn có khâu Quilting bằng chỉ số NOSE, SNOT-22 và chức năng tế bào lông chuyển
6 p |
14 |
2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não có nút mạch trước mổ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
8 p |
1 |
1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật phaco trên mắt đục thể thủy tinh chín trắng căng phồng với phương pháp xé bao trước kết hợp kim 30G tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long năm 2022 – 2023
7 p |
7 |
1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị xẹp nhĩ khu trú tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2022 – 2024
6 p |
8 |
1
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amiđan bằng dao điện đơn cực tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2024
7 p |
6 |
1
-
Đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới phân loại II theo Parant mở xương bằng máy Piezotome và tay khoan chậm
7 p |
10 |
1
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn kết hợp cắt túi hơi cuốn giữa
8 p |
5 |
1
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang tái phát sau phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang ở người lớn
7 p |
9 |
1
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật u lành tính tuyến nước bọt mang tai
8 p |
8 |
1
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật thay van động mạch chủ cơ học tại Bệnh viện Trung ương Huế
7 p |
14 |
1
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng qua ống banh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
9 p |
3 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
