Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hội chứng ống cổ tay tại Khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Trường đại học Y – Dược Thái Nguyên năm 2021
lượt xem 0
download
Bài viết được thực hiện với mục tiêu nhận xét kết quả can thiệp bằng Phương pháp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng trên bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay sau 1 tháng điều trị tại Khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên năm 2021.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hội chứng ống cổ tay tại Khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Trường đại học Y – Dược Thái Nguyên năm 2021
- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY TẠI KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH VIỆN TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN VÀ BỆNH VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y– DƢỢC THÁI NGUYÊN NĂM 2021 Vũ Thị Tâm*, Nguyễn Phƣơng Sinh Tổng Biên tập: Trƣờng Đại học Y Dƣợc, Đại học Thái Nguyên TS. Nguyễn Phƣơng Sinh * Tác giả liên hệ: bstamphcn@gmail.com TÓM TẮT Ngày nhận bài: Đặt vấn đề: Hội chứng ống cổ tay tuy không gây tử vong nhƣng 12/5/2022 ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng cuộc sống, nhất là tay thuận của Ngày chấp nhận đăng bài: bệnh nhân. Mục tiêu: Nhận xét kết quả can thiệp bằng Phƣơng 02/6/2022 pháp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng trên bệnh nhân bị hội Ngày xuất bản: chứng ống cổ tay sau 1 tháng điều trị tại Khoa Phục hồi Chức 27/3/2024 năng Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên và Bệnh viện Trƣờng đại học Y – Dƣợc Thái Nguyên năm 2021. Phƣơng pháp: Bản quyền: @ 2024 Nghiên cứu mô tả can thiệp so sánh trƣớc và sau điều trị. Kết Thuộc Tạp chí Khoa học quả: Tỉ lệ mắc hay gặp ở nhóm tuổi 50-54 chiếm 32%, nữ chiếm tỷ lệ 76%. Trƣớc điều trị, tình trạng đau vừa chiếm 70%. Sau và công nghệ Y Dƣợc điều trị 1 tháng tỉ lệ không đau và đau nhẹ chiếm đến 90%. Tầm Xung đột quyền tác giả: vận động khớp cổ tay gia tăng hơn sau điều trị. Kết luận: Tác giả tuyên bố không có Chƣơng trình vật lý trị liệu bao gồm nhiều phƣơng thức trị liệu cụ bất kỳ xung đột nào về thể là siêu âm, parafin, tập vận động đem lại hiệu quả cho ngƣời quyền tác giả bệnh bị hội chứng ống cổ tay ở mức độ nhẹ, trung bình Từ khóa: Hội chứng ống cổ tay; Phục hồi chức năng; Vật lý trị liệu; Tầm vận động; Đau Địa chỉ liên hệ: Số 284, đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, EFFICACY OF REHABILITATION IN THE TREATMENT TP. Thái Nguyên, OF CARPAL TUNNEL SYNDROME IN THAI NGUYEN tỉnh Thái Nguyên NATIONAL HOSPITAL AND THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE – PHARMACY Email: HOSPITAL IN 2021 tapchi@tnmc.edu.vn ABSTRACT Background Although carpal tunnel syndrome is not fatal, it greatly affects the quality of life, especially the patient's dominant hand. Objectives efficacy of rehabilitation in the treatment of carpal tunnel syndrome in Thai Nguyen National Hospital and Tạp chí KHCN YD | Tập 3, số 1 – 2024 | 35
- Thai Nguyen University Of Medicine - Pharmacy Hospital after 1 month of treatment. Methods Interventional descriptive study comparing before and after treatment. Results The prevalence is common in the 50-54 age group, accounting for 32%, female accounts for 76%. Before treatment, moderate pain accounted for 70%, After 1 month of treatment, the rate of no pain and mild pain accounted for 90%. The range of motion of the wrist joint is increased after treatment. Conclusion The physical therapy program includes many therapeutic modalities, namely ultrasound, paraffin, and exercise, which are effective for patients with mild to moderate carpal tunnel syndrome. Keywords: Carpal tunnel syndrome; Rehabilitation; Physiotherapy; Range of motion; Pain ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đƣờng hầm cổ tay hoặc hội chứng chèn ép thần kinh giữa. Hội chứng ống cổ tay gây ra những rối loạn gây đau, tê ở cổ tay và bàn tay, nếu để muộn sẽ gây teo cơ mô bàn tay, ngƣời bệnh cầm nắm đồ vật trong lòng bàn tay bị yếu, không chắc chắn, dễ bị rơi đồ, nếu tình trạng chèn ép kéo dài sẽ làm tổn thƣơng thần kinh không hồi phục. Do đó, hội chứng ống cổ tay tuy không gây tử vong nhƣng ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng cuộc sống, nhất là khi bệnh nhân bị mắc hội chứng ống cổ tay tại bên tay thuận. Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên và Bệnh viện Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên hiện nay tiếp nhận một số lƣợng lớn bệnh nhân đến điều trị tại khoa về căn bệnh này, song vẫn chƣa có một nghiên cứu liên quan đƣợc tiến hành nên chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: Nhận xét kết quả can thiệp bằng Phương pháp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng trên bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay sau 1 tháng điều trị tại Khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên năm 2021. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 50 bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay đƣợc khám, đánh giá và phục hồi chức năng tại Khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên và Bệnh viện Trƣờng Đại học Y – Dƣợc Thái Nguyên từ tháng 01/2021 đến 10/2021. 36 | Tạp chí KHCN YD | Tập 3, số 1 - 2024
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân có những triệu chứng đau, tê nhiều ở bàn tay, có thể có teo cơ mô bàn tay, kết quả đo điện cơ có hội chứng ống cổ tay ở các mức độ, tự nguyện tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đang mang thai, suy tim, xơ gan, tiểu đƣờng. Phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả can thiệp so sánh trƣớc và sau điều trị. C m u: Toàn bộ Kỹ thuật chọn m u: Chọn chủ đích 50 bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay đƣợc khám, đánh giá và phục hồi chức năng tại Khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên từ tháng 01/2021 đến 10/2021. Phương pháp can thiệp Bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay đƣợc khám và sàng lọc đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Bệnh nhân đƣợc điều trị các phƣơng pháp: - Parafin đắp vùng cổ tay trong 20 phút. - Siêu âm liều 0,5 – 0,8W/Cm² tại khớp cổ tay 10 phút. - Vận động trị liệu theo tầm vận động của khớp cổ tay, bàn ngón tay. Bài tập di động khớp cổ tay ngày 1 lần. - Đánh giá lúc vào và sau khi điều trị 1 tháng. Các chỉ số nghiên cứu Tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, vị trí tổn thƣơng. Các triệu chứng chủ quan thƣờng gặp: Teo cơ, hạn chế vận động, rối loạn cảm giác, đau. Nghiệm pháp Tinel. Mức độ tê bì, mất cảm giác. Mức độ khó khăn trong sinh hoạt. Mức độ đau của bệnh nhân: Mức độ đau đƣợc đánh giá theo thang nhìn VAS từ 1 đến 10 bằng thƣớc đo độ của hãng Astra- Zeneca. Đánh giá chia làm các mức độ: Không đau, đau nhẹ, đau vừa, đau nặng. Cách cho điểm: Coi a là điểm mức độ đau đƣợc đánh dấu: - Không đau (4 điểm): với 0 ≤ a < 10. - Đau nhẹ (3 điểm): với 10 ≤ a < 40. - Đau vừa (2 điểm): với 40 ≤ a < 80 - Đau nặng (1 điểm): với 80 ≤ a ≤ 100 Tạp chí KHCN YD | Tập 3, số 1 – 2024 | 37
- Tầm vận động khớp cổ tay: Đánh giá 4 tầm: Gập, duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay. - Gấp: Giá trị bình thƣờng là > 70º. Cách đánh giá: Tốt ≥ 70º, Khá ≥ 60º, Trung bình ≥ 40º, Kém < 40º. - Duỗi: Giá trị bình thƣờng là 35º. Cách đánh giá: Tốt ≥ 25º, Khá ≥ 20º, Trung bình ≥ 15º, Kém < 15º. - Nghiêng trụ: Giá trị bình thƣờng là > 45º. Cách đánh giá: Tốt ≥ 30º, Khá ≥ 20º, Trung bình ≥ 10º, Kém < 10º. - Nghiêng quay: Giá trị bình thƣờng là > 45º. Cách đánh giá: Tốt ≥ 30º, Khá ≥ 20º. Trung bình ≥ 10º, Kém < 10º. Xử lý số liệu: Số liệu đƣợc xử lý và phân tích theo chƣơng trình SPSS 16.0. Đạo đức trong nghiên cứu Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện bằng giấy cam đoan tự nguyện tham gia vào nghiên cứu của đề tài. Tất cả bệnh nhân không tham gia nghiên cứu đều không bị phân biệt đối xử trong quá trình khám bệnh và điều trị. Mọi thông tin liên quan đến bệnh nhân đều đƣợc giữ bí mật. Các số liệu đƣợc thu thập trung thực, các kết quả đƣợc xử lý và phân tích đúng theo phƣơng pháp khoa học. Nghiên cứu đã đƣợc thông qua Hội đồng Y-Đức Trƣờng Đại học Y-Dƣợc, Đại học Thái Nguyên. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Một số đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm về tuổi của đối tƣợng nghiên cứu Nhóm tuổi n % 20-30 3 6 31-40 12 24 41-50 28 56 51-60 7 14 >60 2 4 Tổng cộng 50 100 Kết quả Bảng 1 cho thấy: 50 bệnh nhân mắc bệnh lý hội chứng ống cổ tay thì tỉ lệ mắc hay gặp ở nhóm tuổi 41-50 chiếm 56% 38 | Tạp chí KHCN YD | Tập 3, số 1 - 2024
- Bảng 2. Đặc điểm về giới của đối tƣợng nghiên cứu Giới n % Nữ 38 76 Nam 12 24 Tổng 50 100 Kết quả Bảng 2 cho thấy: Trong 50 bệnh nhân nghiên cứu, có 38 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 76% cao hơn so với số bệnh nhân nam là 12 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 24%. Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp n % Sử dụng cổ tay nhiều 39 78 Sử dụng cổ tay ít 11 22 Kết quả Bảng 3 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nhóm sử dụng cổ tay nhiều chiếm 78%. Bảng 4. Vị trí tổn thƣơng Vị trí tổn thƣơng n % Tay phải 28 56 Tay trái 11 22 Hai tay 11 22 Tổng cộng 50 100 Kết quả Bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ mắc hội chứng ống cổ tay hay gặp ở tay phải là 56%; Tay trái là 22% và cả 2 tay là 22%. Bảng 5. Teo cơ mô cái Teo cơ mô cái n % Có 22 44 Không 28 56 Tổng cộng 50 100 Kết quả Bảng 5 cho thấy: Phần lớn bệnh nhân đến điều trị chƣa có biểu hiện teo cơ mô cái chiếm 56% và 44% có teo cơ. Bảng 6. Dấu hiệu Tinel Dấu hiệu Tinel n % Có 32 64 Không 18 36 Tổng cộng 50 100 Tạp chí KHCN YD | Tập 3, số 1 – 2024 | 39
- Kết quả Bảng 6 cho thấy: Dấu hiệu Tinel dƣơng tính chiếm 64% và 36% là không dƣơng tính. Bảng 7. Mức độ tê, mất cảm giác Mức độ n % Nhẹ 15 30 Vừa 29 58 Nặng 6 12 Tổng cộng 50 100 Kết quả Bảng 7 cho thấy: 58% bệnh nhân có mức độ tê và mất cảm giác mức độ vừa, còn mức độ nhẹ là 30%, mức độ nặng chỉ 12%. Bảng 8. Mức độ khó khăn sinh hoạt Mức độ n % Nhẹ 13 26 Vừa 31 62 Nặng 6 12 Tổng cộng 50 100 Kết quả Bảng 8 cho thấy: Mức độ gặp khó khăn trong sinh hoạt cầm nắm, viết… đa số ở mức độ vừa (62%), số mức độ nặng là 12%, còn mức độ nhẹ chỉ 26%. Bảng 9. Kết quả điện cơ Mức độ n % Nhẹ 16 32 Vừa 33 66 Nặng 1 2 Tổng cộng 50 100 Kết quả Bảng 9 cho thấy: Kết quả điện cơ mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (66%), kế đến là mức độ nhẹ (32%) và mức độ nặng (2%). Cải thiện về mức độ đau 40 | Tạp chí KHCN YD | Tập 3, số 1 - 2024
- Bảng 10. Cải thiện về mức độ đau Trƣớc điều trị Sau điều trị Mức độ p n % n % Không đau 1 2 25 50 < 0,05 Đau nhẹ 9 18 20 40 < 0,05 Đau vƣà 35 70 4 8 < 0,05 Đau nặng 5 10 1 2 < 0,05 Tổng 50 100 50 100 Kết quả Bảng 10 cho thấy: Mức độ đau sau điều trị giảm rất rõ rệt sau điều trị 1 tháng, tỷ lệ không đau 50%, đau nhẹ 40% và đau vừa và nặng 10%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Cải thiện tầm vận động khớp cổ tay Bảng 11. Tầm vận động khớp cổ tay trƣớc và sau 1 tháng điều trị Trƣớc điều trị Sau điều trị Động tác Mức độ p n % n % Tôt 1 2 26 52 < 0,05 Khá 2 4 20 40 < 0,05 Gập Trung bình 23 46 4 8 < 0,05 Kém 24 48 0 0 < 0,05 Tổng 50 100 50 100 Tôt 0 0 27 54 < 0,05 Khá 3 6 19 38 < 0,05 Duỗi Trung bình 25 50 3 6 < 0,05 Kém 22 44 1 2 < 0,05 Tổng 50 100 50 100 Tôt 2 4 23 46 < 0,05 Nghiêng Khá 4 8 21 42 < 0,05 trái Trung bình 25 50 5 10 < 0,05 Kém 19 38 1 2 < 0,05 Tổng 50 100 50 100 Tôt 1 2 29 58 < 0,05 Nghiêng Khá 5 10 17 34 < 0,05 phải Trung bình 27 54 4 8 < 0,05 Kém 17 34 0 0 < 0,05 Tổng 50 100 50 100 Tạp chí KHCN YD | Tập 3, số 1 – 2024 | 41
- Kết quả Bảng 11 cho thấy: Sau điều trị các tầm vận động của khớp cổ tay so với trƣớc điều trị có sự cải thiện rõ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. BÀN LUẬN Đặc điểm chung Giới: Trong 50 bệnh nhân nghiên cứu, có 38 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 76% cao hơn so với số bệnh nhân nam là 12 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 24%. Kết quả này phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu khác. Hầu hết các nghiên cứu khác cũng đều cho rằng hội chứng ống cổ tay gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Kết quả nghiên cứu của Phan Hồng Minh năm 2011 cho thấy tỷ số Nữ / Nam là 9,8/12. Đa số các tác giả giải thích việc nữ giới bị hội chứng ống cổ tay nhiều hơn nam giới là do tính chất công việc của nữ phải sử dụng cổ tay nhiều hơn. Tuổi: 50 bệnh nhân mắc bệnh lý hội chứng ống cổ tay thì tỉ lệ mắc hay gặp ở nhóm tuổi 41-50 chiếm 56%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của nhiều tác giả khác. Nghiên cứu dịch tễ học về hội chứng ống cổ tay tại Minnesota Mỹ năm 1961 đến 1980 cho thấy lứa tuổi hay bị hội chứng này ở nữ giới là từ 45 đến 544. Lai WC (2018): Bệnh ảnh hƣởng 1 - 3% dân số mỗi năm và chủ yếu gặp ở ngƣời 40 – 50 tuổi3. Nghề nghiệp: Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nhóm sử dụng cổ tay nhiều chiếm 78%. Trong đó cao nhất là những ngƣời làm ruộng, nội trợ, giáo viên, công nhân, thợ may. Các tác giả đều nhất trí rằng nghề nghiệp là một yếu tố nguy cơ đối với hội chứng ống cổ tay, nhất là những công việc phải cầm giữ các máy có độ rung mạnh, phải gấp và ngửa cổ tay thƣờng xuyên và kéo dài. Ở những tƣ thế này áp lực trong ống cổ tay sẽ tăng lên tác động tới dây thần kinh giữa, nếu kéo dài có thể làm cho dây thần kinh bị tổn thƣơng dẫn đến những rối loạn về cấu trúc và chức năng của các sợi thần kinh vi biểu hiện bên ngoài là hội chứng ống cổ tay. Vị trí tổn thƣơng: Tỷ lệ mắc hội chứng ống cổ tay hay gặp ở tay phải là 56%; Tay trái là 22% và cả 2 tay là 22%. Bệnh nhân thuận tay phải chiếm tỉ lệ lớn trong 50 bệnh nhân. Những ngƣời bị hội chứng ống cổ tay là những ngƣời thƣờng xuyên lao động sử dụng 42 | Tạp chí KHCN YD | Tập 3, số 1 - 2024
- bên tay thuận. Vì vậy mà tỉ lệ mắc bên tay phải thƣờng cao hơn bên trái. 22% bệnh nhân bị cả hai tay, trong nghiên cứu của chúng tôi đó là những đối tƣợng lao động nặng nhƣ làm nông dân, công nhân bốc vác, hoặc nhân viên văn phòng sử dụng máy tính nhiều. Các triệu chứng lâm sàng thƣờng gặp trên bệnh nhân: Theo kết quả Bảng 6,7,8 thì phần lớn bệnh nhân đến điều trị chƣa có biểu hiện teo cơ ô mô cái chiếm 56% và 44% có teo cơ. Dấu hiệu Tinel dƣơng tính chiếm 64% và 36% là không dƣơng tính. 58% bệnh nhân có mức độ tê và mất cảm giác mức độ vừa, còn mức độ nhẹ là 30%, mức độ nặng chỉ 12%. 100% bệnh nhân khởi đầu có cảm giác tê đau vào ban đêm, sau đó tê đau cả vào ban ngay. Số lần tê đau ngày càng nhiều và sau đó tê đau cả ngày lẩn đêm, vận động cầm nắm ngày một khó khăn hơn. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu khác trên thế giới. Công trình của Nora nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng trong hội chứng ống cổ tay ở 1039 bệnh nhân cho thấy có tới 92,5 có rối loạn cảm giác và thƣờng tăng về đêm3. Đa số các tác giả đều cho rằng những rối loạn cảm giác và tính chất tăng về đêm hoặc khi đi xe, tỳ đè là những biểu hiện sớm, hay gặp và có vai trò quan trọng trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Mức độ khó khăn trong sinh hoạt của bàn tay bị bệnh: Mức độ gặp khó khăn trong sinh hoạt cầm nắm, viết… đa số ở mức độ vừa (62%), số mức độ nặng là 12%, còn mức độ nhẹ chỉ 26%. Mức độ diễn biến khó khăn trong sinh hoạt của bàn tay theo thời gian mắc bệnh, bệnh tê đau càng lâu thì việc cầm nắm đồ vật càng dễ bị rớt, bàn tay mất cảm giác dần. Điện cơ: Trong 50 bệnh nhân đều đƣợc đo điện cơ trƣớc mổ, 100% kết quả điện cơ bệnh nhân có mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (64%), kế đến là mức độ nhẹ (32%) và mức độ nặng (4%). Số bệnh nhân có kết quả điện cơ nặng và vừa thƣờng có thời gian mắc bệnh lâu, có thể có teo cơ mô cái và hạn chế vận động cầm nắm của bàn tay. Cải thiện về mức độ đau sau điều trị Trƣớc điều trị, phần lớn bệnh nhân đến điều trị với tình trạng đau vừa chiếm 70%, có 1 bệnh nhân không đau, đây là bệnh nhân mặc dù không đau nhƣng những triệu chứng khác nhƣ teo cơ, tê bì nhiều, thời gian mắc bệnh kéo dài nên bệnh nhân vẫn tham gia Tạp chí KHCN YD | Tập 3, số 1 – 2024 | 43
- điều trị phục hồi chức năng. Sau điều trị 1 tháng bằng các Phƣơng pháp Vật lý trị liệu thì các bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt. Tỉ lệ không đau và đau nhẹ chiếm đến 90%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một bệnh nhân không có sự cải thiện sau 1 tháng điều trị. Đó là bệnh nhân lúc vào ở mức độ nặng. Chỉ định điều trị phẫu thuật là phù hợp. Tuy nhiên trên bệnh nhân này do điều kiện kinh tế nên bệnh nhân xin điều trị bảo tồn bằng phƣơng pháp vật lý. Tuy nhiên kết quả điều trị cho thấy có sự cải thiện rất ít. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả khác cũng khuyến cáo nên sử dụng phƣơng pháp phẫu thuật mổ mở hoặc nội soi. Việc chẩn đoán sớm bệnh ngay ở giai đoạn 1 và điều trị kịp thời sẽ ảnh hƣởng tốt đến kết quả điều trị cũng nhƣ thời gian hồi phục của thần kinh giữa5. Cải thiện tầm vận động khớp cổ tay Sau điều trị 1 tháng bệnh nhân có sự cải thiện các tầm vận động của khớp cổ tay rõ. Tầm gập khớp cổ tay ở mức độ gập tốt và khá chiếm 92%. Tầm duỗi ở mức độ tốt chiếm 54%. Tầm nghiêng trái mức tốt và khá chiếm 88%. Tầm nghiêng phải mức tốt và khá chiếm 92%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Hội chứng ống cổ tay gây ảnh hƣởng rất nhiều đến khả năng cầm nắm và khả năng vận động của bàn tay. Điều trị bằng các phƣơng pháp vật lý siêu âm có tác dụng vi xoa bóp nội tế bào đồng thời có tác dụng nhiệt và chống viêm. Bên cạnh đó các bài tập phục hồi chức năng bàn tay cũng tác động nhiều làm gia tăng khả năng vận động của bàn tay. KẾT LUẬN Có sự cải thiện về mức độ đau và tầm vận động của bàn tay sau can thiệp 1 tháng bằng các Phƣơng pháp Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng trên những bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay. Điều này cho thấy chƣơng trình vật lý trị liệu bao gồm nhiều phƣơng thức trị liệu cụ thể là siêu âm, parafin, tập vận động đem lại hiệu quả cho ngƣời bệnh bị hội chứng ống cổ tay ở mức độ nhẹ, trung bình. Và chƣơng trình vật lý trị liệu có thể là một lựa chọn điều trị mới và an toàn cho việc điều trị. 44 | Tạp chí KHCN YD | Tập 3, số 1 - 2024
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Norra DB, Becker J,& Ehlers JA. Clinical features of 1039 patients with neurophysiological diagnosis carpal tunnel syndrome. Clinical Neurology and Neurosurgery 107, 1011-1018 (2004) 2. Phan Hồng Minh. Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay. Tạp chí Y học Lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) Số chuyên đề nghiên cứu khoa học lâm sàng lần thứ 28: 127 – 131. 64-69. (2011) 3. Lai WC. Chronic lateral epicondylitis: challenges and solutions. OAJSM. S160974, Volume 9:243-251 (2018) 4. Stevens JC, Sun S & Beard CM. Carpal tunnel syndrome in Rochester, Minnesota, 1961 to 1980. Neurology 38. 134 -138. (1988) 5. Đỗ Phƣớc Hùng. Phẫu thuật thần kinh. Hội chứng ống cổ tay. Nhà xuất bản y học. 40, 561-578 (2013) Tạp chí KHCN YD | Tập 3, số 1 – 2024 | 45
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KẾT QUẢ SAU MỔ NỘI SOI MŨI XOANG
19 p | 160 | 13
-
PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC CẮT THẬN BỆNH LÝ LÀNH TÍNH
13 p | 77 | 5
-
KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐIỀU TRỊ VIÊM GÂN MẠN TÍNH BẰNG VI CẮT LỌC BẰNG SÓNG RADIO
13 p | 75 | 5
-
Bài giảng Hiệu quả bước đầu điều trị gãy bong điểm bám chày của dây chằng chéo trước khớp gối bằng kỹ thuật khâu chỉ HI-FI néo ép qua nội soi tại Bệnh viện Bà Rịa - BS. CKI. Phan Văn Tú
54 p | 32 | 5
-
Bài giảng Đánh giá kết quả ngắn hạn trong các phương pháp điều trị trật khớp háng bẩm sinh tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình - BS. Phan Đức Minh Mẫn
30 p | 38 | 5
-
Tập bài giảng Hồi sức cấp cứu (NUR 313): Hôn mê và chăm sóc điều dưỡng - ThS. BS. Nguyễn Phúc Học
51 p | 8 | 4
-
Bài giảng Bước đầu đánh giá kết quả chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An (2018-2019)
27 p | 28 | 4
-
Bài giảng Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay loại C bằng nẹp khóa đa hướng - Bs. Phan Hữu Hùng
45 p | 29 | 4
-
Bài giảng Kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp vít khóa ở người lớn tuổi - TS. Võ Thành Toàn
13 p | 23 | 4
-
Bài giảng Đánh giá kết quả điều trị bước đầu phẫu thuật vùi gân điều trị đứt nguyên ủy đầu dài gân cơ nhị đầu - BS. Khổng Trần Trí
23 p | 37 | 3
-
Bài giảng Đánh giá kết quả khâu nối vi phẫu thần kinh trụ ở cẳng tay
34 p | 30 | 2
-
Bài giảng Bước đầu đánh giá kết quả chuyển giao kỹ thuật thay khớp háng nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang - BSCK2. Đinh Văn Độc Lập
29 p | 21 | 2
-
Bài giảng Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy Monteggia mới ở trẻ em bằng nắn kín chỏm quay và xuyên đinh xương trụ - BS. Nguyễn Đức Trí
21 p | 27 | 2
-
Bài giảng Thực hành đọc kết quả đo chức năng hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai
56 p | 48 | 2
-
Kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu dưới xương chày bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
11 p | 1 | 0
-
Đánh giá hiệu quả điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên thể phong hàn giai đoạn bán cấp và phục hồi bằng điện châm kết hợp với thuốc cổ truyền
7 p | 0 | 0
-
Đánh giá kết quả điều trị viêm tủy có khả năng hồi phục của Biodentine
8 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn