![](images/graphics/blank.gif)
Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động bằng bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ trên bệnh nhân sau nhồi máu não thể khí suy huyết ứ tại thành phố Cần Thơ
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài viết trình bày đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động bằng bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt và cấy chỉ trên bệnh nhân sau nhồi máu não thể khí suy huyết ứ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động bằng bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ trên bệnh nhân sau nhồi máu não thể khí suy huyết ứ tại thành phố Cần Thơ
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 72/2024 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG BẰNG BÀI THUỐC BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM, XOA BÓP BẤM HUYỆT, CẤY CHỈ TRÊN BỆNH NHÂN SAU NHỒI MÁU NÃO THỂ KHÍ SUY HUYẾT Ứ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Lê Minh Hoàng1, Vũ Đình Quỳnh2, Nguyễn Thị Minh Châu1*, Huỳnh Thanh Vũ3, Nguyễn Thị Bích Nhung3 1. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2. Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ 3. Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ *Email: mc.nguyen1996@gmail.com Ngày nhận bài: 21/02/2024 Ngày phản biện: 13/03/2024 Ngày duyệt đăng: 25/03/2024 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đột quỵ não là vấn đề thời sự của các nước trên thế giới, trong đó nguyên nhân do nhồi máu não chiếm tỷ lệ đa số. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề cho người bệnh, gia đình và xã hội. Hiện nay, việc phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ bằng y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Những năm gần đây, cấy chỉ được xem là một phương pháp kết hợp giữa Đông Tây y, những ưu điểm nổi bật và hiệu quả trong điều trị bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động bằng bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt và cấy chỉ trên bệnh nhân sau nhồi máu não thể khí suy huyết ứ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên trên 53 bệnh nhân sau nhồi máu não thể khí suy huyết ứ có di chứng vận động đến khám và điều trị nội trú tại Thành phố Cần Thơ từ tháng 2/2023 đến tháng 2/2024. Sử dụng phác đồ nghiên cứu đánh giá kết quả dựa vào thang điểm Barthel và Rankin sau 14 ngày điều trị. Kết quả: Trước điều trị 100% bệnh nhân có điểm Barthel xếp loại yếu, kém. Sau điều trị, tất cả bệnh nhân cải thiện triệu chứng, 49,1% xếp loại tốt, 34% xếp loại khá. Điểm trung bình Barthel trước điều trị, 20,47± 13,24; sau điều trị là 77,75± 14,85, tăng lên 57,28±1,61 (p
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 72/2024 Recently, the recovery of motor function after a stroke using modern medicine combined with traditional medicine has made clear progress. In recent years, thread implantation has been considered a method combining traditional medicine and modern medicine with outstanding advantages and effectiveness in disease treatment. Objective: To evaluate the results of recovery of motor function with the remedy Bu Yang Huan Wu Tang combined with electro-acupuncture, acupressure massage, and embedding in patients after cerebral infarction Qi Xu Xue Yu syndrome. Materials and methods: Randomized clinical intervention study on 53 patients after cerebral infarction with pneumothorax and blood stasis with motor sequelae who came for examination and inpatient treatment in Can Tho City from February 2023 to February 2024. Using the research protocol to evaluate results based on the Barthel and Rankin scale after 14 days of treatment. Results: Before treatment, 100% of patients had Barthel scores classified as weak or poor. After treatment, all patients' symptoms improved; 49.1% rated good, and 34% rated fair. Before treatment, the average Barthel score was 20.47± 13.24; following treatment, it increased to 77.75± 14.85, and then to 57.28±1.61 (p
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 72/2024 cấy chỉ trên bệnh nhân sau nhồi máu não thể khí suy huyết ứ tại Thành phố Cần Thơ. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân có di chứng vận động sau nhồi máu não thể khí suy huyết ứ đến điều trị tại Thành phố Cần Thơ trong thời điểm nghiên cứu. - Tiêu chuẩn chọn mẫu: Theo Y học hiện đại Chọn tất cả các bệnh nhân có đủ tiêu chí sau: + Bệnh nhân đột quỵ được chẩn đoán sau nhồi máu não đã được điều trị ổn định (dựa vào kết quả chụp MRI/CT scan sọ não/chẩn đoán của giấy ra viện hoặc toa thuốc bệnh nhân đang dùng) và còn tồn tại các thiếu sót về vận động. + Chỉ số Barthel 3 (độ 4-5). + Bệnh nhân tỉnh táo hợp tác với thầy thuốc điều trị, đồng ý tham gia nghiên cứu. Theo Y học cổ truyền Tiêu chuẩn chẩn đoán thể khí suy huyết ứ: (1) Bán thân bất toại, chân tay mềm vô lực: liệt hoàn toàn nửa bên người, hoặc chỉ yếu nửa bên người sau đó mới liệt. (2) Miệng méo, nói ngọng (3) Lưỡi tím có ứ huyết: lưỡi tím còn gọi là tử thiệt. (4) Mạch tế sáp hoặc hư nhược: mạch tế, mạch sáp, mạch hư, mạch nhược. Bệnh nhân thoả cả 4 tiêu chí hoặc tiêu chí (1) kết hợp tiêu chí (3), (4). - Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn chọn mẫu khi có ít nhất 1 tiêu chí sau đây: + Bệnh nhân liệt nửa người quá suy kiệt hoặc bị lở loét tỳ đè, viêm nhiễm. Tất cả những cơn đau nghi do nguyên nhân ngoại khoa. + Bệnh nhân hôn mê, rối loạn về tâm thần hoặc có bệnh tim mạch đã được can thiệp (đặt stent, đặt máy tạo nhịp), phải ăn qua ống sonde. + Bệnh nhân thuộc nhóm chống chỉ định của các phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, không uống được thuốc thang. + Trong quá trình nghiên cứu, bệnh nhân có diễn biến nặng phải chuyển sang phương pháp điều trị khác hoặc tự ý bỏ điều trị. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên, đánh giá kết quả trước và sau điều trị. - Thời gian nghiên cứu: Tháng 02/2023 – 2/2024. - Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và không có tiêu chuẩn loại trừ trong thời gian nghiên cứu. Có tổng 53 bệnh nhân đã tham gia trong nghiên cứu này. - Nội dung nghiên cứu: Phác đồ nghiên cứu gồm: + Bài thuốc: Bài Bổ dương hoàn ngũ thang gồm các vị thuốc Hoàng kỳ 30g, Xuyên khung 10g, Đương quy 10g, Xích thược 10g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 5g, Địa long 5g. Thuốc sắc dạng túi 100ml x 2 lần uống/ ngày. 70
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 72/2024 + Điện châm theo phương huyệt của Bộ Y tế gồm Kiên tỉnh, Kiên ngung, Ngoại quan, Hợp cốc, Bát tà, Phong thị, Huyết hải, Dương lăng tuyền, Tam âm giao, Giải khê, Thái xung, Bát phong, Địa thương, Giáp xa, Nghinh hương, Thừa Tương, Nhân trung (nếu có liệt mặt), Thượng Liêm Tuyền, Ngoại Kim Tân, Ngoại Ngọc Dịch (nếu có nói khó), châm mỗi ngày 1 lần x 14 ngày. + Xoa bóp bấm huyệt: Người bệnh được xoa bóp ngày 01 lần x 14 ngày. Mỗi ngày xoa bóp bấm huyệt một lần (bên liệt), mỗi lần 30 phút, phương huyệt như điện châm. + Cấy chỉ: Chỉ cấy chỉ vào ngày N0 (trước điều trị) và N7 (sau 7 ngày điều trị). Ngày N0 thực hiện theo phương huyệt Bộ Y tế gồm các huyệt: Khúc trì, Tý nhu, Thủ tam lý, Giáp tích L4-L5, Túc tam lý, Huyền chung; ngày N7 thực hiện các huyệt Thiên lịch, Ôn lưu, Kiên trinh, Phục thố, Lương khâu, Thừa sơn, Phong long. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh, các yếu tố nguy cơ đi kèm. Hiệu quả phác đồ được đánh giá tại 2 thời điểm sau ngày 7 điều trị và sau 14 ngày điều trị bằng thang điểm Barthel đánh giá khả năng hoạt động độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân và thang điểm Rankin sửa đổi phân độ di chứng + Đánh giá theo thang điểm Rankin: điểm đạt từ 0 - 6 điểm tương đương mức độ liệt từ độ 0 - độ 6. + Đánh giá theo thang điểm Barthel: điểm số dao động từ 0 – 100 điểm, điểm càng cao cho thấy phục hồi vận động chung càng cao. Đánh giá xếp loại: tốt: 85 - 100 điểm, khá: 65 - 84 điểm, trung bình: 45 - 64 điểm, yếu: 21 - 44 điểm, kém: ≤ 20 điểm. Kết quả sau điều trị được chia làm 2 nhóm: + Có hiệu quả: bệnh nhân có điểm Rankin đạt từ 0 đến 3 điểm và xếp loại Barthel chuyển bậc từ khá trở lên. + Không hiệu quả: bệnh nhân có điểm Rankin từ 4 đến 5 điểm và xếp loại Barthel không chuyển bậc hoặc chuyển bậc trong cùng nhóm trung bình, yếu hoặc kém. - Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 26.0, thuật toán mô tả số liệu tính trung bình, độ lệch chuẩn, tần số, tỷ lệ %, so sánh trung bình bằng phép kiểm Paired sample T-Tests của cùng một nhóm tại hai thời điểm, mức ý nghĩa thống kê (p < 0,05). - Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu này đã được thông qua hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh theo quyết định số 22.382.HV/PCT-HĐĐĐ ngày 30 tháng 11 năm 2022. Nghiên cứu cũng được sự cho phép của Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung Bảng 1. Đặc điểm sự phân bố tuổi và giới tính Tuổi Nam Nữ Tổng Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % < 50 tuổi 2 3,8 2 3,8 4 7,6 ≥ 50 tuổi 31 58,5 18 33,9 49 92,4 Tổng 33 62,3 20 37,7 53 100 Tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn 63,15 ± 9,896 71
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 72/2024 Nhận xét: tuổi trung bình 63,15 ± 9,896, cao nhất 86 tuổi, nhỏ nhất 24 tuổi. Nhóm tuổi ≥ 50 tuổi chiếm đa số 92,4%. Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn với 62,3%, cao gấp 1,5 lần nữ giới. Bảng 2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ Tỷ lệ (%) Yếu tố nguy cơ Có Không Tăng huyết áp 98,1 1,9 Đái tháo đường 34 66 Rối loạn lipid máu 88,7 11,3 Tiền sử TIA 50,9 49,1 Tiền sử tim mạch 34 66 Thói quen ăn mặn 86,8 13,2 Thói quen hút thuốc lá 39,6 60,4 Thói quen sử dụng rượu bia 58,5 41,5 Nhận xét: Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ lần lượt là tăng huyết áp chiếm nhiều nhất 98,1%, rối loạn lipid 88,7%, thói quen ăn mặn 86,8%. 3.2. Đánh giá kết quả phục hồi vận động Đánh giá mức độ phục hồi vận động theo thang điểm Barthel Bảng 3. Đánh giá mức độ phục hồi vận động theo thang điểm Barthel Trước điều trị Sau 7 ngày điều trị Sau 14 ngày điều trị Xếp loại Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tốt 0 0 1 1,9 26 49,1 Khá 0 0 9 17 18 34 Trung bình 3 5,7 31 58,5 8 15,1 Yếu 14 26,4 12 22,6 1 1,9 Kém 36 67,9 0 0 0 0 Tổng 53 100 53 100 53 100 Điểm Barthel 20,47± 13,24 52,45± 12,92 77,75± 14,85 (X ± SD) p PTĐT-N7
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 72/2024 Đánh giá kết quả chung sau 14 ngày điều trị Bảng 5. Kết quả chung sau 14 ngày điều trị Kết quả chung sau 14 ngày Tiêu chí Tỷ lệ (%) p Có hiệu quả Barthel ≥ 65 điểm và Rankin: 0-3 điểm 79,2 p < 0,001 Không hiệu quả Barthel < 65 điểm và Rankin: 4-5 điểm 20,8 Nhận xét: Kết quả điều trị có hiệu quả đạt 79,2%, p < 0,001. IV. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những bệnh nhân ≥ 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao (92,4%). Kết quả này tương đồng nghiên cứu của Trần Văn Tuấn với tỷ lệ là 90% [6] và nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Huynh là 87,5% [7]. Kết quả nghiên cứu phù hợp với độ tuổi mắc bệnh thường sau 50 tuổi và ở độ tuổi này có nhiều yếu tố nguy cơ kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, … trong các y văn. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ của nhóm nghiên cứu gồm tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (98,1%), tiếp theo là rối loạn lipid máu (88,7%), thói quen ăn mặn (86,8%), ... Theo một đánh giá toàn diện từ HOPE của Châu Á, tỷ lệ đột quỵ, các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ tử vong của các quốc gia có trong mạng lưới, Trong đó ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp chiếm 28,7% và rối loạn lipid máu chiếm 20,2% [8]. Theo AHA/ASA về phòng ngừa thứ phát bệnh đột quỵ do thiếu máu não cục bộ, hơn 90% gánh nặng đột quỵ toàn cầu có thể bắt nguồn từ các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như huyết áp, chế độ ăn uống, hút thuốc và béo bụng [3]. 4.2. Đánh giá phục hồi chức năng vận động Điểm Barthel trung bình ngày kết thúc nghiên cứu là 77,75± 14,85, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ngày bắt đầu nghiên cứu với p < 0,001. Kết quả nghiên cứu cao hơn so với nghiên cứu của Trần Quốc Minh 67,61 ± 21,269 [9], thấp hơn nghiên cứu của Lê Minh Hoàng là 81,53 ± 11,05 [10] có thể do điểm Barthel trung bình ngày vào viện của nghiên cứu chúng tôi thấp hơn và thời gian can thiệp ngắn hơn các nghiên cứu trên. Tỷ lệ bệnh nhân phục hồi chức năng vận động theo thang điểm Rankin sau điều trị từ độ 3 trở lên chiếm 79,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 72/2024 thời điểm bắt đầu nghiên cứu và tỷ lệ bệnh nhân phục hồi theo thang điểm Rankin đạt từ mức 3 trở xuống là 79,2%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Herpich F. and Rincon F. Management of Acute Ischemic Stroke. Crit Care Med. 2020. 48(11), 1654-166, doi: 10.1097/CCM.0000000000004597. 2. Connie W.T., Aaron W.A., Zaid I.A., Alvaro A., Andrea Z.B., et al. Heart disease and Stroke Statistics 2022 Update: A Report From the American Heart Association. AHA statistical update. 2022. 145, e153-e639, doi: 10.1161/CIR.0000000000001052. 3. Ford B., Peela S., Roberts C. Secondary Prevention of Ischemic Stroke: Updated Guidelines From AHA/ASA. Am Fam Physician. 2022. 105(1), 99-102. 4. World life expectancy. Stroke in Viet Nam. 2020. https://www.worldlifeexpectancy.com/viet‐ nam‐stroke. 5. Zhong L.L., Zheng Y., Lau A.Y., Wong N., Yao L., et al. Would integrated Western and traditional Chinese medicine have more benefits for stroke rehabilitation? A systematic review and meta-analysis. Stroke Vasc Neurol. 2022. 7(1), 77-85, doi: 10.1136/svn-2020-000781. 6. Trần Văn Tuấn, Đàm Văn Hùng, Bùi Thị Huyền, Phạm Thị Kim Dung, Lê Xuân Tùng và cộng sự. Kết quả phục hồi chức sớm trên bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp tại BV Trung Ương Thái Nguyên. Tạp chí Y-Dược học quân sự. 2020. (2), 42-48. 7. Nguyễn Mạnh Huynh, Võ Hồng Khôi, Hoàng Thị Xuân Hương và Nguyễn Ngọc Hòa. Kết quả phục hồi chức sớm với rối loạn nuốt ở người bệnh nhồi máu não cấp điều trị tại khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 506(1), 137-140, doi:10.51298/vmj.v506i1.1183. 8. Turana Y., Tengkawan J., Chia Y.C., Nathaniel M., Wang J.G., et al. Hypertension and stroke in Asia: A comprehensive review from HOPE Asia. J Clin Hypertens (Greenwich). 2021. 23(3), 513-521, doi: 10.1111/jch.14099. 9. Trần Quốc Minh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phục hồi vận động trên bệnh nhân di chứng nhồi máu não bằng phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Cần Thơ năm 2020-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021.36. 10. Lê Minh Hoàng, Vũ Đình Quỳnh và Phan Thanh Thuấn. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động bằng thang điểm Barthel trên bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn ổn định bằng xoa bóp bấm huyệt, điện châm. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 529(1), 374-374, doi: 10.51298/vmj.v529i1.6317. 11. Nguyễn Hồng Nhung và Nguyễn Văn Nhường. Đánh giá tác dụng của cấy chỉ phục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Tạp Chí Y Dược cổ truyền Việt Nam, 2022.45(4), 58-65, doi: 10.60117/vjmap.v45i4.74. 74
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bước đầu đánh giá kết quả chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An (2018-2019)
27 p |
30 |
4
-
Bài giảng Đánh giá kết quả điều trị bước đầu phẫu thuật vùi gân điều trị đứt nguyên ủy đầu dài gân cơ nhị đầu - BS. Khổng Trần Trí
23 p |
40 |
3
-
Đánh giá kết quả điều trị viêm tủy có khả năng hồi phục của Biodentine
8 p |
4 |
2
-
Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng
7 p |
3 |
2
-
Đánh giá hiệu quả của cao lỏng huyết phủ trục ứ thang kết hợp điện châm trong phục hồi vận động trên bệnh nhân liệt nửa người sau nhồi máu não
7 p |
2 |
2
-
Kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu dưới xương chày bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
11 p |
6 |
2
-
Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hội chứng ống cổ tay tại Khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Trường đại học Y – Dược Thái Nguyên năm 2021
11 p |
3 |
2
-
Bài giảng Đánh giá kết quả khâu nối vi phẫu thần kinh trụ ở cẳng tay
34 p |
31 |
2
-
Đánh giá kết quả thực hiện hàm giả tháo lắp toàn bộ bằng ứng dụng kỹ thuật số vào giai đoạn ghi tương quan tâm ở bệnh nhân mất răng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
9 p |
3 |
1
-
Nghiên cứu đặc điểm, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động cột sống thắt lưng dựa vào cộng đồng trên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cà Mau năm 2022-2023
7 p |
3 |
1
-
Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng bài tập vận động kết hợp với sóng ngắn tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Cần Thơ năm 2022
7 p |
3 |
1
-
Đánh giá kết quả mô mềm và phục hình sau điều trị implant tức thì phục hồi lại răng cối lớn thứ nhất hàm dưới tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ
6 p |
3 |
1
-
Đánh giá kết quả điều trị khâu rách toàn phần chóp xoay qua nội soi bằng phương pháp khâu chỉ hai hàng bắc cầu tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
6 p |
1 |
1
-
Kết quả phục hồi chức năng giai đoạn cấp sau phẫu thuật van tim tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
7 p |
2 |
1
-
Đánh giá kết quả phục hình trên cấy ghép nha khoa tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế
7 p |
4 |
1
-
Kết quả phục hồi chức năng cho người bệnh hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
7 p |
1 |
1
-
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay phạm khớp bằng nẹp vít khóa ở bệnh nhân trên 60 tuổi
6 p |
2 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)