Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CỘT ĐƯỜNG RÒ GIAN<br />
CƠ THẮT (LIFT) TRONG ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN XUYÊN CƠ THẮT<br />
Vũ Tiến Quốc Thái*, Nguyễn Trung Vinh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Khởi phát bệnh rò hậu môn đa phần từ sự tắc nghẽn và viêm nhiễm của các tuyến hậu môn. Điều trị<br />
chủ yếu là phẫu thuật với mục tiêu hết bệnh và vẫn bảo tồn được chức năng của cơ thắt. Phẫu thuật cột đường rò<br />
gian cơ thắt (LIFT: Ligation Intersphincteric Fistula Tract) nhằm: đóng thật kín lỗ rò trong, loại bỏ mô tuyến viêm<br />
nhiễm và hầu như không gây tổn hại cơ thắt hậu môn.<br />
Mục tiêu: (1) Xác định tính khả thi và độ an toàn của phẫu thuật LIFT. (2) Đánh giá kết quả sớm của phẫu<br />
thuật LIFT.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca, mô tả một phương pháp điều trị phẫu thuật (Case-series). Đối<br />
tượng: rò hậu môn xuyên cơ thắt, được tiến hành phẫu thuật LIFT từ 1/2013 – 6/2014 tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng<br />
vương.<br />
Kết quả : Thực hiện phẫu thuật LIFT 31 trường hợp. Tỷ lệ nam/nữ: 3,4/1. Tuổi trung bình: 38 ± 11 tuổi. Rò ở<br />
nửa trước hậu môn 74%. Khoảng cách trung bình từ lỗ rò ngoài đến rìa hậu môn là 3,16 ± 0,94 cm. Xử lý phần<br />
đường rò ngoài: Cắt lấy lõi 80,6%, nạo mô viêm 19,4%. Thời gian thực hiện phẫu thuật: 38,35 ± 10,88 phút. 5/31<br />
đau nhiều (16,1%) trong ngày 1 sau mổ (theo VAS). Tính tự chủ khi đi tiêu không thay đổi (theo CCIS). Không có ca<br />
nào bị chảy máu, bí tiểu, nhiễm trùng, tử vong sau mổ. Theo dõi đến 12 tuần là 28 trường hợp: Tỷ lệ lành: 71,5%<br />
( 30-50% cơ thắt ngoài thì đó là rò xuyên cơ<br />
thắt cao và ≤ 30% là rò xuyên cơ thắt thấp(31).<br />
<br />
Bước 2<br />
Là bước tìm, loại bỏ phần tuyến viêm nhiễm ở<br />
vùng gian cơ thắt và là nội dung chính của phẫu<br />
thuật LIFT. Thao tác kỹ thuật không phức tạp.<br />
Quá trình tách vào vùng gian cơ thắt có thể chảy<br />
máu che lấp phẫu trường. Do đó việc sử dụng dao<br />
điện và bóc tách từ từ giúp dễ thực hiện hơn. Vấn<br />
đề đặt ra là phải vào đúng vùng gian cơ thắt,<br />
tránh gây tổn thương cơ thắt trong và ngoài. Điều<br />
này cũng giúp giữ phần niêm ống hậu môn hay lỗ<br />
rò trong còn nguyên vẹn.<br />
Vì đường rò đã được chỉ điểm bằng que<br />
thăm dò, nên tách riêng đường rò bằng kẹp<br />
vuông góc chỉ khó khăn khi đường rò nằm<br />
quá sâu so với vết mổ. Do đó nếu là rò trên cơ<br />
thắt hoặc rò xuyên cơ thắt mà lỗ rò trong quá<br />
cao, chỉ định sử dụng phẫu thuật LIFT cần cân<br />
nhắc và nghiên cứu thêm. Tiến hành luồn chỉ<br />
qua đường rò và cột, không có trở ngại nhưng<br />
cần cột chặt và áp sát về phía cơ thắt trong.<br />
Đoạn đường rò được cắt ra từ vùng này, giới<br />
hạn trong gần sát với nơ chỉ vừa cột, được<br />
xem là căn nguyên của bệnh rò hậu môn.<br />
<br />
Bước 3<br />
Đúng theo kỹ thuật của A. Rojanasakul phần<br />
đường rò còn lại ở phía lỗ rò ngoài chỉ nạo mô<br />
viêm.<br />
Tuy nhiên theo K. Ooi, ông thực hiện LIFT và<br />
cắt bỏ toàn bộ phần đường rò phía ngoài với kết<br />
quả lành tốt là 68% và không có biến chứng gì(24).<br />
Siripong Sirikurnpiboon thực hiện nghiên cứu<br />
so sánh 2 nhóm phẫu thuật LIFT có và không có<br />
cắt phần đường rò phía ngoài. Kết quả cho thấy<br />
hoàn toàn không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br />
<br />