T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG ĐƯỜNG MỔ KẾT MẠC MI DƯỚI<br />
CÓ MỞ GÓC MẮT NGOÀI TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ<br />
GÃY XƯƠNG GÒ MÁ - SÀN Ổ MẮT<br />
Lê Mạnh Cường*; Đinh Viết Thắng*<br />
Đỗ Vân Anh*; Nguyễn Văn Luật*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả sử dụng đường mổ kết mạc mi dưới có mở góc mắt ngoài để xử<br />
trí tổn thương bờ dưới, sàn ổ mắt trong gãy xương gò má - sàn ổ mắt. Đối tượng và phương<br />
pháp: 20 bệnh nhân (BN) điều trị nội trú tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt & Tạo hình, Bệnh viện<br />
Quân y 103, được phẫu thuật xử trí tổn thương bờ dưới, sàn ổ mắt trong gãy xương gò má sàn ổ mắt có sử dụng đường rạch kết mạc mi dưới. Thời gian từ tháng 3 - 2016 đến 4 - 2017.<br />
Kết quả: tuổi trung bình 28,11 ± 10,04 (từ 16 - 58), chủ yếu tập trung trong nhóm 20 - 50 tuổi<br />
(85%). Tỷ lệ nam/nữ: 6/1. Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông (85%). Đánh giá kết quả<br />
gần: 85% tốt, 15% khá; đánh giá kết quả xa: 90% tốt, 5% khá, 5% kém. 1 trường hợp sẹo xấu<br />
góc mắt ngoài (5%) do tận dụng đường vết thương góc mắt ngoài để can thiệp vào ổ gãy<br />
xương, 1 trường hợp (5%) có biến chứng hở mi nhẹ sau 6 tháng. Kết luận: đường mổ kết mạc<br />
mi dưới mang tính thẩm mỹ cao, tiếp cận tốt tổn thương ổ mắt, đặc biệt là thành trong ổ mắt. Tỷ<br />
lệ biến chứng thấp.<br />
* Từ khóa: Gãy xương gò má - sàn ổ mắt; Đường rạch kết mạc mi dưới.<br />
<br />
Evaluation of the Results of Transconjunctival Approach with Lateral<br />
Canthotomy in the Management of Zygomatic - Orbital Floor Fracture<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the results of transconjunctival approach with lateral canthotomy in<br />
management of zygomatic - orbital floor fracture. Subjects and methods: 20 patients with zygomatic<br />
- orbital fracture were reconstructed by the transconjunctival approach with lateral canthotomy at<br />
Department of Maxillo-facial and Plastic Surgery, 103 Military Hospital from 3 - 2016 to 4 - 2017.<br />
Results: There were a total of 20 patients. Mean age was 28.11 ± 10.04 years old, mostly in the<br />
age from 20 to 50 years old (85%). The most common cause of injury was traffic accidents with<br />
85%. Short-term outcome (7 - 10 days after surgery) showed that 85% had good result, 15% fair<br />
result. Long-term outcome (3 - 6 months after surgery), 90% had good result, 5% was fair, 5%<br />
was bad. Complications of using transconjunctival approach included noticeable lateral canthal<br />
scar in one case (5%), one case (5%) with a little entropion after 6 months’ follow-up.<br />
Conclusion: Transconjunctival approach is aesthetic and can expose to not only the infraorbital<br />
rim and floor of the orbit but also the medial wall of the orbit. The rate of complications is low.<br />
* Keywords: Zygomatic - orbital floor fracture; Transconjunctival approach.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đinh Viết Thắng (bsdinhthang277@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 15/10/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/12/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 26/12/2017<br />
<br />
140<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Gãy xương gò má - sàn ổ mắt là loại<br />
tổn thương hay gặp trong chấn thương<br />
hàm mặt, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ<br />
và chức năng của người bệnh.<br />
Trong phẫu thuật điều trị gãy xương gò<br />
má - sàn ổ mắt, có nhiều đường mổ bộc<br />
lộ tổn thương, trong đó để bộc lộ tổn<br />
thương bờ dưới, sàn ổ mắt có đường mổ<br />
qua da và đường mổ qua kết mạc. Các<br />
đường mổ qua da bộc lộ trường mổ rộng<br />
nhưng để lại sẹo ngoài da và biến chứng<br />
như hở mi, quặm mi.., ngoài ra đường mổ<br />
ngoài da không bộc lộ hết tổn thương góc<br />
trong của mắt, sẽ gây tổn thương đường<br />
lệ [3]. Đường mổ qua kết mạc cũng cho<br />
phép bộc lộ tổn thương bờ dưới và sàn ổ<br />
mắt, đặc biệt bộc lộ tổn thương góc mắt<br />
trong, hơn nữa đường mổ này hầu như<br />
không nhìn thấy sẹo mổ. Tuy nhiên, đây<br />
là một đường mổ tương đối khó, đòi hỏi<br />
phẫu thuật viên phải có nhiều kinh<br />
nghiệm. Đường mổ kết mạc đơn thuần<br />
thường cho phẫu trường hẹp, vì vậy nên<br />
kết hợp với mở góc mắt ngoài nhằm bộc<br />
lộ và can thiệp vào tổn thương bờ dưới<br />
và sàn ổ mắt được thuận lợi.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá<br />
hiệu quả sử dụng đường mổ kết mạc mi<br />
dưới có mở góc mắt ngoài trong điều trị<br />
phẫu thuật gãy xương gò má - sàn ổ mắt.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
20 BN được khám, chụp X quang,<br />
chẩn đoán gãy xương gò má - sàn ổ mắt,<br />
điều trị nội trú tại Khoa Phẫu thuật Hàm<br />
mặt và Tạo hình, Bệnh viện Quân y 103.<br />
Thời gian từ tháng 3 - 2016 đến 4 - 2017.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: tất cả BN gãy<br />
xương gò má - sàn ổ mắt có chỉ định<br />
phẫu thuật và sử dụng đường mổ kết<br />
mạc mi dưới kết hợp mở góc mắt ngoài.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN gãy xương gò má - sàn ổ mắt đã<br />
can thiệp phẫu thuật tại các cơ sở y tế<br />
khác.<br />
- BN có các bệnh lý gây biến dạng ổ<br />
mắt, mi dưới trước khi chấn thương.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến<br />
cứu, mô tả cắt ngang có phân tích.<br />
* Phương pháp thu thập thông tin: BN<br />
được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm<br />
cận lâm sàng, chụp phim X quang. Thu<br />
thập thông tin BN theo mẫu bệnh án, với<br />
các dữ liệu: đặc điểm dịch tễ học; đặc<br />
điểm lâm sàng và X quang của gãy xương<br />
gò má - sàn ổ mắt; phương pháp điều trị;<br />
kết quả gần (7 - 10 ngày sau phẫu thuật)<br />
và kết quả xa (sau 3 - 6 tháng) về phục<br />
hồi chức năng, phục hồi xương và thẩm mỹ.<br />
* Dụng cụ và vật liệu:<br />
- Dụng cụ: máy khoan xương; các loại<br />
mũi khoan; dụng cụ nhỏ chuyên biệt:<br />
Malleable, lóc cốt mạc, cây nâng xương;<br />
tấm bảo vệ giác mạc.<br />
- Vật liệu: sử dụng nẹp và vít titanium<br />
loại mini. Vít có đường kính 2 mm; chỉ<br />
vicryl 7/0, nylon 5/0, safil 3/0.<br />
* Phương pháp phẫu thuật:<br />
- Vô cảm trong phẫu thuật: tất cả BN<br />
trong nghiên cứu đều được gây mê nội<br />
khí quản (NKQ) với ống NKQ đặt qua mũi<br />
hoặc qua miệng, kết hợp với gây tê tại<br />
chỗ bằng lidocain 1% pha adrenaline tỷ lệ<br />
1/100.0000.<br />
141<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
- BN nằm ngửa đầu hơi cao, bảo vệ<br />
giác mạc bằng tấm bảo vệ giác mạc<br />
Coneral Shield, khâu kéo mi dưới bằng<br />
chỉ safil 3/0.<br />
<br />
- Khâu phục hồi kết mạc bằng chỉ<br />
vicryl 7/0, khâu da bằng chỉ nylon 5/0.<br />
Băng ép vết mổ, dùng kháng sinh, giảm<br />
đau, giảm nề 5 - 7 ngày.<br />
<br />
- Rạch góc mắt ngoài khoảng 0,3 - 0,5 cm<br />
theo nếp chân chim hướng xuống dưới<br />
để mở rộng trường mổ xuống góc ngoài ổ<br />
mắt. Dùng các sợi chỉ kéo lộn mi ra ngoài,<br />
nhận diện và cô lập bó sâu dây chằng mi<br />
ngoài bằng cách kéo căng phẫu trường,<br />
dùng kéo cắt dây chằng. Khi cắt dây<br />
chằng, đặt kéo ở vị trí dọc đứng. Khi đã<br />
cắt xong dây chằng mi ngoài, lập tức tách<br />
mi dưới rời khỏi bờ ngoài ổ mắt. Sau đó,<br />
rạch bóc tách kết mạc bằng kéo, bóc tách<br />
qua cơ vòng mi, trước vách ổ mắt, đến<br />
màng xương của bờ dưới ổ mắt, rạch<br />
màng xương, dùng cây tách lợi để bóc<br />
tách dưới màng xương bộc lộ bờ dưới,<br />
sàn ổ mắt. Nắn chỉnh, kết xương bờ dưới<br />
ổ mắt bằng nẹp vít nhỏ, xử trí tổn thương<br />
sàn ổ mắt.<br />
<br />
* Theo dõi kết quả điều trị: đánh giá kết<br />
quả gần (7 - 10 ngày sau mổ) và đánh giá<br />
kết quả xa (3 - 6 tháng sau mổ) theo<br />
3 mức độ: tốt, khá, kém theo các tiêu chí:<br />
vết mổ, khả năng bộc lộ xử lý tổn thương,<br />
thẩm mỹ (hình dạng góc mắt ngoài), chức<br />
năng vận nhãn và biến chứng (hở mi, quặm<br />
mi). Để đánh giá chức năng vận nhãn, chúng<br />
tôi dựa trên cách đánh giá của Poesch P<br />
và Baumann A [10], chia làm 4 độ:<br />
- Độ 0: không có biểu hiện hạn chế<br />
vận nhãn.<br />
- Độ 1: hạn chế vận nhãn ít, chỉ biểu<br />
hiện khi liếc tối đa về hướng hạn chế.<br />
- Độ 2: hạn chế vận nhãn rõ, dễ dàng<br />
phát hiện trên lâm sàng.<br />
- Độ 3: hạn chế vận nhãn nhiểu, hầu<br />
như không liếc được về hướng hạn chế.<br />
<br />
Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá kết quả gần (7 - 10 ngày sau mổ).<br />
Kết quả<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Khá<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Liền kỳ đầu<br />
<br />
Có máu tụ<br />
<br />
Sưng nề, có dịch<br />
<br />
Như bên lành<br />
<br />
Có biến dạng ít<br />
<br />
Biến dạng rõ<br />
<br />
Mức độ cân đối gò má<br />
hai bên<br />
<br />
Cân đối<br />
<br />
Tương đối cân<br />
<br />
Mất cân đối<br />
<br />
Chức năng vận nhãn<br />
<br />
Vận nhãn tốt<br />
<br />
Hạn chế độ 1<br />
<br />
Hạn chế độ 2 - 3<br />
<br />
Không có<br />
<br />
Không có<br />
<br />
Có<br />
<br />
Tiêu chí<br />
Vết mổ<br />
Biến dạng góc mắt<br />
ngoài<br />
<br />
Biến chứng (hở mi,<br />
quặm mi,…)<br />
Đường lệ<br />
<br />
142<br />
<br />
Không tổn thương đường lệ<br />
<br />
Có tổn thương đường lệ<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá kết quả xa (sau phẫu thuật 3 - 6 tháng).<br />
Kết quả<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Khá<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Không rõ<br />
<br />
Rõ khi nhìn gần<br />
<br />
Giãn, thô xấu<br />
<br />
Không<br />
<br />
Ít<br />
<br />
Rõ<br />
<br />
Liền xương, cân đối<br />
gò má hai bên<br />
<br />
Liền xương, tương đối<br />
cân gò má hai bên<br />
<br />
Liền xương, còn biến<br />
dạng<br />
<br />
Vận nhãn tốt<br />
<br />
Hạn chế độ 1<br />
<br />
Hạn chế độ 2 - 3<br />
<br />
Tiêu chí<br />
Sẹo vết mổ (ở góc mắt ngoài)<br />
Biến dạng góc mắt ngoài<br />
Liền xương, cân đối gò má<br />
hai bên<br />
Chức năng vận nhãn<br />
Biến chứng (hở mi, quặm mi…)<br />
Đường lệ<br />
<br />
Không có<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không tắc đường lệ<br />
<br />
Tắc đường lệ<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Tuổi và giới.<br />
17 BN nam (85%) và 3 BN nữ (15%).<br />
Độ tuổi từ 16 - 58, trung bình 26,11. Kết<br />
quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê<br />
Mạnh Cường, nam: 71,43%, nữ: 16,67%.<br />
Theo Trần Phan Chung Thủy [1], độ tuổi<br />
hay gặp 20 - 40 (60,1%).<br />
2. Nguyên nhân.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi,<br />
nguyên nhân tai nạn giao thông là chủ<br />
<br />
yếu (85%). Số liệu này phù hợp với<br />
nghiên cứu của Trần Phan Chung Thủy<br />
[1] (88,9%), Lê Mạnh Cường [2]: nguyên<br />
nhân do TNGT là 87,2%.<br />
3. Kết quả điều trị.<br />
* Khả năng bộc lộ tổn thương của đường<br />
mổ kết mạc mi dưới trong phẫu thuật:<br />
Rõ, thuận lợi kết xương (đặc biệt<br />
thành trong ổ mắt: 20 BN (100%); hạn<br />
chế nhưng vẫn thuận lợi kết xương:<br />
0 BN; hạn chế nhiều, không thuận lợi kết<br />
xương: 0 BN.<br />
<br />
Bảng 3: Các tiêu chí đánh giá kết quả gần (7 - 10 ngày sau mổ).<br />
Kết quả<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Khá<br />
<br />
Kém<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
Vết mổ<br />
<br />
19 (95%)<br />
<br />
1 (5%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Biến dạng góc mắt ngoài<br />
<br />
19 (95%)<br />
<br />
1 (5%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Thẩm mỹ cân đối gò má hai bên<br />
<br />
20 (100%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Chức năng vận nhãn<br />
<br />
17 (85%)<br />
<br />
3 (15%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Đường lệ<br />
<br />
20 (100%)<br />
<br />
Biến chứng (hở mi, quặm mi, lộn mi…)<br />
<br />
20 (100%)<br />
<br />
Tiêu chí<br />
<br />
0 (0%)<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Kết quả tốt: 17/20 BN (85%), khá: 3/20 BN (15%), kém: 0 BN.<br />
143<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
Bảng 4: Các tiêu chí đánh giá kết quả xa (sau phẫu thuật 6 tháng).<br />
Kết quả<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Khá<br />
<br />
Kém<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
Sẹo vết mổ (ở góc mắt ngoài)<br />
<br />
19 (95%)<br />
<br />
1 (5%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Biến dạng góc mắt ngoài<br />
<br />
19 (95%)<br />
<br />
1 (5%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Liền xương, cân đối gò má hai bên<br />
<br />
20 (100%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Chức năng vận nhãn<br />
<br />
19 (95%)<br />
<br />
1 (5%)<br />
<br />
0(0%)<br />
<br />
Đường lệ<br />
<br />
20 (100%)<br />
<br />
Biến chứng (hở mi, quặm mi…)<br />
<br />
20 (100%)<br />
<br />
Tiêu chí<br />
<br />
Kết quả tốt: 18/20 BN (95%), khá:<br />
1/20 BN (5%), kém: 1/20 BN (5%).<br />
Chúng tôi thực hiện 20 đường rạch kết<br />
mạc mi dưới có mở góc mắt ngoài để mở<br />
rộng trường mổ. Đường mổ này có<br />
trường mổ đủ rộng, thuận lợi để xử lý tổn<br />
thương bờ dưới và sàn ổ mắt.<br />
Kết quả gần: 01 trường hợp tụ máu vết<br />
mổ, sau khi lấy bỏ máu tụ vết mổ liền tốt;<br />
01 trường hợp có biến dạng ít góc mắt<br />
ngoài, do chúng tôi tận dụng vết thương<br />
góc mắt ngoài để xử lý tổn thương,<br />
3 trường hợp hạn chế vận nhãn độ 1,<br />
không có trường hợp nào nhiễm trùng vết<br />
mổ, không có trường hợp nào hở mi,<br />
quặm mi, lộn mi.<br />
Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật 3 6 tháng, 01 trường hợp (5%) sẹo xấu gây<br />
biến dạng ít ở góc mắt ngoài, 01 trường<br />
hợp (5%) hạn chế vận nhãn độ 1, 01 BN<br />
(5%) hở mi mức độ nhẹ. Theo Carlo<br />
Salgarelli [9], đường mổ kết mạc kết hợp<br />
mở góc mắt ngoài có tỷ lệ biến chứng hở<br />
mi, quặm mi 8,7%. Theo Douglas Appling<br />
[8], tỷ lệ biến chứng hở mi 3%. Như vậy,<br />
kết quả của chúng tôi tương tự với các<br />
tác giả nước ngoài. Chúng tôi không cố<br />
gắng khâu phục hồi cân kéo mi dưới, vì<br />
cân này dính rất chắc vào kết mạc, nên<br />
144<br />
<br />
0 (0%)<br />
0 (0%)<br />
<br />
1 (5%), hở mi<br />
<br />
sẽ tự động phục hồi đúng vị trí sau khi<br />
khâu đóng lớp kết mạc. Thực tế cho thấy<br />
hầu hết BN (95%) không có biến dạng mi<br />
dưới, không BN nào bị quặm mi.<br />
Để bộc lộ bờ dưới và sàn ổ mắt còn có<br />
đường ngoài da, đường mổ hay được sử<br />
dụng là đường dưới bờ mi dưới, với<br />
đường mổ này có thể có biến chứng hở<br />
mi, quặm mi với tỷ lệ cao hơn. Theo Lê<br />
Đức Tuấn [3], tỷ lệ này là 8,82%, Douglas<br />
Appling [5]: 40%.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 20 BN gãy xương gò<br />
má - sàn ổ mắt độ tuổi từ 16 - 58, trung<br />
bình 28,11 tuổi, nguyên nhân tai nạn giao<br />
thông 85%, nam 85%, nữ 15%.<br />
Đường mổ kết mạc mi dưới kết hợp<br />
mở góc mắt ngoài có khả năng bộc lộ<br />
rộng rãi trường mổ, đặc biệt vùng sàn và<br />
thành trong ổ mắt, hạn chế tối đa nguy cơ<br />
tổn thương đường lệ, qua đó có thể tiến<br />
hành nắn chỉnh kết xương nẹp vít, phục<br />
hồi sàn và thành trong ổ mắt bằng xương<br />
mào chậu. Kết quả tốt sau phẫu thuật 7 10 ngày là 85%, kết quả tốt sau phẫu<br />
thuật 3 - 6 tháng đạt 95%, tỷ lệ biến<br />
chứng chung 5%, có thể chấp nhận được<br />
so với các đường mổ khác.<br />
<br />