Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. của hai dòng vi khuẩn Bacillus sp. M3 và Bacillus sp. G5 ở điều kiện nhà lưới
lượt xem 2
download
Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. gây ra của hai dòng vi khuẩn Bacillus sp. M3 và Bacillus sp. G5 với ba biện pháp gồm; Phun vi khuẩn hai ngày trước chủng bệnh; Phun vi khuẩn hai ngày trước và sau chủng bệnh; Phun vi khuẩn hai ngày sau chủng bệnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. của hai dòng vi khuẩn Bacillus sp. M3 và Bacillus sp. G5 ở điều kiện nhà lưới
- Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT BỆNH THÁN THƯ TRÊN ỚT DO NẤM Colletotrichum sp. CỦA HAI DÒNG VI KHUẨN Bacillus sp. M3 VÀ Bacillus sp. G5 Ở ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI 1 Cựu sinh viên ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ 2 Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ *Tác giả liên hệ: nknghia@ctu.edu.vn TÓM TẮT1 Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. gây ra của hai dòng vi khuẩn Bacillus sp. M3 và Bacillus sp. G5 với ba biện pháp gồm; (1) Phun vi khuẩn hai ngày trước chủng bệnh; (2) Phun vi khuẩn hai ngày trước và sau chủng bệnh; (3) Phun vi khuẩn hai ngày sau chủng bệnh. Kết quả cho thấy cả hai dòng vi khuẩn đều có hiệu quả tốt trong kiểm soát bệnh. Trong đó, dòng Bacillus sp. M3 ức chế hiệu quả mầm bệnh và duy trì đến 16 ngày sau chủng bệnh. Chỉ số bệnh ở nghiệm thức phun vi khuẩn M3 ở hai thời điểm trước và sau chủng bệnh đạt 22,2% và không khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức phun thuốc hóa học. Bên cạnh đó, hiệu quả phòng trị bệnh thán thư của hai dòng vi khuẩn Bacillus sp. M3 và Bacillus sp. G5 riêng lẻ thể hiện tốt nhất khi được phun trước và sau khi chủng bệnh. Từ khóa: Bacillus sp., bệnh thán thư, Colletotrichum sp., phòng trừ sinh học, vi khuẩn. ABSTRACT Assessment of potential in controlling anthracnose disease on chili causing by Colletotrichum sp. of two bacteria Bacillus sp. M3 and Bacillus sp. G5 under nethouse condition The study was conducted under net house condition to evaluate the effectiveness of two bacterial strains, Bacillus sp. M3 and Bacillus sp. G5 in controlling anthracnose on caused by Colletotrichum sp. by observing the disease index when conducted with 3 treatments including: (1) Spraying bacterial solution two days before pathogenic inoculation; (2) Spraying the bacterial solution two days before and after pathogenic Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga. 87
- Nguyễn Hửu Thiện và ctv. innoculation; and (3) Spraying the bacterial solution two days after pathogenic inoculation. Results showed that both strains of Bacillus sp. M3 and Bacillus sp. G5 were very effective singly in controlling anthracnose in chilli. However, the strain of Bacillus sp. M3 exhibited the most pathogenic inhibitory effects and remained effectively for up to 16 days after pathogenic inoculation. Index of chili anthracnose in treatment with M3 strain at two times before and after the pathogenic inoculation reached 22.2%, and equivalent with the chemical fungicide spray treatment. Besides, the effectiveness of anthracnose prevention of Bacillus sp. M3 and Bacillus sp. G5 performed singly best when treated before and after the pathogen was inoculated. Keywords: anthracnose, bacteria, Bacillus sp., bio-control, Colletotrichum sp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ năng đối kháng tốt với ba dòng nấm gây bệnh trên ớt gồm nấm Colletotrichum sp., Cũng như nhiều loại cây trồng khác, Rhizoctonia solani và Fusarium oxysporum chất lượng và sản lượng của cây ớt cay ở quy mô phòng thí nghiệm, trong đó dòng (Capsicum sp.) bị đe dọa nghiêm trọng vi khuẩn M3 có khả năng đối kháng cao bởi các loại bệnh hại, trong đó, bệnh thán nhất với nấm Colletotrichum sp. với hiệu thư do nấm Colletotrichum spp. gây ra là suất đối kháng đạt 45,15%. Tuy nhiên, một trong những bệnh đặc biệt quan trọng việc đánh giá hiệu quả của hai dòng vi do mầm bệnh có khả năng gây hại vào tất khuẩn Bacillus sp. phân lập này lên khả cả các giai đoạn sinh trưởng trên nhiều bộ năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp. phận của cây, làm mất giá trị thương gây bệnh thán thư trên ớt ở điều kiện nhà phẩm. Việc sử dụng thuốc hóa học liên lưới vẫn chưa thực hiện. Do đó, nghiên cứu tục trong thời gian dài để phòng trừ bệnh này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hại sẽ làm mầm bệnh dễ hình thành tính hiệu quả phòng trừ sinh học bệnh thán thư kháng, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng trên ớt do nấm Colletotrichum sp. gây ra hệ sinh thái nông nghiệp, đồng thời còn của hai dòng vi khuẩn phân lập có chức gây ra hiện tượng lưu tồn các hóa chất năng đối kháng sinh học tốt nấm độc hại trong nông sản gây ảnh hưởng Colletotrichum sp. ở điều kiện nhà lưới. đến sức khỏe người tiêu dùng (Trần Ánh Lụa, 2016). Nhiều công trình nghiên cứu 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP đã ghi nhận các dòng vi khuẩn thuộc chi NGHIÊN CỨU Bacillus có khả năng kiểm soát tốt nấm Colletotrichum spp. gây hại trên nhiều loại 2.1. Vật liệu cây trồng và mang lại hiệu quả cao. Điển Hai dòng vi khuẩn Bacillus sp. M3 và hình như nghiên cứu của Nguyễn Hửu Bacillus sp. G5 được phân lập lần lượt từ Thiện và Nguyễn Thị Thúy Kiều (2019) đã hạt mè và hạt gạo lên men có khả năng đối cho thấy hai chủng vi khuẩn thuộc chi kháng tốt với dòng nấm Colletotrichum Bacillus có ký hiệu Bacillus subtilis M3 và sp., trong đó dòng vi khuẩn M3 có hiệu Bacillus velezensis G5 được phân lập lần suất đối kháng đạt 45,15% và dòng vi lượt từ hạt mè và hạt gạo lên men có khả khuẩn G5 đạt 37,61% trong điều kiện in 88
- Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 vitro (Nguyễn Hửu Thiện và Nguyễn Thị Nấm Colletotrichum sp. gây bệnh Thúy Kiều, 2019) được cung cấp từ thán thư trên ớt được cung cấp từ phòng phòng thí nghiệm Vi sinh vật Đất, thí nghiệm Vi sinh vật Đất, Bộ môn Khoa Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp, học Đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại Trường Đại học Cần Thơ (bảng 1). học Cần Thơ. Bảng 1. Thông tin hai dòng vi khuẩn Bacillus sp. M3 và Bacillus sp. G5 được sử dụng trong nghiên cứu Độ tương Các dòng vi khuẩn trên cơ sở dữ liệu Dòng Nguồn gốc Định danh đồng (%) Tên loài vi khuẩn Số đăng ký M3 Hạt mè 99,70% Bacillus sp. IAM 12118 NR 112116.2 Bacillus sp. M3 G5 Hạt gạo 99,61% Bacillus sp. FZB42 NR 075005.2 Bacillus sp. G5 2.2. Phương pháp nghiên cứu ngày để tạo bào tử. Thu bào tử nấm bằng cách cho 10 mL nước cất vô trùng vào đĩa * Chuẩn bị ớt khỏe: Trồng và chăm petri chứa nguồn nấm đang phát triển, thu sóc theo quy trình của Trần Thị Ba và lấy bào tử nấm và cho qua vải lọc 2 lớp Võ Thị Bích Thủy (2019). Giá thể trồng vô trùng nhằm loại bỏ sợi nấm, xác định ớt được trộn với tỉ lệ 2 đất:2 phân bò:1 mật số nấm bằng lam đếm hồng cầu và xơ dừa theo thành phần khối lượng. Ngoài ra, thực hiện phun thuốc theo định hiệu chỉnh mật số đạt 2,5 106 bào tử/mL. kỳ nhằm phòng ngừa bọ trĩ và nhện vào Huyền phù sau khi chuẩn bị xong được giai đoạn cây con và trước khi chủng thêm vào 1‰ Tween 80 theo thể tích bệnh 15 ngày. trước khi sử dụng để chủng bệnh nhân tạo. * Nguồn vi khuẩn đối kháng: Vi 2.3. Nghiệm thức thí nghiệm khuẩn được tăng sinh bằng môi trường Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn TSB (trong 1 lít dung dịch TSB gồm: 17 g ngẫu nhiên với 11 nghiệm thức, 3 lần lặp Tryptone; 3 g Papaic digest soybean lại, mỗi lặp lại được thực hiện trên 1 cây meal; 2,5 g Glucose; 2,5 g Dipotassium ớt khỏe, cho trái đồng đều, các nghiệm phosphate và 5 g Sodium chloride) trên thức gồm: máy lắc tròn với tốc độ 120 vòng/phút Nghiệm thức 1: Phun nước cất tiệt trong 48 giờ. Tiến hành hiệu chỉnh mật số trùng (Đối chứng). vi khuẩn về 107 cfu/mL bằng nước cất tiệt Nghiệm thức 2: Phun vi khuẩn M3 2 trùng để thực hiện thí nghiệm đánh giá ngày trước chủng bệnh (PT-M3). khả năng phòng trị bệnh thán thư trên ớt Nghiệm thức 3: Phun vi khuẩn G5 2 của hai dòng vi khuẩn ở điều kiện nhà ngày trước chủng bệnh (PT-G5). lưới thông qua việc kiểm tra mật số vi Nghiệm thức 4: Phun vi khuẩn M3 khuẩn bằng phương pháp đếm sống nhỏ và G5 2 ngày trước chủng bệnh (PT- giọt (Hoben and Somasegaran, 1982). M3+G5). * Nấm Colletotrichum sp.: Được Nghiệm thức 5: Phun vi khuẩn M3 2 nuôi cấy trên môi trường PDA trong 10 ngày trước và sau chủng bệnh (PT+PS-M3). 89
- Nguyễn Hửu Thiện và ctv. Nghiệm thức 6: Phun vi khuẩn G5 2 cụ phun vi sinh vật (hand sprayer) để phun ngày trước và sau chủng bệnh (PT+PS-G5). 40 mL huyền phù bào tử nấm/chậu với Nghiệm thức 7: Phun vi khuẩn M3 mật số 2,5 106 bào tử/mL, phun ướt đều và G5 2 ngày trước và sau chủng bệnh toàn cây vào lúc chiều mát (không tạo vết (PT+PS-M3+G5). thương nhân tạo trên quả), sau đó thực Nghiệm thức 8: Phun vi khuẩn M3 2 hiện che mát và tạo điều kiện giữ ẩm cho ngày sau chủng bệnh (PS-M3). nấm bệnh xâm nhiễm. Các nghiệm thức phun vi khuẩn đối kháng được thực hiện Nghiệm thức 9: Phun vi khuẩn G5 2 ngày sau chủng bệnh (PS-G5). tương tự như phun huyền phù bào tử nấm, tuy nhiên với thể tích phun 80 mL ở mật Nghiệm thức 10: Phun vi khuẩn M3 số 107 cfu/mL cho một lần lặp lại (mỗi và G5 2 ngày sau khi chủng bệnh (PS- cây) và phun ướt đều lên toàn cây theo M3+G5). từng nghiệm thức tương ứng. Nghiệm thức 11: Phun thuốc hóa học hoạt chất Kresoxim-methyl theo nồng độ 2.5. Chỉ tiêu theo dõi khuyến cáo (250 mg/L) sau chủng bệnh 2 Đo đường kính phát triển của vết ngày (HH). bệnh và so sánh với bảng phân cấp chỉ số 2.4. Tiến hành thí nghiệm bệnh theo quy chuẩn Việt Nam được ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Việc đánh giá hiệu quả phòng và trị đối với dòng nấm Colletotrichum sp. gây nông thôn năm 2014 (QCVN 01-160: bệnh thán thư trên ớt trong điều kiện nhà 2014/BNNPTNT) để đánh giá chỉ số lưới của hai dòng vi khuẩn thử nghiệm nhiễm bệnh của quả ớt trên từng lặp lại. được tiến hành theo phương pháp của Đồng thời, đếm số lượng quả ớt bị nhiễm Huỳnh Thị Ngọc Hân (2016). bệnh vào thời điểm 4, 8, 12 và 16 ngày Chọn những cây ớt có số lượng và sau khi chủng bệnh để xác định tỷ lệ chất lượng trái tương đối đồng đều để thực nhiễm bệnh và hiệu quả giảm bệnh ở từng hiện bố trí thí nghiệm, sau đó dùng dụng lặp lại của mỗi nghiệm thức. * Công thức tính chỉ số bệnh: (n1 1) + (n3 3) + (n5 5) + (n7 7) + (n9 9) Chỉ số bệnh (%) = 100 (N C) Trong đó: n1, n3, n5, n7, n9 lần lượt là số trái bị bệnh cấp 1, 3, 5, 7, 9. N: Tổng số trái điều tra. C: Cấp bệnh quy ước cao nhất (9). n1: Số trái bị bệnh ở cấp 1 với ≥ 5% diện tích trái nhiễm bệnh. n3: Số trái bị bệnh ở cấp 3 với > 5 - 15% diện tích trái nhiễm bệnh. n5: Số trái bị bệnh ở cấp 5 với > 15 - 25% diện tích trái nhiễm bệnh. n7: Số trái bị bệnh ở cấp 7 với > 25 - 50% diện tích trái nhiễm bệnh. n9: Số trái bị bệnh ở cấp 9 với > 50% diện tích trái nhiễm bệnh. 90
- Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 2.6. Xử lý số liệu chủng bệnh là 0,74% và phun sau khi Số liệu thí nghiệm được xử lý trên chủng bệnh là 1,1%). Bên cạnh đó, các phần mềm MS Excel và kiểm định thống nghiệm thức được phun dòng đơn vi kê ANOVA, so sánh bằng phép thử khuẩn G5 tỏ ra kém hiệu quả hơn so với Tukey’s bằng phần mềm Minitab 16.2. các nghiệm thức được phun dòng đơn vi khuẩn M3, đặc biệt là nghiệm thức phun 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN dòng đơn vi khuẩn G5 sau chủng bệnh 2 ngày với chỉ số bệnh lên đến 7,0%, chỉ Kết quả khảo sát khả năng phòng, trị thấp hơn nghiệm thức đối chứng (8,9%). của 2 dòng vi khuẩn M3 và G5 với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên Đến thời điểm 8 NSCB, chỉ số bệnh ớt trong điều kiện nhà lưới thông qua chỉ ở các nghiệm thức tăng dần. Tuy vậy, số bệnh được trình bày ở bảng 2 cho thấy nghiệm thức phun dòng đơn vi khuẩn cả 2 dòng vi khuẩn M3 và G5 đều thể M3 kết hợp phun trước và sau khi chủng hiện khả năng kiểm soát tốt mầm bệnh bệnh vẫn kiểm soát tốt mầm bệnh với chỉ bệnh khi được sử dụng đơn lẻ hoặc kết số bệnh luôn đạt thấp nhất (3,1%) và hợp khi chỉ số bệnh ở các nghiệm thức xử không khác biệt ý nghĩa so với thuốc hóa lý duy trì ở mức 0,19% đến 98,9%. Trong học (3,3%). đó, các nghiệm thức phun dòng đơn vi Sang thời điểm 12 NSCB, hai nghiệm khuẩn M3 có chỉ số bệnh dao động từ thức phun vi khuẩn M3 trước và sau khi 0,19% đến 34,8%, trong khi các nghiệm chủng nấm bệnh và nghiệm thức phun thức phun dòng đơn vi khuẩn G5 dao thuốc hóa học tiếp tục có chỉ số bệnh thấp động từ 0,74% đến 91,3% và các nghiệm nhất so với các nghiệm thức còn lại với tỉ thức phun kết hợp 2 dòng vi khuẩn đạt lệ lần lượt là 12% và 4,4% (p < 0,05) và 1,1% đến 98,9%. không khác biệt khi so sánh với nhau Cụ thể, ở thời điểm 4 NSCB, các (p > 0,05). Đồng thời nghiệm thức phun nghiệm thức phun dòng vi khuẩn M3 đều dòng vi khuẩn G5 ở hai thời điểm trước ức chế tốt nấm bệnh, chỉ số bệnh dao và sau khi chủng bệnh không còn duy trì động từ 0,19% đến 1,1% và khác biệt tốt khả năng kiểm soát bệnh khi chỉ số không ý nghĩa so với thuốc hóa học bệnh tăng đột biến từ 7,8% (thời điểm 8 (0,56%) (p > 0,05), đồng thời nhỏ hơn và NSCB) lên 35,4%. Trong khi các nghiệm khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% thức còn lại vẫn duy trì chỉ số bệnh ở mức theo phép thử Tukey’s khi so với nghiệm thấp (ngoại trừ nghiệm thức phun dòng vi thức đối chứng (8,9%). Trong đó, nghiệm khuẩn G5 sau chủng bệnh 2 ngày và thức phun dòng đơn vi khuẩn M3 vào nghiệm thức phun dòng vi khuẩn G5 thời điểm trước khi chủng bệnh có chỉ số trước chủng bệnh 2 ngày), đặc biệt là 2 bệnh thấp nhất (0,19%) so với 2 thời nghiệm thức phun dòng đơn vi khuẩn M3 điểm phun vi khuẩn M3 còn lại (phun vi trước chủng bệnh (17,4%) và phun dòng khuẩn vào 2 thời điểm trước và sau khi vi khuẩn M3 sau chủng bệnh (30,4%). 91
- Nguyễn Hửu Thiện và ctv. Bảng 2. Chỉ số bệnh ghi nhận qua các thời điểm khảo sát Chỉ số bệnh qua các thời điểm khảo sát (%) STT Nghiệm thức 4 NSCB 8 NSCB 12 NSCB 16 NSCB a a a a 1 Đối chứng 8,9 66,3 85,0 100 f e de fg 2 M3 - PT 0,19 8,9 17,4 27,4 d c b c 3 G5 - PT 1,7 36,7 59,3 63,5 c c b c 4 M3 + G5 - PT 4,4 38,7 57,8 60,7 ef g ef gh 5 M3 - PT + PS 0,74 3,1 12,0 22,2 ef ef c ef 6 G5 - PT + PS 0,74 7,8 35,4 30,9 de d d d 7 M3 + G5 - PT + PS 1,1 25,2 22,6 49,1 de e de e 8 M3 - PS 1,1 1,5 20,0 34,8 b b b b 9 G5 - PS 7,04 54,3 61,5 91,3 d d c a 10 M3 + G5 - PS 1,9 27,6 43,9 98,9 ef g f h 11 Hóa học 0,56 3,3 4,4 15,6 F * * * * CV (%) 110,19 80,53 64,87 56,15 Ghi chú: *: Khác biệt ý nghĩa ở mức 5%; NSCB: Ngày sau chủng bệnh; M: Mè, G: Gạo; PT: Phun trước; PS: Phun sau; Trong cùng một cột, các chữ số có mẫu tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% theo phép thử Tukey’s. Hình 1. Cây ớt ở các nghiệm thức cho hiệu quả kiểm soát bệnh tốt nhất ghi nhận ở thời điểm 16 ngày sau chủng bệnh 92
- Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 Đến thời điểm 16 NSCB, chỉ số bệnh trước và sau khi chủng bệnh cho hiệu quả ở nghiệm thức đối chứng đạt 100%, cao cao nhất (chỉ số bệnh thấp nhất) đồng thời nhất và khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức không khác biệt ý nghĩa thống kê so với 5% theo phép thử Tukey’s so với các nghiệm thức phun thuốc hóa học. Qua đó nghiệm thức còn lại (p < 0,05), tuy nhiên cho thấy, cả 2 dòng vi khuẩn M3 và G5 không khác biệt so với nghiệm thức phun đều thể hiện hiệu quả kiểm soát tốt bệnh kết hợp 2 dòng vi khuẩn M3 và G5 trước thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây và sau khi chủng bệnh (p > 0,05). Trong ra trong điều kiện nhà lưới thông qua khả khi nghiệm thức phun dòng đơn vi khuẩn năng khống chế sự tiến triển chỉ số bệnh M3 trước và sau khi chủng bệnh cho hiệu qua các thời điểm thu thập chỉ tiêu. Tuy quả nhất khi có chỉ số bệnh thấp nhất nhiên, dòng vi khuẩn M3 cho hiệu quả (22,2%) và cao tương đương với nghiệm tốt hơn so so với dòng vi khuẩn G5 và kể thức phun thuốc hóa học (15,6%). Đồng cả khi kết hợp phun 2 dòng vi khuẩn với thời các nghiệm thức phun vi khuẩn M3 nhau. Kết quả này tương đồng với kết trước khi chủng bệnh (27,4%), phun vi quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Ngọc khuẩn G5 trước và sau khi chủng bệnh có Hân (2016) ghi nhận ba chủng vi khuẩn chỉ số bệnh thấp thứ 2 (30,9%). Tiếp theo Bacillus-P2, P17, P81 thể hiện khả năng là nghiệm thức phun vi khuẩn M3 vào đối kháng tốt với nấm Colletotrichum thời điểm sau chủng bệnh, cao thứ 3 với spp. gây bệnh thán thư trên ớt trong điều chỉ số bệnh là 34,8%. Trong khi các kiện in vitro với hiệu suất đối kháng trung nghiệm thức còn lại có chỉ số bệnh tương bình (52,59 - 56,57%) cho hiệu quả phòng trị cao và kiểm soát bệnh hiệu quả đối cao, dao động từ 49,1% đến 91,3%, trong điều kiện nhà lưới với hiệu quả mặc dù thấp hơn và khác biệt ý nghĩa ở giảm bệnh trên trái vào thời điểm 13 ngày mức 5% so với nghiệm thức đối chứng. sau khi xử lý lần lượt là 72,83%; 81%; Tóm lại, qua kết quả khảo sát cho 81,09%; 77,09% và 76,66%. Đồng thời, thấy các nghiệm thức phun vi khuẩn M3 thời điểm xử lý một lần trước khi lây thể hiện khả năng kiểm soát tốt bệnh thán nhiễm bệnh cho hiệu quả cao hơn xử lý thư và duy trì hiệu quả ổn định hơn so với sau khi lây bệnh. Theo Bailey (2006) hiệu dòng vi khuẩn G5, đồng thời khống chế quả của tác nhân phòng trừ sinh học liên chỉ số bệnh ở mức thấp và không khác quan đến nhiều cơ chế tác động khác biệt ý nghĩa so với thuốc hóa học. Bên nhau. Trong nhóm vi sinh vật có lợi, vi cạnh đó, có sự khác biệt về chỉ số bệnh ở khuẩn Bacillus spp. là một trong những các biện pháp phun cho thấy các nghiệm tác nhân kiểm soát sinh học được nghiên thức phun vi khuẩn ở hai thời điểm trước cứu và ứng dụng rộng rãi trong canh tác và sau khi chủng bệnh cho hiệu quả cao nông nghiệp bền vững. Cùng với ưu điểm hơn so với phun vi khuẩn 1 lần (trước nổi bật là khả năng hình thành cấu trúc hoặc sau khi chủng bệnh) ở hầu hết các nội bào tử nhằm giúp chống chịu tốt trong thời điểm khảo sát, đặc biệt là so với điều kiện môi trường bất lợi. Ngoài ra, nghiệm thức phun sau khi chủng bệnh 2 chúng còn sở hữu nhiều cơ chế quan ngày. Điển hình nhất là các nghiệm thức trọng thể hiện tiềm năng cao trong quản phun vi khuẩn M3 cho thấy hầu hết ở các lý bệnh hại trên các loại cây trồng như thời điểm khảo sát nghiệm thức phun khả năng tiết kháng sinh, cạnh tranh dinh 93
- Nguyễn Hửu Thiện và ctv. dưỡng và không gian sống hoặc ký sinh, Colletotrichum sp. gây ra. Trong đó dòng cơ chế tiêu sinh, kích thích tính kháng vi khuẩn Bacillus sp. M3 thể hiện khả bệnh của cây trồng, cạnh tranh sắt (Pal năng kiểm soát nấm Colletotrichum sp. and Gardener, 2006). Do đó, một tác nhân hiệu quả hơn khi được phun vào thời kiểm soát sinh học nhất định có thể hoạt điểm trước khi trái ớt bị nhiễm bệnh hoặc động thông qua một số cơ chế có khả phun hai lần vào thời điểm trước và sau năng được biểu hiện liên tiếp, đồng thời khi trái bị nhiễm bệnh sẽ giúp trái ớt có hoặc hiệp đồng khi tác động lên mầm chỉ số nhiễm bệnh thấp. bệnh. Thêm vào đó, hiệu quả của tác nhân phòng trừ sinh học cũng chịu tác động TÀI LIỆU THAM KHẢO của điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ 1. Bailey, M. J. (2006), Microbial Ecology of ẩm, bức xạ), khả năng thích ứng sinh thái Aerial Plant Surfaces. CABI. (sống sót, thiết lập quần thể) của tác nhân 2. Bardin, M., Ajouz, S., Comby, M., Lopez- phòng trừ sinh học (Bardin et al., 2015). Ferber, M., Graillot, B., Siegwart, M., & Theo đó, hiệu quả kiểm soát bệnh thán Nicot, P. C., (2015), Is the efficacy of thư do nấm Colletotrichum sp. điều kiện biological control against plant diseases likely ngoài nhà lưới của 2 dòng vi khuẩn to be more durable than that of chemical pesticides? Frontiers in Plant Science. 6. Bacillus sp. M3, Bacillus sp. G5 có thể do 3. Hoben, H.J. and Somasegaran, P. (1982), cả 2 dòng vi khuẩn có khả năng thích ứng Comparison of the Pour, Spread and Drop với điều kiện sinh thái môi trường đồng plate methods for enumeration of Rhizobium thời sở hữu nhiều cơ chế tác động đến spp. in inoculants made from presterilized mầm bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn đối kháng peat. Applied and environmental microbiology. 5: 1246 - 1247. phải có khả năng sống sót và phát triển 4. Huỳnh Thị Ngọc Hân (2016), Đánh giá hiệu bền vững để cho sự cạnh tranh diễn ra quả của một số chủng vi khuẩn Bacillus đối hiệu quả yêu cầu nhân tố đối kháng phải với bệnh thán thư trên ớt trong điều kiện chiếm giữ một nơi cư trú và có đặc điểm phòng thí nghiệm và nhà lưới (luận văn cao phát triển tương tự mầm bệnh (Bardin et học), Trường Đại học Cần Thơ. al., 2015). Bardin et al. (2015) ghi nhận 5. Nguyễn Hửu Thiện và Nguyễn Thị Thúy Kiều (2019), Phân lập và định danh một số mối tương quan giữa liều lượng xử lý tác dòng vi khuẩn từ hạt ngũ cốc lên men có khả nhân kiểm soát sinh học với độc tính của năng đối kháng với một số nấm bệnh gây hại mầm bệnh gây hại cây trồng. Điều này có trên ớt trong điều kiện in vitro (luận văn tốt thể giải thích cho các nghiệm thức áp dụng nghiệp đại học), Trường Đại học Cần Thơ. 107 trang. phun vi khuẩn đối kháng ở hai thời điểm 6. Pal, K. K., and Mc Spadden Gardener, B. trước và sau khi chủng bệnh thể hiện khả (2006), Biological Control of Plant năng ức chế tốt mầm bệnh và duy trì hiệu Pathogens, The Plant Health Instructor. quả kiểm soát bệnh theo thời gian. 7. Trần Ánh Lụa (2016), Khảo sát khả năng kích kháng lưu dẫn của vi khuẩn Bacillus spp. 4. KẾT LUẬN đối với bệnh cháy lá lúa do nấm Pyricularia oryzae cavara trong điều kiện nhà lưới (luận Trong điều kiện nhà lưới, cả hai dòng văn cao học), Trường Đại học Cần Thơ. vi khuẩn Bacillus sp. M3 và Bacillus sp. 8. Trần Thị Ba & Võ Thị Bích Thủy (2019), G5 đều thể hiện khả năng kiểm soát Giáo trình cây rau. Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, 233 trang. tốt bệnh thán thư trên ớt do nấm 94
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá khả năng tích lũy cacbon tại rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc, khu vực xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên
6 p | 81 | 6
-
Đánh giá khả năng kiểm soát nấm Alternaria sp. gây bệnh đốm nâu trên lá cây chanh dây bằng chế phẩm Trichoderma atroviride T4
8 p | 94 | 5
-
Tuyển chọn chủng vi khuẩn bacillus có hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae được phân lập từ vùng trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 16 | 4
-
Xác định tiềm năng ức chế virus dịch tả lợn châu Phi của một số hoạt chất thảo dược
8 p | 20 | 4
-
Đánh giá khả năng kiểm soát sinh học bệnh rụng lá corynespora bằng vi khuẩn Bacillus Sp. S29 từ in vitro, Ex – vivo đến quy mô vườn ươm
11 p | 41 | 3
-
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật đối kháng trong kiểm soát nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long
7 p | 28 | 3
-
Đánh giá khả năng kiểm soát tuyến trùng Meloidogyne spp. gây sung rễ hồ tiêu của cấy mè (Sesame indicum) và cúc vạn thọ (Tagetes spp)
6 p | 72 | 3
-
Hiệu quả kiểm soát sinh học rầy mềm Aphis gossypii (Hemiptera: Aphididae) của bọ mắt to Geocoris ochropterus (Hemiptera: Geocoridae)
8 p | 18 | 3
-
Phân lập và tuyển chọn các dòng Bacillus spp có khả năng kiểm soát Vibrio parahemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy ở tôm
11 p | 11 | 3
-
Khảo sát khả năng kiểm soát bệnh đốm lá vi khuẩn (Xanthomonas sp.) của Bacillus velezensis OM017175 trên cây ớt sừng vàng (Capsicum annuum) ở điều kiện in vitro và nhà lưới
7 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng kiểm soát nhện lông nhung (Eriophyes dimocarpi) của nhện bắt mồi (Amblyseius sp.) trên cây nhãn
4 p | 68 | 2
-
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất dốc trồng chè tỉnh Yên Bái
6 p | 9 | 2
-
Khả năng ức chế vi khuẩn lam (Microcystis aeruginosa) của dịch tách chiết từ rơm khô
8 p | 17 | 2
-
Đánh giá khả năng kháng khuẩn của giấm táo
8 p | 20 | 2
-
Nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum truncatum gây bệnh thán thư ở quả đu đủ bằng Streptomyces murinus NARZ
12 p | 2 | 1
-
Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến khả năng nảy mầm, sinh trưởng và sinh bào tử của nấm kí sinh côn trùng Purpureocillium lilacinum và Beauveria bassiana phân lập từ vườn cây hồ tiêu tại tỉnh Đắk Lắk
7 p | 5 | 1
-
Phân lập và đánh giá khả năng ly giải của thực khuẩn thể trên vi khuẩn Pectobacterium spp. gây bệnh thối nhũn rau cải thảo (Brassica rapa subsp. pekinensis)
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn