Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2016<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN<br />
THỰC PHẨM HẢI SẢN CỦA NGƯỜI LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ<br />
THU MUA HẢI SẢN VÀ CHỢ CÁ Ở KHÁNH HÒA<br />
ASSESSING THE KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICES OF WORKER<br />
ON SEAFOOD SAFETY AT SEAFOOD ESTABLISHMENTS AND FISH MARKET<br />
IN KHANH HOA PROVINCE<br />
Nguyễn Thuần Anh1, Nguyễn Thị Lộc2<br />
Ngày nhận bài: 27/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 15/12/2015; Ngày duyệt đăng: 15/3/2016<br />
<br />
TÓM TẮT:<br />
Để quản lý an toàn thực phẩm hải sản trong chuỗi cung ứng hải sản thì việc hiểu biết tốt hơn về kiến thức,<br />
kỹ năng và thái độ đối với an toàn thực phẩm (ATTP) hải sản của người làm việc tại các mắt xích trong chuỗi<br />
cung ứng hải sản là hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, 384 đối tượng làm việc tại các cơ sở thu mua hải<br />
sản và chợ cá đã được phỏng vấn bằng phương pháp trực tiếp có sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả<br />
điều tra cho thấy: tỷ lệ nam, nữ lao động tại các cơ sở thu mua hải sản xấp xỉ bằng nhau (nam: 51,8% và nữ:<br />
48,2%),nhưng ở chợ cá thì đa phần là nữ (96,2%), chủ yếu ở độ tuổi lao động (18-40 tuổi). Ở cơ sở thu mua<br />
(CSTM) tỷ lệ người làm việc 1-5 năm là cao nhất (47,6%), ở chợ những người làm việc trên 5 năm lại chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất (61,5%). Trình độ học vấn của các đối tượng chủ yếu là tiểu học và trung học cơ sở. Nguồn thông<br />
tin về an toàn thực phẩm được các đối tượng tiếp cận nhiều nhất và hiệu quả nhất là tivi. Trên 75% đối tượng<br />
đạt yêu cầu kiến thức và thực hành về ATTP, và 42,2% đối tượng đạt yêu cầu thái độ đối với vấn đề ATTP. Có<br />
mối liên quan thuận chiều giữa điểm số về kiến thức, thái độ và thực hành an toàn thực phẩm hải sản. Những<br />
người có điểm kiến thức cao thì có điểm thái độ và thực hành cao (p 50% điểm tối đa)<br />
Số đối tượng<br />
<br />
%<br />
<br />
Kiến thức về ATTP hải sản<br />
<br />
301<br />
<br />
78.4<br />
<br />
Thái độ đối với vấn đề ATTP hải sản<br />
<br />
162<br />
<br />
42.2<br />
<br />
Thực hành ATTP hải sản<br />
<br />
333<br />
<br />
86.7<br />
<br />
Kết quả ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ đối tượng<br />
có thái độ, kiến thức và thực hành ATTP đạt<br />
yêu cầu lần lượt là 42,2% , 78,4% và 86,7%.<br />
Đa số người làm việc tiếp xúc với hải sản cho<br />
biết họ có biết một số quy định liên quan đến<br />
an toàn vệ sinh thực phẩm và buộc thực hiện<br />
theo qui định nhưng không thấy tự nguyện và<br />
thoải mái khi thực hiện (thái độ đối với vấn đề<br />
ATTP còn mang tính đối phó). Vì vậy cần nâng<br />
cao ý thức và thái độ thực hiện đúng các qui<br />
định liên quan đến ATTP hải sản.<br />
Kết quả phân tích tương quan cho thấy<br />
giữa điểm số kiến thức, thái độ và thực hành về<br />
an toàn thực phẩm hải sản của người làm việc<br />
<br />
tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ cá ở<br />
Khánh Hòa là có tương quan có ý nghĩa thống<br />
kê (p