intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá liên quan giữa thân nhiệt của bệnh nhân chấn thương nặng với một số chỉ số hóa sinh máu

Chia sẻ: Văng Thị Bảo Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

57
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá liên quan giữa thân nhiệt của bệnh nhân chấn thương nặng với một số chỉ số hóa sinh máu trình bày nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quann giữa thân nhiệt của bệnh nhân chấn thương nặng khi và phòng mổ và một số chỉ số sinh hóa máu (pH, lactate, BE). 52 bệnh nhân chấn thương nặng, có chỉ định phẫu thuật được đưa vào nghiên cứu,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá liên quan giữa thân nhiệt của bệnh nhân chấn thương nặng với một số chỉ số hóa sinh máu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ LIÊN QUAN GIỮA THÂN NHIỆT CỦA BỆNH NHÂN<br /> CHẤN THƯƠNG NẶNG VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU<br /> Bùi Thị Hạnh1, Nguyễn Hữu Tú2<br /> 1<br /> <br /> Bệnh viện Việt Đức, 2Trường Đại học Y Hà Nội<br /> <br /> Nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa thân nhiệt của bệnh nhân chấn thương nặng khi vào<br /> phòng mổ và một số chỉ số sinh hóa máu (pH, lactate, BE). 52 bệnh nhân chấn thương nặng, có chỉ định<br /> phẫu thuật được đưa vào nghiên cứu. Nhiệt độ cơ thể (đo tại thực quản), pH, lactate, BE máu động mạch<br /> được đánh giá đồng thời ngay khi vào phòng mổ. Hạ thân nhiệt được định nghĩa khi nhiệt độ thực quản <<br /> 36oC. Kết quả cho thấy 73,1% bệnh nhân chấn thương nặng có hạ thân nhiệt khi vào phòng mổ; 13,5% có<br /> hạ thân nhiệt trung bình (32,1 - 34 oC). Thân nhiệt của bệnh nhân có mối tương quan tương đối chặt với<br /> pH, BE và lactate máu: r = 0,64, 0,66 và - 0,65 (p < 0,01). Thân nhiệt của bệnh nhân chấn thương nặng<br /> khi vào phòng mổ tương quan đồng biến với chỉ số pH, BE, và tương quan nghịch biến với lactate máu<br /> động mạch.<br /> Từ khóa: chấn thương, hạ thân nhiệt, toan chuyển hoá<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 2/3 bệnh nhân đa chấn thương có hạ thân<br /> <br /> vong và biến chứng [1; 2]. Tại Việt Nam, chưa<br /> <br /> nhiệt khi nhập viện. Ở những bệnh nhân chấn<br /> <br /> có nghiên cứu nào đánh giá mối liên quan<br /> <br /> thương nặng thường có mất máu, tụt huyết<br /> <br /> giữa hạ thân nhiệt với các chỉ số hoá sinh<br /> <br /> áp, thiếu oxy tổ chức, hậu quả là chuyển hóa<br /> <br /> máu quan trọng như pH, lactate và BE. Để<br /> <br /> yếm khí trong tế bào gây ra tình trạng toan<br /> <br /> góp phần cho tiên lượng và định hướng điều<br /> <br /> chuyển hóa. Các rối loạn này có thể xuất hiện<br /> <br /> trị bệnh nhân chấn thương tốt hơn, nghiên<br /> <br /> sớm khi chưa có biểu hiện sốc trên lâm sàng<br /> <br /> cứu này được tiến hành nhằm: Đánh giá mối<br /> <br /> do các cơ chế bù trừ của cơ thể và mất đi<br /> <br /> liên quan giữa thân nhiệt khi vào phòng mổ<br /> <br /> muộn; khi các dấu hiệu lâm sàng đã về bình<br /> <br /> với một số chỉ số hoá sinh máu ở bệnh nhân<br /> <br /> thường vẫn có 85% bệnh nhân còn dấu hiệu<br /> <br /> chấn thương nặng.<br /> <br /> giảm tưới máu tổ chức. Hai chỉ số hóa sinh<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> phản ánh mức độ toan chuyển hóa là lactate<br /> và kiềm dư (BE) đã được chứng minh là có<br /> giá trị trong đánh giá độ nặng, tiên lượng và<br /> đáp ứng điều trị trên bệnh nhân chấn thương.<br /> Hạ thân nhiệt cùng với toan chuyển hoá và rối<br /> loạn đông máu được coi là “tam chứng chết”<br /> ở bệnh nhân chấn thương, làm tăng tỷ lệ tử<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> Nghiên cứu được tiến hành tại phòng mổ<br /> cấp cứu bệnh viện Việt Đức từ tháng 2 9/2012. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân<br /> chấn thương có điểm tổn thương giải phẫu<br /> ISS ≥ 16, tuổi ≥ 16, có chỉ định phẫu thuật.<br /> Loại trừ khỏi nghiên cứu những bệnh nhân có<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Bùi Thị Hạnh, khoa Gây mê Hồi sức, bệnh<br /> viện Việt Đức<br /> Email: trachoma76@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 13/1/2013<br /> <br /> chấn thương sọ não, bệnh nhân đã được đặt<br /> <br /> Ngày được chấp thuận: 20/6/2013<br /> <br /> phẫu thuật tại cơ sở y tế khác.<br /> <br /> TCNCYH 83 (3) - 2013<br /> <br /> ống nội khí quản và dùng an thần, truyền bicarbornat trước đó, hoặc đã được điều trị<br /> <br /> 75<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> hại hoặc có nguy cơ có hại cho bệnh nhân.<br /> <br /> 2. Phương pháp<br /> Nghiên cứu tiến cứu mô tả, có phân tích.<br /> Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu khi vào<br /> <br /> Xét nghiệm một số chỉ số sinh hóa máu là chỉ<br /> định bắt buộc trong quá trình gây mê hồi sức<br /> <br /> phòng mổ được thăm khám lâm sàng và đánh<br /> <br /> bệnh nhân nặng. Nghiên cứu đã được thông<br /> qua hội đồng khoa học Đại học Y Hà Nội và<br /> <br /> giá theo mẫu phiếu nghiên cứu bao gồm: đặc<br /> điểm dịch tễ, một số chỉ số hóa sinh máu (pH,<br /> <br /> hội đồng y đức bệnh viện Việt Đức.<br /> <br /> lactat, BE), diễn biến của gây mê hồi sức,<br /> phẫu thuật và điều trị sửa chữa các rối loạn<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> chỉ số hóa sinh máu.<br /> Đo nhiệt độ thực quản (1/3 trên thực quản)<br /> ngay khi tiếp nhận bệnh nhân bằng dây đo<br /> <br /> Tuổi trung bình trong nghiên cứu: 34,2 ±<br /> 14,8 tuổi (16 - 75), trong đó nam chiếm 80,8%<br /> <br /> nhiệt độ liên tục: đo khoảng cách từ mũi tới<br /> ngang sụn nhẫn và đánh dấu khoảng cách<br /> <br /> và nữ 19,2%. Đa số bệnh nhân có tổn thương<br /> <br /> sau đó đặt dây đo nhiệt độ qua đường mũi<br /> cho tới vị trí đánh dấu. Nhiệt độ hiển thị liên<br /> <br /> Thân nhiệt của bệnh nhân khi vào phòng<br /> <br /> tục trên máy và được theo dõi trong suốt<br /> cuộc mổ.<br /> <br /> trên hai vùng cơ thể chiếm 61,5%.<br /> mổ: Nhiệt độ trung bình là 35,5 ± 1,7oC (32,8 38,3), trong đó 73,1% bệnh nhân có hạ thân<br /> nhiệt từ nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ tử vong<br /> <br /> 3. Xử lý số liệu<br /> <br /> tăng theo mức độ hạ thân nhiệt; 71,4% ở<br /> <br /> Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần<br /> <br /> nhóm hạ thân nhiệt trung bình so với 25,8% ở<br /> <br /> mềm SPSS 16.0. Sử dụng các test: t - stu-<br /> <br /> nhóm hạ thân nhiệt nhẹ và 7,1% nhóm không<br /> <br /> dent, test χ2 so sánh các giá trị trung bình<br /> <br /> hạ thân nhiệt (p < 0,01).<br /> <br /> hoặc các tỷ lệ. Xác định liên quan của thân<br /> nhiệt với một số chỉ số sinh hóa máu bằng hệ<br /> số tương quan r, p < 0,05 được coi là khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> 2. Mối tương quan của một số chỉ số<br /> sinh hóa với thân nhiệt<br /> 2.1. Tương quan giữa thân nhiệt của<br /> bệnh nhân và pH máu<br /> <br /> 4. Đạo đức trong nghiên cứu<br /> Nghiên cứu nhằm mục đích giúp phát hiện,<br /> dự phòng và điều trị các rối loạn do hạ thân<br /> nhiệt gây ra, không sử dụng các can thiệp có<br /> <br /> pH máu trung bình của bệnh nhân là 7,33<br /> ± 0,12, trong đó 50% bệnh nhân có toan máu<br /> khi vào phòng mổ.<br /> <br /> Bảng 1. Đặc điểm thân nhiệt và tỷ lệ tử vong theo pH máu<br /> Nhiệt độ<br /> (oc)<br /> <br /> Bệnh nhân hạ<br /> thân nhiệt (%)<br /> <br /> 36,02 ± 1,05<br /> <br /> 57,7<br /> <br /> 11,5<br /> <br /> Nhẹ - vừa (pH 7,21 - 7,35)<br /> <br /> 35,28 ± 0,98<br /> <br /> *<br /> <br /> 82,4<br /> <br /> 35,3*<br /> <br /> Nặng (pH ≤ 7,20)<br /> <br /> 34,60 ± 0,87**<br /> <br /> 100**<br /> <br /> 55,6**<br /> <br /> Mức toan máu<br /> <br /> Thông số<br /> <br /> Không toan (pH > 7,35)<br /> <br /> 76<br /> <br /> Tử vong<br /> (%)<br /> <br /> TCNCYH 83 (3) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ hạ thân nhiệt tăng lên theo mức độ giảm pH máu; *p < 0,01 so với nhóm<br /> không toan máu, **p < 0,01 so với cả 2 nhóm còn lại.<br /> <br /> Biểu đồ 1. Tương quan giữa thân nhiệt và pH máu<br /> Thân nhiệt vào phòng mổ có tương quan tuyến tính đồng biến tương đối chặt với pH máu<br /> r = 0,64, p < 0,01.<br /> 2.2. Tương quan giữa thân nhiệt của bệnh nhân và lactate máu<br /> Nồng độ lactate máu trung bình là 7,5 ± 5,2 mmol/l (0,7 - 20,1). Tỷ lệ bệnh nhân có lactate<br /> máu > 4 mmol/l chiếm 59,6%; chỉ có 13,5% bệnh nhân có lactate máu bình thường.<br /> Bảng 2. Đặc điểm thân nhiệt và tỷ lệ tử vong theo lactate máu<br /> <br /> Lactate (mmol/l)<br /> <br /> Thông số<br /> <br /> Nhiệt độ (oc)<br /> <br /> Bệnh nhân<br /> hạ thân nhiệt (%)<br /> <br /> Tử vong<br /> (%)<br /> <br /> 0 - 2 (bình thường)<br /> <br /> 36,4 ± 0,6<br /> <br /> 42,9<br /> <br /> 14,3<br /> <br /> 2.1 - 4 (toan nhẹ)<br /> <br /> 36,2 ± 0,8<br /> <br /> 64,3*<br /> <br /> 0<br /> <br /> > 4 (toan nặng)<br /> <br /> 35,0 ± 1,1**<br /> <br /> 83,9**<br /> <br /> 41,9**<br /> <br /> Nhiệt độ trung bình ở nhóm lactate máu > 4 mmol/l thấp hơn có ý nghĩa so với 2 nhóm còn lại.<br /> Tỷ lệ bệnh nhân có hạ thân nhiệt khi vào phòng mổ tăng lên theo mức độ tăng lactate máu. Ở<br /> nhóm lactate máu > 4 mmol/l, tỷ lệ tử vong là 41,9%, *p < 0,01 so với nhóm lactate máu bình<br /> thường, **p < 0,01 so với 2 nhóm còn lại.<br /> Thân nhiệt có mối tương quan tuyến tính nghịch biến chặt với nồng độ lactate máu (r = - 0,65,<br /> p < 0,01) (biểu đồ 2).<br /> 2.3. Tương quan giữa thân nhiệt của bệnh nhân và BE máu<br /> BE máu trung bình là - 5,4 ± 7,4; 40,4% bệnh nhân có BE máu < - 6.<br /> Ở nhóm có BE máu < - 6: nhiệt độ trung bình giảm, tỷ lệ bệnh nhân có hạ thân nhiệt và tỷ lệ tử<br /> vong tăng lên một cách đáng kể, *p < 0,01 so với 2 nhóm còn lại (bảng 3).<br /> TCNCYH 83 (3) - 2013<br /> <br /> 77<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Biểu đồ 2. Tương quan giữa thân nhiệt và lactat máu<br /> Bảng 3. Đặc điểm thân nhiệt và tỷ lệ tử vong theo BE máu<br /> Thông số<br /> BE máu<br /> <br /> Nhiệt độ<br /> (oc)<br /> <br /> Bệnh nhân<br /> hạ thân nhiệt (%)<br /> <br /> Tử vong (%)<br /> <br /> ≥ -2<br /> <br /> 36,2 ± 0,8<br /> <br /> 52,4<br /> <br /> 9,5<br /> <br /> -2.1 → -6<br /> <br /> 35,6 ± 0,9<br /> <br /> 80<br /> <br /> 10<br /> <br /> < -6<br /> <br /> 34,8 ± 1,1*<br /> <br /> 90,5*<br /> <br /> 52,4*<br /> <br /> Biểu đồ 3. Mối tương quan giữa thân nhiệt và BE máu<br /> Thân nhiệt của bệnh nhân khi vào phòng mổ có mối tương quan đồng biến chặt với BE máu<br /> r = 0,66, p < 0,01.<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Nhiệt độ trung bình của bệnh nhân khi vào<br /> <br /> theo mức độ hạ thân nhiệt; 71,4% ở nhóm hạ<br /> <br /> phòng mổ trong nghiên cứu này là 35,5 ± 1,7<br /> <br /> thân nhiệt trung bình so với 25,8% ở nhóm hạ<br /> thân nhiệt nhẹ và 7,1% nhóm không hạ thân<br /> <br /> (32,8 – 38,3oC). 73,1% bệnh nhân có hạ thân<br /> nhiệt khi vào phòng mổ. Tỷ lệ tử vong tăng<br /> <br /> nhiệt. Kết quả nghiên cứu của Jurkovich và<br /> cộng sự cũng cho thấy tỷ lệ tử vong tăng theo<br /> <br /> 78<br /> <br /> TCNCYH 83 (3) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> mức độ hạ thân nhiệt là 40% với bệnh nhân<br /> o<br /> <br /> Các nghiên cứu cũng đưa ra kết luận lactate<br /> <br /> có thân nhiệt < 34 C và 69% với thân nhiệt<br /> < 33oC, 100% với thân nhiệt < 32oC [1]. Các<br /> <br /> máu có liên quan trực tiếp với tỷ lệ tử vong, là<br /> một chỉ số tốt tiên lượng tử vong và đánh giá<br /> <br /> nghiên cứu cũng đưa ra kết luận hạ thân nhiệt<br /> ở bệnh nhân chấn thương làm tăng tỷ lệ tử<br /> <br /> đáp ứng điều trị ở bệnh nhân chấn thương<br /> nặng [6].<br /> <br /> vong, tăng thời gian điều trị ICU và thời gian<br /> nằm viện [2; 4].<br /> <br /> Kết quả cho thấy nhiệt độ trung bình của<br /> nhóm bệnh nhân có lactat máu > 4mmol/l<br /> <br /> pH máu trung bình trong nghiên cứu của<br /> <br /> thấp hơn có ý nghĩa so với 2 nhóm còn lại<br /> <br /> chúng tôi là: 7,33 ± 0,12, trong đó 50% bệnh<br /> nhân có toan máu khi vào phòng mổ. Tỷ lệ tử<br /> <br /> (p < 0,01). Do chấn thương càng nặng, mất<br /> máu càng nhiều, thiếu oxy nặng dẫn đến<br /> <br /> vong tăng lên theo mức độ toan máu, 55,6% ở<br /> nhóm toan máu nặng so với 35,3% ở nhóm<br /> <br /> tăng chuyển hóa yếm khí, hậu quả làm tăng<br /> lactate máu. Hơn nữa, bệnh nhân chấn<br /> <br /> toan máu vừa và nhẹ. Nghiên cứu của các tác<br /> giả Cerovic, Abramson, Husain cho thấy tỷ lệ<br /> <br /> thương càng nặng thì hạ thân nhiệt xảy ra<br /> sớm và nhiều. Tình trạng toan chuyển hóa sẽ<br /> <br /> tử vong ở bệnh nhân chấn thương tăng khi có<br /> <br /> càng làm nặng thêm tình trạng hạ thân nhiệt<br /> <br /> toan chuyển hóa và hạ thân nhiệt. Các nghiên<br /> cứu cũng đưa ra kết luận pH là yếu tố để theo<br /> <br /> và ngược lại. Khi xem xét mối tương quan<br /> giữa thân nhiệt và lactate máu chúng tôi<br /> <br /> dõi điều trị và tiên lượng tử vong ở bệnh nhân<br /> chấn thương [5; 7].<br /> <br /> nhận thấy thân nhiệt khi vào phòng mổ có<br /> mối tương quan tuyến tính chặt với nồng độ<br /> <br /> Tỷ lệ bệnh nhân có hạ thân nhiệt cũng tăng<br /> theo mức độ toan máu, 100% bệnh nhân toan<br /> <br /> lactate máu (r = - 0,65, p < 0,01).<br /> Để đánh giá độ nặng của toan chuyển hóa<br /> <br /> nặng có hạ thân nhiệt khi vào phòng mổ (32,8<br /> <br /> ngoài pH và lactate máu chỉ số kiềm dư (BE)<br /> <br /> o<br /> <br /> - 35,5 C). Kết quả nghiên cứu này cho thấy<br /> pH máu có mối tương quan tuyến tính với<br /> <br /> cũng thường được sử dụng trong lâm sàng.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, BE dao động<br /> <br /> nhiệt độ cơ thể khi vào phòng mổ (r = 0,64,<br /> p < 0,01).<br /> <br /> từ - 20,6 đến 6,9. Trong đó có 40,9% bệnh<br /> nhân có BE < - 6, đây là mốc tiên lượng nguy<br /> <br /> Lactate máu là sản phẩm chuyển hóa yếm<br /> khí của tế bào, tăng cao trong trường hợp<br /> <br /> hiểm ở bệnh nhân chấn thương [3]. Các<br /> nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng<br /> <br /> giảm tưới máu, thiếu oxy. Vì vậy, được dùng<br /> <br /> cho thấy những bệnh nhân chấn thương có<br /> <br /> để đánh giá mức độ toan chuyển hóa [5].<br /> Trong nghiên cứu này lactate máu trung<br /> <br /> BE < - 6 tỷ lệ tử vong, thời gian nằm viện và<br /> các biến chứng cao hơn một cách có ý nghĩa<br /> <br /> bình là 7,5 ± 5,2 mmol/l, trong đó bệnh nhân có<br /> lactat máu > 4 chiếm tỷ lệ cao (59,6%) và tử<br /> <br /> so với nhóm bệnh nhân có BE > - 6 [8; 9]. Vũ<br /> Thị Thu Giang nghiên cứu về chỉ số kiềm dư<br /> <br /> vong ở nhóm này là 41,9%. Abramson và cộng<br /> sự nghiên cứu trên những bệnh nhân chấn<br /> <br /> trong tiên lượng bệnh nhân chấn thương đã<br /> đưa ra kết luận BE là yếu tố có giá trị trong<br /> <br /> thương nặng thấy thời gian lactate máu về bình<br /> <br /> tiên lượng bệnh nhân chấn thương: bệnh<br /> <br /> thường là một yếu tố tiên lượng quan trọng.<br /> Những bệnh nhân có lactate về bình thường<br /> <br /> nhân được coi là tiên lượng tốt khi BE trước<br /> mổ > - 6, và được coi là nặng, có nguy cơ tử<br /> <br /> trong 24 giờ đều sống sót trong khi ở nhóm<br /> lactate máu được kiểm soát sau 24 - 48 giờ và<br /> <br /> vong khi BE trước mổ ≤ - 6 [3].<br /> Tỷ lệ tử vong tăng theo độ giảm của BE máu,<br /> <br /> sau 48 giờ tỷ lệ tử vong là 25% và 86% [5].<br /> <br /> 52,4% tử vong ở nhóm bệnh nhân có BE < - 6<br /> <br /> TCNCYH 83 (3) - 2013<br /> <br /> 79<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2