Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN ĐỘ Ứ NƯỚC THẬN SAU MỔ NỘI SOI<br />
LẤY SỎI NIỆU QUẢN NGẢ HÔNG LƯNG CÓ ĐẶT THÔNG JJ<br />
Nguyễn Thiện Trung*, Trần Văn Nguyên*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Đánh giá mức độ cải thiện độ ứ nước thận qua siêu âm trên bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi<br />
hông lưng sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản có đặt thông JJ.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân sau phẫu thuật<br />
nội soi hông lưng sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản có đặt thông JJ từ tháng 3/2010 đến tháng 4/2011 tại bệnh viện<br />
Đa khoa Thành phố Cần thơ.<br />
Kết quả: Sự cải thiện độ ứ nước thận qua siêu âm trên 33 bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi hông lưng sau<br />
phúc mạc lấy sỏi niệu quản có đặt thông JJ. Sau phẫu thuật 1 tuần, có 60,6% bệnh nhân có cải thiện độ ứ nước<br />
thận. Sau 3-4 tuần, có 91% bệnh nhân có cải thiện độ ứ nước thận, trong đó có 36,4% bệnh nhân hồi phục về<br />
bình thường.<br />
Kết luận: Trên bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi hông lưng sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản có đặt thông JJ,<br />
độ ứ nước thận được cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật 3-4 tuần, vì thế chúng tôi đề nghị nên rút thông JJ sau phẫu<br />
thuật 3-4 tuần.<br />
Từ khóa: độ ứ nước thận, phẫu thuật nội soi hông lưng sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATE THE ALLEVIATION OF HYDRONEPHROSIS IN PATIENTS AFTER<br />
RETROPERITONEAL LAPAROSCOPIC URETEROLITHOTOMY WITH INDWELLING JJ STENT<br />
Nguyen Thien Trung, Tran Van Nguyen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 51 - 53<br />
Objectives: To evaluate the alleviation of hydronephrosis by ultrasonography in patients after retroperitoneal<br />
laparoscopic ureterolithotomy with indwelling JJ stent.<br />
Patients and methods: Cross-sectional study in patients who underwent retroperitoneal laparoscopic<br />
ureterolithotomy with indwelling JJ stent from 3/2010 to 4/2011 at Cantho General Hospital.<br />
Results: 33 patients after retroperitoneal laparoscopic ureterolithotomy with indwelling JJ stent were<br />
evaluated the alleviation of hydronephrosis by ultrasonography. After 1 week, there were 60.6% of patient<br />
alleviated the degree of hydronephrosis. After 3-4 week, there were 91% of patient alleviated the degree of<br />
hydronephrosis, and 39.4% of all patients were recovered to normal kidney.<br />
Conclusions: In patients underwent retroperitoneal laparoscopic ureterolithotomy with indwelling JJ stent,<br />
the degree of hydronephrosis was alleviated dramatically after 3-4 weeks. Therefore, we suggest that JJ stent should<br />
be removed after 3-4 weeks.<br />
Keywords: hydronephrosis, retroperitoneal laparoscopic ureterolithotomy.<br />
ứng dụng rộng rãi trong một số bệnh lý. Trong<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
điều trị sỏi niệu quản, phẫu thuật nội soi hông<br />
Phẫu thuật nội soi trong niệu khoa đã được<br />
lưng sau phúc mạc lấy sỏi đứng một vị trí khá<br />
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ<br />
Tác giả liên lạc: Bs. Nguyễn Thiện Trung, ĐT: 0982952424,<br />
*<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Email: luckystorm2004@gmail.com<br />
<br />
51<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
quan trọng trong những trường hợp sỏi khó hay<br />
những đơn vị chưa trang bị được các phương<br />
tiện tối ưu hơn như máy tán sỏi ngoài cơ thể hay<br />
nội soi tán sỏi bằng thủy động học, LASER hay<br />
siêu âm (6)(7)(8).Sau phẫu thuật việc có cần thiết<br />
đặt thông JJ lưu niệu quản hay không còn là vấn<br />
đề đáng bàn cãi, bên cạnh việc hỗ trợ hồi phục<br />
nhanh cho bệnh nhân, còn có các nguy cơ biến<br />
chứng khi đặt thông JJ. Chúng tôi thực hiện<br />
nghiên cứu này bước đầu nhằm đánh giá khả<br />
năng cải thiện độ ứ nước thận sau khi được đặt<br />
thông JJ và sự cải thiện này thực sự diễn ra trong<br />
khoảng thời gian bao lâu và thời điểm nào là<br />
thích hợp nhất để rút thông JJ, từ đó hạn chế<br />
được nhiều nguy cơ biến chứng do thông JJ gây<br />
nên. Bệnh nhân được siêu âm lúc tái khám sau<br />
phẫu thuật 1 tuần và sau 3-4 tuần, độ ứ nước<br />
thận được ghi nhận lại.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân được chỉ định nhập viện tại<br />
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ với<br />
chẩn đoán sỏi niệu quản hay sỏi bể thận, được<br />
chỉ định mổ nội soi hông lưng sau phúc mạc lấy<br />
sỏi, kèm đặt thông JJ, trong khoảng thời gian từ<br />
03/2010 – 04/2011.<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu: tất cả các bệnh nhân<br />
sau phẫu thuật nội soi hông lưng sau phúc mạc<br />
lấy sỏi niệu quản, có đặt thông JJ, không giới<br />
hạn tuổi, giới, bệnh lý kèm theo.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận<br />
tiện. Cỡ mẫu: tất cả các bệnh nhân thỏa tiêu<br />
chuẩn chọn mẫu, nhập viện từ 03/2010 đến<br />
04/2011.<br />
Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi hông<br />
lưng sau phúc mạc lấy sỏi, kèm đặt thông JJ. Sau<br />
1 tuần, và sau 3-4 tuần bệnh nhân được đánh giá<br />
lại độ ứ nước thận qua siêu âm.<br />
<br />
52<br />
<br />
Định nghĩa<br />
Thận ứ nước là hậu quả của tình trạng tắc<br />
đường dẫn niệu trong hoặc ngoài đường tiết<br />
niệu, nước tiểu sản xuất ra sẽ ứ lại trong thận,<br />
khiến thận-niệu quản dãn (4).<br />
Phân độ ứ nước thận trên siêu âm: nhẹ (độ<br />
1), trung bình (độ 2), nặng ( độ 3) (9).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là<br />
33 bệnh nhân. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ (17/16).<br />
Tuổi trung bình 46,61 tuổi (trẻ nhất 23-cao nhất<br />
80). Nhóm tuổi 30-50 chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
(51,5%). Trước khi phẫu thuật, thận ứ nước độ 3<br />
chiếm 42,4%, thận ứ nước độ 2 chiếm 36,4%,<br />
thận ứ nước độ 1 chiếm 21,2%. Sau phẫu thuật 1<br />
tuần có 60,6% bệnh nhân cải thiện về độ ứ nước<br />
thấp hơn nhưng chưa có bệnh nhân nào có thận<br />
hồi phục về bình thường và 39,4% bệnh nhân<br />
không cải thiện mức độ ứ nước. Sau phẫu thuật<br />
3-4 tuần có 91% bệnh nhân cải thiện độ ứ nước,<br />
trong đó có 36,4% bệnh nhân có thận hồi phục<br />
về bình thường, còn lại 9% bệnh nhân không cải<br />
thiện độ ứ nước. Tóm lại, sau phẫu thuật 3-4<br />
tuần thận ứ nước độ 3 chiếm 3%, thận ứ nước<br />
độ 2 chiếm 21,2%, thận ứ nước độ 1 chiếm<br />
39,4%, thận không ứ nước chiếm 36,4%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Sự xuất hiện thông JJ đã mang lại nhiều lợi<br />
ích trong lĩnh vực niệu khoa. Sau phẫu thuật lấy<br />
sỏi, thông JJ thường được lưu để đảm bảo sự<br />
thông lưu niệu quản được tối ưu. Trong quá<br />
trình mang thông bệnh nhân được hẹn tái khám<br />
để đánh giá vị trí thông, tình trạng ứ nước thận<br />
và các biến chứng do thông gây nên. Chúng tôi<br />
chọn thời gian tái khám cho bệnh nhân là sau<br />
phẫu thuật 1 tuần và sau phẫu thuật 3-4 tuần,<br />
lựa chọn cân nhắc để giảm tối đa chi phí cho<br />
bệnh nhân, sau phẫu thuật 3-4 tuần đánh giá<br />
lại mức độ ứ nước thận chúng tôi đề nghị rút<br />
thông JJ sau khi kiểm tra. Theo nghiên cứu<br />
của Dương Văn Trung và Trần Quốc Anh(2) đề<br />
nghị rút thông sau 20 ngày, theo tác giả<br />
Nguyễn Đạo Thuấn(5) và tác giả Gao ZL(3) đề<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
nghị rút thông sau 4 tuần. Vì thế chúng tôi<br />
hẹn bệnh nhân tái khám sau 1 tuần và sau 3-4<br />
tuần kèm rút thông JJ.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sau<br />
phẫu thuật 1 tuần với thông JJ độ ứ nước thận<br />
được cải thiện sớm, với 60,6% bệnh nhân có<br />
cải thiện mức độ ứ nước về độ thấp hơn, tuy<br />
nhiên chưa bệnh nhân nào có thận trở về bình<br />
thường sau phẫu thuật 1 tuần, còn lại 39,4%<br />
bệnh nhân không cải thiện. Sự cải thiện trên<br />
có ý nghĩa thống kê với p