intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá mức độ hiểu biết và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đánh giá mức độ hiểu biết và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh" mang đến cái nhìn cận cảnh về những hiểu biết của sinh viên cũng như có những đánh giá về năng lực, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết và năng lực ứng phó với BĐKH cho sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá mức độ hiểu biết và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh

  1. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Trương Thị Thanh Tuyền, Võ Thị Hải Yến, Nguyễn Đức Huy (Sinh viên năm 3, Khoa Địa lí) GVHD: ThS Tạ Thị Ngọc Bích TÓM TẮT Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một vấn đề nóng bỏng và mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, nhất là các ngành công nghiệp và sự bùng nổ dân số đã tác động tiêu cực đến môi trường mà xa hơn là tác động tiêu cực đối với khí hậu. Là thế hệ giáo viên tương lai, sinh viên sư phạm cần có kiến thức và năng lực ứng phó với BĐKH. Với đề tài này, tác giả mong muốn mang đến cái nhìn cận cảnh về những hiểu biết của sinh viên cũng như có những đánh giá về năng lực, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết và năng lực ứng phó với BĐKH cho sinh viên. Từ khóa: hiểu biết, năng lực, biến đổi khí hậu. ABSTRACT Assessment on the understandings and competence for coping with climate change of students at Ho Chi Minh City University of Pedagogy Climate change is one of global issues nowadays. Recently, the development of society, industries and the explosion of population alltogether has a negative impact on the environment, leading to climate change. Pedagogic students will become teachers; therefore, their ability to understand and deal with climate change is an essential skill. By doing this research, we hope to give a close view of the students’ understandings, as well as their competence for coping with climate change. Based on these results, measures will be taken to improve the understandings and ability to deal with climate change. Keywords: understanding, competence, climate change. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, nhân loại đang đứng trước những thách thức vô cùng nghiêm trọng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu và những hệ lụy của nó. Những hệ lụy này đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân loại trên các phương diện vật chất và tinh thần. Việt Nam được đánh giá là một trong số các quốc gia bị tác động nặng nề nhất của BĐKH, đặc biệt, đồng bằng Sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng [WB, 2007; Bộ TN&MT, 2008, 2009, 2011]. Nhận thức rõ tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”. Các Bộ, 86
  2. Năm học 2015 - 2016 ngành và địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và tiềm tàng lâu dài của biến đổi khí hậu [3]. Đối với sự phát triển bền vững của nhân loại, việc tìm hiểu mức độ hiểu biết và năng lực của sinh viên trong ứng phó với BĐKH là điều cần thiết. Đặc biệt là sinh viên các trường sư phạm – những nhà giáo tương lai của đất nước. Bài viết đánh giá mức độ hiểu biết và năng lực ứng phó với BĐKH của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM), từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết và năng lực ứng phó cho sinh viên đối với vấn đề toàn cầu này. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm - Biến đổi khí hậu: là những thay đổi của khí hậu, trong đó, bao gồm cả những biến đổi tự nhiên và những biến đổi do con người tao ra. BĐKH xuất phát từ mất cân bằng năng lượng của Trái Đất do thay đổi nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển và lượng bức xạ mặt trời. - Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH [1]. - Sự hiểu biết (hay hiểu ý nghĩa): là thành phần quan trọng và phức tạp nhất của quá trình nhận thức, nó thể hiện trong việc phát hiện các mối quan hệ khách quan trong việc thấu suốt ý nghĩa của lời nói hay của các bài viết, kể cả ý nghĩa của các thuật ngữ cũng như các tư tưởng, những ý ẩn ở bên trong câu chữ. Trong sự hiểu biết, tư duy liên hệ chặt chẽ với biểu tượng trí nhớ và với trí tưởng tượng sáng tạo. [2] - Năng lực: là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả. [1] 2.2. Mức độ hiểu biết và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Mức độ hiểu biết về biến đổi khí hậu của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trong bài nghiên cứu này, tác giả dựa theo thang đánh giá các giai đoạn hiểu biết của tác giả Nguyễn Dược để đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên Trường ĐHSP TPHCM. Tuy chỉ gồm ba mức nhưng nó đã phản ánh được sự phân hóa rõ rệt trong nhận thức của sinh viên, đồng thời dễ áp dụng trong công tác đánh giá kết quả khách quan trên thực tế, cũng như gần với hoạt động khảo sát sinh viên trên một quy mô lớn như Trường ĐHSP TPHCM. Trong quá trình nhận thức, sự hiểu biết không phải lúc nào cũng diễn ra trôi chảy, nhanh chóng. Trong nhiều trường hợp, nó đòi hỏi phải có thời gian nhất định. Sự diễn 87
  3. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH biến có thể phân ra 3 giai đoạn: giai đoạn biết vấn đề, giai đoạn hiểu sơ bộ và cuối cùng là giai đoạn đột biến – sự thông hiểu ý nghĩa của vấn đề bỗng nhiên bật ra. + Giai đoạn biết vấn đề: trong nhiều trường hợp mới chỉ là biết tên đối tượng, hiểu một số thuật ngữ, biết một vài thuộc tính của đối tượng. Giai đoạn này tương ứng với mức độ 2 (chưa rõ) trong bài nghiên cứu của tác giả. + Giai đoạn hiểu biết sơ bộ: là bước rất quan trọng trong quá trình hiểu biết. Trong giai đoạn này có thể phát hiện được các mối liên hệ khách quan giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình, các yếu tố của kiến thức. Giai đoạn này tương ứng với mức độ 3 (hiểu biết sơ bộ) trong bài nghiên cứu của tác giả. + Giai đoạn đột biến: là giai đoạn rất đặc biệt, nó là kết quả của một quá trình tiệm tiến, nếu không có quá trình này thì không có sự đột biến. Đó chính là tiếng kêu “Euréka” của Archimedes trong bồn tắm khi ông phát hiện ra quy luật về lực đẩy tác động vào các vật chìm trong môi trường lỏng. Giai đoạn này tương ứng với mức độ 4 (sâu sắc) trong bài nghiên cứu của tác giả. Để có được giai đoạn này thì phải có mối quan hệ giữa các biểu tượng trí nhớ với tư duy và trí tưởng tượng sáng tạo. Ở đây đòi hỏi phải có sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên để phát huy đến mức cao nhất những hoạt động trí tuệ. Nhận thức đúng về BĐKH là cơ sở quan trọng để sinh viên có các hoạt động ứng phó với BĐKH. Sinh viên đã có những hiểu biết cơ bản về khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của BĐKH. Tuy nhiên, nhận thức của sinh viên các khối, các khóa cũng có sự khác nhau. Để đánh giá được mức độ hiểu biết của sinh viên về BĐKH, tác giả thực hiện bảng khảo sát với các câu hỏi có nội dung xoay quanh chủ yếu vào các khái niệm, biểu hiện của BĐKH, cho sinh viên tự đánh giá theo thang gồm bốn mức như sau: mức độ (1): không biết; mức độ (2): chưa rõ; mức độ (3): hiểu biết sơ bộ; mức độ (4): sâu sắc. Các vấn đề khảo sát gồm có: - Hiện tượng Elnino, La Nina; - Kịch bản khí hậu; - Mô hình khí hậu; - Hiệu ứng nhà kính; - Hiện tượng nước biển dâng; - Hiện tượng nóng lên toàn cầu; - Diễn biến của tình hình khí hậu toàn cầu hiện nay; - Tác động tiêu cực mà BĐKH mang lại. Sau quá trình thực hiện bảng khảo sát, kết quả thu được sẽ được tổng hợp và tiến hành phân tích, so sánh phân theo khối ngành và phân theo khóa. 88
  4. Năm học 2015 - 2016 a) Đánh giá sơ bộ mức độ hiểu biết trên toàn bộ sinh viên được khảo sát Sử dụng phiếu điều tra, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra 500 sinh viên Trường ĐHSPTPHCM theo phương pháp ngẫu nhiên phân lớp theo khối ngành và khóa học. Các khoa được khảo sát chia thành 3 khối: khối khoa học tự nhiên, khối khoa học xã hội và khối đặc thù. Khảo sát trên 4 khóa: 38, 39, 40, 41. Sau khi làm sạch mẫu còn lại 465 phiếu điều tra được xử lí số liệu. Bảng 1. Nhận thức của toàn bộ sinh viên được khảo sát về biến đổi khí hậu Mức độ Không biết Chưa rõ Hiểu sơ bộ Sâu sắc Số Tỉ Số Số Tỉ Số Tỉ Tỉ lệ lượng lệ lượng lượng lệ lượng lệ Nội dung (%) (SV) (%) (SV) (SV) (%) (SV) (%) 1. El Nino và La Nina 191 41,1 58 12,5 158 34,0 58 12,5 2. Kịch bản khí hậu 159 34,2 94 20,2 141 30,3 71 15,3 3. Mô hình khí hậu 172 37,0 148 31,8 85 18,3 60 12,9 4. Hiệu ứng nhà kính 1 0,2 51 11,0 297 63,9 116 25,0 5. Nước biển dâng 0 0,0 35 7,5 276 59,4 154 33,1 6. Nóng lên toàn cầu 0 0,0 8 1,7 295 63,4 162 34,8 7. Diễn biến tình hình khí 0 0,0 112 24,1 298 64,1 55 11,8 hậu hiện nay 8. Tác động của BĐKH 0 0,0 29 6,2 343 73,8 93 20,0 - Khi được hỏi về sự hiểu biết đối với hiện tượng El Nino, La Nina, số lượng ý kiến không biết về hiện tượng này chiếm tỉ lệ 41,1%, cao nhất trong các ý kiến. Song với mức độ (3): hiểu biết sơ bộ, cũng khá nhiều sinh viên lựa chọn chiếm tỉ lệ 34%. Như vậy, với câu hỏi này, tỉ lệ biết và không biết tương đương nhau. - Khi được hỏi về kịch bản khí hậu, số lượng không biết chiếm hơn (34,2%), trong khi số lượng hiểu biết sâu sắc chỉ chiếm 15,3%. - Khi được hỏi về khái niệm mô hình khí hậu, số lượng sinh viên không biết hoặc chưa rõ chiếm tỉ lệ trên 60%. - Ở các câu hỏi về hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng và nóng lên toàn câu, số lượng ý kiến tự đánh giá ở mức độ hiểu biết sơ bộ và sâu sắc rất cao, tổng thể trên 80%. - Đối với diễn biến của tình hình khí hậu hiện nay, nhiều sinh viên tự đánh giá ở mức độ hiểu biết sơ bộ (64,1%) với các mức đánh giá chưa rõ và chưa sâu sắc, tỉ lệ không cao. - Đánh giá về những hiểu biết của bản thân của sinh viên đối với những tác động tiêu cực của BĐKH, có tới 73,8% sinh viên hiểu biết sơ bộ về những tác động tiêu cực của BĐKH, số lượng chưa rõ và sâu sắc không nhiều. 89
  5. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH b) Đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên phân theo khối ngành - Khối khoa học tự nhiên Đối với khối ngành khoa học tự nhiên, tác giả tiến hành khảo sát ngẫu nhiên và thu được 141 phiếu. Kết quả khảo sát như sau: + Đối với những câu hỏi về các khái niệm El Nino, La Nina, Kịch bản khí hậu, Mô hình khí hậu, các sinh viên khối khoa học tự nhiên phần lớn là không biết với dao động trên 40% không biết. Tuy nhiên số lượng hiểu biết sơ bộ cũng khá nhiều, với 20 – 40%. Số lượng sinh viên biết sâu sắc về vấn đề này không có. + Đối với khảo sát về các hiện tượng như Hiệu ứng nhà kính, Nước biển dâng, Nóng lên toàn cầu, không có sinh viên nào không biết, số hiểu biết chưa rõ cũng rất thấp, trong khi đó số lượng hiểu biết sơ bộ chiếm tỉ lệ áp đảo, dao động trên 75%. + Đối với diễn biến của tình hình khí hậu, số lượng sinh viên khối Tự nhiên chưa rõ và hiểu biết sơ bộ khá ngang bằng và chiếm tỉ lệ cao, gần 50% cho mỗi mức độ. + Với những tác động tiêu cực mà BĐKH mang lại, hầu hết sinh viên đều tự đánh giá ở mức độ hiểu biết sơ bộ với gần 80%. - Khối khoa học xã hội Đối với khối ngành khoa học xã hội, tác giả cũng tiến hành khảo sát ngẫu nhiên và thu được 211 phiếu. Kết quả khảo sát: + Đối với những câu hỏi về các khái niệm El Nino, La Nina, Kịch bản khí hậu, Mô hình khí hậu, ý kiến các sinh viên khối khoa học xã hội rải đều ở cả bốn mức độ. Từ đó có thể nhận định đối với các khái niệm mới, lạ, sinh viên khối xã hội đã có sự tiếp cận khá tốt so với tình hình chung. + Đối với khảo sát về các hiện tượng như Hiệu ứng nhà kính, Nước biển dâng, Nóng lên toàn cầu, không có sinh viên nào không biết, số lượng ý kiến cho rằng bản thân hiểu biết sơ bộ và sâu sắc khá cao, trên 90%, trong đó mức độ sâu sắc cũng chiếm ưu thế. + Đối với diễn biến của tình hình khí hậu, số lượng sinh viên khối Xã hội hiểu biết sơ bộ chiếm tỉ lệ cao nhất với 71,1%. Ở hai mức độ chưa rõ và sâu sắc, tỉ lệ này không nhiều. + Với những tác động tiêu cực mà BĐKH mang lại, hai mức độ hiểu biết sơ bộ và sâu sắc chiếm gần 100%, mức độ chưa rõ không đáng kể khi chỉ chiếm 0,5%. - Khối đặc thù Đối với khối ngành đặc thù, tác giả tiến hành khảo sát ngẫu nhiên và thu được 113 phiếu. Kết quả khảo sát: 90
  6. Năm học 2015 - 2016 + Đối với những câu hỏi về các khái niệm El Nino, La Nina, Kịch bản khí hậu, Mô hình khí hậu, ý kiến các sinh viên khối đặc thù chủ yếu tự đánh giá ở mức không biết, số lượng chưa rõ cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Tổng 2 mức độ này đều trên 60%. Các khái niệm khác, số sinh viên hiểu biết không nhiều. + Đối với khảo sát về các hiện tượng như Hiệu ứng nhà kính, Nước biển dâng, Nóng lên toàn cầu, không có sinh viên nào không biết, số lượng ý kiến cho rằng bản thân hiểu biết sơ bộ chiếm hoàn toàn ưu thế với tỉ lệ đều trên 60%. Các mức độ hiểu biết sâu sắc về nước biển dâng và nóng lên toàn cầu cũng khá cao, đều trên 20%. + Đối với diễn biến của tình hình khí hậu, số lượng sinh viên khối Đặc thù chủ yếu đánh giá bản thân hiểu biết sơ bộ, với gần 70%, các mức độ chưa rõ và sâu sắc chưa nhiều. + Với những tác động tiêu cực mà BĐKH mang lại, mức độ hiểu biết sơ bộ của sinh viên khối đặc thù chiếm tỉ lệ cao nhất với 77,9%. Các mức độ còn lại không đáng kể. - Nhận xét chung Trên khía cạnh các sinh viên chia theo khối, có thể nhận thấy sinh viên khối xã hội đã có những nhận định khá rõ ràng về các khái niệm cũng như những biểu hiện của biến đối khí hậu. Trong khi đó, sinh viên khối tự nhiên và khối đặc thù có những hiểu biết chưa sâu sắc về những vấn đề nêu trên. Bên cạnh đó, có thể nhận ra những nội dung liên quan về Nóng lên toàn cầu, Nước biển dâng hay Hiệu ứng nhà kính đã có những quan tâm nhất định, số lượng hiểu biết sơ bộ và sâu sắc của cả ba khối khá cao. Ngược lại, các khái niệm El Nino, La Nina, Kịch bản khí hậu, Mô hình khí hậu chưa được hiểu biết nhiều trong sinh viên. c) Đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên phân theo khóa - Nhận thức của sinh viên khóa 41 (K41) 91
  7. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Trong biểu đồ thể hiện tỉ lệ nhận thức sinh viên K41 phân theo 4 mức độ, ta có thể thấy nhận thức của sinh viên về khái niệm và biểu hiện của BĐKH ở mức (3): hiểu sơ bộ là cao nhất (chiếm 53,2%). Mức cao thứ hai là mức (1): không biết (chiếm 18%) chênh lệch khá cao so với mức 3, nhưng lại chênh lệch khá ít so với mức 2 và mức 4. Như vậy có sự chênh lệch khá lớn về nhận thức của sinh viên, đa phần là hiểu sơ bộ, còn bộ phận còn lại chia đều cho cả 3 mức còn lại. Như vậy ta có thể có cái nhìn tổng quát về K41: có nhận thức khá cao về khái niệm và biểu hiện của BĐKH vì khoảng trên 67% sinh viên có nhận thức từ hiểu sơ bộ đến hiểu sâu sắc. - Nhận thức của sinh viên khóa 40 (K40) Qua biểu đồ tỉ lệ nhận thức sinh viên K40 phân theo mức độ ta có thể thấy 55,1% sinh viên hiểu ở mức độ sơ bộ các khái niệm và biểu hiện của BĐKH, thấp nhất là 9,1% ý kiến cho rằng hiểu sâu sắc. Mặc dù mức độ hiểu từ sơ bộ đến hiểu sâu sắc chiếm tỉ lệ khá cao nhưng tỉ lệ hiểu ở mức 1 và mức 2 cũng không thấp. Mức 1 chiếm đến 24,1%. - Nhận thức của sinh viên khóa 39 (K39) 92
  8. Năm học 2015 - 2016 Dựa vào biểu đồ trên ta có thể nhận thấy mức độ hiểu biết về các hiện tượng, khái niệm của BĐKH ở khóa K39 khá tốt, trên 70% sinh viên có sự hiểu biết từ sơ bộ đến sâu sắc trong đó hiểu sơ bộ chiếm 54,4%. Mức độ không biết chiếm tỉ lệ thấp 7,2%. - Nhận thức của sinh viên khóa 38 (K38) Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy mức độ hiểu biết của sinh viên K38 cũng khá cao, có đến 35,3% ý kiến cho là hiểu ở mức sâu sắc, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các khóa. Và có 34,7% ý kiến cho rằng hiểu ở mức hiểu sơ bộ. Ở mức hiểu chưa rõ và không biết chỉ chiếm khoảng 30%. - Nhận xét chung Dựa vào kết quả khảo sát về khái niệm, biểu hiện của một số hiện tượng về BĐKH với việc chia đối tượng thành các khóa học khác nhau, kết quả thu được đã có sự phân hóa giữa các khóa như sau: + Khi được hỏi về khái niệm, biểu hiện của El Nino, La Nina, Kịch bản khí hậu, Mô hình khí hậu, số lượng sinh viên K38 và K39 tự đánh giá từ mức độ hiểu biết sơ bộ trở lên đạt mức cao, xấp xỉ trên 50%. Từ kết quả nêu trên, có thể thấy sinh viên các khóa trước đã có sự tiếp cận đối với nội dung BĐKH, thông qua một số phương tiện thông tin, tuyên truyền hoặc thông qua các môn học (như Thiên tai Việt Nam, Môi trường và sự phát triển bền vững…). Đối với sinh viên các khóa K40, K41, tỉ lệ không biết các khái niệm này ở mức cao, từ trên 40 đến 60%. + Khi được khảo sát về những khái niệm Hiệu ứng nhà kính, Nước biển dâng, Nóng lên toàn cầu, số lượng nhận được khá tương đồng cho cả 4 khóa. Các khóa chủ yếu tự đánh giá ở mức hiểu biết sơ bộ, tỉ lệ sâu sắc cũng khá nhiều. Có thể đánh giá được đây là những nội dung khá phổ biến và được tiếp cận ở mức đại trà trong sinh viên. + Ở câu hỏi về những diễn biến của tình hình khí hậu toàn cầu và những hậu quả của BĐKH gây ra, mức độ hiểu biết sơ bộ chiếm ưu thế ở cả 4 khóa. Trong đó các khóa 39, 38 có tỉ lệ hiểu biết sâu sắc cao. 93
  9. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2.2.2. Đánh giá năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sinh viên cảm thấy khó khăn trong việc ứng phó với nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra. Trong đó, suy giảm tầng ozone, bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán và thiếu nước là những vấn đề sinh viên cho rằng có mức độ khó khăn từ lớn đến rất lớn, mức độ này chiếm tỉ trọng cao hơn 2 mức độ còn lại. Trong khi đó, mức độ bình thường lại chiếm ưu thế hơn đối với các vấn đề như nhiệt độ thay đổi bất thường, triều cường, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước, vì những vấn đề này đa phần sinh viên cho rằng đã có biện pháp ứng phó thích hợp. Còn với mức độ dễ dàng ứng phó, tỉ lệ chiếm rất nhỏ và nhỏ nhất trong 3 mức. Đặc biệt là suy giảm tầng ozone, bão và áp thấp nhiệt đới là hai vấn đề có tỉ lệ ở mức dễ dàng rất thấp, chưa tới 1%. Những vấn đề được nhiều sinh viên đánh giá ở mức dễ dàng là nhiệt độ thay đổi bất thường và ô nhiễm nước, nguyên nhân là do khoa học – kĩ thuật phát triển với nhiều phát minh sáng chế mới giải quyết được các vấn đề này (biểu đồ 5). Nhận thức đúng về các hoạt động cần làm để ứng phó với BĐKH sẽ giúp sinh viên tích cực tham gia các hoạt động thiết thực để góp phần thích ứng và giảm thiểu BĐKH hiện nay và mai sau. Sinh viên đã xác định và thực hiện nhiều hoạt động rất thiết thực trong cuộc sống để góp phần ứng phó với BĐKH (bảng 2). Lý do được các bạn nêu ra là: Giúp tiết kiệm chi phí sinh hoạt; làm cho môi trường sống sạch hơn, đẹp hơn; được thể hiện mình trước bạn bè, thầy cô; thấy được trách nhiệm trong các hoạt 94
  10. Năm học 2015 - 2016 động vì cộng đồng; rèn luyện được tác phong làm việc và trưởng thành hơn; huy động được nhiều người tham gia… Bảng 2. Các hoạt động sinh viên đã tham gia ứng phó với BĐKH Số lượng Tỉ lệ STT Các hoạt động ứng phó với BĐKH của sinh viên (SV) (%) 1 Sử dụng tiết kiệm điện, nước, chất tẩy rửa 442 95,1 2 Hạn chế sử dụng, tái sử dụng túi nilong, giấy viết 327 70,3 3 Tham gia các hoạt động chương trình Giờ Trái Đất 375 80,6 4 Tham gia Chủ nhật xanh, dọn vệ sinh môi trường 386 83,0 5 Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ giáo dục môi trường 34 7,3 6 Trồng và chăm sóc cây xanh khuôn viên khoa, nhà trường 113 24,3 7 Tuyên truyền mọi người tham gia bảo vệ môi trường 242 52,0 Mặc dù, sinh viên đã có nhận thức khá tốt về những hoạt động cần làm để góp phần cùng cộng đồng chống BĐKH, nhưng khi hỏi về các giải pháp, các hoạt động của cộng đồng quốc tế và Chính phủ Việt Nam trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH thì đại đa số sinh viên trả lời không biết. Kết quả điều tra những hoạt động của sinh viên gây ra ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính được các bạn chỉ ra: Sinh viên vẫn còn xả rác bừa bãi (giảng đường, KTX, khu trọ...); đốt lửa trại trong các đợt dã ngoại, vui chơi, cắm trại; đốt lá cây, túi nilong, giấy khi dọn vệ sinh… Như vậy, mặc dù sinh viên đã có nhận thức khá đầy đủ, đúng về các hoạt động phòng chống BĐKH nhưng thực tế, còn không ít hoạt động của sinh viên ít nhiều gây ra BĐKH. Mặt khác, nhiều sinh viên cho rằng các hoạt động nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng phó với BĐKH tại Trường ĐHSP TPHCM vẫn còn ít được các cơ quan, tổ chức quan tâm triển khai thường xuyên. Các hoạt động này diễn ra còn mang tính thời điểm, phong trào, chưa thực sự thành hoạt động tự thân, thường xuyên của sinh viên. 2.3. Giải pháp Qua những kết quả phân tích nêu trên cho thấy sinh viên đã có những kiến thức cơ bản và nhiều hành động để ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, những hiểu biết của sinh viên vẫn chưa sâu sắc và chưa có sự cập nhật. Vì vậy, để nâng cao hiểu biết cho sinh viên về BĐKH cũng như bồi dưỡng năng lực ứng phó với BĐKH, một số giải pháp cụ thể được đưa ra như sau: Một là, nhà trường và các khoa chuyên môn cần bổ sung vào chương trình đào tạo tín chỉ các học phần hoặc chuyên đề tự chọn phù hợp để nâng cao nhận thức cho sinh viên về BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH. Đó là các chuyên đề (học phần) về: khái quát về BĐKH; tác động của BĐKH đối với tự nhiên và môi trường; ảnh hưởng của BĐKH đối với đời sống của người dân; giáo dục ứng phó với BĐKH… Các học phần 95
  11. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH này là bắt buộc hạy tự chọn là tùy từng ngành, chuyên ngành đào tạo. Tổ chức bồi dưỡng, giảng dạy nâng cao nhận thức cho sinh viên về BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH cho sinh viên. Hai là, nhà trường và các khoa chuyên môn tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ giảng viên trang bị kiến thức và kĩ năng ứng phó với BĐKH một cách vững vàng. Từ đó tích hợp các nội dung này trong quá trình giảng dạy, lồng ghép, đan xen các giải pháp ứng phó với BĐKH trong những nội dung học tập, tình huống thực tế hoặc chủ đề thảo luận cho sinh viên. Giải pháp này thực chất không gây ảnh hưởng nhiều đến chương trình giảng dạy của giảng viên, vì nó chỉ tích hợp nội dung BĐKH trong một số đơn vị học tập của sinh viên. Nó cũng không chiếm khối lượng thời gian quá lớn trong quỹ thời gian của giảng viên. BĐKH là một vấn đề hết sức gần gũi và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của sinh viên, nó vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ xung quanh chúng ta. Vì thế, nếu gặp tình huống thích hợp, giảng viên có thể tạo những cuộc trao đổi ngắn, trò chuyện với sinh viên và hướng dẫn sinh viên cách ứng phó với BĐKH. Ba là, nhà trường và các tổ chức xã hội tăng cường đầu tư kinh phí nghiên cứu khoa học, ưu tiên sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về BĐKH. Tạo điều kiện để sinh viên thực tập tốt nghiệp về các nội dung liên quan đến BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống người dân… Từ đó giúp sinh viên nâng cao nhận thức, khả năng nghiên cứu khoa học, tích cực vận dụng các kiến thức, kĩ năng thu được để giải quyết các vấn đề BĐKH. Bốn là, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Phòng Công tác Chính trị và Học sinh sinh viên cần xây dựng các câu lạc bộ sinh viên, mạng lưới sinh viên hành động ứng phó với BĐKH. Tổ chức phát thanh chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, trồng và chăm sóc cây xanh, tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng sống xanh, đặc biệt là kĩ năng ứng phó với BĐKH, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BĐKH… Qua đó, giúp sinh viên nâng cao nhận thức về BĐKH, rèn luyện kĩ năng ứng phó với BĐKH, có thái độ hợp tác ứng phó với BĐKH. Năm là, sinh viên cần nâng cao nhận thức về BĐKH và tự trang bị những kĩ năng cần thiết để ứng phó với những diễn biến xấu nhất mà BĐKH gây ra. Tích cực rèn luyện các kĩ năng ứng phó với BĐKH; vận dụng kiến thức khoa học nghiên cứu các giải pháp giúp bản thân, bạn bè, gia đình và xã hội ứng phó với BĐKH, góp phần giảm thiểu tác hại của BĐKH, đồng thời tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại để phục vụ cuộc sống. Các giải pháp trên cần được nhận thức đúng đắn và thực hiện đồng bộ mới phát huy được hiệu quả nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH của sinh viên Trường ĐHSP TPHCM, cũng như sinh viên các trường khác trên cả nước. 3. Kết luận Nhận thức về BĐKH của sinh viên có vai trò rất quan trọng trong việc ứng phó với BĐKH. Mức độ nhận thức của sinh viên Trường ĐHSP TPHCM về các khái niệm 96
  12. Năm học 2015 - 2016 cơ bản và biểu hiện của BĐKH ở mức độ hiểu biết sơ bộ. Nhiều sinh viên chưa hiểu rõ bản chất của BĐKH và nguyên nhân gây ra BĐKH. Trên khía cạnh các sinh viên chia theo khối, có thể nhận thấy sinh viên khối xã hội đã có những nhận định khá rõ ràng về các khái niệm cũng như những biểu hiện của biến đối khí hậu hơn hai khối còn lại. Đại đa số sinh viên có nhận thức khá tốt với các hoạt động bản thân cần làm để phòng chống BĐKH. Nguồn thông tin sinh viên biết về BĐKH là: mạng internet, trường học, các tổ chức xã hội... Sinh viên đã thực hiện nhiều hoạt động rất thiết thực để góp phần ứng phó với BĐKH nhưng thực tế họ vẫn thực hiện một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, góp phần gây ra BĐKH. Các hoạt động nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng phó với BĐKH tại Trường ĐHSP TPHCM chưa được triển khai thường xuyên. Để nâng cao nhận thức cho sinh viên về BĐKH cũng như năng lực ứng phó với BĐKH cần có các giải pháp cụ thể, đồng bộ từ phía nhà trường, đoàn thanh niên, hội sinh viên và các đơn vị chức năng và bản thân sinh viên. Với đề tài này, chúng tôi đã phác thảo một bức tranh khái quát về hiểu biết của sinh viên Trường ĐHSP TPHCM về BĐKH, cũng như đánh giá sơ bộ năng lực của sinh viên trong việc ứng phó với vấn đề toàn cầu này. Đề tài có thể còn nhiều thiếu sót do chưa bao quát cụ thể đến từng khoa và chỉ khảo sát trong một bộ phận sinh viên của trường nhưng hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu nhận thức của sinh viên, đồng thời tìm ra các giải pháp hiệu quả góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiểu biết và năng lực ứng phó với BĐKH cho sinh viên Trường ĐHSP TPHCM nói riêng và sinh viên cả nước nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội. 2. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí, NXB Đại học Sư phạm. 3. Trần Văn Thương (2013), “Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp tỉnh Trà Vinh”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học Khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, TP Hồ Chí Minh. 97
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2