ĐÁNH GIÁ NGỮ THI VÀ PHÁT TRIỂN NGỮ NĂNG CỦA SINH VIÊN<br />
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC QUA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN<br />
NGUYỄN VĂN VƯỢNG<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Một vấn đề vẫn được xem là trọng tâm với các nhà giáo dục ngôn<br />
ngữ là làm sao để biết hoặc đánh giá được một người học, sinh viên hoặc<br />
học sinh X đã học, biết rõ, nắm chắc [được] một ngôn ngữ Y. Ở đây, hẳn<br />
nhiên, không chỉ là vấn đề giáo dục, giảng dạy ngoại ngữ mà còn đồng thời,<br />
có thể cho rằng, bao gồm cả vấn đề giáo dục, giảng dạy bản ngữ… Trong bài<br />
viết này, trước hết chúng tôi trình bày khái lược các vấn đề lí thuyết liên<br />
quan, nhất là cặp lưỡng phân ngữ năng/ngữ thi thời danh của Chomsky,<br />
trong sự đối lập và mở rộng quan điểm ngôn ngữ (ngữ ngôn)/lời nói của nhà<br />
ngôn ngữ mở đầu cho cấu trúc luận Saussure; tiếp đến mô tả kết quả đánh<br />
giá năng lực thực hành tiếng Việt ở kỹ năng tiếp nhận thông qua các bài trắc<br />
nghiệm; cuối cùng đề xuất một số hướng xây dựng và vận dụng trắc nghiệm<br />
khách quan đánh giá ngữ thi và phát triển ngữ năng vào thực tiễn giảng dạy<br />
và bồi dưỡng giáo viên/sinh viên.<br />
Từ khóa: ngữ năng/ngữ thi; ngôn ngữ/lời nói, trắc nghiệm khách quan, phát<br />
triển ngôn ngữ, sở thị, quy chiếu, Chomsky, Lyons, Saussure<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong lời nói đầu bản dịch cuốn giáo trình Ngôn ngữ học đại cương của Saussure, Cao<br />
Xuân Hạo đã chọn câu đề từ sau, trích từ trong chính tác phẩm: “Ngôn ngữ học đồng<br />
đại chỉ chấp nhận một quan điểm duy nhất của người bản ngữ” [4, tr. 5]. Đối chiếu với<br />
những cặp lưỡng phân làm nên tên tuổi của nhà ngữ học Thụy Sĩ, có thể thấy vị trí của<br />
lời đề từ này trong việc nhận chân nội hàm ngữ nghĩa của ngôn ngữ (theo cách dịch Cao<br />
Xuân Hạo –dẫn theo [5]) (hay ngữ ngôn – theo cách chuyển nghĩa của Nguyễn Văn<br />
Hiệp – dẫn theo [6])/lời nói và phần nào đó là các cặp lưỡng phân tiếng tăm khác như<br />
đồng đại/lịch đại, năng biểu (cái biểu đạt)/sở biểu (cái được biểu đạt) hay tính có lí<br />
do/tính võ đoán… Theo quan điểm của nhà ngữ học làm nên trường phái cấu trúc luận,<br />
mặc dù quan điểm này đã được tô đậm thêm, làm rõ hơn và đồng thời cũng được nghiên<br />
cứu theo hướng mới, thậm chí là ngược lại bởi các nhà ngữ học kế tiếp, cần phân biệt<br />
giữa ngôn ngữ học của ngôn ngữ và ngôn ngữ học của lời nói (4, tr. 57-60). Saussure<br />
cũng đồng thời nhấn mạnh: “Có thể tạm giữ danh từ “ngôn ngữ học” cho cả hai ngành<br />
học (ngôn ngữ/lời nói), và nói đến một ngành ngôn ngữ học của lời nói. Nhưng không<br />
nên lẫn lộn nó với cái ngành thực sự là ngôn ngữ học mà đối tượng duy nhất là ngôn<br />
ngữ” [4, tr. 60]. Như vậy, theo chúng tôi, có một vấn đề cần và có thể đặt ra, là, cơ sở<br />
nào để xác định thế nào là chuẩn/thế nào phi chuẩn hay dưới chuẩn theo quan điểm của<br />
người bản ngữ tại thời điểm hiện tại/hiện đại, tức từ góc nhìn đồng đại về những trường<br />
hợp đơn vị ngôn ngữ X cụ thể. Nói cách khác, làm thế nào để đánh giá được mức<br />
độ/đặc điểm ngữ năng (một thuật ngữ trong cặp lưỡng phân ngữ năng/ngữ thi của<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 70-80<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ NGỮ THI VÀ PHÁT TRIỂN NGỮ NĂNG SINH VIÊN...<br />
<br />
71<br />
<br />
Chomsky mà các nhà nghiên cứu coi tương đương với ngôn ngữ - theo quan điểm<br />
Saussure) của người bản ngữ tại một thời điểm cụ thể, và từ đó làm nền tảng phóng<br />
chiếu tới quan điểm của họ về ngôn ngữ.<br />
Để đánh giá ngữ năng (qua ngữ thi) của một đối tượng cụ thể, bắt buộc phải sử dụng các<br />
công cụ định lượng, chẳng hạn các kì thi ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế, hay các kì thi<br />
chuẩn được thiết kế như SAT, GRE... Năm 2001, Weinert giới thiệu khái niệm tổng<br />
quát về năng lực (competence/trong trường hợp này, theo chúng tôi không quan niệm là<br />
“ngữ năng”) gồm “một hệ thống đặc biệt của các khả năng, sự thông thạo hoặc các kĩ<br />
năng cần thiết hoặc đủ để đạt được một mục tiêu cụ thể” [1]. Tác giả giới thiệu 7 cách<br />
tiếp cận để xác định năng lực trong đó có 5 cách cơ bản sau: (1): năng lực tri nhận khái<br />
quát, chẳng hạn các khả năng và kĩ năng tri nhận (ví như trí thông minh), (2): năng lực<br />
tri nhận đặc biệt trong những lĩnh vực cụ thể (chẳng hạn chơi cờ, đánh bạc), (3): mô<br />
hình ngữ năng-ngữ thi của Chomsky (đề xuất 1980) phân biệt năng lực ngôn ngữ (ngữ<br />
năng) sẽ giúp tạo tác không giới hạn các câu mới và đúng ngữ pháp (ngữ thi), (4) điều<br />
chỉnh mô hình ngữ năng – ngữ thi với giả định rằng mối quan hệ giữa ngữ năng và ngữ<br />
thi được điều chỉnh bởi các yếu tố khác như kiểu nhận thức, sự thân quen... (5) năng lực<br />
tri nhận và xu hướng hành vi có động lực để có thể nhận ra một tương tác hiệu quả của<br />
cá nhân với chu cảnh anh ta (chị ấy) tham gia. Trong khi đó, ở Pháp, nhà nghiên cứu<br />
Gilbert định nghĩa năng lực là một thực thể của tri thức lí thuyết, năng lực, tri thức/hiểu<br />
biết ứng dụng, thái độ và động lực được hình thành để làm chủ một tình huống cụ thể<br />
[1]. Theo chúng tôi, việc đánh giá năng lực ngôn ngữ phải dựa vào định lượng. Xây<br />
dựng các bài tập trắc nghiệm đánh giá năng lực tri nhận, thông hiểu của sinh viên là khả<br />
dĩ. Tất nhiên, đây chưa phải là những bài trắc nghiệm đa nhiệm và có thể đánh giá toàn<br />
diện năng lực ngôn ngữ của người được khảo sát, vì các bài trắc nghiệm, như ý định của<br />
chúng tôi, trước mắt chỉ đánh giá được ½ năng lực tiếp nhận của ngữ năng, tức ¼ năng<br />
lực ngôn ngữ, vốn gồm tiếp nhận và tạo lập với 4 nhóm kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.<br />
Thông thường, các bài kiểm tra đánh giá khả năng tiếp nhận và kiến tạo/tạo lập ngôn<br />
ngữ có thể là những chỉ hiệu cho thấy năng lực ngôn ngữ của người dùng, nhưng trên<br />
thực tế đời sống, trong những tình huống cụ thể, hầu như, các công cụ, bài kiểm tra<br />
đánh giá như trên không thể phản ánh thấu triệt được. Theo các nhà nghiên cứu, chúng<br />
ta chỉ có thể đánh giá được khả năng ngôn ngữ của người dùng thông qua việc đánh giá<br />
việc họ dùng như thế nào. Từ lâu, đây cũng là vấn đề quan trọng mà giới ngữ học, trong<br />
đó có cả những học giả nổi tiếng, quan tâm.<br />
Từ đề xuất của Chomsky, lần đầu tiên trong công trình nổi tiếng Các khía cạnh của lý<br />
thuyết cú pháp (Aspects of the Theory of Syntax) khi nhà ngữ học này giới thiệu thuyết<br />
ngữ pháp cải biến (generative grammar), trong ngôn ngữ học, người ta phân biệt giữa<br />
hiểu biết về ngôn ngữ của người dùng (competence,) – Cao Xuân Hạo và Hoàng Dũng<br />
đề nghị dịch là “thẩm năng” [5, tr. 54] - và việc sử dụng nó (performance) – Cao Xuân<br />
Hạo và Hoàng Dũng đề nghị dịch là “dụng ngôn” [5, tr. 184]. Dụng ngôn<br />
(performance) gồm [ngay] cả việc nói ngọng, líu lưỡi và chỉ trình hiện/thể hiện một<br />
phần rất nhỏ các câu khả hữu (possible utterances). Trong Tri thức/hiểu biết về ngôn<br />
ngữ (Knowledge of Language năm 1986), Chomsky thay thế các thuật ngữ trên bằng<br />
<br />
72<br />
<br />
NGUYỄN VĂN VƯỢNG<br />
<br />
ngôn ngữ nội hiện I-language (internalized language) và ngoại hiện E-language<br />
(externalized language). Cặp đối lập tương tự mà theo chúng tôi là có thể nổi tiếng hơn:<br />
ngôn ngữ (langue) – lời nói (parole) do nhà ngữ học người Thụy Sĩ Ferdinand de<br />
Saussure (năm 1915) đề xuất. Trong khi Saussure nhấn mạnh tới các khía cạnh của<br />
ngôn ngữ (langue), coi chúng là những kiến thức/tri thức chung, ngược lại, Chomsky<br />
coi trọng bản chất cá nhân của thẩm năng/ngữ năng. [Xem thêm tại 2].<br />
Cũng cần đề cập thêm về nỗ lực mở rộng ngoại diên của cặp này dùng trong ngôn ngữ<br />
học xã hội của nhà nhân chủng học người Mỹ Dell Hymes. Ông giới thiệu khái niệm<br />
ngữ năng giao tiếp (communicative competence), mang nội hàm hiểu biết cơ bản về các<br />
quy luật ngữ pháp (hiểu theo nghĩa rộng nhất gồm ngữ âm học, chính tả (orthography),<br />
cú pháp, từ vựng và ngữ nghĩa) cũng như các quy luật khi sử dụng chúng trong các ngữ<br />
cảnh thường ngày. Rõ ràng là một cách nào đó, nhà nghiên cứu này muốn thay thế cặp<br />
lưỡng phân ngữ năng và ngữ thi của Chomsky. Theo đó, ngữ năng (competence) là hiểu<br />
biết về các quy luật ngữ pháp còn ngữ thi (performance) là hiểu biết về cách thức các<br />
quy luật này được sử dụng/kết hợp. Người nói dựa vào ngữ năng của mình để thiết lập<br />
các câu thành đoạn, nhưng không phải tất cả các câu có thể sử dụng trong cùng một<br />
cảnh huống. Người dùng, do thế, phải sử dụng ngữ năng giao tiếp của mình để chọn sẽ<br />
nói/phát ngôn gì cũng như lựa cách và thời điểm sẽ nói/phát ngôn.<br />
Theo Chomsky, ngữ năng (competence) là năng lực ngữ học lý tưởng được định vị như<br />
một thuộc tính tinh thần hoặc trạng thái tâm lý và ngữ thi (performance) là sản phẩm<br />
của những phát ngôn thực hữu (actual utterances). Nói một cách ngắn gọn, ngữ năng<br />
được hiểu là việc hiểu biết (knowing) ngôn ngữ và ngữ thi được hiểu là việc thực hành<br />
(doing) [một phần] ngôn ngữ ấy. Dẫu vậy, theo Chomsky, rất khó để có thể đánh giá<br />
ngữ năng mà không đánh giá ngữ thi.<br />
Trước hết, theo chúng tôi, có thể coi competence (thẩm năng) đơn giản là ngữ năng, hay<br />
năng lực ngôn ngữ mà Nguyễn Như Ý định nghĩa như sau: “Ngữ năng (năng lực ngôn<br />
ngữ) là khả năng sáng tạo của người nói không phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp nhằm<br />
tạo ra hàng loạt các phát ngôn và hiểu được chúng một cách tự nhiên; còn gọi là ngữ<br />
năng. Nhờ năng lực này mà con người tạo ra những câu có tính ngữ pháp, có thể nói<br />
năng một cách tự nhiên, nhận thức và hiểu một cách tự nhiên số câu mà phần lớn trước<br />
đó họ chưa hề nói. Năng lực này được hình thành rất sớm, ngay từ khi còn rất nhỏ” [6,<br />
tr. 142]. Việc phân định giữa ngữ năng và ngữ thi là đặc biệt hữu dụng khi chúng giúp<br />
cho việc phân định giữa lỗi [của] lời nói (speech error) và việc không hiểu rõ về ngôn<br />
ngữ ấy. Để hiểu rõ sự phân định này, hãy giả định một tình huống mà người dùng tạo<br />
lỗi lời nói.<br />
Ví dụ 1: We swimmed in the ocean this weekend.<br />
Có hai giả định và kết quả tương ứng. Trường hợp thứ nhất, nếu người Anh ngữ là bản<br />
ngữ phát ngôn, đó là vấn đề của ngữ thi. Là người Anh ngữ là bản ngữ, hẳn nhiên, việc<br />
người sử dụng động từ với hình thức quá khứ swimmed, vốn dĩ bất quy tắc khi biến đổi<br />
hình thái để biểu thị phạm trù thời gian trong ngữ cảnh sự tình quá khứ, là không đúng.<br />
Là người Anh ngữ là bản ngữ, hẳn nhiên, quy luật này không gây nên bất kì khó khăn gì<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ NGỮ THI VÀ PHÁT TRIỂN NGỮ NĂNG SINH VIÊN...<br />
<br />
73<br />
<br />
khi tạo lập hoặc tiếp nhận, nói cách khác, đó không phải là vấn đề ngữ năng. Tuy nhiên,<br />
khi thực hiện, lại mắc lỗi, và đó được xem là vấn đề của ngữ thi. Thứ hai, ngược lại, nếu<br />
người học tiếng Anh như một ngoại ngữ thứ hai, việc xác định ngữ năng và ngữ thi<br />
trong trường hợp này, theo chúng tôi, có thể ở hai mức, với hai người phát ngôn X và Y.<br />
Giả sử người học (hoặc sử dụng) tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ 2 X nắm được quy luật<br />
biến đổi bất quy luật của động từ swim để hòa ứng với ngữ cảnh (đòi hỏi biến đổi hình<br />
thái thành quá khứ - đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ biến cách), nhưng vẫn thực hiện<br />
phát ngôn trên, có thể coi đây là trường hợp của ngữ thi, không phải của ngữ năng.<br />
Trong khi đó, nếu là người học (hoặc sử dụng) tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 Y không<br />
nắm được quy luật biến đổi bất quy luật của động từ swim swam trong ngữ cảnh đòi<br />
hỏi phải biến đổi thành hình thái quá khứ nhằm hòa ứng với tham tố this weeken của<br />
câu và nhiều lần phát ngôn tương tự, trong những ngữ cảnh khác, với những tham tố chỉ<br />
thời gian quá khứ, có thể xác định Y là người không nắm được ngữ năng vấn đề này,<br />
thông qua chính ngữ thi đã thể hiện nhiều lần.<br />
Ví dụ 2: Là người Việt sử dụng tiếng Việt, chúng ta đều biết rõ về ngôn ngữ mẹ đẻ của<br />
mình, về những âm thanh quen thuộc, những âm thanh xa lạ, hoặc không đúng khi<br />
dùng. Chẳng hạn, nếu với người Anh ngữ tổ hợp âm vị /ny/ có thể xuất hiện ở giữa từ<br />
như canyon hay onion, nhưng chúng không bao giờ xuất hiện trong chu cảnh đứng đầu<br />
các nguyên âm nòng cốt, nói cách khác, đứng đầu từ/hoặc hình vị, là người Việt, chúng<br />
ta đều biết trong tiếng Việt hiện đại, không có hiện tượng tổ hợp âm vị đóng vai C 1<br />
(phụ âm đầu) trong kết cấu âm tiết tiếng Việt mà về mặt hình thức – năng biểu (cái biểu<br />
đạt)/(tức) chữ viết trong trường hợp này - rất phổ biến như ch, tr, th, ng, ngh, gh…, hay<br />
các kết hợp với thanh điệu ngoài nặng và sắc với các âm tiết có âm cuối tắc vô thanh /–<br />
p, -t, -ch, -k/ ví như các tiếng càch, càt, càc, càp… là không tồn tại.<br />
Tương tự, một cách tự nhiên, do thủ đắc trong suốt quá trình sinh ra và lớn lên tiếp xúc<br />
với cộng đồng xã hội, chúng ta biết hàng ngàn từ, chúng ta biết cách đặt chúng thành<br />
các mẫu câu để diễn đạt tư tưởng, ý niệm, ý nghĩ… Tuy nhiên, theo Chomsky, khi được<br />
yêu cầu viết lại những tri thức ấy thành sách giáo khoa để dạy tiếng Việt cho người<br />
khác, một người sử dụng tiếng Việt hoàn toàn bình thường sẽ thấy mình không nắm rõ<br />
các tri thức về tiếng Việt. Chomsky gọi các tri thức “ẩn” này về ngôn ngữ là ngữ năng<br />
(linguistic competence). Trong khi đó, một cách vô thức, có xu hướng bản năng, chúng<br />
ta đặt các từ với nhau thành công một cách chính xác. Nhưng không phải lúc nào chúng<br />
ta cũng tạo lập các câu, hay chính xác và mở rộng hơn, không phải lúc nào chúng ta<br />
cũng sử dụng ngôn ngữ chính xác. Đôi khi, chúng ta sử dụng một số từ, hoặc khi bắt<br />
đầu câu nào đấy, một cách rắc rối, chúng ta có xu hướng tái lập lại các câu ấy sao cho<br />
dễ hiểu. Theo Chomsky, đây là các lỗi ngữ thi (performance errors) do các yếu tố ngoài<br />
ngôn ngữ học như sự phấn khích, sự mỏi mệt nhọc nhằn. Ông cũng khẳng định, các lỗi<br />
ngữ thi không phản ánh ngữ năng của người bản ngữ. Chúng ta có thể quan sát ngữ thi<br />
của người khác thông qua lời họ nói, đặt ra các giả định và kết luận về tri thức vô thức<br />
làm nền tảng cho việc phát ngôn ấy. Nói một cách đơn giản, ngữ năng là phần tiềm ẩn<br />
không phơi lộ của người sử dụng ngôn ngữ, và ngữ thi của anh ta (chị ấy) là phần biểu<br />
lộ cái tiềm năng ngôn ngữ ấy và có thể quan sát được.<br />
<br />
74<br />
<br />
NGUYỄN VĂN VƯỢNG<br />
<br />
Gần đây, việc tách biệt thế lưỡng phân ngữ năng – ngữ thi, và quan trọng hơn, đánh giá<br />
vai trò tạo tác của từng thiết tố trong vận dụng, có ý nghĩa rất lớn trong ứng dụng giảng<br />
dạy - thực hành ngôn ngữ. Trước đây, các chương trình huấn luyện giảng dạy ngôn ngữ<br />
tập trung nhiều hơn vào phần “biết” [ngữ năng] ngôn ngữ, trong đó các từ và câu được<br />
giới thiệu và luyện tập để giúp người học nắm được các mẫu, cách dùng. Giả định ở đây<br />
là một khi đã “nắm” được mẫu trên, người học sẽ có thể sử dụng chúng thông qua đọc,<br />
viết, nghe và nói. Hạn chế của cách tiếp cận này là người học không thể sử dụng ngôn<br />
ngữ - ngoại ngữ hai khi tạo lập cả nói và viết và thường cả tiếng mẹ đẻ khi viết, một<br />
cách tự nhiên. Việc thực hành trở nên khó khăn vì người học đã được kí mã sẵn, khi<br />
không thể huy động các mã sẵn này, việc tạo lập trở thành công việc nặng nhọc saochép- tam- sao- thất- bản một bản ghi nhớ, bản mã cũ. Từ đây, một hệ quả là, theo các<br />
nhà nghiên cứu, rất khó để thẩm định được mức độ thông thạo chưa đủ đầy của người<br />
dùng ngôn ngữ (xin nhắc lại, thường là ngôn ngữ thứ hai, nhưng theo chúng tôi, vẫn có<br />
thể sử dụng để đánh giá ngôn ngữ mẹ đẻ trong trường hợp tạo lập lời nói [lời nói, hiểu<br />
theo quan điểm lưỡng phân của Saussure]) là do hạn chế của ngữ năng hay thiếu khuyết<br />
ngữ thi. [xem thêm 10]<br />
Để giúp người học tập trung nhiều hơn vào việc thực hành ngôn ngữ [ngữ thi], cũng<br />
chính là phương cách để đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ [ngữ năng], việc xây<br />
dựng một lộ trình giảng dạy ngôn ngữ cân bằng giữa cả hai yếu tố quyết định trên là rất<br />
cần thiết.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi sử dụng phương pháp trắc nghiệm để đưa ra kết quả định lượng giúp mô tả<br />
định tính năng lực thực hành tiếng Việt của đối tượng khảo sát. Bài tập trắc nghiệm giúp<br />
phân biệt rõ ràng trình độ của đối tượng được khảo sát, trong một thời gian nhất định,<br />
có thể kiểm tra một lượng thông tin lớn của đối tượng, đánh giá tương đối toàn diện.<br />
Người tham gia thường hứng thú. Kết quả đánh giá khách quan. Bài tập trắc nghiệm có<br />
thể được sử dụng lại nhiều lần. Bên cạnh đó, vẫn có những nhược điểm nhất định.<br />
Chẳng hạn, bài tập trắc nghiệm thường mất nhiều thời gian khi soạn, việc tiến hành xây<br />
dựng bài tập trắc nghiệm cần tuân theo những quy trình chặt chẽ hơn so với bài tập tự<br />
luận, có thể hạn chế khả năng sáng tạo của người được tham gia đánh giá. Kết quả<br />
không phản ánh được quá trình tư duy đi đến kết quả. Khi làm bài vẫn có thể đoán mò,<br />
ngẫu nhiên lựa chọn.<br />
Có khá nhiều loại câu hỏi và cách thiết kế tương ứng câu hỏi trắc nghiệm: Đầu tiên là loại<br />
bài tập trắc nghiệm có nhiều lựa chọn chỉ có 1 đáp án đúng. Thứ hai đó là dạng bài tập<br />
trắc nghiệm đúng/sai. Thứ ba là dạng bài trắc nghiệm điền khuyết. Một dạng trắc nghiệm<br />
khác là trắc nghiệm ghép đôi. Theo chúng tôi, có nhiều nguồn ngữ liệu để xây dựng câu<br />
hỏi trắc nghiệm. Chúng tôi chọn từ 3 nguồn chính: cổ văn, ngữ liệu chuyên biệt và sách<br />
tiếng Việt bậc tiểu học (lớp 4 và 5, tập 2). Số câu hỏi trắc nghiệm tương ứng lần lượt là 75<br />
nhóm 1, 90 nhóm 2 và 46 nhóm 3. Tổng số là 211 câu hỏi trắc nghiệm.<br />
<br />