Đổi mới đề thi môn Ngữ văn tuyển sinh vào trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng đánh giá năng lực
lượt xem 2
download
Tính chất quan trọng của kì thi tuyển sinh vào các trường Trung học phổ thông cùng với yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục sau năm 2015 đặt ra vấn đề phải có những biến chuyển phù hợp ngay từ thời điểm hiện tại. Xác định đổi mới thi cử là khâu quan trọng, mang tính đột phá nhằm tác động mạnh mẽ và tích cực đến hoạt động dạy học ở bậc phổ thông, bài viết đề xuất cách kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 tại Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng đánh giá năng lực của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đổi mới đề thi môn Ngữ văn tuyển sinh vào trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng đánh giá năng lực
- - Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh ĐỔI MỚI ĐỀ THI Điện thoại: 0909799184 MÔN NGỮ VĂN Email: TUYỂN SINH VÀO tienthanhsgd@yahoo.co m TRƢỜNG TRUNG - Khoa Ngữ văn, Trƣờng HỌC PHỔ THÔNG Đại học Sƣ phạm TP. Hồ TẠI THÀNH PHỐ ThS. TRẦN TIẾN ThS. NGUYỄN THÀNH PHƢỚC BẢO Chí Minh HỒ CHÍ MINH KHÔI Điện thoại: 0903629314 THEO HƢỚNG Email: ĐÁNH GIÁ NĂNG npbkhoiaval@yahoo.com LỰC TÓM TẮT Tính chất quan trọng của kì thi tuyển sinh vào các trƣờng Trung học phổ thông cùng với yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục sau năm 2015 đặt ra vấn đề phải có những biến chuyển phù hợp ngay từ thời điểm hiện tại. Xác định đổi mới thi cử là khâu quan trọng, mang tính đột phá nhằm tác động mạnh mẽ và tích cực đến hoạt động dạy học ở bậc phổ thông, bài viết đề xuất cách kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 tại Thành phố Hồ Chí Minh theo định hƣớng đánh giá năng lực của học sinh. Từ khóa: thi tuyển sinh, trung học phổ thông, kiểm tra, Ngữ văn, thành phố Hồ Chí Minh ABSTRACT The innovation of Literature and Language arts test in high school entrance examination in Ho Chi Minh City according to the capability assessment The importance of high school entrance examination and the requirements for comprehensive innovation in education after 2015 bring into question the demand of appropriate changes. Determining that innovation in examination is an important step and a breakthrough aimed at strong and positive influence on teaching, the article proposes the method of evaluation of Literature and Language arts test in high school entrance examination in Ho Chi Minh City according to the students‟ capability assessment. 848
- Từ khóa: entrance examination, high school, testing, Literature and Language arts, Ho Chi Minh City 1. Cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Mục tiêu của môn Ngữ văn là giúp học sinh (HS) có những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn học và tiếng Việt. Từ đó bắt đầu hình thành cho HS năng lực tiếp nhận và tạo lập các kiểu văn bản ở cấp trung học cơ sở (THCS) và nhằm nâng cao năng lực đọc – hiểu văn bản và làm văn ở cấp trung học phổ thông (THPT). Đặc biệt ở cấp THPT phải hình thành và phát triển các năng lực ngữ văn với yêu cầu cao hơn cấp THCS: năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở bốn kĩ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết), năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng. Thế nhƣng trên thực tế đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và đa số các tỉnh thành khác nói chung vẫn chủ yếu tập trung kiểm tra kiến thức, sự hiểu biết về các văn bản HS đƣợc học trong sách giáo khoa, ít gắn với thực tế cuộc sống. Bảng 1: Cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Cấu trúc Hình thức Mục đích Điểm Câu 1: Kiểm tra HS trả lời câu hỏi Đánh giá khả năng ghi nhớ, nhận biết, 1 kiến thức văn học: ngắn về tác gia, tác thông hiểu của HS. tác gia, tác phẩm phẩm văn học Việt văn học Việt Nam Nam đã đƣợc học. Câu 2: Bài tập tiếng Giải bài tập tiếng Đánh giá khả năng sử dụng các kiến 1 Việt Việt theo yêu cầu; thức, khái niệm cơ bản về tiếng Việt ngữ liệu chủ yếu ở để giải quyết một vấn đề quen thuộc sách giáo khoa Ngữ đã học hoặc tƣơng tự. văn 9. Câu 3: Viết bài văn Tạo lập một văn bản - Đánh giá khả năng nhận thức về các 3 nghị luận xã hội NLXH ngắn (khoảng vấn đề thuộc về tƣ tƣởng đạo lí và hiện 849
- (NLXH). 1 trang giấy thi) theo tƣợng xã hội gần gũi, quen thuộc với nội dung, chủ đề cụ HS; thể đƣợc yêu cầu. - Đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức về đặc trƣng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phƣơng thức biểu đạt để viết bài NLXH. Câu 4: Viết bài văn Tạo lập một văn bản Đánh giá khả năng vận dụng những 5 nghị luận văn học NLVH: cảm nhận, kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc (NLVH). phân tích đoạn thơ trƣng thể loại, kết hợp các thao tác bài thơ, nhân vật văn nghị luận và phƣơng thức biểu đạt để học đã đƣợc học. viết bài nghị luận. Theo cấu trúc trên, đề thi chƣa thể hiện một qui trình đánh giá khoa học, ngƣời ra đề chủ yếu ra đề theo hiểu biết cá nhân, kinh nghiệm. Đề thi thƣờng định sẵn hƣớng trả lời câu hỏi, nếu HS trả lời chệch hƣớng đáp án sẽ bị coi là lạc đề. Hơn thế, hƣớng dẫn chấm thƣờng đơn giản, xuôi chiều, ít cho HS thể hiện quan điểm cá nhân và phát huy đƣợc cá tính sáng tạo của các em. Nhƣ vậy đề thi sẽ mang tính may rủi cao, làm nảy sinh tình trạng học tủ, học vẹt và việc luyện thi tràn lan. Đáng nói hơn chính là ở việc đề thi chƣa đa dạng về hình thức, chƣa đánh giá sâu sát, toàn diện về các cấp độ tƣ duy và năng lực học sinh. Với quan niệm “thi gì học nấy” nhƣ hiện nay thì đề thi không thể thúc đẩy quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học và không đáp ứng đƣợc yêu cầu tuyển chọn những học sinh đủ năng lực để học tiếp bậc THPT. 2. Đổi mới đề thi theo hƣớng đánh giá năng lực Hƣớng đổi mới môn Ngữ văn sau năm 2015 đƣợc đề ra trong hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở nhà trƣờng phổ thông là đẩy mạnh đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát triển năng lực HS. Quan điểm mới về đánh giá kết quả giáo dục theo hƣớng đánh giá năng lực giờ đây nhằm mục đích cung cấp thông tin chính xác, khách quan để điều chỉnh hoạt động dạy và học nâng cao dần năng lực cho học sinh; xác định năng lực của học sinh dựa theo chuẩn cấp học, chuẩn môn học. Để đánh giá đúng năng lực học sinh ở mỗi lớp học và sau cấp học cần phải thực hiện đa dạng các hình thức, phƣơng pháp nhƣ quan sát, vấn đáp, kiểm tra trên giấy, trình diễn, dự án học tập, hồ sơ học sinh,…; phối hợp chặt chẽ nhiều hình thức nhƣ đánh giá chẩn đoán, quá trình và tổng kết, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trƣờng, gia đình, cộng đồng và xã hội. Do vậy, phải đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh, công cụ đánh giá nhƣ câu hỏi phát vấn, đề kiểm tra, bài luận, bài tập lớn, báo 850
- cáo thực hành, dự án học tập, mẫu biểu quan sát, tự đánh giá,… mới đảm bảo đƣợc việc đo lƣờng phổ năng lực từ thấp đến cao trong tình huống thực tiễn. Vì vậy việc đổi mới đề thi tuyển sinh vào lớp 10 là rất cần thiết trong bối cảnh dạy và học hiện nay. Xác định đổi mới thi cử là khâu quan trọng, mang tính đột phá nhằm tác động mạnh mẽ và tích cực đến hoạt động dạy học ở bậc phổ thông, chúng tôi xin đề xuất việc cấu trúc lại đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 tại Thành phố Hồ Chí Minh theo định hƣớng đánh giá năng lực của học sinh. Thực tế giáo dục cho biết có ba loại thi chính [2, tr.11 – 12], trong đó kì thi tuyển sinh ở bất kì cấp học nào do tính chất đặc thù nên đề thi phải đƣợc cấu trúc với mục đích đánh giá năng lực theo đúng các tiêu chí tuyển chọn dự kiến. Việc đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá đặt ra yêu cầu thay thế dần đánh giá thuộc kiến thức (hiểu, biết, vận dụng) nhƣ hiện nay bằng đánh giá năng lực nhận thức, thay đổi đánh giá mang tính số lƣợng bởi đánh giá mang tính chất lƣợng. Trong nội dung đề xuất các nhóm năng lực chung của học sinh trong chƣơng trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, Bộ giáo dục và đào tạo đã đƣa ra ba nhóm năng lực chung gồm: nhóm năng lực về làm chủ và phát triển bản thân, nhóm năng lực về quan hệ xã hội và nhóm năng lực công cụ [1, tr.161 – 166]. Đối chiếu những nội dung trên với mục tiêu cụ thể của phân môn, chúng tôi nhận ra những năng lực cụ thể mà việc dạy, học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn hƣớng đến thuộc nhóm năng lực công cụ, chủ yếu tập trung vào năng lực sử dụng ngôn ngữ với những yêu cầu sau: (1) Sử dụng tiếng phổ thông hiệu quả: Thành thạo các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết: khi tiếp xúc, trao đổi, chia sẻ thông tin HS hiểu đƣợc từ ngữ; tóm tắt đƣợc văn bản; ghi chép đƣợc ý chính; sử dụng, thay đổi ngôn ngữ, phù hợp với các mục đích, ngữ cảnh khác nhau. Tƣơng tác, giao lƣu hiệu quả: khi tiếp xúc, trao đổi, chia sẻ thông tin HS biết lắng nghe, hiểu thông tin, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, hoạt động ở trên lớp cũng nhƣ khi thảo luận; giải thích và phân tích, trao đổi, chia sẻ, diễn đạt về vấn đề đang quan tâm một cách dễ hiểu; đƣa ra đƣợc chính kiến hay kết luận, nhận định, phù hợp. Hỗ trợ cho tƣ duy: biết sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt rõ ràng, chính xác, dễ hiểu về tƣ duy, suy nghĩ, ý tƣởng của mình. (2) Thấu hiểu văn bản, thông tin: Đọc hiểu đƣợc văn bản, thông tin (với các kênh khác nhau nhƣ âm thanh, hình ảnh, văn bản, văn bản kĩ thuật số,…): hiểu thông tin cần thiết; hiểu, tóm tắt, ghi đƣợc ý chính khi tiếp cận thông tin, văn bản. 851
- Tạo lập đƣợc những văn bản, thông tin đáp ứng nhu cầu cá nhân: biết thu thập, tổ chức, quản lí thông tin nhằm tạo đƣợc các loại văn bản, thông tin đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa, đáp ứng đƣợc nhu cầu, mục đích. (3) Đánh giá đƣợc văn bản, thông tin: Phân tích, tổng hợp và đánh giá, nhận định đƣợc: Qua phân tích và tổng hợp, trình bày đƣợc những nội dung đã lĩnh hội; lập đƣợc đề cƣơng cho một chủ đề học tập hay nghiên cứu; đánh giá đƣợc giá trị và sử dụng hợp lí, hiệu quả thông tin, văn bản để giải quyết vấn đề thuộc nhận thức hay thực tiễn. Có hiểu biết về văn hóa: Qua sử dụng tiếng phổ thông (hoặc ngôn ngữ, tiếng của vùng, của khu vực) hiểu biết thêm về đất nƣớc, con ngƣời và nền văn hóa bản ngữ. Thế nhƣng, trong giai đoạn “quá độ” của giáo dục và đào tạo hiện nay, cũng nhƣ yêu cầu cụ thể của một kì thi tuyển sinh nhƣ đã nói trên; chúng tôi hiểu rằng trƣớc khi có thể kiểm tra đánh giá với mục tiêu vì hoạt động học tập và nhƣ hoạt động học tập vẫn cần phải sử dụng kiểm tra đánh giá kết quả học tập làm chính với sự điểu chỉnh sao cho hợp lí, đa dạng hơn. Trên cơ sở cân nhắc sự kết hợp hai quan điểm đánh giá truyền thống và đổi mới [1, tr.127; 2, tr.40], chúng tôi định hình phƣơng hƣớng cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 nhƣ sau: Bài thi vẫn đƣợc thực hiện trên giấy với thời lƣợng 120 phút vào cuối năm học lớp 9. Đề thi và đáp án trong những năm sắp đến vẫn theo qui định của hệ thống, chƣa thể giao hoàn toàn cho ngƣời dạy và ngƣời học chủ động. Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí đánh giá đƣợc nêu rõ từ trƣớc. Tập trung vào năng lực thực tế là chính, bên cạnh đó vẫn có những nội dung cụ thể dựa vào kiến thức sách vở. Từ phƣơng hƣớng trên, chúng tôi xác định các năng lực cụ thể cần đánh giá sẽ là: Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức. Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản. Năng lực sáng tạo. Năng lực tạo lập văn bản. Hƣớng đổi mới đề thi theo Bảng 2 và Bảng 3 sau: Bảng 2: Nội dung đổi mới đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 theo hƣớng đánh giá năng lự 852
- Năng lực Hình thức Mục đích Điểm cần đánh giá Năng lực tái Trả lời các câu hỏi trắc Đánh giá khả năng ghi nhớ, 20 hiện và vận nghiệm khách quan hoặc câu nhận biết, tái hiện và vận dụng kiến hỏi tự luận ngắn về văn học và dụng các đơn vị kiến thức cơ thức tiếng Việt đã học. bản, cần thiết, nền tảng đã học về văn học và tiếng Việt. Năng lực - Viết đoạn văn tự sự, miêu tả, - Đánh giá năng lực tƣ duy 10 sáng tạo nghị luận với phƣơng pháp, kĩ sáng tạo, tƣ duy phản biện. năng, cách đọc hiểu và vận Khả năng thể hiện quan điểm dụng kiến thức mới lạ, độc cá nhân và năng lực bản thân. đáo về văn học và tiếng Việt. - Đánh giá khả năng vận - Sáng tác câu thơ, bài thơ. dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ nhiều lĩnh vực, - Đặt một nhan đề mới; hoàn môn học. thành văn bản với một kết thúc mới. Năng lực Trả lời các câu trắc nghiệm - Đánh giá khả năng vận 30 đọc – hiểu, khách quan hoặc câu hỏi tự dụng kiến thức, kĩ năng, giải mã văn luận ngắn về các văn bản hƣ phƣơng pháp để đọc hiểu, bản cấu và phi hƣ cấu đã học trong tiếp nhận văn bản với các thể sách giáo khoa hoặc văn bản loại khác nhau. ngoài sách giáo khoa có chủ - Đánh giá năng lực tƣ duy đề tƣơng tự, phù hợp. hình tƣợng và tƣ duy logic. Năng lực - Viết bài NLXH ngắn về một - Đánh giá năng lực cảm thụ 40 tạo lập văn tƣ tƣởng đạo lí hoặc hiện thẩm mĩ; năng lực sử dụng bản tƣợng đời sống gần gũi, phù tiếng Việt để bộc lộ, biểu đạt hợp lứa tuổi HS. tƣ tƣởng, tình cảm. - Viết bài NLVH ngắn về đoạn - Đánh giá khả năng thu thập, thơ, câu thơ; một ý hay trong xử lí thông tin và khả năng một bài thơ, một tác phẩm tự vận dụng tổng hợp kiến thức, sự trong hoặc ngoài sách giáo kĩ năng để giải quyết một vấn khoa. đề trong cuộc sống. 853
- - Triển khai một luận điểm - Đánh giá khả năng nhận cho sẵn về một vấn đề xã hội thức, khám phá bản thân và hoặc văn học. thế giới xung quanh; khả năng thấu hiểu các giá trị nhân văn. Tổng cộng 100 Thang Mức độ cao (80 điểm đến 100 điểm) đánh giá Mức độ khá (66 điểm đến 79 điểm) Mức độ trung bình (50 điểm đến 65 điểm) Mức độ thấp (< 50 điểm) Với cấu trúc nhƣ vậy, đề thi sẽ bao gồm các nội dung cụ thể sau: Bảng 3: Cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 theo hƣớng đổi mới CÂU NỘI DUNG SỐ CÂU CỤ THỂ ĐIỂM 1 Kiểm tra kiến thức văn học đã học 1.1 đến 1.2 10 2 Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt đã học 2.1 đến 2.2 10 3 Đọc hiểu văn bản phi hƣ cấu 3.1 đến 3.5 10 4 Đọc hiểu văn bản hƣ cấu theo thể loại trữ 4.1 đến 4.5 10 tình 5 Đọc hiểu văn bản hƣ cấu theo thể loại tự sự 5.1 đến 5.5 10 6 Sáng tạo một bộ phận văn bản 10 7 Tạo lập văn bản nghị luận xã hội 20 8 Tạo lập văn bản nghị luận văn học 20 3. Đề minh họa Câu 1(10 điểm) 1.1. (5,0 điểm): Hình ảnh sau gợi cho em nghĩ đến tác phẩm nào đã học trong chƣơng trình Ngữ văn 9 ? Hãy cho biết tác giả và xuất xứ của tác phẩm ấy. 854
- a. Mẹ hiền dạy con, Ôn Nhƣ Văn Ngọc và Trần Lê Nhân dịch từ Liệt nữ truyện của Trung Quốc b. Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng của Nguyễn Dữ, trong Truyền kì mạn lục c. Nói với con của Y Phƣơng, trong Thơ Việt Nam 1945 – 1985 d. Bếp lửa của Bằng Việt, trong Hƣơng cây – Bếp lửa 1.2 (5,0 điểm): Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của ngƣời lính lái xe trên tuyến đƣờng Trƣờng Sơn ? a. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trƣớc/ Chỉ cần trong xe có một trái tim. Phẩm chất của ngƣời lính lái xe: yêu nƣớc. b. Không có kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi. Phẩm chất của ngƣời lính lái xe: dũng cảm, gan dạ. c. Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng. Phẩm chất của ngƣời lính lái xe: lạc quan, yêu đời. d. Gặp bè bạn suốt dọc đƣờng đi tới/ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Phẩm chất của ngƣời lính lái xe: vui tƣơi, đoàn kết. Câu 2 (10 điểm) 2.1. (5,0 điểm) Hãy kể tên một phƣơng châm hội thoại đã học. Ghi lại một câu ca dao, tục ngữ liên quan đến phƣơng châm hội thoại ấy. 2.2. (5,0 điểm) Tìm thành phần phụ chú trong đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì. Bƣớc vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cƣờng quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những ngƣời 855
- chủ thật sự của đất nƣớc trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới –Vũ Khoan) Câu 3 (10 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dƣới (…) “Đốt” thời gian trên “phây” Vừa ra chơi, nhiều nhóm học sinh (HS) trƣờng THPT X (TP.HCM) cùng tụm đầu vào những chiếc điện thoại cài ứng dụng “phây” (Facebook) để "tám" về một trạng thái nào đó đƣợc chia sẻ mà nhiều HS quan tâm. Họ cùng bàn luận, phân tích những nội dung, hình ảnh hay những comment (bình luận) mới vừa đƣợc đƣa lên. Có bạn còn tranh thủ luôn giờ nghỉ giải lao chỉ vài phút để đƣa lên những trạng thái mới hoặc gửi đi phản hồi nào đó ngay trên điện thoại của mình. (…) Ngọc Tuyết cho biết, hôm nào lớp hoặc nhóm có hoạt động, sự kiện chung gì đổ lên Facebook thì nhiều bạn trong lớp đều thức rất khuya để cập nhật, phản hồi liên tục. “Nhiều hôm em nhắc mình đúng 12 giờ là đi ngủ nhƣng lại ráng thêm chút, gửi đi gửi lại thì đã đến 1 - 2 giờ sáng. Lên “phây” là cách “giết” thời gian hiệu nghiệm nhất, mỗi ngày em mất 3 - 4 giờ cho nó”, Tuyết bộc bạch. Không ít HS xem Facebook là nhật ký hàng ngày của mình nên mọi hoạt động ăn chơi, ngủ nghỉ đều cập nhật liên tục. Có em còn dành nhiều thời gian chăm sóc, tỉa tót, chú trọng đến từng bức ảnh, từng nét trang trí… để gây sự chú ý. Phó hiệu trƣởng một trƣờng phổ thông ở Q.3, TPHCM cho hay, nếu cách đây vài năm có một bộ phận học trò đến lớp với tinh thần mệt mỏi, lờ đờ, nằm rạp trên bàn vì nghiện game online thì bây giờ bộ phận này có thêm các em nghiện Facebook, kể cả HS giỏi. Dùng Facebook có thể không nguy hiểm nhƣ game online nhƣng các em tham gia thiếu kiểm soát thì tốn rất nhiều thời gian, ảnh hƣởng đến việc học và cũng không thích thú với các hoạt động xã hội. Phải biết làm chủ bản thân Nhiều phụ huynh đau đầu khi nhìn con mê mẩn “đốt” thời gian với Facebook. Có ngƣời phải dùng đến biện pháp mạnh nhƣ cắt tiền tiêu của con, cắt internet hay tìm đến các phần mềm ngăn chặn con vào Facebook. Bà Lê Minh Hoa (chuyên viên đài 1080) cho hay bản thân bà gặp rất nhiều câu hỏi từ các bạn trẻ cho rằng nghiện Facebook là điều không đáng lo ngại nhƣng các bạn chƣa biết cách làm chủ bản thân. Thƣờng thì khi vào Facebook rồi các bạn dễ bị lôi cuốn theo và quên luôn thời gian nên cần trƣớc hết phải chủ động cài báo thức, hoặc nhờ ngƣời thân nhắc nhở mình. Không phủ nhận những tiện ích của Facebook trong việc chia sẻ, kết nối nhƣng ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sƣ phạm TPHCM) cho rằng Facebook là một "mê cung" có sức mê hoặc rất lớn mà nếu thiếu kiểm soát thì rất dễ bị lôi cuốn bởi những giá trị ảo. Khi ngƣời dùng thiếu tự chủ thì Facebook trở thành “kẻ cắp” thời gian, sức khỏe. Bởi thế, mỗi ngƣời phải biết đặt ra những quy tắc nhƣ mỗi ngày chỉ vào 1 hay 2 giờ đồng hồ 856
- trong khoảng thời gian nào đó nhất định để tạo thành một thói quen. Đối với phụ huynh, theo các chuyên gia, việc cấm cản kịch liệt con dùng Facebook chƣa phải là biện pháp phù hợp mà cần giúp con sử dụng đúng cách, đúng mức vì chúng có những tiện ích không thể phủ nhận. Phụ huynh cần có những quy ƣớc với con trẻ nhƣ vào Facebook trong thời gian bao lâu, tránh những phát ngôn về chửi bới, nhục mạ hay bêu xấu ngƣời khác, biết chọn lọc những điều hay trên mạng xã hội… Nếu con vi phạm thì áp dụng những cách xử lý hay hình phạt nào để trẻ biết giới hạn của mình. Đồng thời cha mẹ phải cùng con xây dựng những mục tiêu, công việc cụ thể trong học tập và cuộc sống thì khi đó dù có ham vui nhƣng trẻ vẫn hiểu trách nhiệm với bản thân và cả mọi ngƣời xung quanh. (Theo Hoài Nam – Báo Mực Tím online) 3.1. Văn bản trên chủ yếu đề cập đến vấn đề gì ? 3.2. Hãy chỉ ra một lí do lên facebook của các bạn trẻ trong văn bản trên. 3.3. Theo bài viết, việc “nghiện” facebook đã gây ra những hậu quả gì ? 3.4. Giải pháp phù hợp mà cha mẹ nên có để giúp con mình không “nghiện” facebook là gì ? 3.5. Em học tập đƣợc gì sau khi đọc văn bản trên ? Câu 4 (10 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dƣới “Trong sóng có ngƣời gọi con: "Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao". Con hỏi: "Nhƣng làm thế nào mình ra ngoài đó đƣợc ?". Họ nói: "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ đƣợc làn sóng nâng đi". Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi đƣợc?” Thế là họ mỉm cƣời, nhảy múa lƣớt qua. Nhƣng con biết trò chơi khác hay hơn. Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cƣời vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. (Mây và sóng, R.Ta-go, SGK Ngữ Văn 9, tập hai, tr. 87) 857
- 4.1. Chỉ ra một nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ trên. 4.2. Nêu nội dung của đoạn thơ trên. 4.3. Kể tên một tác phẩm đã học trong chƣơng trình lớp 9 có cùng chủ đề với đoạn thơ trên. 4.4. Chỉ ra sự khác nhau giữa cuộc vui của những ngƣời ở “trong sóng” và trò chơi do em bé tạo ra. 4.5. Vì sao em bé trong bài thơ cho rằng trò chơi của mình hay hơn cả cuộc vui của những ngƣời ở “trong sóng” ? Câu 5 (10 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dƣới. “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sƣ ở vƣờn rau dƣới Sa Pa ! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vƣờn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để đƣợc theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mƣời giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây nhƣ vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nƣớc ta ăn đƣợc to hơn, ngọt hơn trƣớc. Ông kĩ sƣ làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. (…) Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dƣới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tƣ thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mƣa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Nhƣ thế mƣời một năm. Mƣời một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nƣớc ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhƣng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.” (trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, tr.186) 5.1. Đây là lời nhân vật anh thanh niên nói với ai, trong tình huống nào ? 5.2. Ngƣời kể chuyện trong văn bản tự sự trên là ai ? 5.3. Phƣơng thức trần thuật nào đƣợc sử dụng trong đoạn văn trên ? 5.4. Trong đoạn văn trên, nhân vật anh thanh niên bày tỏ thái độ xót xa, cảm thông sâu sắc cho hoàn cảnh của ai ? 5.5. Đoạn văn trên chủ yếu thể hiện phẩm chất gì của nhân vật anh thanh niên ? Câu 6 (10 điểm) Hãy đặt nhan đề cho văn bản sau: 858
- Hai đứa trẻ nọ có một ngƣời cha nghèo khổ, thất học. Ông ấy chỉ biết bắt con mình làm việc vất vả mỗi ngày mà không nghĩ đến việc trao cho chúng cơ hội học hành để thoát khỏi cảnh sống hiện tại. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi ngƣời có một cuộc sống của riêng mình. Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của hoàn cảnh đến con ngƣời" đã tìm đến hai ngƣời. Một ngƣời giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xƣa: thất học, đói rách, bắt con cái làm việc quần quật. Còn ngƣời kia lại là một trong những ngƣời đi đầu trong phong trào xóa mù chữ, tạo cơ hội cho trẻ em phát triển. Nhà tâm lý học hỏi hai ngƣời cùng một câu: “Tại sao anh trở thành ngƣời nhƣ thế?” Thật bất ngờ, cả hai cùng đƣa ra một câu trả lời: “Sống trong hoàn cảnh nhƣ vậy, đƣơng nhiên là tôi phải trở thành ngƣời nhƣ thế này rồi.”. (Sƣu tầm từ Internet) Câu 7 (20 điểm) Có một "nghề" không bao giờ nghỉ lễ Đó chính là "nghề" làm Cha Mẹ. Hãy phụ giúp Ngƣời dù cánh tay nhỏ bé, dù túi tiền không đầy, dù cách xa hàng trăm kilômét ... Vẫn luôn luôn có cách để Ngƣời vui. (trích từ Facebook của Thạc sĩ tâm lí Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu) Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 10 đến 15 câu) trình bày cảm xúc và suy nghĩ của em về vấn đề đƣợc gợi ra từ văn bản trên. Câu 8 (20 điểm) “Bỗng nhận ra hƣơng ổi Phả vào trong gió se Sƣơng chùng chình qua ngõ Hình nhƣ thu đã về Sông đƣợc lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã 859
- Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” (trích “Sang thu” – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai, tr.70) Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) về một nội dung hoặc nét nghệ thuật mà em yêu thích trong đoạn thơ trên. --------- Theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, bƣớc đầu việc đổi mới đề thi không nên gây xáo trộn quá nhiều đến quá trình học của HS. Cho nên đề thi minh họa trên có sự hòa phối giữa kiến thức trong sách giáo khoa và một số văn bản ngoài chƣơng trình với một mức độ vừa phải. Nhƣng sau khi có chƣơng trình mới, chắc chắc sẽ phải có những thay đổi triệt để hơn. Đây cũng chỉ là những suy nghĩ bƣớc đầu của chúng tôi. Để có một đề thi tốt, đúng định hƣớng đánh giá năng lực là cả một quá trình khó khăn. Điều này đòi hỏi sự xác định đúng các phƣơng diện năng lực Ngữ văn cụ thể cần rèn luyện cho HS trong quá trình dạy học, việc lựa chọn các nội dung phù hợp với các năng lực cần kiểm tra cũng nhƣ mô tả chính xác, cụ thể các năng lực đó theo các mức hợp lí để đánh giá chính xác. Chúng tôi luôn mong nhận đƣợc những đóng góp chân thành, uy tín để hoàn thiện dần phƣơng án ra đề thi này nhằm áp dụng rộng rãi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ kì thi tuyển sinh vào lớp 10 trong niên khóa 2014 – 2015. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng phổ thông, Hà Nội. 2. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Tài liệu các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho bậc phổ thông ở Việt Nam. Hà Nội. 860
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI
41 p | 767 | 134
-
Năng lực giao tiếp như là kết quả phát triển tổng hợp kiến thức và các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe trong dạy học Ngữ văn - Nguyễn Thành Thi
10 p | 151 | 17
-
Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục mầm non tỉnh Hòa Bình
7 p | 174 | 16
-
Giải tỏa sức ỳ - một khâu cần đột phá để nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông
7 p | 118 | 8
-
Quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo định hướng hình thành, phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông
6 p | 18 | 5
-
Một số đề xuất đổi mới nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá năng lực người học (không chuyên) môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông, hướng tới thực hiện chủ trương “học thật, thi thật, nhân tài thật”
10 p | 25 | 5
-
Thiết kế và vận dụng các trò chơi ngôn ngữ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt cho lưu học sinh Trung Quốc tại khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên
8 p | 80 | 5
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Ngữ văn - ThS. Võ Thị Thoa
67 p | 15 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2017 môn Ngữ văn THCS - Võ Thị Thoa
81 p | 13 | 4
-
Các loại từ điển trong tiếng Nga
9 p | 58 | 4
-
Đề thi môn Chuyên đề đổi mới PPHD Ngữ văn năm 2020-2021 có đáp án - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
12 p | 33 | 2
-
Vấn đề đội ngũ dạy ngữ văn ở một số cơ sở đào tạo sư phạm hiện nay thực trạng và giải pháp
5 p | 19 | 2
-
Tiếp cận đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy
8 p | 33 | 2
-
Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá môn nghe tiếng Trung Quốc
1 p | 68 | 2
-
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
7 p | 5 | 2
-
Bài thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng môn tiếng Anh năm 2016: Một thách thức đối với mục tiêu giáo dục ngoại ngữ ở trường phổ thông Việt Nam
20 p | 64 | 1
-
Đề xuất cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn sau năm học 2023 - 2024
3 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn