Đề thi môn Chuyên đề đổi mới PPHD Ngữ văn năm 2020-2021 có đáp án - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
lượt xem 2
download
“Đề thi môn Chuyên đề đổi mới PPHD Ngữ văn năm 2020-2021 có đáp án - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên” giúp các bạn kiểm tra, đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi môn Chuyên đề đổi mới PPHD Ngữ văn năm 2020-2021 có đáp án - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- Phụ lục 3. MẪU LÀM BÀI THI VIẾT TIỂU LUẬN Phụ lục kèm Công văn hướng dẫn số 1948/ĐHSPKT&ĐBCGD ngày 31 tháng 5 năm 2021 về việc hướng dẫn xây dựng ngân hàng câu hỏi thi/đề thi, tổ chức thi kết thúc học phần, chấm khóa luận tốt nghiệp khóa 52 theo hình thức ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Học phần: Chuyên đề đổi mới PPDH Ngữ văn Thời gian làm bài: 24 giờ Học kỳ II, năm học 20202021 Họ và tên: MA THỊ SỢI Ngày/tháng/năm sinh: 10/08/1975 Số báo danh: 35 Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2 (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Điểm Bằng số Bằng chữ Tên câu hỏi tiểu luận: Câu 1 ( 3 điểm): Phân tích định hướng chung về phương pháp giáo dục của môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 Câu 2 (7 điểm): Xây dựng kế hoạch bài học đọc hiểu một văn bản lớp 8 ( tự chọn) trong chương trình THCS theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 BÀI LÀM Câu 1 ( 3 điểm): Định hướng chung về phương pháp giáo dục của môn Ngữ văn trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018. Để chuyển từ dạy học nội dung sang dạy học phát triển năng lực, tất cả các môn học đều cần vận dụng và đáp ứng một số yêu cầu chung về PPGD, gồm: Phát huy tính tích cực của người học
- Giáo viên cần chú ý hình thành cho HS cách học, phươ ng pháp tiếp nhận và tạo lập văn bản; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu văn bản khác nhau để sa vấn đề trong cuộc sống. Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức các hoạt động học tập cho HS; hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ để HS từng bước hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực mà CT giáo dục mong đợi. Giáo viên cần khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của HS về vấn đề đang học, từ đó tổ chức cho các em tìm hiểu, khám phá để tự mình bổ sung, điề u chỉnh, hoàn thi ệ n những hiểu biết ấy. C ầ n khuy ế n khích HS trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe. Dạy học tích hợp và phân hoá Dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên Ngữ văn trước hết phải thấy được mối liên hệ nội môn (đọc, viết, nói và nghe), theo đó nội dung dạy đọc có liên quan và lặp lại ở các nội dung dạy viết, nói và nghe; kiến thức và kĩ năng đ ọc hiểu mà HS tích luỹ được trong quá trình tiếp nhận văn bản thuộc các kiểu loại khác nhau sẽ giúp cho kĩ năng viết, nói và nghe tốt hơn. Những gì HS học được trong quá trình đọc sẽ được dùng để thực hành viết. Tương tự, những điều học được khi đọc và viết sẽ được HS dùng khi nói. Cùng với yêu cầu tích hợp nội môn, trong khi dạy đọc, viết, nói và nghe, giáo viên còn phải biết tận dụng các cơ hội để lồng ghép một cách nhuần nhuyễn, hợp lí vào giờ học các yêu cầu giáo dục liên môn (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Nghệ thuật) và những nội dung giáo dục ưu tiên xuyên suốt toàn CT giáo dục phổ thông (chủ quyền quốc gia, hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, giáo dục tài chính,...). Dạy học phân hoá có thể thực hiện bằng nhiều cách: nêu các câu hỏi, bài tập theo nhiều mức độ khác nhau; yêu cầu tất cả mọi HS đều làm việc và lựa chọn vấn đề phù hợp với mình; động viên và khen ngợi kịp thời các HS có ý tưởng sáng tạo, mới mẻ, độc đáo trong đọc, viết, nói và nghe. Ở trung h ọc phổ thông, dạy các chuyên đề học tập cũng nhằm đạt được mục tiêu phân hoá và góp phần định hướng nghề nghiệp. Đa dạng hoá các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học Trong quá trình dạy học, giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học như tổ chức cho HS làm việc độc lập (học cá nhân), làm việc theo nhóm, làm việc chung cả lớp, học trong lớp học và ngoài lớp học (thư viện, sân trường, nhà bảo tàng, khu triển lãm,...). Có thể cho HS đi tham quan, dã ngoại, yêu cầu các em ghi chép, chụp hình, quay phim,... quan sát, trải nghiệm và viết báo cáo, thuyết minh, thực hiện dự án…Về phương pháp dạy học, giáo viên cần tránh máy móc rập khuôn, không tuyệt đối hoá một ph ươ ng pháp trong dạy đọc, viết hay nói và nghe mà biết vận d ụ ng các phương pháp phù hợp với đối tượng, bối cảnh, nội dung và mục đích của giờ học. Kết hợp diễn giảng ngắn với nêu câu hỏi, cho HS thảo luận, trình bày, sử dụng các trò chơi ngôn ngữ, nhất là đối với HS tiểu học; hướng dẫn HS cách dùng sơ đồ để thể hiện các ý tưởng, nhất là khi tóm tắt nội dung văn bản, miêu tả hệ thống nhân vật, trình bày các thao tác thực hiện một công việc,...; khuyến khích HS tự tìm đọc, biết cách thu thập, chọn lọc tài liệu trong thư viện và trên Internet để thực hiện các 2
- nghiên cứu cá nhân hay theo nhóm, sau đó trình bày, thảo luận kết quả nghiên cứu trước lớp; rèn luyện kĩnăng sử dụng các phươ ng tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc trình bày. Tổ chức các hoạt động dạy học sao cho khi kết thúc mỗi cấp lớp, HS đạt được các yêu cầu cần đạt mà CT đã đề ra. Câu 2 ( 7 điểm) Xây dựng kế hoạch bài học đọc hiểu một văn bản lớp 8( tự chọn) trong chương trình THCS theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 Văn bản: QUÊ HƯƠNG Tế Hanh I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một miền quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ. 2. Năng lực : Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ.: Năng lực tìm hiểu, cảm thụ văn học. 3. Phẩm chất: HS biết yêu quê hương, bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước cho HS. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: Kế hoạch bài học Học liệu: Bảng phụ, vi deo, tranh ảnh về cảnh làng chài quê hương của Tế Hanh. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài “Nhớ rừng”. Chuẩn bị bài: trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản sgk. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về tình yêu quê hương của mỗi người khi xa quê. b. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân c. Sản phẩm hoạt động Trình bày miệng d. Phương án kiểm tra, đánh giá Giáo viên đánh giá. đ. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ > Xuất phát từ tình huống có vấn đề Giáo viên yêu cầu: 3
- ? Nếu như sau này phải xa quê hương, tình cảm của em với quê hương sẽ như thế nào? Học sinh tiếp nhận… * Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: Trả lời theo suy nghĩ của bản thân Giáo viên: gợi dẫn Dự kiến sản phẩm: nhớ quê, nhớ những gì đặc trưng của quê mình, mong muốn được về thăm quê... * Báo cáo kết quả * Đánh giá kết quả Giáo viên nhận xét. >Giáo viên dẫn vào bài: Tình yêu quê hương là một tình cảm cao đẹp và phổ biến trong mỗi người. Xa quê, ai cũng nhớ quê. Nhà thơ Tế Hanh đã thể hiện tình cảm sâu đậm với quê hương mình qua bài thơ “Quê hương”, cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung(10 phút) I. Đọc, tìm hiểu 1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về chung: tác giả Tế Hanh và văn bản “Quê hương”. 2. Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động 1. Tác giả, tác phẩm: chung, hoạt động nhóm. a. Tác giả 3. Sản phẩm hoạt động: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá Học sinh tự đánh giá. Học sinh đánh giá lẫn nhau. Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên yêu cầu: Trình bày dự án tác giả Tế Hanh Học sinh tiếp nhận. Tế Hanh (1921 *Thực hiện nhiệm vụ 2009) quê ở Quảng Học sinh: Đại diện nhóm trả lời, đại diện các nhóm Ngãi. khác nhận xét. Ông đến với phong Giáo viên: nhận xét trào Thơ mới khi Dự kiến sản phẩm: phong trào này đã có * Báo cáo kết quả: trình bày theo nhóm. rất nhiều thành tựu. * Đánh giá kết quả Tình yêu quê hương 4
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá tha thiết là đặc điểm Giáo viên nhận xét, đánh giá nổi bật của thơ Tế ? Nêu những hiểu biết về văn bản? (Xuất xứ, thể loại) Hanh. 1 HS trả lời. Dự kiến TL: b. Tác phẩm: Xuất xứ: rút từ tập Đọc văn bản: “Nghẹn ngào”( 1939) ( G/v hướng dẫn đọc đọc mẫu Hoa niên ), xuất bản 3 h/s đọc g/v nhận xét năm 1943 HS: Đọc bài thơ. Thể loại: Thơ tám Nhận xét. chữ Chú thích: 2. Đọc, chú thích, bố ? Nêu bố cục của bài thơ? cục: 2 câu đầu: giới thiệu về quê hương. a. Đọc văn bản: 6 câu tiếp: Cảnh thuyền ra khơi đánh cá. b. Chú thích: 8 câu tiếp: Cảnh thuyền đánh cá trở về. c. Bố cục: 4 câu tiếp: Cảm xúc đối với quê hương. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản: (21’) 1. Giới thiệu về làng quê: a. Mục tiêu: giúp học sinh biết về vị trí, nghề nghiệp của làng quê của tác giả. b. Phương thức thực hiện: cá nhân. c. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của học sinh. II. Tìm hiểu văn d. Phương án kiểm tra, đánh giá: bản: Học sinh tự đánh giá. 1. Giới thiệu về Học sinh đánh giá lẫn nhau. làng quê: Giáo viên đánh giá. đ. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên: ? Gọi h/s đọc 2 câu đầu? ? Tác giả đã giới thiệu về làng chài quê mình ntn? Nhận xét về cách giới thiệu đó ? Học sinh tiếp nhận. * Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: trả lời cá nhân nhận xét. Giáo viên: nhận xét. Dự kiến sản phẩm: 5
- Nghề nghiệp truyền thống của làng đánh cá (chài lưới). Vị trí của làng: bao bọc bởi nước sông đi thuyền nửa ngày xuôi sông ra tới biển. => Cách giới thiệu tự nhiên, mộc mạc, giản dị. * Báo cáo kết quả * Đánh giá kết quả Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá Lời thơ bình dị: Giáo viên nhận xét, đánh giá > + Nghề nghiệp:... 2. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá: + Vị trí:... a. Mục tiêu: giúp học sinh cảm nhận cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá. b. Phương thức thực hiện: cá nhân, hoạt động nhóm. c. Sản phẩm hoạt động: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. 2. Cảnh dân chài d. Phương án kiểm tra, đánh giá: bơi thuyền ra khơi Học sinh tự đánh giá. đánh cá: Học sinh đánh giá lẫn nhau. Giáo viên đánh giá. đ. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ ? Đọc câu đầu tiên? ? Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi được miêu tả vào thời điểm, không gian nào? Buổi sớm mai hồng. ? Cảnh trời, cảnh biển khi đoàn thuyền ra khơi được miêu tả qua những chi tiết nào? Bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm ráng hồng bình minh. ? Từ đó ta thấy điều kiện thời tiết như thế nào? Thời tiết thuận lợi hứa hẹn buổi ra khơi tốt đẹp. * GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS Thảo luận bằng kĩ thuật khăn phủ bàn (5 phút) Đọc 5 câu thơ tiếp theo Thời gian, không ? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật và cách sử dụng từ gian thuận lợi. ngữ trong đoạn thơ? ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và cách diễn đạt ấy? Học sinh tiếp nhận. * Thực hiện nhiệm vụ 6
- Học sinh: thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời nhận xét. Giáo viên: nhận xét. Dự kiến sản phẩm: Hình ảnh “Dân trai tráng….” > Người lao động mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, vạm vỡ. Nghệ thuật so sánh, sử dụng các động từ mạnh: phăng, vượt; tính từ : hăng, mạnh mẽ. Người lao động mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, vạm vỡ. Hình ảnh so sánh kết > Con “tuấn mã”ngựa đẹp, khoẻ và phi thường. Hình hợp với các động từ ảnh so sánh kết hợp với các động từ mạnh diễn tả thật mạnh, tính từ. ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra > Con thuyền mang khơi toát lên sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng khí thế dũng mãnh khi đầy hấp dẫn. ra khơi => vẻ đẹp NT so sánh, ẩn dụ: Cánh buồm giương… hùng tráng. ? Đoạn thơ vẽ lên bức tranh thiên nhiên và lao động ntn? NT so sánh, ẩn dụ => Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, hùng vĩ, cuộc sống => Bức tranh thiên lao động của con người vui vẻ, hào hứng, rộn ràng. Một nhiên tươi sáng, hùng vẻ đẹp vừa thân quen, gần gũi, hoành tráng và thơ mộng vĩ, cuộc sống lao động biết bao. của con người vui vẻ, * Báo cáo kết quả hào hứng, rộn ràng. * Đánh giá kết quả Một vẻ đẹp vừa thân Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá quen, gần gũi, hoành Giáo viên nhận xét, đánh giá tráng và thơ mộng >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng biết bao. 3. Cảnh đoàn thuyền trở về bến: 3. Cảnh đoàn a. Mục tiêu: giúp học cảm nhận được không khí vui vẻ, thuyền trở về bến: rộn ràng, cảm giác mãn nguyện của người dân làng chài sau một chuyến ra khơi trở về, cái đẹp của hình ảnh người dân chài và con thuyền. b. Phương thức thực hiện: cặp đôi, cá nhân. c. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm cặp đôi, câu trả lời của học sinh. d. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh tự đánh giá. Học sinh đánh giá lẫn nhau. Giáo viên đánh giá. 7
- đ. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ Thảo luận cặp đôi ? Gọi h/s đọc 8 câu tiếp? ? Đoạn thơ trên tác giả đặc tả những gì? Học sinh tiếp nhận. * Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: trả lời cá nhân, nhóm cặp đôi nhận xét. Giáo viên: nhận xét. Dự kiến sản phẩm: + Không khí bến cá khi thuyền cá trở về. + Lời cảm tạ chân thành của người dân làng chài với trời đất vì đã sóng yên, biển lặng để chuyên ra khơi bội thu. + Hình ảnh của người ngư dân. + Hình ảnh con thuyền sau chuyến ra khơi trở về. Cảnh đón thuyền về: ? Không khí đón đoàn thuyền đánh cá trở về được tái ồn ào, tấp nập hiện qua hình ảnh nào? > Không khí vui vẻ, ? Đó là không khí như thế nào? rộn ràng, mãn nguyện. > Không khí vui vẻ, rộn ràng, náo nhiệt. ? Vì sao có không khí đó? Vì người dân chài vui sướng khi thu hoạch bội thu, trở về an toàn. ? Dựa vào chi tiết nào em biết điều đó? Thể hiện qua chi tiết: những chiếc ghe đầy cá, những con cá tươi ngon thân bạc trắng trông thật thích mắt. ? Vì sao câu 3 tác giả lại để trong ngoặc kép? Hình ảnh người dân ? Hình ảnh người dân chài được miêu tả ntn? chài: khoẻ mạnh, rắn Làn da ngăm rám nắng. rỏi, vẻ đẹp lãng mạn Thân hình nồng thở vị xa xăm. phi thường. ? Cảm nhận của em về hình ảnh người dân chài qua hai câu thơ? Dân chài… rám nắng > miêu tả chân thật : Người dân chài khoẻ mạnh, nước da nhuộm nắng, nhuộm gió. Cả thân… xa xăm: Hình ảnh người dân chài vừa được miêu tả chân thực, vừa lãng mạn, mang vẻ đẹp và sức sống nồng nhiệt của biển cả : Thân hình vạm vỡ them đậm vị mặn mòi nồng toả “vị xa xăm” của biển khơi> vẻ đẹp lãng mạn. Là sáng tạo độc đáo, gợi cảm, thú vị.. ? Hình ảnh con thuyền được đặc tả ntn? Hãy so sánh 8
- với hình ảnh con thuyền ở khổ thơ 2? Hình ảnh chiếc thuyền nằm im…thớ vỏ NT nhân hóa > Hình ảnh con thuyền nằm im mệt NT nhân hóa, ẩn dụ mỏi, nghỉ ngơi và lắng nghe chất muối thấm dần trong chuyển đổi cảm giác. thớ vỏ của nó. > Hình ảnh con > Con thuyền vô tri, vô giác trở nên hồn, một tâm hồn thuyền là một phần sự tinh tế. Cũng như người dân chài con thuyền ấy thấm sống làng chài đậm vị muối mặn của biển khơi. * Báo cáo kết quả * Đánh giá kết quả Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá Giáo viên nhận xét, đánh giá 4. Tình cảm của tác 4. Tình cảm của tác giả với quê hương: giả với quê hương: a. Mục tiêu: giúp học cảm nhận được tình cảm của tác giả với quê hương. b. Phương thức thực hiện: cá nhân. c. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của học sinh. d. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh tự đánh giá. Học sinh đánh giá lẫn nhau. Giáo viên đánh giá. đ. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên: ? Gọi h/s đọc khổ thơ câu cuối? ? Tình cảm của nhà thơ với quê hương được thể hiện trong hoàn cảnh nào? Nỗi nhớ đó có điều gì đặc biệt? ? Tại sao nhớ về quê hương tác giả lại nhớ tới những hình ảnh đó? ? Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả ở đoạn này? ? Qua đó cho thấy tác giả là người như thế nào? Học sinh tiếp nhận. * Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: trả lời cá nhân nhận xét. Giáo viên: nhận xét. Dự kiến sản phẩm: ? Tình cảm của nhà thơ với quê hương được thể hiện trong hoàn cảnh nào? Nỗi nhớ đó có điều gì đặc biệt? Hoàn cảnh xa quê. tác giả nhớ tới hình ảnh làng chài 9
- với màu nước xanh (biển), cá (cá bạc), cánh buồm (chiếc buồm vôi), con thuyền, mùi biển (cái mùi nồng mặn quá). ? Tại sao nhớ về quê hương tác giả lại nhớ tới những Câu cảm thán, phép hình ảnh đó? liệt kê. Những hình ảnh đó chính là hương vị riêng của làng chài, nơi tác giả đã từng gắn bó cả tuổi ấu thơ của > Nhớ tất cả những mình. hình ảnh quen thuộc ? Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả ở đoạn này? của làng quê, đặc biệt Sử dụng những câu cảm thán, phép liệt kê. là vị mặn nồng của ? Qua đó cho thấy tác giả là người như thế nào? quê hương. * Báo cáo kết quả * Đánh giá kết quả III. Tổng kết: Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá Giáo viên nhận xét, đánh giá Hoạt động 3: Tổng kết a. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản. b. Phương thức thực hiện: cá nhân. c. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của học sinh. d. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh tự đánh giá. Học sinh đánh giá lẫn nhau. Giáo viên đánh giá. đ. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên: ? Khái quát nghệ thuật và nội dung chính của văn bản? Học sinh tiếp nhận. * Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: trả lời cá nhân nhận xét. Giáo viên: nhận xét. 1. Nghệ thuật: Dự kiến sản phẩm: Sáng tạo ... + Nghệ thuật: Tạo liên tưởng, Sáng tạo nên nhưng hình ảnh của cuộc sống lao động Sử dụng... thơ mộng. Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy 2. Nội dung: cảm xúc. Bài thơ là bày tỏ của Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo tác giả về một tình mới mẻ, phóng khoáng. 10
- + Nội dung: Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. quê hương làng biển. * Báo cáo kết quả * Đánh giá kết quả Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá Giáo viên nhận xét, đánh giá 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học của văn bản để làm bài tập b. Phương thức thực hiện: cá nhân. c. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của học sinh. d. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh tự đánh giá. Học sinh đánh giá lẫn nhau. Giáo viên đánh giá. đ. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ ? Qua bài thơ giúp em hiểu thêm gì về nhà thơ Tế Hanh? Học sinh tiếp nhận. * Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: trả lời cá nhân nhận xét. Giáo viên: nhận xét. Dự kiến sản phẩm: Tinh tế trong cảm thụ cuộc sống quê. Nồng hậu thuỷ chung với quê hương. HS: đọc * Báo cáo kết quả * Đánh giá kết quả Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá Giáo viên nhận xét, đánh giá 4. Hoạt động 4: Vận dụng (2’) a. Mục tiêu: học sinh biết vận dụng hiểu biết của mình về văn bản vào việc giải quyết tình huống thực tế. b. Phương thức thực hiện: cá nhân. . Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh. c. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá lẫn nhau. Giáo viên đánh giá. d. Tiến trình hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ ? Viết đoạn văn (từ 57 câu) nêu cảm nghĩ của em về quê hương. Học sinh tiếp nhận. 11
- * Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: trả lời cá nhân nhận xét. Giáo viên: nhận xét. Dự kiến sản phẩm: Yêu cầu: đúng hình thức, nội dung đoạn văn. Yêu quê hương, gắn bó với quê hương. Học tập chăm chỉ để mai này giúp ích cho quê hương. * Báo cáo kết quả * Đánh giá kết quả Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá Giáo viên nhận xét, đánh giá 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề ôn thi môn Lịch Sử Việt Nam
6 p | 527 | 107
-
TÀI LIỆU: HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG CHUYÊN SÂU
10 p | 261 | 97
-
GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI MÔN TRIẾT HỌC
18 p | 566 | 91
-
Bài giảng Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá
20 p | 365 | 72
-
Bài tập thực hành1 Mô hình Mundell - Fleming
6 p | 328 | 62
-
Chuyên đề Chính trị - Chuyên đề 1: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, cơ sở lý luận của cách mạng Việt Nam
12 p | 234 | 34
-
Chuyên đề Chính trị - Chuyên đề 6: Thanh niên Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
11 p | 225 | 30
-
ĐỀ THI HẾT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN - ĐỀ SỐ 22
5 p | 176 | 29
-
Chuyên đề Chính trị - Chuyên đề 2: Đảng Cộng sản Việt Nam - Người tổ chức, lãnh đạo và là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
10 p | 248 | 27
-
Chuyên đề Chính trị - Chuyên đề 4: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường học Xã hội chủ nghĩa của thanh niên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên Việt Nam
16 p | 288 | 26
-
ĐỀ THI HẾT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN - ĐỀ SỐ 18
5 p | 178 | 26
-
Chuyên đề Chính trị - Chuyên đề 5: Đoàn viên phấn đấu trở thành lực lượng xung kích cách mạng, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa
8 p | 199 | 19
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương Mở đầu
14 p | 159 | 16
-
Tài liệu hướng dẫn học tập Phát triển cộng đồng – ThS. Lê Thị Mỹ Hiền
208 p | 271 | 16
-
ĐỀ THI HẾT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN - ĐỀ SỐ 9
4 p | 162 | 15
-
Bài thuyết trình: Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học - Đào Như Trang, Hà Huy Giáp, Nguyễn Thị Thanh Hoa
70 p | 132 | 12
-
Kỷ yếu hội nghị - Chuyên đề “Dạy và học môn giáo dục công dân theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
92 p | 97 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn